Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Những hệ lụy phía sau sự “an bài chính trị” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…( kỳ 1)

Phạm Viết Đào.

Kỳ 1: Nguyên nhân sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng ?
Vẻ " mơ màng" của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị TW 10, bế mạc 12/1/2015; 
Ảnh P.V.Đ chụp qua TV...

Xem thêm:

-Những giây phút " vinh quang" và bi thảm cuối cùng của vợ chồng nhà độc tài, TBT Đảng CS Romania Nicolaie Ceausescu


Hôm nay, 6/4/2016, Quốc hội chính thức bãi nhiệm chiếc ghế Thủ tướng mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã quản trong gần 12 năm; ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ rời khỏi nơi ông “trụ trì” sau gần 20 năm tại đây?
Do sự bùng nổ của mạng thông tin xã hội nên chưa có một nhiệm kỳ Thủ tướng nào được được đưa ra mổ xẻ đến nơi đến chốn, ngược chiều nhau về nhiều phương diện của con người và sự nghiệp chính trị Nguyễn Tấn Dũng…
Qua hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng, dư luận xã hội bắt đầu ngộ ra sự phân hóa sâu sắc từ trong nội bộ Đảng, sự hình thành phe nhóm lợi ích và sự đối đầu nhau không kém phần quyết liệt, mất còn…
Qua cuộc đối đầu này dư luận ngộ ra: phe nhóm chưa chắc đã là xấu, đáng sợ; Sự hầm bà làng với nhau có khi đẩy đất nước, dân tộc đến chỗ tiêu vong nhanh hơn như một cuốn tiểu thuyết của Romania mà Phạm Viết Đào đã cất công dịch, xuất bản từ năm 2000; Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Romania Zaharia Stancu viết năm 1968 ( Tình yêu hoang dã-Tên gốc: Satra…)
Trong nhiệm kỳ của Ban chấp hành khóa XI, có 2 vị ủy viên TW đã qua đời, đã để lại không ít những bàn luận, dị nghị trái chiều trên mạng xã hội, đó là cái chết của Thượng tướng-Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ và Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh…
Hai vị ủy viên TƯ nắm những trọng trách lớn trong việc phòng chống tội phạm đã đột nhiên chết do “bạo bệnh” trong bối cảnh: hàng loạt đại án lớn phanh phui những đường giây làm ăn lớn liên quan tới Chính phủ đã gây rung động xã hội…
Những kết cục kẻ vào tù, người ngã bệnh khiến cho dư luận râm ran về câu thành ngữ xưa: Trạng chết thì chúa cũng băng hà- hậu quả tất yếu của buổi sơ khai của kinh tế thị trường mang danh xã hội chủ nghĩa; mà về thực chất của những bê bối qua những đại án này chuyện xảy ra hoang dã không kém phần tư bản sơ khai…
Từ đây, vai trò, vị thế vô tình hay cố ý, ông Nguyễn Tấn Dũng với cương vị Thủ tướng trở thành điểm ngắm của dư luận xoáy vào: Ỗng Dũng là tác nhân hay thủ phạm; Ông Dũng có công hay là kẻ phá hoại ?
Vậy ông Dũng là người cấp tiến, dám bung phá để tìm lối thoát cho nền kinh tế trì trệ, nhiễm nặng “ tập trung quan liêu”, xóa dần cái lối trung ương tập quyền, quyen gọi là cơ chế xin-cho, thể chế bóp chết tự do kinh doanh; xương sống, sinh lực của một nền kinh tế từ Liên Xô tới Đông Âu và giờ bộc lộ cả cả Trung Quốc…
Với sự xốc vác của tuổi tác và của một anh “ Hai Nam Bộ”, ngay mới lên nhận chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến những mô hình kinh tế Hàn Quốc, Nhật Bản để học hỏi…
Xin nhớ là trong suốt nhiệm kỳ làm Thủ tướng của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng dường như chưa một lần đến thăm Bắc Kinh, trong khi đó các vị “ tứ trụ” các nhiệm kỳ đều tề tựu tại Trung tâm chính trị đông bắc Á này…
Cái bi kịch nếu nói về sai lầm chính trị của Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu, ông là người trẻ năng động và khá nhạy bén, thông minh nhưng ông lại không đủ tầm với tới một nền tảng để giúp ông giải những bái toán pháp lý cho việc lực chọn mô hình “Hàn, Nhật”…Một nhà nước muốn phát triển kinh tế bằng thể chế kỹ trị không thể không dựa vào thói quen tuân thủ luật pháp của những người tham gia cuộc chơi…
Để tạo dựng những ra những “chaebon” như Hàn Quốc, tạo đầu tàu và những quả đấm thép, Chính phru Hàn Quốc đã dồn vốn ưu đài cho một số đầu tàu kinh tế; Chính phủ Hàn Quốc thành công vì họ thật sự đã có những đầu tàu có khả năng tự vận hành được trên nhưng cung đường ngắn nên khi được tiếp sức, nó bứt phá lên nhanh, liên vận xa…
Thể chế của Hàn Quốc tuy nhà nước vẫn tập trung cao độ quyền lực nhưng nền kinh tế vận hành theo kinh tế tư bản, tư nhân…Nên họ đã có những nhà tư bản tiền trạm, có ý thức và trách nhiệm tích lũy kỹ trị tư bản…
Bước hụt hẫng về kiến thức kỹ trị của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, để tập trung quyền hành như vào tay mình như chính phủ Hàn Quốc, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cho ban hành Nghị định 1-1/2009/NĐ-CP…
Để hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa về sự thất bại của “ mô hình Nguyễn Tấn Dũng” xin đưa lại loạt bài viết của Phạm Viết Đào đăng cuối năm 2010, loạt bài này đáng tiếc đã bị hacker đánh sập; may mắn hiện đang được trang mạng Đoithoại giữ hộ…
Xin mời quý vị đọc lại loạt bài này đã đưa lên mạng cuối năm 2010: tiên liệu sự sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng.Trước khi blog Phạm Viết Đào mổ xẻ tiếp những hệ lụy của mô hình Nguyễn Tấn Dũng cả tới tận hôm nay và nhiều năm nữa; Chủ blog cũng sẽ mạnh dàn đề xuất một số giải pháp khác để vẫn tôn trọng, tiếp tục những sáng kiến cá nhân của ông Dũng nhưng cấp thiết phải thiết kế các “ vòng kim cô” để tránh nó quá đà…
Về thâm tâm, blog Phạm Viết Đào không có chủ ý “chống đối” Nguyễn Tấn Dũng một cách quyết liệt như ông hiểu lầm về tác giả loạt bài này; có lẽ do bộ máy an ninh nước nhà thiếu hiểu biết và " tiêu hóa" được phép kỹ trị của kinh tế thị trường…thành ra một lúc nào đó ông đã biến P.V.Đ thành đối tượng phải siết vòng kim cô; trong khi thâm tâm P.V.Đ lại muốn tặng ông “ chiếc vòng kim cô” để giúp ông hoàn thành cái mô hình mà ông ấp ủ ! Đã có lúc tôi viết trên mạng: dù thế nào thì tôi P.V.Đ vẫn cảm ơn, không hề oán trách ông.
Viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một câu chuyện dài hơi. Xin hẹn quý vị nhiều kỳ vì: ông Nguyễn Tấn Dũng là người thú vị, đáng viết; một con người có tư chất chính khách đàng hoàng, không xơ cứng và khá thông minh…
Nguyễn Tấn Dũng là một trong số ít chính khách được đào luyện trong "lò cộng sản" nhưng đã nhận chân ra và tìm cách thoát ra khỏi " hệ điều hành cộng sản" nên ông phải trả giá... 

Posted on 06/01/2011 by Doi Thoai
Bài 1: MỘT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRÁI HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT: THỦ PHẠM XÔ ĐẨY VINASHIN VÀO RỐI LOẠN, SUY SỤP !
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý sau đây cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin !
Phạm Viết Đào.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Đã có phản hồi về Dự án cấp nước sông Đà 2 của Hà Nội

DỰ ÁN NƯỚC SÔNG ĐÀ, GIAI ĐOẠN II:

​Hà Nội kiến nghị tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc

05/04/2016 15:01 GMT+7



TTO - Liên quan đến dự án nước sông Đà giai đoạn II, UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ đầu tư tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo và phụ kiện.
​Hà Nội kiến nghị tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc
Tuyến ống nước sông Đà giai đoạn 1 đã nhiều lần bị vỡ đường ống, chủ đầu tư giải thích tuyến ống nước sông Đà giai đoạn 2 đã rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 nên mới chọn chất liệu ống là gang dẻo - Ảnh: Tư liệu TTO
Cả năm nội dung kiến nghị của UBND TP Hà Nội được nêu ra sau quá trình rà soát toàn bộ dự án theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Những giây phút " vinh quang" và bi thảm cuối cùng của vợ chồng nhà độc tài, TBT Đảng CS Romania Nicolaie Ceausescu

Diễn văn của ông Nicolaie Ceausecu ngày 21/12/1989 được quần chúng ura nhiệt liệt tại quảng trường Cách Mạng:
"Ceausescu-PCR" ( PCR-Đảng CS Romania )...

Còn đây là quang cảnh ngược lại xảy ra 4 ngày sau: ngày 25/12/1989...

Việt Nam: Trong một tuần có tới 7 người bị kết án

  • Bởi Admin
    04/04/2016
    1 phản hồi
    Thông cáo phát hành ngay

    Các Nhà hoạt động và các blogger bị xử mức án tù giam nặng nề

    (Bangkok, ngày 4 tháng Tư năm 2016) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức các nhà hoạt động và blogger nổi tiếng đang bị tù giam chỉ vì đã thực thi các quyền của mình. Trong tuần cuối cùng của tháng Ba, Việt Nam đã xử và kết án tù giam bảy nhà hoạt động và blogger.
    “Trong tuần qua, Việt Nam như đang lên cơn khi kết án một lúc bảy nhà hoạt động vì các phát ngôn đáng lẽ là một phần bình thường trong đời sống chính trị ở hầu hết các quốc gia,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam đang đưa ra thông điệp rõ ràng rằng ‘tuần trăng mật nhân quyền’ trong quá trình đàm phán Hiệp ước Thương mại TPP đã chấm dứt, tạo nên một thách thức to lớn với Tổng thống Obama và Hoa Kỳ.”
    Vào ngày 23 tháng Ba năm 2016, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội kết án ông Nguyễn Hữu Vinh, một blogger, mức án năm năm tù và người cộng sự của ông, Nguyễn Thị Minh Thúy, phải chịu mức án 3 năm vì đã điều hành một trang web có cung cấp đường liên kết tới các bài viết về những vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường và văn hóa ở Việt Nam. Hai người bị truy tố về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 bộ luật hình sự. Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của một trong những bài viết được nêu trong bản cáo trạng, cố tìm cách dự phiên tòa với tư cách một nhân chứng hữu quan. Nhưng công an đã câu lưu cô vào buổi sáng khi diễn ra phiên xử, và chỉ thả cô sau khi bản án đã được tuyên.

Anh rể ông Tập dùng thiên đường thuế

  • 4 tháng 4 2016


Image copyrightAP
Image captionAnh rể ông Tập Cận Bình bị tố cáo dùng thiên đường trốn thuế để giấu tài sản

Hồ sơ Panama tiết lộ rằng thân quyến giàu có của một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ của mình.
Danh sách này bao gồm ít nhất tám ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tám người này nằm trong số 140 chính trị gia trên thế giới bị cáo buộc có liên quan đến các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập là ông Đặng Gia Qúy.
Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.
Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.
Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.
Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhật Bản nên "xuất khẩu lao động" giới luật sư sang Việt Nam....

Luật sư Nhật ngày càng nghèo khó vì tỉ lệ kiện cáo, tội phạm thấp kỷ lục

CÙNG CHỦ ĐỀ

Nước Nhật đang phải vật lộn với vấn đề không mong đợi: Kiện tụng quá ít khiến luật sư thất nghiệp.

ngheo, luật sư Nhật, kiện tụng, Bài chọn lọc,
Người dân trên đướng phố Ginza, Tokyo. (Ảnh REUTERS/THOMAS PETER)
Thời kì bùng nổ trong giới luật sư dưới sự thúc đẩy của nhà nước đã đến kết thúc tệ hại do tỉ lệ phạm tội thấp kèm theo tình trạng phá sản giảm thiểu.
Cách đây 15 năm, quốc gia này đã khởi động kế hoạch tăng gấp đôi số lượng luật sư. Các quan chức nghĩ rằng họ có thể thổi luồng hơi năng động vào xã hội bằng cách học theo hệ thống tư pháp phương Tây, nơi tòa án giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn tiêu dùng và hoạt động phi pháp của các công ty.

Bản mệnh trong Tử Vi của Gia Cát Lượng và kết cục cuộc đời

Gia Cát Lượng – Một đời tinh thông cũng không xoay nổi được mệnh Trời

CÙNG CHỦ ĐỀ

Gia Cát Lượng được thiên hạ biết đến như một bậc thầy về tử vi, tướng số và phong thủy. Tuy nhiên “người tính không bằng trời tính”, lá số tử vi của Gia Cát Lượng chính ông cũng không thể thay đổi được.

tướng mệnh, tử vi, Gia Cát Lượng, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Dưới con mắt Tử vi học, vì Gia Cát Lượng mệnh vô chính diệu, tức là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ, cho nên không thể làm người đứng đầu điều hành công việc được mà chỉ ở vị trí phò tá mới phát huy được tài năng.
Trong một cuốn sách nghiên cứu về tử vi mang tên Cuộc đời và số mệnh, tác giả đã phân tích: “Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi.

Chủ nghĩa xã hội và dân chủ là hai khái niệm mâu thuẫn với nhau

  • Bởi Admin
    05/04/2016
    0 phản hồi
    Sandy Ikeda, FEE
    Phạm Nguyên Trường dịch
    Tại sao lại có quá nhiều thanh niên Mĩ bất ngờ tự gọi mình là người chủ nghĩa xã hội dân chủ đến như thế? Tôi cho rằng nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là muốn tách mình ra khỏi những người xã hội chủ nghĩa đã từng ủng hộ các chế độ độc tài như Liên Xô cũ và nhà nước Trung Quốc Maoist hay những đang ủng hộ Bắc Triều Tiên mà thôi. Họ muốn thông báo rằng đối với họ, tự do chính trị cũng quan trọng như, ví dụ, công bằng về kinh tế.
    Nhưng dân chủ và chủ nghĩa xã hội có tương thích với nhau hay không?
    Không. Mặc dù một số mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có thể là cao cả, nhưng phương tiện mà nó sử dụng về bản chất là mâu thuẫn với dân chủ. Rốt cuộc, “chủ nghĩa xã hội dân chủ” cũng chẳng khác gì “nô lệ tự nguyện”.
    Dân chủ
    Những người khác nhau gán cho thuật ngữ dân chủ những ý nghĩa khác nhau. Đối với một số người, dân chủ là mục đích của chính nó, mục đích mà người ta sẵn sàng hi sinh tính mạng để giành cho bằng được. Đối với những người khác, dân chủ là phương tiện tốt nhất để tạo ra chính phủ nhỏ gọn, có trách nhiệm trước các công dân hay phương tiện chuyển giao quyền lực chính trị một cách hòa bình. Vì vậy, như F.A. Hayek viết trong cuốn Đường về nô lệ, “Dân chủ thực chất là phương tiện, là một công cụ thiết thực để bảo vệ hòa bình trong xã hội và tự do cá nhân”.
    Nhưng tôi nghĩ rằng hầu như tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng ý nghĩa thông thường của dân chủ gắn liền, chí ít là với khái niệm về quyền tự quyết và tự do thể hiện. Theo đó, người ta có xu hướng coi dân chủ là lá chắn nhằm chống lại những người có sức mạnh hơn mình.
    Chủ nghĩa xã hội
    Cũng như với thuật ngữ dân chủ, người ta có thể giải thích “chủ nghĩa xã hội” như là một mục đích hay là một phương tiện. Ví dụ, một số người coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của “quy luật vận động của lịch sử” của Marx, trong đó, dưới chế độ chuyên chính vô sản, mỗi người đều làm theo năng lực và hưởng theo lao động. Phiên bản ôn hòa hơn của chủ nghĩa xã hội là hệ thống kinh tế chính trị với những mục tiêu cụ thể, ví dụ như “công bằng xã hội” cao hơn tất cả các kế hoạch nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho cá nhân.

Bí ẩn sau bức ảnh "sông Nile đỏ máu"

05/04/2016  08:00 GMT+7



Một bức ảnh chụp dòng sông Nile của Ai Cập đỏ rực như máu mới đây khiến dư luận xôn xao lo sợ, phải chăng đây chính là "Đại dịch đầu tiên" mà Kinh thánh cảnh báo.
Bức ảnh do ESA công bố, được chụp từ vệ tinh Sentinel-3A cho thấy màu sắc cực kỳ bất thường của dòng sông. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhanh chóng lên tiếng trấn an dư luận.
Trên thực tế, vệ tinh Sentinel-3A được phóng lên quỹ đạo để đo đạc và giám sát các đại dương, đất liền, núi băng cũng như khí quyển của trái đất. Thiết bị sẽ quét (scan) toàn bộ trái đất chỉ trong một ngày và cập nhật hình ảnh, gửi về trung tâm dữ liệu theo đơn vị giờ. Nó sẽ kết hợp dữ liệu màu sắc và bức xạ nhiệt để lập bản đồ đặc điểm môi trường của các khu vực.
Ai Cập, sông Nile, vệ tinh
Bức ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel-3A cho thấy dòng sông Nile "đỏ như máu"
Màu sắc trong ảnh sẽ ám chỉ sự hiện diện của thực vật, cây cỏ dọc theo dòng sông Nile khi nó chảy cắt qua những vùng sa mạc khô cằn.