Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Thực trạng lạm dụng chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi ở VN

Phạm An-Toàn Nguyễn | 

Thực trạng lạm dụng chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi ở VN
Ngoài hóa chất tạo nạc, trong thịt lợn còn chứa các loại kháng sinh ngoài quy chuẩn (Ảnh minh họa)

PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo "tiết lộ" về lời dặn của các lái buôn bán chất cấm để pha chế vào thức ăn chăn nuôi: Phải đeo găng tay khi cho heo ăn, không được hít vào nguy hiểm lắm đấy!

Sáng nay, 12/4 tại UBND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương diễn ra Diễn đàn về quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Tại cuộc gặp này, PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo (Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia) cho biết các lái buôn thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người sử dụng để pha chế các loại thuốc tăng trọng vào thức ăn chăn nuôi.
Loại thức ăn này sau đó được giao sỉ cho các cửa hàng bán lẻ để cho người chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng.
“Thậm chí họ còn dặn dò rất kỹ: Lúc cho lợn ăn anh phải đeo bao tay kín để không ảnh hưởng đến da tay và cẩn thận khi mở lấy thuốc, hơi sẽ bay lên, nếu hít phải thì nguy hiểm lắm đấy” - bà Hảo cho biết.
Theo điều tra về thực trạng sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi tại một số trang trại chăn nuôi của Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tất cả các trại chăn nuôi gà có sử dụng kháng sinh đều dùng cao hơn quy chuẩn.

Thành lập Vệ binh Quốc gia, Putin đang phải "dè chừng" BT Bộ Quốc phòng Shoigu?

Đức Huy | 

Thành lập Vệ binh Quốc gia, Putin đang phải "dè chừng" Shoigu?
Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Ảnh: Getty

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thành lập Vệ binh Quốc gia. Có ý kiến cho rằng, nước đi này thể hiện sự lo ngại của Putin đối với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.

Hôm 5/4 vừa qua, thông qua Quốc hội Nga, Tổng thống Putin đã thành lập một lực lượng Vệ binh Quốc gia, tách ra từ quân của Bộ Nội vụ.
Nếu thông tin chỉ đơn thuần có vậy thôi thì không có gì đáng chú ý, nhưng cần lưu ý rằng, lực lượng Vệ binh Quốc gia này, thực tế mà nói, sẽ do chính ông Putin trực tiếp quản lý mà không cần thông qua bất kì một Bộ trưởng nào trong chính phủ.
Trên giấy tờ, quân số Vệ binh Quốc gia đã bằng gần 1/5 tổng quân đội Nga. Lực lượng hùng hậu và thiện chiến này sẽ thuộc quyền chỉ đạo của Đại tá Viktor Zolotov, vệ sĩ thân cận một thời và là một trong những nhân vật trung thành nhất với Putin.
Do đó, cũng có thể coi như Vệ binh Quốc gia gần như nằm gọn trong tay Tổng thống Nga.
Có người sẽ đặt câu hỏi, việc ông Putin trực tiếp nắm Vệ binh Quốc gia thì sao? Bởi dù gì thì trên cương vị Tổng thống, Putin cũng là Tổng tư lệnh các lực lượng quân đội Nga. Nắm quyền điều hành quân đội như vậy thì có thêm Vệ binh Quốc gia cũng đâu có gì đáng nói?
Nhưng có một điểm cần chú ý, là dù trên lý thuyết quân đội Nga phải phục tùng mệnh lệnh của ông Putin, song mọi công tác tổ chức, phân bổ, và điều phối, mọi hoạt động của quân đội, đều phải qua tay bộ Quốc phòng.
Nói cách khác, phải qua tay Sergei Shoigu.
Theo Konstantin Haase, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề đối nội Nga thuộc Viện Carnegie, với chương trình cải tổ thành công quân đội Nga từ khi lên nắm quyền cũng như chiến tích vang dội tại Syria mới đây, ông Shoigu đã nâng tầm mình lên thành Bộ trưởng "to" nhất trong chính phủ Nga.

Lã Hậu có siêu năng lực, dù Lưu Bang trốn ở đâu cũng có thể tìm thấy

CÙNG CHỦ ĐỀ

HỒ SƠ PANAMA

Lưu Bang lúc bấy giờ chỉ là một viên quan mọn, lại nhiều hơn Lã Hậu tới 15 tuổi, nhưng Lã Hậu lại chấp thuận gả cho Lưu Bang. Phải chăng Lã Hậu có siêu năng lực, có thể thấy trước vận mệnh của Lưu Bang?

siêu năng lực, lưu bang, lã hậu, Bài chọn lọc,
Phải chăng Lã Hậu có siêu năng lực, có thể thấy trước vận mệnh của Lưu Bang? (Ảnh: Internet)
Nguyên quán của Lưu Bang là huyện Bái, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày nay. Một năm nọ, một người tên là Lã Công tránh nạn đến nơi này, ông cùng huyện lệnh của huyện Bái là bạn rất thân. Một lần, Lã Công bày tiệc rượu mời khách ở nhà, lúc đó quan viên trong vùng đều đến cả, lưu Bang cũng đến.
Người phụ trách tiếp đãi khách khứa tên là Tiêu Hà, chúng ta đều biết Tiêu Hà về sau đã trở thành thừa tướng khai quốc của nhà Hán. Lúc đó Tiêu Hà là người phụ trách ghi tên khách mời, bởi vì khách mời đến không thể uống không được, mà đều phải kèm theo quà cáp, hoặc mang theo một số quà mọn gì đó.
Khi Lưu Bang đến nhìn một cái, thấy có người ngồi ở mâm trên, có người thì ngồi ở mâm dưới, rốt cuộc có chỗ khác biệt gì đây? Ông liền đi sang hỏi Tiêu Hà.
Tiêu Hà nói: “Nếu như quà mừng của ông trị giá một nghìn quan tiền, thì ngồi ở mâm trên, không đủ một nghìn quan tiền thì ngồi mâm dưới”.

Người dân trở thành 'con bò sữa' của doanh nghiệp BOT



KTĐT  1 đăng lại 18 liên quan


Trước việc nhiều trạm thu phí BOT đã và đang chuẩn bị tăng phí, những mâu thuẫn ở các trạm thu phí sau một thời gian “sóng ở đáy sông” đã biến thành những cơn giông bão sẵn sàng cuốn trôi những gì trên đường nó đi qua.
Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, đây là điều đã được cảnh báo từ trước.
Đường công thành đường tư
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, về nguyên tắc, việc đầu tư xây dựng đường BOT phải bảo đảm người dân có quyền được lựa chọn việc sử dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên, trong khi phong trào nhà nhà, người người chạy đua, thi đấu để làm BOT thì “chiếc bánh” này đã bị biến thành một chiếc bánh vụn. Và để huy động thêm các DN tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, Bộ GTVT và các đơn vị có liên quan đã sẵn sàng đưa cả những tuyến đường được xây dựng bằng tiền thuế của người dân trở thành một điều khoản có lợi cho chủ đầu tư trong bản hợp đồng BOT.
Nguoi dan tro thanh 'con bo sua' cua doanh nghiep BOT - Anh 1
Trạm thu phí BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Phạm Hải

Truyền thông TQ sôi sục với tin Việt Nam đặt mua tăng T-90SV, Su-35


Sina cho rằng, Nga đang trì hoãn việc giao hàng Su-35 cho Trung Quốc là do Việt Nam cũng đang đàm phán mua loại máy bay này và thậm chí Nga sẽ dành cho Việt Nam phiên bản có cấu hình hơn hẳn các trang bị bán cho Trung Quốc.
(Ảnh minh họa)
Trong tuần vừa qua, chuyên trang quốc phòng của mạng Sina Trung Quốc đã có một loạt bài viết về việc các phương tiện truyền thông Nga đưa tin Việt Nam quan tâm đến việc mua sắm các máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga, cũng như các trang thiết bị vũ khí hiện đại khác. 

“Giấu” đến 17.000 lô đất nhưng không ai chịu nhận khuyết điểm


09/04/2015 14:59

(NLĐO)- Mặc dù các Ban quản lý đất đai ở Đà Nẵng “ém nhẹm” trên 14.000 lô đất tái định cư (TĐC), khiến cho TP Đà Nẵng nợ đất tái định của người dân bị giải tỏa, nhưng khi kiểm điểm báo cáo cho lãnh đạo thành phố thì không có đơn vị nào chịu nhận khuyết điểm.

Sáng 9-4, tại buổi họp báo định kỳ quí 1-2015 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Võ Văn Thương, Chánh Văn phòng UBND TP, kiêm người phát ngôn của UBND TP Đà Nẵng đã trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh việc lãnh đạo TP Đà Nẵng xử lý các Ban quản lý“giấu” trên 14.000 lô đất không bố trí cho dân tái định cư.
Ông Võ Văn Thương (giữa) chủ trì buổi họp báo
Ông Võ Văn Thương (giữa) chủ trì buổi họp báo
Ông Thương cho biết tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng diễn ra cuối năm 2014, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tiến hành rà soát lại toàn bộ đất đai tại 17 Ban quản lý dự án đất tái định cư (TĐC) của TP Đà Nẵng. Qua đó phát hiện các ban quản lý “ém nhẹm” tới 14.500 lô đất nhưng không cho lãnh đạo TP biết.
Điều này đã khiến cho TP Đà Nẵng nợ đất tái định cư của người dân vùng giải tỏa trong thời gian dài, khiến người dân vô cùng bức xúc.

TS Trần Đình Thiên: Đã đành đi sau Trung Quốc, nhưng đừng "đi theo"


Dân trí "Ta đi sau Trung Quốc đã đành nhưng bi kịch ở chỗ, ta lại đi theo Trung Quốc, có nghĩa là học theo cả những kinh nghiệm xấu, những mặt trái của nước bạn". Do vậy, theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, để cải cách thể chế một cách hiệu quả, Việt Nam cần phải sàng lọc những kinh nghiệm từ thế giới chứ không phải "khuân" về cả những mặt xấu và mặt trái.
 >> "Sức nóng cải cách chưa ra khỏi phòng họp Chính phủ"
 >> Chủ tịch WB: Kinh tế tư nhân đang đòi hỏi Việt Nam cải cách nhanh hơn
 >> 4 năm tái cơ cấu, mới chỉ “gãi được ngứa”

Đưa ra bình luận tại Hội thảo "Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Những vấn đề cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020" đang diễn ra tại Hà Nội sáng nay (12/4/2016), PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, "vấn đề nghiêm trọng của chúng ta là những vấn đề của thể chế kinh tế được nêu ra cứ đúng mãi, bao nhiêu năm vẫn đúng, bao nhiêu năm vẫn được nhắc đi nhắc lại".
Ông Thiên nhận định, để kinh tế thay đổi thì không thể chỉ "thay đổi lặt vặt" ở một số ngành, lĩnh vực mà phải có sự thay đổi về mặt thể chế và giải quyết được vấn đề hệ thống. Nếu làm chậm trễ tiến trình này thì mọi thay đổi nhỏ đều là lãng phí thời gian, chi phí cơ hội của nền kinh tế sẽ tăng lên.
Vị chuyên gia cũng tỏ ra lo ngại khi kinh tế Việt Nam "học" kinh nghiệm xấu từ thế giới rất nhanh trong khi học kinh nghiệm tốt khá chật vật. "Ta đi sau Trung Quốc đã đành nhưng bi kịch ở chỗ, ta lại đi theo Trung Quốc, có nghĩa là học theo cả những kinh nghiệm xấu, những mặt trái của nước bạn". Do vậy, theo ông Thiên, để cải cách thể chế một cách hiệu quả, Việt Nam cần phải sàng lọc những kinh nghiệm từ thế giới chứ không phải "khuân" về cả những mặt xấu và mặt trái.
PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên
Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) ghi nhận, ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, vai trò, chức năng của Nhà nước đã có những đổi mới cơ bản. Theo đó, phạm vi, mức độ tham gia của nhà nước vào các hoạt động kinh tế nói chung, vào đầu tư nói riêng đã có những điều chỉnh.

7787. 207.187 TỶ ĐồNG MỖI NĂM BIẾN ĐI ĐÂU?

12-4-2016
Hồ sơ Panama Papers, cho đến thời điểm này, chưa thấy tiết lộ thông tin gì liên quan Việt Nam nhưng tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Global Financial Integrity (GFI, Washington DC; được thành lập năm 2006 với mục đích khảo sát dòng tiền phi pháp tuồn ra nước ngoài của các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển) đã thống kê số tiền phi pháp được tuồn khỏi Việt Nam. Báo cáo GFI công bố tháng 12-2015 cho biết, từ năm 2004 đến 2013, các nước đang phát triển thất thoát đến 7,8 ngàn tỷ USD với tỉ lệ tăng trung bình 6,5%/năm – gấp đôi tỉ lệ GDP toàn cầu.
Dòng chảy tài chính bất hợp pháp (illicit financial flows) được định nghĩa là những phi vụ chuyển tiền hoặc vốn từ nước này đến nước kia. Gọi là “bất hợp pháp” bởi nguồn tiền được chuyển là tiền có được từ những hoạt động phi pháp chẳng hạn buôn lậu hoặc tham nhũng. Việc lập công ty ma ở những thiên đường trốn thuế được xem là phi pháp và việc cắn xé nguồn vốn ODA để tư túi và chuyển cất ở nước ngoài tất nhiên cũng không hợp pháp. Với Việt Nam, báo cáo GFI cho biết, dòng tiền phi pháp chảy ra nước ngoài đã tăng liên tục:
Năm 2004: 4,034 tỷ USD
Năm 2005: 4,665 tỷ USD 
Năm 2006: 4,964 tỷ USD 
Năm 2007: 5,473 tỷ USD 
Năm 2008: 7,633 tỷ USD
Năm 2009: 13,054 tỷ USD
Năm 2010: 8,358 tỷ USD
Năm 2011: 11,967 tỷ USD
Năm 2012: 14,940 tỷ USD
Năm 2013: 17,837 tỷ USD
Tổng cộng: 92,935 tỷ USD (tức trung bình 9,293 tỷ USD/năm)


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!

Tuyên chỉ có vài trăm trong hàng vạn chữ của báo cáo đọc trước quốc hội hôm 5/3, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông. 

thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ điều hàng không mẫu hạm tới biển Đông 'dằn mặt' Trung Quốc
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ sẽ phá thế “không tranh chấp” của Trung Quốc
Và đây là điều đang khiến dư luận cũng như các nước trong khu vực bàn luận. Bởi theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải, an ninh tại các vùng biển và sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm “chủ quyền Trung Quốc trên biển".
"Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không", ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh. Trong báo cáo chính phủ còn viết, tỉnh Hải Nam sẽ nhận được ngân sách hỗ trợ của Trung ương để "khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông".
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Ngày 5/3, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, để bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".