Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Bình luận đáng chú ý của Ngoại trưởng Nga về Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Lợi ích của Nga trong quan hệ với Trung Quốc, cũng như tâm lý chống Mỹ của Nga đã và đang "khúc xạ" vào Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, ngày 12/4 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã trả lời báo chí về lập trường của Nga xung quanh một số vấn đề quốc tế, trong đó có tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ảnh: Thời báo Hoàn Cầu.
Ông Sergei Lavrov cho biết: "Lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông là, tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được.

Trở lại trận 12/7/1984: Lính Trung Quốc sát hại thương binh VN; pháo binh ta bắn vào đội hình của D2, F 356...

Blog Phạm Viết Đào: Tôi là người đầu tiên đưa thông tin quân Trung Quốc sát hại thương binh Việt Nam trong trận đánh 12/7/1984 qua nguồn tin của Hà Minh Thành, Việt kiều tại Nhật cung cấp lên blog từ năm 2009...Trung Quốc dùng xăng chất thương binh VN lại đốt...
Sau thông tin của Hà Minh Thành, một CCB của Sư 313 là Đường Minh Tuấn quê ở Hương Canh cũng đã kể với tôi về việc Đường Minh Tuấn có nghe tiếng kêu la của thương binh ta: Đồng hương ơi cứu nhau với...trong trận Trung Quốc đánh chiếm Cao điểm 1509 ngày 28/4/1984
Sau khi đưa thông tin này lên; Phạm Ngọc Quyền có đến gặp tôi, bất ngờ nhà Quyền chỉ cách nhà tôi có 500 m, cùng trên trục đường Thụy Khuê và kể với tôi rằng: Trong trận 12/7/1984 mũi tấn công của tiểu đoàn Quyền gồm 12 chiến sĩ khi áp sát chiến hào 1 của quân Trung Quốc, cách 100 m thì dừng lại, chờ pháo ta bắn dọn đường...
Phạm Ngọc Quyền kể với tôi: Theo sơ đố tác chiến, pháo sẽ bắn vào chiến hào quân Trung Quốc; không ngờ, ngay loạt đầu tiên pháo ta đã bắn đúng vào đội hình quân ta ở mũi của Quyền, làm một số chiến sĩ hy sinh; Khi loạt đạn đầu đã không chính xác thì loạt đạn sau đều giã đúng vào đội hình nên Tiểu đoàn 2 của Quyền bị sát thương bởi pháo bắn từ hướng Cốc Nhè, nằm tuyến sau cách đó 5 km...
Những thông tin nhắn qua lại giữa tôi và Quyền về chuyện này hiện còn lưu trong điện thoại của tôi. 
Hồi đó khi đưa thông tin về chuyện pháo ta bắn nhầm, tôi không nêu đích danh Quyền lên mạng...
Sau đó tôi có trao đổi với CCB 356 là Đặng Việt Châu, quê ở Nghĩa Đàn, Nghệ An về chuyện pháo binh ta bắn nhầm trong trận 12/7/1984, Đặng Việt Châu cam đoan với tôi rằng, trong trận 12/7/1984, pháo của F 356 không tham chiến; Một trận đánh lớn như vậy mà Trung đoàn pháo binh của 356 lại không tham chiến là một dấu hỏi cần làm sáng tỏ. Đặng Việt Châu có tâm sự với tôi rằng, chỉ huy Trung đoàn pháo của 356 quê Hà Tĩnh sau này cũng tỏ ra ăn năn vì không đưa pháo vào tham gia chia lửa cùng đồng đội, để pháo Trung Quốc làm mưa làm gió...
Sau này tôi có hỏi một số CCB là pháo thủ của 313 lý do vì sao pháo của F 356 lại không tham gia? Là người trong cuộc, CCB Hà Giang cho biết: Để pháo binh có thể tham gia được đòi hỏi bộ phận quan trắc phải xác định tọa độ bắn trước dõ kỹ thì mới khai hỏa được...Chắc trận này gấp nên pháo 356 phải ngoài cuộc ?
 Vậy nếu pháo 356 không bắn thì ai bắn vào sườn của Tiểu đoàn 2 của Phạm Ngọc Quyền ? 
Một câu hỏi cuối cùng tôi đã tìm ra trong một lần đi điều tra dự án đất đai của một số CCB 313 quê ở Phúc Yên bị chính quyền thu giữ không đền bù. Anh em thấy tôi hay viết về các CCB Hà Giang thì mời tôi lên nhờ lên tiếng. Lên đây, tôi phát hiện ra một số CCB là pháo thủ của F 313, xác nhận chính họ đã tham gia bắn trận 12/7/1984 chi viện cho 356, đơn vị của họ có 4 khẩu 75 đặt ở Cốc Nghè...
Tôi lập tức gọi điện cho Trung đoàn trưởng 457 của F 313 là Trung tá Nguyễn Đình Hát quê ở Thường Tín để kiểm chứng ? Ông không chịu xác nhận và nói đấy là tin không báo chí nào đưa ?
Tháng 3/2016 vừa qua có dịp qua km 8, tình cơ gặp lang y Trần Anh Quân, gần 60 tuổi, quê ở xã Đạo Đức, Vị Xuyên, ông kể: hồi chiến tranh bộ đội ta đóng dọc tuyến đường này đông lắm. Ông cho biết: lính bị thương về đây kể với ông: họ bị thương vì bị pháo ta bắn nhầm trong trận 12/7/1984...
Sau thông tin trên, trang Quân sử Việt Nam đã mở một trận ném đá tơi bời blog Phạm Viết Đào; Một số CCB tự xưng là người tùng tham gia trận 12/7/1984 dùng nhiều lời bặm trợn thóa mạ blog Phạm Viết Đào...
Sau khi ra tù, tôi có gọi điện cho Phạm Ngọc Quyền, Quyền có vẻ ngại gặp tôi chắc sợ đám an ninh..
Rất vui, đọc loạt bài dưới đây của Phạm Ngọc Quyền-CCB 356-E 876, hy vọng Quyền sẽ bộc bạch tất cả những gì Quyền chứng kiến và đã kể với tôi...
Trước đây, có thể vì thông tin này mà tôi bị đi tù; còn bây giờ lực lượng an ninh thay đổi rồi, quay sang ủng hộ quân ta rồi ?!


Căm hờn nhìn quân Trung Quốc sát hại thương binh trên 'Đồi thịt băm'


(VTC News) - Ông nhận ra ngay là chúng đang hạ sát nốt những đồng đội của mình đang bị thương nằm dưới chiến hào, thỉnh thoảng có những tiếng la phát lên rồi tức khắc im bặt.



Kỳ 4: Ký ức tàn bạo của lính Trung Quốc
Nhắc đến trận chiến kinh hoàng trên “Đồi thịt băm”, điểm cao 772 trong ngày 12/7/1984, ký ức của cựu binh Phạm Ngọc Quyền (Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356) cùng các đồng đội của mình vẫn ghi nhớ từng khoảnh khắc. Đó là cảm giác căm hận khi trực tiếp nhìn thấy lính Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, liên tiếp hạ sát những chiến sĩ của Sư đoàn 356, khi họ đã bị thương, mất hết sức chiến đấu, nằm trên những sườn đồi, vách núi, mỏm đá, chiến hào của điểm cao 772.

Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn: Giới hạn của quyền lực


Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Tư, ngày 13 tháng 4 năm 2016 | 13.4.16

“Quyền lực đẻ ra từ nòng súng” (Mao Trạch Đông)

http://dannews.info/wp-content/uploads/2014/05/tq1.jpg

Câu nói của Mao (quyền lực đẻ ra từ nòng súng) chỉ đúng một phần. Thứ nhất, nó chỉ đúng với quyền lực cứng, chứ không đúng với quyền lực mềm, vì súng và tiền không thể đẻ ra quyền lực mềm. Thứ hai, nó chỉ đúng với việc giành quyền lực, chứ không đúng với việc giữ quyền lực, vì muốn giữ quyền lực lâu dài thì phải đổi mới và phát triển. Muốn phát triển bền vững phải đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Nhưng “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”, nên những kẻ độc tài và tham nhũng không chịu đổi mới chính trị.

G 7 quyết " bóp mũi" Trung Quốc bằng...

Liên minh trên biển Đông

NLĐ  2 đăng lại 2 liên quan
Nhật Bản, Mỹ, Úc được cho là đang bắt tay lập liên minh an ninh trong nỗ lực thuyết phục các quốc gia châu Á tuân thủ luật pháp quốc tế
Ngoại trưởng 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7, gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật Bản, Canada, Đức) hôm 11-4 ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ sự khiêu khích trên biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang leo thang yêu sách đòi chủ quyền.
Thông điệp chỉ trích
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương khiêu khích hoặc đe dọa nào nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng” - tuyên bố sau cuộc họp tại TP Hiroshima - Nhật Bản nêu rõ. Song song đó, G7 kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế và thực hiện mọi phán quyết mang tính ràng buộc do tòa án và tòa trọng tài đưa ra. Theo hãng Reuters, G7 có ý nhắc đến vụ Philippines kiện đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc.
Trang tin Bloomberg nhận định dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng tuyên bố trên phát đi thông điệp chỉ trích tham vọng bá quyền trên biển của nước này. “G7 đang nói rõ rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá nếu tiếp tục khiêu khích. Tuyên bố của G7 cũng giúp Mỹ có thêm chỗ dựa để thuyết phục các đồng minh chủ chốt, trong đó có Úc, cùng hành động” - ông Malcolm Davis, nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nhận định.

TS Nguyễn Đức Thành: "Gần như chắc chắn sẽ có những loại phí sớm được ban hành để giải quyết thâm hụt ngân sách"


Lời bàn: Tài giỏi của Đảng và Nhà nước để đâu;Ưu việt của cơ chế thị trường định hướng XHCN để đâu mà hễ cứ thâm hụt lại nhè vào đầu dân ?

Điều quan trọng nhất chuyên gia khuyến nghị với Chính phủ

PLO  3 liên quan

Điều quan trọng nhất là phải giữ được lòng tin của nhân dân, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam.
Tại tọa đàm công bố báo cáo vĩ mô quý I-2016, diễn ra chiều ngày 12-4 ở Hà Nội, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho biết lạm phát có xu hướng tăng trở lại, nhất là khi giá năng lượng và dịch vụ công (y tế, giáo dục) nhích tăng. VEPR dự báo năm 2016 lạm phát sẽ khoảng 4%-5%.
Bên cạnh đó, ông Thành lưu ý đến vấn đề ngân sách. Theo đó, ông Thành cho rằng ngân sách rất eo hẹp trong bối cảnh nợ công cao, chi thường xuyên không có xu hướng giảm. Kỷ luật tài khóa quá lỏng lẻo vẫn là tình trạng từ lâu mà nay chưa thể giải quyết.
Vay nước ngoài đã trở nên khó khăn khi Việt Nam là nước thu nhập trung bình. Trong khi đó, các doanh nghiệp là nguồn thu thuế lại phục hồi chậm và chưa ổn định. Thậm chí quý I có tới 22.000 doanh nghiệp vừa phá sản.
“Gần như chắc chắn sẽ có những loại phí sớm được ban hành để giải quyết thâm hụt ngân sách” - ông Thành dự báo.
Dieu quan trong nhat chuyen gia khuyen nghi voi Chinh phu - Anh 1
TS Nguyễn Đức Thành: "Gần như chắc chắn sẽ có những loại phí sớm được ban hành để giải quyết thâm hụt ngân sách". Ảnh: Biểu Minh

Đến lượt Lào - Campuchia 'sinh chuyện'

Tình hình biên giới Lào – Campuchia những ngày gần đây đột ngột trở nên căng thẳng đến mức binh sĩ Campuchia tại tỉnh biên giới Stung Treng đã được đặt trong tình trạng báo động.

Cửa khẩu biên giới Stung Treng - Champasak giữa Campuchia và Lào
Theo tờ The Cambodia Daily, nguyên nhân của tình trạng căng thẳng ở biên giới Lào - Campuchia xuất phát từ giới chức tỉnh Stung Treng (Campuchia) cáo buộc Lào đang nỗ lực xây dựng một căn cứ quân sự gần dải biên giới chưa được phân định giữa hai nước.

Lực lượng an ninh có liên quan gì tới cái chết trầm uất của nhạc sĩ tài danh Lê Hữu Hà ?


Nhạc sĩ Lê Hựu Hà.




Giải mã cái chết đã phân hủy của Lê Hựu Hà 
Friday, April 8, 2016 2:13:41 PM 



Du Tử Lê
(Tiếp theo và hết)

Mặc dù tài năng sáng chói, được dư luận, những người cùng giới ghi nhận là một trong “tam kiệt nhạc trẻ Việt” nhưng, những năm tháng cuối đời của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, lại là một cuối đời chát, đắng phũ phàng tới mức không ai có thể tưởng tượng được! Tôi muốn nói tới sự quay lưng thẳng thừng, tàn nhẫn của bằng hữu họ Lê - - Gồm cả những người từng được ông nâng đỡ, hướng dẫn bước đầu, trên lộ trình âm nhạc - Mà, nhiều người sau đó, nổi tiếng và trở thành những bầu show quan trọng.

(Hình: trandangchi.blogspot.com)
Sự quay lưng tàn nhẫn, khó hiểu này, đã khiến người vợ sau cùng của ông, ca sĩ Nhã Phương, phải thốt lên trong một cuộc phỏng vấn dành cho 1 nhà báo ở Saigon, 10 năm sau... Ðại ý:
“Có bầu show đã nói thẳng với Nhã Phương rằng, tôi mời chị, nhưng không mời anh Lê Hựu Hà...”
Nhã Phương tâm sự:
“Tôi có cảm tưởng họ muốn làm nhục anh ấy vậy!”
Dù đã có rất nhiều bút mực không ngừng đổ ra hơn mười năm qua, nhưng không một bài báo, một cuộc điều tra nào, mang đến cho người đọc một chút ánh sáng soi rọi đủ vào cái chết thê thảm của tài hoa Lê Hựu Hà!!!

Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Thành Hà Nội thế kỷ 17

05:57 AM - 13/04/2016 Thanh Niên

Thành Hà Nội xưa qua ống kính người Pháp - Ảnh: T.L
Nhà truyền giáo Ý G.F.de Marini (1608 - 1682) đã có những mô tả tỉ mỉ thành Hà Nội xưa khi sang Đông Dương.
Bây giờ ta sang chuyện hoàng thành để biết sự tráng lệ của kinh kỳ. Các nước ngoài gọi vắn tắt nơi này là kinh đô (La Cour) vì vua thường đóng ở đấy. Dân bản xứ thì đặt tên là Kẻ Chợ nghĩa là chợ, chợ phiên. Trong xứ có sản vật gì tốt, ngoại quốc có hàng gì đem vào bán, đều đưa đến đây cả, một tháng có hai phiên chợ to, vào ngày mồng một và mười lăm của tuần trăng. Kẻ Chợ chiếm một vùng đồng bằng rất đẹp và phì nhiêu, rộng hàng bao nhiêu dặm, đặt trên bờ một con sông phát nguyên từ Trung Quốc.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Bóng đen phong thủy tại quảng trường Thiên An Môn

2 hours trước 4,922 lượt xem

Sương mù ô nhiễm tại quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: Getty images).
Sương mù ô nhiễm tại quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: Getty images).

Gần đây, truyền thông Trung Quốc tiết lộ, vật báu trấn ở cổng lầu quảng trường Thiên An Môn bị dỡ bỏ khi xây dựng lại vào năm 1970.
Nhiều người cho rằng, sau khi dỡ bỏ vật báu trấn ở cổng thành Thiên An Môn và xây dựng Nhà kỷ niệm ông Mao Trạch Đông thì xã hội Trung Quốc xảy ra nhiều hiện tượng khác thường (đặc biệt là sự kiện tắm máu học sinh sinh viên tại Thiên An Môn).

Nội tình xây dựng lại thành lầu Thiên An Môn và việc dỡ bỏ vật báu trấn giữ thành lầu

Theo bài viết “Trùng kiến Thiên An Môn” của tác giả Dương Li đăng trên Nhật báo Bắc Kinh ngày 5/4: Do thời gian, chiến tranh và động đất, cổng lầu Thiên An Môn “đầy những vết thương”. Tháng 3/1966, khu Hình Đài tỉnh Hà Bắc xảy ra trận địa trấn cấp 7.2 gây chấn động tới Bắc Kinh khiến thành lầu Thiên An Môn bị hư hoại nặng nề. Năm 1969, chính phủ Trung Quốc quyết định tháo dỡ toàn bộ thành lầu Thiên An Môn cũ và xây dựng lại theo quy cách và kiến trúc ban đầu. Công trình được thực hiện bí mật, chính thức khởi công ngày 15/12/1969 và hoàn thành vào đầu tháng 4/1970.
Ông Diệp Dung Khê, một công nhân đã nghỉ hưu từng tham gia làm việc dỡ bỏ thành lầu nhớ lại, câu chuyện khó quên nhất là khi dỡ bỏ cái hộp báu. Nó nằm ngay tại trung tâm nóc thành lầu, ông phải tới lấy ra giao cho phó chỉ huy Ngô Kim Thiết. Khi đó cái hộp cũng đã tan thành từng mảng, không biết có phải nó làm bằng gỗ trinh nam (phoebe zhennan) không, nhưng bên trong có vật trông giống “mụn đồng”, bên cạnh “mụn đồng” có 3 – 4 vật giống như viên đá. Qua chuyên gia giám định xác nhận, vật trông giống “mụn đồng” là vật báu bằng vàng, những vật giống viên đá là chu sa và lương thực ngũ sắc.

Hội viên Hội Nhà văn VN thứ 4 lọt vào nội các Nguyễn Xuân Phúc: nhà thơ-BT Bộ Công thương Trần Tuấn Anh

Sưu tầm của Hai Xe Ôm.

Hiện tượng hy hữu của nhà thơ-BT Trần Tuấn Anh:
Làm thơ thì không ai biết; làm chính trị thì " bất thình lình" như trong bụi chui ra...

Trong lịch sử suốt hơn 70 năm thành lập chính phủ,  có 4 hội viên Hội Nhà văn VN đã lọt vào được danh sách nội các chính phủ, đó là 4 nhà thơ Tố Hữu, Xuân Thủy, Nguyễn Khoa Điềm và nhiệm kỳ này là nhà thơ Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương...
Điều đáng lưu ý: cả 4 vị là thành viên Chính phủ đều xuất thân là hội viên hội nhà văn VN mảng thơ...

1. Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920

Tố Hữu có câu thơ được nhiều người đọc nhắc, họa lại:
Tròn năm 50 tuổi: Đảng và thơ 
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
-Tố Hữu: 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.


2. Nhà thơ Xuân Thủy sinh năm 1912



Với bài thơ nhiều người đọc biết:
Này này đế quốc biết hay chăng?
Ngươi đã già nua ta trẻ măng
Trái đất ngươi ôm, ôm chẳng nổi
Trời kia ta với cả cung trăng!
Ngoài chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) [3] và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris…