Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

MẶC ÁO VÀO CHO DÂN NHỜ, CHỨ SAO TÊNH HÊNH THẾ NÀY?; Phạm Trần - Tắm biển đâu cần bằng cơm áo?



Đầu tiên phải nhắc nhở báo chí, sao lại đưa những bức ảnh hở hang, trái "thuần phong mỹ tục" và có tính khiêu dâm thế này lên báo?

Nhìn thấy tấm ảnh mấy ông quan chức phưỡn bụng mỡ ra tắm biển Quảng Trị để chứng minh biển không độc, tự dưng tôi thấy ái ngại.

Ái ngại cho các ông.

Xin lỗi, chứ giờ các ông có trẫm mình luôn để chứng minh biển sạch, dân cũng chẳng tin, chứ nói gì xuống tắm?

Sau khi cá chết mấy ngày, quan chức Hà Tĩnh xúi dân cứ tắm biển và ăn cá Vũng Áng chẳng sao đâu, chẳng biết có bao nhiêu người dân đã nghe lời xúi dại đó.

Rồi khi chưa có kết luận chính thức nguyên nhân, các quan chức lại tắm biển, ăn cá để chứng minh biển sạch cá sạch.

Mới đây, lại tiếp tục chứng minh, bằng những tấm ảnh phưỡn bụng.

Tại sao các ông không chịu hiểu, là niềm tin trong dân đã chết hẳn? Tại sao các ông không chịu hiểu, là những tấm ảnh trên chỉ làm cho độ phản cảm tăng thêm, chứ không phải là hiệu quả của việc chứng minh một sự thật?

Việc cởi áo xuống tắm, ăn tôm cá và việc chứng minh biển không bẩn, không độc là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Bởi, biển độc, biển bẩn hay không, đó là việc của khoa học. Mà những nhà khoa học ấy phải là những nhà khoa học tầm cỡ quốc tế, đưa ra những kết luận minh bạch, những khuyến cáo cụ thể.

Vâng, đó là việc các ông nên làm, chứ không phải là mang áo mưa đi ra mưa và nói với đồng bào mình là tôi không hề ướt.

Và thưa các ông, thay vì phưỡn bụng mỡ, các ông hãy mặc áo vào, nghĩ đến bài toán về hàng trăm ngàn người miền Trung thất nghiệp sau khi biển bị đầu độc.

Hãy mặc áo vào, đến các vùng quê giải quyết việc hàng ngàn em học sinh phải lỡ học sau sự ám quẻ của Formosa trên đất Việt Nam.

Hãy mặc áo vào, đến những vùng quê Hà Tĩnh, Quảng Bình, để xem dân ở đó đang gặp những nguy cơ bệnh tật gì. Và bao người có nguy cơ hỏng mắt? bao người có nguy cơ ung thư?

Hãy mặc áo vào và giải quyết những đống rác cả hữu hình mà người Trung Quốc ẩn nấp ở Formosa đã rải xuống đất Việt, xả trên đất Việt thành một thứ ung nhọt trên dải đất miền Trung.

Hãy mặc áo cùng nhân dân đưa những kẻ như Võ Kim Cự ra trước ánh sáng.

Hãy mặc áo vào và trả lại niềm thương tổn cho bao nhiêu con người yêu đất nước này, yêu dân tộc này, yêu lẽ phải và đòi lẽ phải cho một đất nước đã chịu bao tai ương...

Hãy mặc áo vào! Áo dân mang đến cho các ông, tấm áo trách nhiệm, xin đừng cởi ra!

Bộ Tài nguyên và Môi trường của Nhà nước Cộng sản Việt Nam kết luận ngày 22/08/2016 rằng “nước biển miền Trung đã "đạt chuẩn" cho hoạt động bơi lội, nuôi trồng thủy sản”, nhưng chưa thể bảo đảm cá biển đã an toàn để ăn. Nhà nước cũng chưa biết bao lâu nữa “môi trường biển trở lại như trước khi sự cố ô nhiễm xảy ra” vào ngày 06/04/2016.


Như vậy là gần 5 tháng sau khi các sinh vật biển bị ô nhiễm bởi Formosa mà nhà nước vẫn chưa bảo đảm được người ăn sẽ không nhiễm độc.

Nhưng sinh vật biển chưa an toàn chỉ nằm trong phạm vi 20 hải lý chiều ngang (mỗi hải lý dài 1,852 mét) tính từ bờ biển và chiều dài ngót 300 cây số của 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế khi xảy ra thảm trạng Formosa hay bao gồm cả vùng biển bên ngoài 20 hải lý?

Sau ngày cá chết vì nhiễm độc bị phát giác ngày 06/04/2016, Chính phủ CSVN đã mau chóng cho dân biết họ có thể đánh bắt an toàn ở vùng biển bên ngoài 20 hải lý vì nghĩ rằng chất độc chỉ ở gần bờ. Nhưng không phải gia đình ngư dân nào cũng có thuyền máy có công sức đánh xa bờ nên đại đa số phải kéo thuyền lên bãi phơi nắng và thất nghiệp nằm nhà.

Cá ngư dân có khả năng đánh từ vùng biển cho là an tòan bên ngoài 20 hải lý, và dù được chứng nhận là cá sạch vẫn không bán được hoặc phải bán với giá rẻ mạt vì tâm lý sợ bị nhiễm độc vẫn lảng vảng trong đầu dân.

Bằng chứng dân không tin những gì nhà nước nói được một báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 08/07/2016 xác nhận: “Giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10-20% so với cùng kỳ năm 2015, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý thì giá bán giảm 30-50% còn sản phẩm khai thác trong 20 hải lý thì không tiêu thụ được.”

Theo tin trên tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam thì: “Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản (chiếm 85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại Quảng Bình tồn trên 2.000 tấn (chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh).” 

Trong báo cáo ngày 22/08/2016, Bộ Tài Nguyên & Môi trường không nói rõ các loại thực phẩm nào từ biển còn nghi ngờ chưa sạch nên dân tiếp tục hoang mang. Dân cũng thắc mắc liệu nước mắm và muối sản xuất sau ngày cá chết, hay từ cá chết khi dân chưa biết đã bị nhiễm độc Formosa mà chưa có kiểm chứng của giới khoa học và Bộ Y tế có thuộc diện nguy hại không?

Người dân chỉ biết Bộ trưởng Tài nguyên Trần Hồng Hà nói tại Hội nghị công bố kết quả điều tra được tổ chức tại Thị trấn Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị ngày 22/08/2016 rằng: “Về bơi lội, tắm biển và nuôi trồng thủy sản, dưới góc độ khoa học, tôi thấy an toàn tuyệt đối, trừ các vũng xoáy ở bắc đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ-Quảng Bình, mũi biển từ Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ-Quảng Trị và Chân Mây-Thừa Thiên Huế. Riêng vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn hải sản, thì cần chờ thêm nghiên cứu từ Bộ Y tế.” 

Đại diện Bộ Y tế tại cuộc họp cho biết “trong thời gian qua Bộ này đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lấy mẫu hải sản, giám sát chất lượng. Theo đó, từ tháng 6 đến nay, kết quả giám sát bước đầu cho thấy chất ô nhiễm trong các mẫu đã giảm dần, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa có kết luận cuối cùng.” (theo báo VnExpress, 22/08/2016).


“Giảm dần” có nghĩa là chưa hết nên bộ này còn chần chờ chưa dám quyết. Vậy đến bao giờ thì Bộ Y tế mới nghiên cứu xong để có “kết luận cuối cùng” là điều hàng triệu người dân miền Trung đang điêu đứng vì cá chết cần được trả lời.


Do đó khi công bố kết luận điều tra tình trạng biển đã sạch đến đâu là nhà nước mới làm được 50 phần trăm để ưu tiên đem lợi cho kỹ nghệ du lịch và tắm biển của giới dư tiền nhiều của.


50 phần trăm còn lại là món nợ nhà nước phải trả cho đại đa số người dân nghèo khổ, nạn nhân của Formosa. Hàng triệu nạn nhân, trực tiếp và gián tiếp của biển, thuộc 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị-Thừa Thiên-Huế) cần được biết khi nào an toàn thực phẩm biển được bảo đảm và chừng nào họ có thể ra khơi đánh bắt kiếm cơn ăn áo mặc hàng ngày chứ đâu họ có muốn biết có thể nhịn đói đi tắm biển?


Vì vậy, khi nhìn Bộ trưởng Tài Nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà diễn kịch khoe trần tắm biển Cửa Việt (Quảng Trị) 30 phút cùng với một số viên chức để cho báo chí chụp hình chiêu khách du lịch, sau khi kết thúc buổi họp công bố kết luận ngày 22/08/2016, không ít ngư dân ngậm ngùi. Bởi lẽ khi dân chưa được bảo đảm ăn cá không chết, chưa biết tương lai con cháu đã bao đời sống nhờ biển sẽ ra sao thì nhà nước lại coi mối lợi thu được từ du lịch tắm biển quan trọng hơn mạng sống người dân là một xúc phạm rất khó tha thứ.


Vẫn chưa biết chắc


Hơn thế nữa, khi nhà nước hớn hở báo tin mừng “đã có thể tắm biển thoải mái” thì mọi người cũng được nghe Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận (nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) nói với báo chí về tương lai biển miền Trung.


Khi được hỏi: “Vấn đề dư luận quan tâm nhất là bao giờ biển miền Trung trở lại như trước khi xảy ra sự cố môi trường?”


GS Nhuận đáp: “Số liệu nghiên cứu hiện chưa thể trả lời được chính xác khi nào, cần thêm nghiên cứu chi tiết, áp dụng phương pháp mô phỏng mới có thể đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, thực tế các hàm lượng (chất ô nhiễm) đều giảm rất nhanh, có nơi giảm đến 90% từ tháng 4 đến tháng 8 này.


Hệ sinh thái san hô từ chỗ bị hủy diệt hoàn toàn, bị tẩy trắng nay bắt đầu xuất hiện san hô sống, cá con trở về. Điều này cho thấy môi trường hồi phục tốt. Tôi hy vọng rằng, cùng với việc giám sát chặt chẽ nguồn thải của Formosa và áp dụng giải pháp đẩy nhanh quá trình phục hồi bằng khoa học công nghệ, trong thời gian không lâu nữa biển sẽ trở lại như trước.”


Tuyên bố của GS Nhuận cho thấy 2 điều:


1) Nước biển đã hòa tan dần chất độc hại giết sinh vật biển nên đã thấy mầm sống san hô tái xuất hiện và cá con trở lại.


2) Tuy nhiên, sự tồn tại và sống còn của sinh vật biển hoàn toàn tùy thuộc vào công việc kiểm soát chất thải của Formosa trong tương lai.


Trong khi đó, theo báo chí Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Nghi, người nhiều năm nghiên cứu môi trường, trầm tích biển, đánh giá đây là kết quả nghiên cứu bước 1. Ông nói: “Chúng tôi chờ nghiên cứu bước 2 lúc đó mới có kết luận khi nào môi trường 4 tỉnh thật sự có thể đánh bắt, cá ăn được, biển trở lại bình thường. Đây chưa phải là kết thúc nghiên cứu để trả lời thỏa đáng cho dân, nhưng tôi đánh giá cao cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả. Ngay ban đầu có vụ Formosa này, nếu để quy luật tự nhiên thì tất yếu chất độc sẽ bị đào thải và trầm tích dưới biển sẽ trong sạch, nhưng vấn đề là thời gian nào.”

“Thời gian nào” là câu hỏi người dân miền bị nạn Formosa đã trông chờ từ gần 5 tháng qua và chưa ai biết họ sẽ phải chờ thêm bao nhiều tháng hay bao nhiêu năm nữa.

Đó cũng là băn khoăn của chuyên gia người Đức, Tiến sỹ Friedhelm Schroeder, người đã tham gia đoàn điều tra Quốc tế cùng với các chuyên viên Việt Nam về thảm họa môi trường miền Trung.

Báo chí Việt Nam cho biết ông đã khuyến cáo: “Tuy cá nhỏ đã quay trở lại vùng biển 4 tỉnh, chúng ta cần giữ chứ không được đánh bắt ngay lập tức, cũng phải nghĩ tới việc thu hút các loài cá khác mang lại nguồn lợi thủy hải sản. Tuy nhiên, để biết đã ăn được chưa Bộ Y tế cần giám sát kỹ và đưa ra những khuyến cáo cụ thể.” 

Ông cũng khuyên phía Việt Nam cần tạo niềm tin với dân chúng bắng “các phân tích tiếp theo cần có đối chứng gửi từ các cơ quan khoa học lận cận như Australia, Nhật Bản. Chúng ta cần chứng tỏ cho công chúng, những người không làm khoa học đó là cách tiếp cận hợp lý, chính xác.” 

Vế khía cạnh chuyên môn, Tiến sỹ Friedhelm Schroeder được báo chí Việt Nam trích lời nói rằng:“Chất độc xyanua đã sạch, phenol vẫn còn ở một số nơi. Liên quan đến 2 thông số xyanua và phenol, TS Friedhelm Schroeder, thông tin qua quan trắc cho thấy cyanua qua thời gian đã sạch. Phenol vẫn còn nhưng đã có chiều hướng giảm dần và nằm trong ngưỡng cho phép ở Việt Nam. Ngoài ra, còn một số hố, bẫy thủy lực cần giám sát thêm để theo dõi các thông số phenol chìm sâu ở dưới thay đổi như thế nào. Tóm lại, các thông số đảm bảo cho hoạt động bơi lội, du lịch là hoàn toàn an toàn tuyệt đối.” 

Đó là kết luận phấn khởi, nhưng “hoạt động bơi lội, du lịch” không phải là nhu cầu cấp bách của hàng triệu dân nghèo miền cá chết. Điều cần ngay là làm sao để dân có cơm ăn, áo mặc và trẻ em học sinh cấp 2 (từ 12 tuổi đến 15 tuổi) có thể quay lại trường học, thay vì phải bỏ nhà đi lao động tận bên Lào và cả Trung Quốc vì nhà không còn tiền để sống từ khi cá chết. Tương lai của hàng trăm nghìn trẻ em vô tội này sẽ ra sao nếu cha mẹ sống nhờ vào biển cứ thất nghiệp mãi để đeo nợ chồng chất?

Vì vậy, hơn bao giờ hết ông Bộ trưởng Tài Nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà cần đi “thăm dân cho biết sự tình” chứ không nên ngồi ở Hà Nội để phồng mang trợn mắt hô hào mọi người “hãy đi tắm biển”.

Cả bộ tứ lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước CSVN từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng quê Qủang Nam Nguyễn Xuân Phúc hãy can đảm nhìn vào sự thật phũ phàng do Formosa đã gây ra cho người dân miền Trung.

Việc nhà nước CSVN vội vã xòe tay nhận khoản tiền đền bù 500 triệu dollars của Formosa mà chưa hề điều tra cho đúng và rõ ràng sự thiệt hại trong hiện tại và cả tương lai của người dân và môi trường cần bao nhiêu là vô trách nhiệm. Đây là hành động nông cạn, nếu không phải là hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam đã cúi đầu nhận oản bố thí của kẻ chủ mưu Trung cộng đứng sau lưng Formosa Đài Loan.

Vì vậy, thái độ hả hê, tắm cười rất phản cảm của Bộ trưởng Trần Hồng Hà ở biển Cửa Việt hôm trời mưa 22/08/2016 chẳng có nghĩa gì khác ngoài sự xúc phạm đến tận cùng nỗi đau khổ của dân miền Trung.

Phạm Trần 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói nặng lời về trách nhiệm các bộ, ngành trong vụ Formosa

Chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác môi trường sáng 24/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rất bức xúc khi nhận xét về trách nhiệm của cơ quan, ban ngành, cán bộ qua sự cố điển hình Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung.

http://static.viettimes.vn/650x450/Uploaded/vuonghanh/2016_06_30/nguyen-xuan-phuc6_EJFO.jpg
Ảnh minh họa
“Vụ Formosa là một điển hình cho thấy nhiều cán bộ quản lý môi trường vô trách nhiệm. C49 (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường) của Bộ Công an thời gian qua chưa tập trung cho công việc phòng chống, đấu tranh với các hành vi vi phạm. Thanh tra Chính phủ và thanh tra các cấp chưa chú trọng thanh tra các vấn đề về môi trường. Chưa xã hội hóa tốt lĩnh vực xử lý chất thải. Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương mới chỉ tập trung phát triển kinh tế mà coi thường, bỏ rơi vấn đề môi trường. Các cơ quan phát hiện, xử lý vấn đề chậm, chủ yếu trông vào người dân, báo chí. Vụ Formosa nghiêm trọng vậy mà tất cả đều im lặng đến khi báo chí đăng tải, phản ánh mãi mới biết. Cả hệ thống kiểm soát như vậy ở đâu?” – Thủ tướng nói.

Chưa hết, Thủ tướng còn nhận xét về những vấn đề trong vu Formosa như sau: “Ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt, bộ máy chưa theo kịp vấn đề, cán bộ yếu về chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm các cơ quan chồng chéo. Vụ Formosa là một điển hình cho thấy nhiều cán bộ quản lý môi trường vô trách nhiệm…”

Hiện, tỉnh Hà Tĩnh đang yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ Formosa. Theo ông Phạm Quang Đệ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ Hà Tĩnh trả lời báo chí ngày 21/8: “Hiện tại chỉ mới Sở TNMT tổ chức họp để kiểm điểm. Tuy nhiên chỉ có ông Đặng Bá Lục, Chi cục trưởng Bảo vệ Môi trường là nhận hình thức kỷ luật là khiển trách. Còn lại là xin rút kinh nghiệm”.

Linh Chi 

(VNN)

PTT Phạm Bình Mình xô quốc tế ra khỏi Biển Đông; Chủ tịch Trần Đại Quang kêu gọi quốc tế vào chặn đứng tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông-Sao lại" ông chẳng bà chuộc" vậy?; Cho rằng Nguyễn Cơ Thạch chống Trung Quốc là sai lầm

(An ninh quốc phòng) - “Chúng ta đã rút ra bài học, không để bất cứ lực lượng nào lôi kéo vào sự cạnh tranh. Đường lối của chúng ta là độc lập, tự chủ, không để bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào”.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.
Không để Việt Nam bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào
Sáng nay (18/8), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có những trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh nhiều vấn đề liên quan tới công tác đối ngoại, quan hệ với các nước, vấn đề Biển Đông, vụ kiện của Philippines với Trung Quốc.
PV: Thời gian qua có một số ý kiến là Việt Nam có thể bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực. Trong nước thì xuất hiện tâm lý “bài Trung Quốc” và ủng hộ Mỹ trong quần chúng nhân dân. Phó Thủ tướng có nhìn nhận gì về vấn đề này?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cạnh tranh giữa các nước lớn liên quan đến lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế. Nơi nào có cạnh tranh chiến lược mà xử lý không tốt thì có thể dẫn đến đối đầu, có thể cả chiến tranh khu vực, lịch sử đã chứng minh.
Chúng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm là không để bất cứ lực lượng nào lôi kéo ta vào sự cạnh tranh. Đường lối của chúng ta là độc lập, tự chủ, không để bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào. Để được vậy, chúng ta phát triển quan hệ với tất cả các nước trên cơ sở những lợi ích chung.
Chính sách đối ngoại của ta đi từ chỗ thêm bạn bớt thù đến làm bạn với tất cả các nước. Bảo vệ độc lập chủ quyền là do chúng ta, trên cơ sở tranh thủ sự ủng hộ tối đa của các nước, nhưng không nước nào có thể đứng ra bảo vệ chủ quyền cho chúng ta.
Tự chủ trong đối ngoại cũng là đóng góp vào đường lối đó.
PV: Trước khi tòa đưa ra phán quyết của vụ kiện Philippines với Trung Quốc thì Thủ tướng Hun – sen đã đưa ra tuyên bố không ghi nhận phán quyết và Hội nghị ASEAN tại Lào cũng không đạt được kỳ vọng về tuyên bố chung đối với phán quyết.
Rõ ràng là hai nước này đã thể hiện sự khác biệt. Bản thân Phó Thủ tướng có lo ngại về việc này không?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện giữa hai nước. Khi phán quyết của tòa đưa ra, từng nước đã có những phát biểu quan điểm của mình đối với vụ kiện này.
Có những nước nói là hoan nghênh việc ra phán quyết, có những nước nói ghi nhận, có những nước không nói ghi nhận thì cũng nói về những vấn đề liên quan, đó là phải tôn trọng luật pháp quốc tế, công ước Luật Biển 1982.
Hay có những nước cũng nhân việc đó nói về lập trường chung là giải quyết hòa bình các tranh chấp và đương nhiên cũng có nước nhưng là số ít nói về việc không tán thành vụ kiện. Đó là quan điểm của mỗi quốc gia.
Việc mà từng nước phát biểu đó, thể hiện quan điểm của mỗi quốc gia nhưng trong ASEAN thì có thảo luận tất cả các vấn đề có liên quan.
Bởi vì, tất cả các Hội nghị của ASEAN từ trước đến nay vẫn thế, khi có tình hình mới xảy ra thì bao giờ cũng có thảo luận, đề cập, mức độ có thể khác nhau, tính chất có thể khác nhau, hình thức có thể khác nhau nhưng có đề cập.
Tại Hội nghị ASEAN ở Lào không đề cập trực tiếp vấn đề vụ kiện, có thảo luận vì có nước trong đó tham gia vụ kiện, thông báo tình hình liên quan.
Nhưng Hội nghị ASEAN lần này có điểm mới trong tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN là việc nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 mà khẳng định trong đó, ngoài việc tôn trọng giải quyết tranh chấp bằng hòa bình thì nhấn mạnh tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý.
Đây là điểm mới trong tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN, trong bối cảnh vụ kiện như thế thì hiểu rằng tất cả các biện pháp hòa bình là ngoại giao, pháp lý đề được tôn trọng trên cơ sở tôn trong luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982.
PTT Phạm Bình Minh: Không để bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào - Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.
PV: Cảm nhận cá nhân của ông về đoàn kết của ASEAN trong thời gian tới sau vụ kiện này?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đoàn kết của ASEAN là vô cùng quan trọng, bởi đoàn kết của ASEAN mới tạo ra vai trò trung tâm. Trong ASEAN thì lịch sử cho đến nay duy trì được vai trò trung tâm trong các cơ chế của khu vực, đây là vai trò mà không có một tổ chức khu vực nào trên thế giới có được.
Nhìn vào ASEAN, nhìn vào các khu vực khác thì không có tổ chức khu vực nhỏ như ASEAN mà tất cả các nước lớn trên thế giới đều tham gia vào cơ chế của ASEAN. Giá trị đó làm được là do ASEAN giữ được vai trò trung tâm trên cơ sở đoàn kết.
Dù bất cứ trường hợp nào, ASEAN cũng sẽ tăng cường đoàn kết. Chính vì vừa qua, ASEAN đạt được tuyên bố chung tưởng chừng như những lúc có thể nói là người ta nghĩ không thể có tuyên bố chung.
Nhưng thấy được vai trò hết sức quan trọng của đoàn kết, vai trò trung tâm nên các nước đã tìm ra được công thức phản ánh được sự quan tâm của từng thành viên trong ASEAN nhưng cũng đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết.
Đó là công thức ASEAN đã và sẽ thực hiện trong thời gian tới để đảm bảo đoàn kết. Còn từng nước cũng phải quan tâm sự đoàn kết đó để đảm bảo lợi ích.
Xung đột, chiến tranh là đi ngược xu thế chung
PV: Thưa Phó Thủ tướng, vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông là nhiệm vụ trong tâm của ngành ngoại giao và trong thời gian tới, sẽ có những biện pháp gì để tiếp nối nhiệm vụ này?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Biển Đông là một trong những vấn đề tác động đến môi trường an ninh và chúng ta khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với Trường Sa chúng ta cũng hiểu được là đang có tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên đối với các đảo đá ở đây. Quan điểm của chúng ta là phải đảm bảo chủ quyền của chúng ta ở các đảo mà hiện chúng ta đang quản lý, giữ đúng theo luật pháp quốc tế.
Chúng ta phải đảm bảo chủ quyền ở 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, đó là theo luật pháp quốc tế. Đại hội Đảng đã nêu rõ kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và hiểu rằng, chúng ta kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.
Giải quyết các tranh chấp trên cơ sở là thương lượng, đàm phán, những vấn đề gì liên quan giữa hai nước thì giải quyết hai nước, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên tham gia giải quyết.
Chúng ta bảo vệ chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế và yêu cầu các nước cũng phải thực hiện như vậy. Đây là thế mạnh của các nước nhỏ, vừa, dựa trên luật pháp quốc tế mới bảo vệ được chính minh.
Và đương nhiên, khi bất cứ vấn đề gì xâm phạm đến chúng ta thì chúng ta phải kiên quyết đấu tranh để chống lại bằng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
PV: Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về sự leo thang các căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông và có lo ngại sự xung đột, cuộc chiến có thể xảy ra giữa các nước ở vùng biển này không?
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Biển Đông là vấn đề không chỉ của riêng các nước trong khu vực. Đây là tuyến đường hàng hải hết sức quan trọng trên thế giới. Vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải là nhu cầu chung, không chỉ của các nước trong khu vực mà các nước trên thế giới.
Do đó, các nước đều phải có trách nhiệm đóng góp vào đảm bảo duy trì, ổn định ở Biển Đông. Bởi vì bất cứ việc gì xảy ra ở Biển Đông sẽ làm chặn đường hàng hải huyết mạch, quan trọng vận chuyển hàng hóa của các nước trên thế giới.
Biển Đông là đúng có sự tranh chấp ở một số đảo đá của một số nước trong khu vực, việc giải quyết tranh chấp đó phải bằng các bên liên quan giải quyết. Đó là yêu cầu của các nước, vì các nước cũng không thể tham gia vào giải quyết chủ quyền của từng vấn đề giữa các quốc gia với nhau.
Việc giải quyết phải thông qua đàm phán, thương lượng còn việc xảy ra tình trạng leo thang là trách nhiệm của các nước để xảy ra. Việc xung đột dẫn đến chiến tranh là đi ngược xu thế chung hiện nay, ngăn chặn chiến tranh, kiểm soát xung đột bằng các biện pháp kiềm chế, tự kiềm chế trong các khuôn khổ.
Tình hình hiện nay, các nước đang kêu gọi các bên kiềm chế, đó là sự quan tâm của các nước. Trong ASEAN cũng vậy, khi bày tỏ lo ngại sâu sắc là tình hình không được kiểm soát. Hiện nay các nước đều kêu gọi kiềm chế, kiểm soát hành động, không để có va chạm dẫn đến xung đột trong khu vực.
Xung đột đó sẽ không thể lường trước được, hậu quả của tất các cuộc chiến tranh thì không có kẻ nào chiến thắng. Tất cả các nước đều phải đánh giá, xem xét. Hiện nay, giữa ASEAN – Trung Quốc cũng đang thực thi tuyên bố về ứng xử Biển Đông, tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Trong Hội nghị ASEAN mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng nói cố gắng xây dựng bộ quy tắc ứng xử Biển Đông giữa các nước ASEAN – Trung Quốc vào năm 2017. Đó là tín hiệu tích cực để các nước có trách nhiệm, các nước lớn có trách nhiệm.
Còn khi xảy ra xung đột thì cộng đồng quốc tế sẽ có tiếng nói phản đối các cuộc xung đột, chiến tranh.
(Theo Soha News)


Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 24/08/2016 kêu gọi hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình tại Biển Đông, nhằm chận đứng tham vọng lãnh thổ của Bằc Kinh, tại vùng biển đang được nhiều nước tranh chấp trong đó có Việt Nam.

media
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tiếp đón tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội, ngày 24/05/2016. REUTERS
« Chúng tôi rất ủng hộ sự hợp tác của Pháp và các quốc gia khác trong tiến trình duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và tại Biển Đông ». Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố như trên, trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho hãng tin Pháp AFP, trước chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp François Hollande vào đầu tháng Chín. Ông Trần Đại Quang nói thêm, đó là vấn đề « đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và hàng không ».

Ý tưởng về sự giúp đỡ của quốc tế trong vùng biển tranh chấp đã được bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đưa ra từ đầu tháng Sáu : ông đề nghị các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu gởi chiến hạm đến tuần tra tại Biển Đông.

Trong chuyến thăm Philippines cuối tháng Bảy, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố rằng Washington mong muốn tránh « đối đầu » trên Biển Đông, và cũng đề nghị giúp đỡ giải quyết xung đột.

Hôm 12/7, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đã ra phán quyết thuận lợi cho Philippines, khẳng định Trung Quốc không hề có « quyền lịch sử » tại vùng biển chiến lược này, và đường lưỡi bò tự vẽ là không có căn cứ pháp lý. Bắc Kinh phẫn nộ cho biết sẽ không tôn trọng phán quyết.

Thụy My

(RFI)

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Năm, ngày 25 tháng 8 năm 2016 | 25.8.16

"Trong một quốc gia, việc có những ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Trong lịch sử, đã có những bất đồng gay gắt giữa ngoại giao ý thức hệ và ngoại giao vì lợi ích quốc gia dân tộc."

http://static.plo.vn/w470/uploaded/thanhhoa/2014_07_08/cujk1-7c3f2.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch với các phóng viên. Ảnh tư liệu
Tuần Việt Nam: Xin giới tiếp phần 2 cuộc trò chuyện với PGS. TS Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đối ngoại, Cựu đại sứ Việt Nam tại Ba Lan và Ucraina bàn về 30 năm đổi mới nhìn từ ngành Ngoại giao.
“Cứ để các ông ấy va đầu vào đá…”

Tại Hội nghị Trung ương 3 của Đại hội VII được coi là bước ngoặt lịch sử đối với đối ngoại Việt Nam, đối với chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Ông còn nhớ, hồi đó, để đạt được bước ngoặt này thì các vị đứng đầu ngành ngoại giao, đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã làm những gì để thuyết phục được những người luôn đề cao, coi trọng quan hệ với các nước XHCN và phong trào công nhân trên thế giới?

Trong một quốc gia, việc có những ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Trong thời ông Nguyễn Cơ Thạch là Bộ trưởng, nhất là giai đoạn liên quan đến Đại hội VI và Đại hội VII cũng có những vấn đề thuộc về ý thức hệ nổi lên, và gây ra tranh luận mạnh mẽ.

Việt Nam đã bắt đầu chuyển biến từ Đại hội VI, mặc dù lúc đấy đối ngoại chưa được coi là quan trọng, chưa được quan tâm. Lúc đó, trọng tâm là đổi mới về tư duy kinh tế. Nhưng mà đối ngoại và đối nội là những vấn đề luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, nếu không có đổi mới về đối nội thì không thể đổi mới đối ngoại.

Tại Đại hội VI, mặc dù về đối ngoại chỉ mới nêu ra những tư tưởng rất lớn, chưa bàn cụ thể. Chẳng hạn “Kết hợp sức mạnh; Thêm bạn bớt thù; Kết hợp sức mạnh với giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và Đông Dương…” Hay “chuyển đấu tranh sang cùng tồn tại”… Nội bộ ta khi đó như tôi đã nói ở trên là vẫn còn nhiều khác nhau về ý kiến.

Phần đông anh em vẫn ủng hộ tư tưởng ý thức hệ. Nhân đây, tôi xin kể một ví dụ về ngoại giao ý thức hệ. Năm 1989 là năm kỷ niệm 40 năm của Cộng hòa Dân chủ Đức, và họ mời tất cả các lãnh đạo Đảng anh em sang tham dự. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến dự với mục đích, ngoài dự lễ kỷ niệm, là thông báo với các Đảng Cộng sản khác về sáng kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức một cuộc họp bàn để phối hợp các Đảng Cộng sản nhằm cứu CNXH, vì lúc đó CNXH đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, ở Đông Âu và Liên Xô. Ông Linh đã thành công với một số Đảng Cộng sản như Romania, Mông Cổ, Cu Ba, hay Tây Đức, nhưng lại không được Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev ủng hộ do nội bộ Liên Xô lúc bấy giờ đang có nhiều thay đổi lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người cổ xúy và tích cực thúc đẩy đa dạng hóa, đa phương hóa. Bộ trưởng Thạch có một đội ngũ nghiên cứu đã kịp nhìn ra xu thế phát triển của thế giới giờ không thể đi theo lối tư duy xáo cũ được nữa, mà phải đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, phải chú trọng phát triển kinh tế, chú trọng những vấn đề khác để mà thúc đẩy sự phát triển đất nước, và phải giải quyết vấn đề Campuchia.

Nguyễn Cơ Thạch, 30 năm đổi mới, Đại hội Đảng VI, Campuchia, Bình thường hóa Việt - Mỹ, ASEAN, Gỡ bỏ cấm vận, Trung Quốc
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp gỡ nhà đồng sáng lập đảng Xã hội Pháp Jean-Pierre Chevènement năm 1982 - Ảnh: Le Monde
Đáng mừng là Đại hội VII, xu hướng ủng hộ đổi mới đã manh nha thắng thế mặc dù không hoàn toàn. Trong Nghị quyết Đại hội VII vẫn còn thấp thoáng tư tưởng ngoại giao ý thức hệ lẫn vào chính sách đa phương hóa quan hệ.

Tôi từng nghe trực tiếp ông Thạch nói rằng, “Cứ để các ông ấy va đầu vào đá rồi các ông ấy sẽ thấy”. Tôi vẫn nhớ rất rõ, bản tham luận tại Đại hội VII của ông Thạch rất hay. Ông ấy đã đánh giá về xu hướng phát triển của thế giới, cách mạng khoa học công nghệ, của toàn cầu hóa, xu hướng liên kết kinh tế nhau, và quả quyết Việt Nam không thể đi theo ngoại giao ý thức hệ được, bởi thực tế ở Đông Âu lúc đó là những minh chứng rõ ràng.

Những cơ hội bị bõ lỡ

Nhân ông đang nói về chuyện cũ, chúng tôi xin hỏi một câu chuyện từng nghe phong thanh đâu đó. Có phải đã có những ý kiến khuyên Việt Nam nên bình thường hóa quan hệ với ASEAN và Mỹ, đặc biệt là ASEAN trước khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc?

Đúng là có ý kiến đó. Đáng nhẽ ra trong bối cảnh như thế, Việt Nam cần nhanh chóng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, và điều thúc đẩy đầu tiên chính là cái tăng cường quan hệ với ASEAN và gia nhập ASEAN, vì ASEAN là các nước láng giềng quanh ta.

Tại sao lại khuyên bình thường hóa quan hệ với Mỹ trước là bởi Mỹ là siêu cường, có thể chi phối các mối quan hệ quốc tế. Hơn nữa, trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc cực kỳ khó khăn, và Trung Quốc không muốn bình thường hóa quan hệ sớm, họ đã dùng vấn đề Campuchia để ngăn chặn Việt Nam.

Nếu như Việt Nam bình thường hóa quan hệ với ASEAN, chắc chắn mối quan hệ với Trung Quốc sẽ không phức tạp như sau này. Vì, quan hệ quốc tế là những vấn đề dằng díu với nhau. Quan hệ với ASEAN sẽ thúc đẩy việc bình thường hóa với Trung Quốc.

Thật đáng tiếc, cả hai cái việc đó mình đều đã bỏ lỡ.

Hồi đó chúng ta đã có cơ hội tốt để có thể chớp lấy cả 2 cơ hội này phải không ạ?

Hồi cuối thập niên 1970, Mỹ đánh tiếng sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nhưng phía ta đã kiên quyết đòi Mỹ phải bồi thường chiến tranh 3,25 tỷ USD, ghi trong Phụ lục Hiệp định, như một điều kiện tiên quyết để bình thường hóa. Cái đấy Mỹ bảo không làm được vì quyết định bồi thường thuộc về Quốc hội. Đặc biệt, trong bối cảnh hội chứng chiến tranh Việt Nam còn sâu nặng, Quốc hội làm sao mà chi. Việt Nam đã không tìm hiểu thấu đáo hệ thống chính trị Mỹ.

Đến tận 4/1978, Việt Nam mới chấp nhận bỏ không đòi bồi thường chiến tranh, thì Mỹ đang chuẩn bị bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, cộng thêm chuyện ta đưa quân vào Campuchia và điều thứ ba quan trọng nhất là Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị Xô – Việt, trong đó có Điều 6 về phối hợp hợp tác về quân sự.

Còn đối với ASEAN, cơ hội để bình thường hóa quan hệ với ASEAN là có. 05/07/1976 Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm được các nước ASEAN rất hoan nghênh. Nhưng tại điểm thứ 4, ta lại kèm theo cái đuôi là tăng cường hợp tác với khu vực ASEAN để khu vực này có hòa bình trung lập thực sự. Vì thế một số nước ASEAN cho rằng mình muốn kêu gọi nhân dân lật đổ chính phủ họ. Hãy nhớ, lúc này các nước ASEAN đều phụ thuộc ở các mức độ khác nhau vào Mỹ. Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lực lượng các nước xung quanh đã về hùa với Trung Quốc và phương Tây bao vây cấm vận Việt Nam.

Nguyễn Cơ Thạch, 30 năm đổi mới, Đại hội Đảng VI, Campuchia, Bình thường hóa Việt - Mỹ, ASEAN, Gỡ bỏ cấm vận, Trung Quốc
Tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Việt Nam, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Trong ảnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi đó (trái) và Tổng thống Clinton trong buổi lễ tiếp đón tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Reuters/ Zing.vn
Cho rằng Nguyễn Cơ Thạch chống Trung Quốc là sai lầm

Theo chúng tôi được biết, trong tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, kênh ngoại giao Đảng với ngoại giao quốc phòng đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Tại sao lại có hiện tượng như thế và bài học cho hậu thế rút ra là gì?

Qua Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh, Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đã tổ chức gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại Hà Nội. Tại đó ông Linh bàn với Trương Đức Duy về kế hoạch đi thăm Trung Quốc, và dẫn đến Hội nghị Thành Đô.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là người coi trọng ý thức hệ, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước XHCN và trong quan hệ giữa các Đảng Cộng sản. Ông Linh tin rằng ý thức hệ là con đường quan trọng, có thể hóa giải các mối quan hệ đối ngoại căng thằng, phức tạp. Ông ấy đã có niềm tin kiên định như vậy.

Trong nhiệm kỳ Tổng Bí thư của mình, ông Nguyễn Văn Linh đã rất nỗ lực tạo dấu ấn lịch sử bằng việc bình thường hóa với Trung Quốc. Đại diện ngoại giao nhà nước tham dự Hội nghị Thành Đô là Thứ trưởng Đinh Nho Liêm chứ không phải Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.

Tôi không hiểu, tại sao qua kênh ngoại giao nhà nước lại lâu bình thường hóa hơn? Tôi nghe kể Nghị quyết XIII của Bộ Chính trị, do ông Thạch góp sức chủ yếu, có yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc?

Ông Lê Duẩn có giao cho Quốc Vụ Khanh Võ Đông Giang chuẩn bị một bài phát biểu tại một cuộc mít tinh. Ông Giang viết rằng, trong quan hệ với Trung Quốc phải mềm mỏng hơn, và tiến tới bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Đó là quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Nhưng đoạn này đã không được duyệt.

Liên quan đến việc góp ý vào Dự thảo Hiến pháp 1980, chính nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, tại Hội nghị Tổng kết Công tác Đối ngoại năm 2007, đã kể lại rằng, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã giao cho ông Niên chuyển bản góp ý của Bộ Ngoại giao tới các ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ. Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao, trong Lời Nói Đầu của Dự thảo Hiến pháp 1980 không nên đưa câu “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm”. Nhưng ý kiến này cũng lại bị gạt đi.

Khoảng 2-3 tháng trước Đại hội VII (6/1991), trong một buổi họp giao ban, đến phần đọc tin A, có một đoạn tin nói Trung Quốc đang tìm cách hạ bệ ông Thạch. Khi mọi người ra về, tôi nghe thấy ông Thạch lẩm bẩm một mình: Mình là người chủ trì Nghị quyết XIII, mà một trong những nội dung quan trọng là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, thế mà... họ cứ hiểu ngược lại.

Thế còn chuyện Trung Quốc không ưa ông Thạch thực hư như thế nào, ông có biết không?

Tôi cho rằng Trung Quốc không ưa ông Thạch mạnh như thế vì họ vừa hiểu lầm, vừa không thích ông ấy.

Va chạm của Trung Quốc với ông Thạch diễn ra trong một thời gian dài, chủ yếu liên quan tới lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Hơn nữa, chính ông Thạch đã chỉ đạo ông Thứ trưởng Trần Quang Cơ đàm phán với Từ Đôn Tín ngay từ buổi đầu đã cực kỳ căng thẳng. Quan điểm của ông Thạch là, không phụ thuộc vào ý thức hệ mà lợi ích quốc gia là chính. Còn Trung Quốc cũng vì lợi ích quốc gia nên họ cho rằng làm việc với ông Thạch sẽ rất khó, và vướng nhiều thứ. Họ muốn đàm phán với người khác, theo ý thức hệ, dễ hơn.

Đại sứ Trung Quốc sau này là ông Lý Gia Chung, một người biết tiếng Việt rất giỏi, đã nói rằng quan điểm cho rằng ông Thạch chống Trung Quốc là hoàn toàn sai lầm.

Còn việc ông Nguyễn Cơ Thạch không được bầu chọn ở Đại hội VII có phải do sức ép đến từ bên ngoài không?

Không đúng. Nguyên nhân do hồi đó vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ như chuyện ngoại giao ý thức hệ và ngoại giao vì lợi ích quốc gia dân tộc. Và ông Thạch không được Bộ Chính trị và Trung ương khóa VI giới thiệu ứng cử tiếp tục.

Xin cảm ơn ông Vũ Dương Huân đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam!

Huỳnh Phan – Lan Anh

(Tuần Việt Nam)
Báo Tây nói gì về tên lửa bờ Bastion-P của Việt Nam?

Báo Tây nói gì về tên lửa bờ Bastion-P của Việt Nam?

Báo chí phương Tây và Nga mới đây đồng loạt đăng tải thông tin bày tỏ sự quan tâm tới tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P của Việt Nam mới được đưa ra diễn tập. (Theo...
Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ bàn biện pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại

Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ bàn biện pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sẽ tập trung đánh giá tình hình thế giới, tác động, thách thức đối với đất nước để từ đó kiến nghị các biện pháp, giải pháp về mặt đối ngoại...

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Biển vắng lặng, cá tôm chẳng thấy, ngư dân bỏ làng làm thuê kiếm sống

Cập nhật: 13:10, Thứ 4, 24/08/2016

Cả xã có trên 1.000 hộ dân với khoảng 1.300 lao động sinh sống ở 5 thôn. Lao động các thôn Trung Thành, Tân Hòa, Tân Thuận phần lớn đã bỏ làng đi khắp nơi làm thuê kiếm sống. Còn lại các thôn Tân Hải, Bắc Hòa thì vẫn bám biển, ra khơi nhưng cũng lay lắt lắm.
 Lưới đánh cá đưa cất trên bờ
Lưới đánh cá đưa cất trên bờ
Ông Nguyễn Quang Cả - Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) chẳng cần mở sổ sách nói với chúng tôi: "Cả xã có trên 1.000 hộ dân với khoảng 1.300 lao động sinh sống ở 5 thôn. Lao động các thôn Trung Thành, Tân Hòa, Tân Thuận phần lớn đã bỏ làng đi khắp nơi làm thuê kiếm sống. Còn lại các thôn Tân Hải, Bắc Hòa thì vẫn bám biển, ra khơi nhưng cũng lay lắt lắm".

Chỉ còn "cá qua đường"

Thôn Tân Hải nằm ở phía bắc của xã Ngư Thủy Bắc, gần tiếp giáp với xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh). Thôn có gần 100 thuyền bờ nan với trên 300 lao động.

Đại sứ Mỹ Ted Osius: 'Thật không khôn ngoan khi gây rối với Việt Nam'

06:00 PM - 24/08/2016 Thanh Niên Online

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius /// Thụy Miên
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted OsiusTHỤY MIÊNĐại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius cho rằng Trung Quốc đã có những hành động hiếu chiến, bắt nạt Việt Nam trên Biển Đông, và "thật không khôn ngoan chút nào khi gây rối với Việt Nam".
Theo trang Washington Blade, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius đã dành những lời tốt đẹp đối với chính phủ và người dân Việt Nam. Ông nói rằng ông cùng gia đình đã được chào đón rất nồng nhiệt dù ông đi đến bất cứ đâu tại Việt Nam.

Phát hiện thêm nhiều kết quả bất nhất liên quan cá miền Trung


24/08/2016 17:58 GMT+7
TTO - Ngày 23-8 trả lời Tuổi Trẻ, Cục An toàn thực phẩm cho biết trong tháng 8 này, chỉ có 1/18 mẫu hải sản tươi lấy ở các chợ và cảng cá miền Trung có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép. 
Mẫu này là mẫu cá trạng buồn lấy tại cảng cá ở Hà Tĩnh, có dư lượng caddimi vượt ngưỡng.
Tuy nhiên thật bất ngờ, trong Phiếu kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (ngày báo cáo kết quả là 22-8) cho biết ngày 5-8 vừa qua, Viện này đã lấy 3 mẫu cá mu (còn gọi là cá nục nhỏ), cá đuối tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, 6 mẫu gồm ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá mỏ neo, cá man, cá triềng, cá trạng buồn tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,079 mg/kg, vượt quá giới hạn cho phép.
Đồng thời, đã phát hiện cyanua trong 5 mẫu, cụ thể cá đuối có hàm lượng 0,8 mg/kg; ghẹ 3 mắt 0,8 mg/kg; cá nhồng 0,6 mg/kg; cá man 0,5 mg/kg; cá mỏ neo 3,9 mg/kg. Ngoài ra, phát hiện phenol trong cá đuối 14 mg/kg; ghẹ 3 mắt 10 mg/kg và cá man 8,3 mg/kg.
Theo chúng tôi được biết, tất cả những kết quả này đã được gửi về Bộ Y tế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho rằng kết quả chỉ có 1/18 mẫu hải sản có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng là tính đến 19-8, từ 20-8 trở đi (bao gồm kết quả kể trên) là… chưa tính.
Tuy nhiên, đây là lần thứ 2 có những bất nhất về kết quả xét nghiệm hải sản.
Cụ thể sau thảm họa môi trường tháng 4-5 vừa qua, Bộ Y tế có báo cáo cho biết qua kiểm tra trên 140 mẫu nước ăn, rau ăn và hải sản (riêng hải sản 97 mẫu) đều cho kết quả an toàn, chưa phát hiện dư lượng vượt ngưỡng.
Ngày 23-8, Bộ Y tế lại cho biết trong số trên 430 mẫu hải sản được lấy trong 2 tháng 4-5 vừa qua số mẫu có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng là cao (nhưng không công bố tỷ lệ, chỉ công bố tỷ lệ phát hiện mẫu vượt ngưỡng trong tháng 7 là 25,9%).
Và giờ đây lại có bất nhất trong kết quả kiểm tra của tháng 8.
Được biết giới chức y tế mới kiểm tra dư lượng cyanua và phenol trong hải sản kể từ khi có thảm họa môi trường.
LAN ANH

Tiền Trung Quốc đang mua gì ở Mỹ


09:46 AM - 31/03/2016 Thanh Niên Online

Công ty Trung Quốc đang tích cực thâu tóm doanh nghiệp ngoại, đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ - Ảnh: Reuters

Công ty Trung Quốc đang tích cực thâu tóm doanh nghiệp ngoại, đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ - Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, từ đầu năm đến nay, giới doanh nghiệp Trung Quốc đã công bố các thương vụ thực hiện với phía doanh nghiệp Mỹ có tổng trị giá kỷ lục là 40,5 tỉ USD, gần gấp đôi tổng giá trị thương vụ thực hiện trong cả năm 2015. Dưới đây là danh sách các tài sản mà tiền từ Trung Quốc đã và đang đổ vào Mỹ để thâu tóm.
Khách sạn cao cấp
Danh mục đầu tư của Strategic Hotels & Resorts bao gồm các tài sản ở Austin bang Texas, Thung lũng Silicon bang California, bang Chicago và khách sạn Intercontinental Miami. Tập đoàn bảo hiểm Anbang Insurance của Đại lục đang chi khoảng 6,5 tỉ USD để mua nhóm khách sạn từ hãng Blackstone Group, chỉ ba tháng sau khi một công ty cổ phần tư nhân ở New York (Mỹ) mua lại nó.
Tiền Trung Quốc đang mua gì ở Mỹ? - ảnh 1
Khách sạn W Hotel Hollywood ở Hollywood, bang California của hãng Starwood Hotels & Resorts Worldwide - Ảnh: Bloomberg