Phạm
Viết Đào.
Theo DÂN TRÍ, Bộ Ngoại giao đã đồng thuận trong việc Bộ Giao thông-Vận
tải đứng ra vay 7000 tỷ đồng để xây dựng
tuyến đường sắt cao tốc Móng Cái-Vân Đồn; khi trả lời câu hỏi của nhà báo, câu
hỏi cũng là băn khoăn về các hệ lụy của nhiều chuyên gia trong việc nhận các
khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng; Phó TT Phạm Bình Minh đã
biện giải như sau:
”Phải nói thế này: Khi đánh giá dự án tiến triển nhanh hay
chậm, nó không chỉ có một nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân khác như có thể
do quá trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu
quả các nhà thầu phụ...Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế
nào cho hiệu quả thì cơ quan, đơn vị triển khai phải biết sử dụng. Nhưng thực
tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận, nếu dùng nguồn vốn vay mà dự án bị kéo dài
thì vốn vay càng đắt lên, thời gian trả nợ kéo dài, thời gian ân hạn ngắn lại.
Chúng ta không triển khai nhanh thì sẽ thiệt hại nhiều…”
(http://dantri.com.vn/kinh-doanh/pho-thu-tuong-pham-binh-minh-noi-gi-ve-du-an-duong-vay-trung-quoc-7000-ty-dong--20160728163142697.htm)
Qua cách trả lời của PTT Phạm Bình Minh, chúng ta thấy ông tách các
khoản ODA của Trung Quốc ra thành 2 công đoạn:
công đoạn vay tiền và công đoạn triển khai dự án bằng tiền vay; Theo cách biện
giải của PTT Phạm Bình Minh thì các hệ lụy phần lớn thường xảy ra từ các dự án
có nguồn vốn ODA từ Trung Quốc ở công đoạn 2: “do quá trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu quả
các nhà thầu phụ...Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào
cho hiệu quả…”
Với cách ngụy biện này, PTT Phạm Bình Mình muốn chỉ ra: hệ lụy là do
khâu “triển khai” dự án chứ không do khâu “đi vay tiền”; Với cách lập luận này,
ông đã bật đèn xanh cho Bộ Giao Thông vận tải có thể vay ODA từ Trung Quốc, Phó
TT phụ trách đối ngoại Phạm Bình Minh đồng thuận; Ông cũng đã chỉ ra: để tránh
hệ lụy như các dự án trước đây thì phải tìm cách quản lý cho tốt khâu triển
khai thi công dự án…
Đây là cách, mánh khóe mà các quan chức cao cấp của các quốc gia cộng
sản thường áp dụng: người ban hành chủ trương bao giờ cũng đúng; còn nếu sai,
gây nên hệ lụy này kia là do bởi cái anh thực hiện ???
Đảng
CS Trung Quốc đứng đằng sau mọi túi tiền
Ông PTT Phạm Bình Minh không nhớ hay
cố tình quên một điều cốt tử: ở các quốc gia CS như Trung Quốc, Đảng lãnh đạo
toàn diện tuyệt đối tới mọi ngóc ngách đời sống xã hội kể cả trong sản xuất
kinh doanh nhỏ lẻ…Do vậy: việc cho Việt Nam vay ODA cũng là chủ trương do Đảng
CS Trung Quốc bật đèn xanh; Tại sao Đảng CS Trung Quốc lại trở nên hữu hảo, tốt
bụng cho Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi, thấp hơn vay các ngân hàng thương
mại để phát triển cơ sở hạ tầng ?
Có 3 nguyên nhân, theo người viết bài
này:
1/-Trung Quốc muốn xì hơi quan hệ
căng thẳng Việt-Trung sau sự cố Formosa, mọi người đều biết thủ phạm là các nhà
thầu phụ Trung Quốc và sự căng thẳng trên Biển Đông do hành động lộng hành, bá
quyền của lực lượng hải quân Trung Quốc;
2/ - Tuyến đường cao tốc này sẽ kết
nối vùng kinh tế Quảng Châu- Quảng Đông phát triển của Trung Quốc với khu vực
cảng biển miền bắc Việt Nam; Tuyến đường này sẽ tạo thuận lợi cho sự lưu thông
hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam; qua tay Việt Nam để thâm nhập các thị
trường khác …
3/ Vùng Vân Đồn- Quảng Ninh vốn là
địa bàn sinh sống của hàng vạn người Hoa trước đây, họ đã quay về Trung Quốc
sau chiến dịch nạn kiều 1978-1979; nếu cấp vốn ODA cho việc xây tuyến đường cao
tốc này sẽ tạo điều kiện cho người Trung Quốc quay lại địa bàn này sinh cơ lập
nghiệp vì họ còn nhiều quan hệ tại đây…
Đảng CS Trung Quốc không chỉ chỉ đạo
ngân hàng Trung Quốc cho Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi và chắc chắn cũng sẽ
chỉ định nhà thầu nào của Trung Quốc vào thi công dự án này…Bởi vì tổ chức Đảng
CS Trung Quốc có chân rết tới các tập đoàn kinh tế và người đứng đầu các tập
đoàn này đều do Đảng CS chỉ định, sắp xếp, cắt cử…
Về khía cạnh kỷ luật nội bộ trong các
vấn đề an ninh và đối ngoại, tổ chức Đảng CS Trung Quốc chặt chẽ và sắt đá
không kém hơn tổ chức Mafia quốc tế… Do vậy, những hệ lụy gây ra như tuyến
đường sắt cao tốc Cát Linh-Hà Nội hay thảm họa môi trường Formosa đều do bàn
tay lông lá của Đảng CS Trung Quốc; những hệ lụy trên không do các nhà thầu phụ
nào đó thiếu vốn, dốt kinh doanh nhỡ tiêu hết tiền, nhỡ đầu tư vào các công
trình nào đó không hiệu quả dẫn tới dây dưa, gây hệ lụy cho các công trình khác…
Cách biện giải của PTT Phạm Bình Minh
là cách biện giải của lối “ đưa trâu qua rào” cốt được cái việc đi vay hộ tiền,
còn tiền đó gây hệ lụy gì thì cấp khác chịu; “Trăm dâu lại đổ đầu tằm” nhân
dân…mà thôi…
Cách trả lời báo chí của ông Phạm
Bình Minh cho thấy Bộ Ngoại giao đã lường hết và nếu sau này xảy ra hệ lụy gì
thì có Bộ Giao thông Vận tải, chính quyền tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm, còn
ông chỉ ủng hộ và lấy công cái công đoạn đi vay tiền Trung Quốc…
Người viết bài này đảm bảo rằng: Khi
Việt Nam vay được khoản tiền 7000 tỷ này của Trung Quốc rồi, các nhà thầu Trung
Quốc sẽ vào thi công, Đảng CS Trung Quốc lại chỉ đạo các nhà thầu này giở ra
bao chiêu trò, gây ra biết bao hệ lụy cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam, cho
môi trường sinh thái, gây ra các vấn nạn xã hội và cho cả bản thân nền kinh tế…
Vay như thế để làm gì ? Tại sao lại
cứ cắm đầu vay tiền của Trung Quốc khi mà tâm địa của giới chóp bu Trung Quốc,
từ người dân bình thường, đến các vị lãnh đạo nắm các đầu mối thông tin lại
không tường tỏ về những chiếc “ vòng kim cô” ác nghiệt ?!
Phạm Viết Đào.
Trung Quốc cho vay 300 triệu USD làm cao tốc: Đừng vội mừng
Liên quan khoản vay 300 triệu USD xây cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, các bộ liên quan đều đề nghị đàm phán lại với Trung Quốc về điều kiện và lãi suất. Bởi “quả đắng” từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn còn đó. Các chuyên gia cũng cảnh báo cẩn trọng với những điều khoản đi kèm vốn vay từ Trung Quốc.
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Đừng vội mừng
Ngày 31/7, trao đổi với PV Tiền Phong, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT đã có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về khoản vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc cho dự án xây cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh).
“Khi trả lời Bộ KH&ĐT, các bộ đều thống nhất phải đàm phán lại với Trung Quốc rồi mới quyết định vay hay không, do điều kiện đưa ra trong khoản vay chưa tốt, như lãi suất còn cao, phải chỉ định thầu với nhà thầu Trung Quốc…”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, số tiền 300 triệu USD mà Bộ GTVT đề xuất vay Trung Quốc nằm trong 1 hiệp định Chính phủ 2 nước ký cách đây vài năm. “Đây là khoản vay Trung Quốc đề xuất (cho Việt Nam vay), nên 2 bên đang xem xét, chủ yếu vẫn là điều kiện vay chưa thuận lợi”, ông Dũng nói thêm.
Theo người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư, những bài học từ các dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc như đường sắt Cát Linh – Hà Đông điều để chúng ta phải cân nhắc, tính toán chuyện vay hay không.
Theo ông Dũng, các khoản vay ưu đãi nước ngoài thường kèm nhiều điều kiện, nên đôi khi giá đi vay không rẻ, nên phải tính toán cho hợp lý. “Tùy từng nhà đầu tư sẽ có các điều kiện đi kèm vốn vay, nhưng thường các nhà đầu tư đa phương (như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á - PV ) không quan tâm việc buộc nhà thầu phải là của họ, phải mua hàng hóa của họ... Nhưng nhà thầu song phương họ lại quan tâm điều này”, ông Dũng nói.
Tuy vậy, nếu sử dụng vốn vay trong nước sẽ phải chịu chi phí vay cao, dẫn tới hiệu quả đầu tư sẽ thấp, nên cũng phải cân nhắc. Vì vậy, theo ông Dũng, đi vay phải đảm bảo hài hòa lợi ích người đi vay và cho vay, giảm thiểu những điều kiện đi kèm và minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí không hợp lý.
Trong phần trả lời Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cho rằng, các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đều có ràng buộc, như phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc là dự án đầu tư phát triển có nguồn thu trực tiếp.
Do đó, cần tính toán, so sánh với khả năng huy động vốn từ các nguồn khác có chi phí rẻ hơn hoặc chất lượng, công nghệ tốt hơn, tránh rủi ro. Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc chủ trương sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc cho dự án này, ưu tiên cho những dự án cấp thiết, có khả năng thu hồi vốn.
Khi được Bộ KH&ĐT hỏi ý kiến, Bộ GTVT cho rằng, đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là quan trọng và mang tính cấp bách, có tầm ảnh hưởng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, bộ này đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án cho phía Bộ GTVT thực hiện.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) là bài học lớn về vốn ưu đãi Trung Quốc. Ảnh: Phạm Thanh.
“Quả đắng” vốn vay vẫn còn đó
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS. Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, Trung Quốc bao giờ cũng cho vay từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng xuất khẩu Trung Quốc. Đây là nguồn quỹ khuyến khích xuất khẩu của họ.
Hiện, Trung Quốc đang dư thừa thép và xi măng. Họ có công suất 1.200 triệu tấn thép mỗi năm, nhưng chỉ sử dụng trong nước khoảng 600 triệu tấn, còn lại phải xuất khẩu. Trung Quốc đã gây sự với Liên minh châu Âu EU và Mỹ về sắt thép, với những tranh cãi rất gay gắt. Giờ Trung Quốc dùng quỹ này cho Việt Nam vay với điều kiện Việt Nam phải dùng nhà thầu, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của họ.
Việc này vô cùng bất lợi cho Việt Nam, vì Trung Quốc luôn đưa ra một gói đấu thầu rất thấp, sau đó khi thực hiện Trung Quốc đội giá lên, điển hình là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Sau đó đội vốn lên mình lại phải vay của họ, chất lượng lại không đảm bảo nhưng mình vẫn phải phụ thuộc toàn bộ vào họ. Do vậy, nếu ham lãi suất thấp, ham rẻ nhận gói này thì chẳng khác gì mua thêm nợ vào cho người dân.
“Tôi nghĩ rằng, trong tình hình thế này phải hết sức thận trọng, phải công khai, minh bạch, có sự thẩm định. Trung Quốc thầu cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có lợi ích vô cùng lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, sử dụng ô tô của họ chạy trên tuyến đường của ta, sử dụng cảng của chúng ta…
Nhưng phải thấy rằng, đây là con đường chiến lược, là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, do đó, dự án cần được đưa ra thẩm định hết sức thận trọng, chi tiết, đảm bảo lợi ích quốc phòng – an ninh. Có thể thời gian đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm mới thuê và khoán hết cho họ. Còn bây giờ quá nhiều kinh nghiệm xương máu từ các dự án như Cát Linh - Hà Đông rồi”, ông Doanh nói.
Theo vị chuyên gia này, chưa nên vội vàng cho rằng không có nhà thầu nào khác ngoài Trung Quốc. Cần tiếp tục đấu thầu công khai để kêu gọi thêm nhiều nhà đầu tư khác để cân nhắc, lựa chọn hợp lý.
TS. Nguyễn Quang Toàn, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ (ĐH GTVT Hà Nội) cho rằng, đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái nằm trong quy hoạch đường cao tốc của quốc gia, chắc chắn Bộ GTVT đã cân nhắc mọi điều kiện cần thiết. Quá trình phát triển hạ tầng hiện nay chúng ta cần nhiều nguồn vốn, từ nhiều nguồn.
Bộ GTVT thấy, có nguồn vốn nào thì đề xuất, nhưng vay hay không vay nên cân nhắc. Nếu nguồn vốn đáp ứng được các điều kiện của mình thì nên chấp nhận. Còn các vấn đề xảy ra với dự án, như chậm tiến độ, đội vốn phải làm rõ lỗi do ai, bên nào, kể cả những nguồn vốn từ các nước khác cũng có khả năng như vậy, không phải vì thế mà dừng vay.
Sau khi được giao nhiệm vụ làm rõ điều kiện với khoản vay ưu đãi trị giá hơn 300 triệu USD từ phía Trung Quốc, Bộ KH&ĐT đã báo cáo Thủ tướng về dự án. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 382 triệu USD, trong đó Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) đề xuất tài trợ 304,9 triệu USD (tương đương 6.800 tỷ đồng), vốn đối ứng của Việt Nam là 77,3 triệu USD (tương đương 1.700 tỷ đồng). Tuyến đường này dài khoảng 91km, điểm đầu đấu nối với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, điểm cuối giao với đường dẫn cầu Bắc Luân II (nối sang thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Quy mô đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Thời gian hoàn thành 48 tháng.
Theo Nguyễn H. Việt - Tuấn Nguyễn
Tiền Phong
Dự án hàng tỷ USD của Trung Quốc bị Thủ tướng Anh cho tạm hoãn vào phút chót
Dự án điện hạt nhân khổng lồ trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn tài trợ từ Trung Quốc, bị Chính phủ củaThủ tướng Anh Theresa May quyết định tạm hoãn kí kết hợp đồng để xem xét lại.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường củaDutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày 30/7, cựu Bộ trưởng kinh doanh Anh Vince Cable cho biết Thủ tướng Theresa May tỏ ra lo ngại trước những tác động về an ninh của dự án điện hạt nhân sử dụng vốn tài trợ từ Trung Quốc, và đã đích thân can thiệp để tạm hoãn dự án này lại trước khi cùng chính phủ đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo kế hoạch ban đầu, ngày 29/7, Anh sẽ ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp (EDF) để xây dựng 2 lò phản ứng ở Hinkley Point, phía Tây Nam nước Anh với mục tiêu đáp ứng 7% nhu cầu điện năng của Anh. Dự án này được Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) đầu tư vốn và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cựu Thủ tướng Anh David Cameron như một cách để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Anh.
Tuy nhiên, sau khi bà Theresa May chính thức tiếp quản vị trí Thủ tướng của ông Cameron, bà tỏ ra không hài lòng với chính sách muốn thu hút đầu tư từ Trung Quốc như người tiền nhiệm từng làm. Theo đó, bà đã quyết định tạm hoãn việc ký kết hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân sử dụng vốn từ Trung Quốc vào phút chót khi chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa lễ ký kết sẽ diễn ra theo lịch trình.
Nhận định về động thái bất ngờ của bà May, ông Cable cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được. “Trước đó, khi chúng tôi còn là đồng nghiệp trong chính phủ (của Thủ tướng Cameron), bà May đã công khai bày tỏ sự bất bình về chính sách thu hút đầu tư từ Trung Quốc và đã lên tiếng phản đối dự án Hinkley từ thời điểm đó”, ông Cable cho biết.
Ông Cable sau đó chia sẻ với hãng tin Sky rằng bà May lo ngại việc Trung Quốc “nhúng tay” vào dự án này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. “Vấn đề đó được nêu lên một cách chung chung, nhưng rõ ràng có liên quan cụ thể tới dự án Hinkley”, cựu Bộ trưởng kinh doanh Anh cho biết thêm.
Sau khi trở thành tân Thủ tướng Anh vào ngày 13/7, bà May vẫn giữ lập trường rằng Anh luôn mở cửa chào đón các dự án đầu tư nước ngoài, nhưng nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong các dự án và lĩnh vực then chốt. Năm 2015, Chánh văn phòng của Thủ tướng Theresa May, Nick Timothy, cho biết các chuyên gia an ninh lo ngại về việc nếu để Trung Quốc tham gia vào dự án điện hạt nhân lần này thì sẽ tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với hệ thống máy tính, từ đó có thể chi phối hệ thống sản xuất điện năng của Anh bất kỳ lúc nào.
Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) dự kiến sẽ nắm 33% cổ phần trong dự án Hinkley Point. Việc Bắc Kinh tham gia tới một phần ba vào một dự án điện hạt nhân lớn nhất của Anh sẽ mở đường cho nước này được tham gia tiếp vào các dự án khác. CGN ngày 30/7 nói tập đoàn này tôn trọng quyết định từ Anh, cho rằng chính phủ mới cần có thời gian để làm quen với dự án.
Dự án xây dựng lò phản ứng tại Hinkley Point được khởi xướng từ năm 2006 dưới thời của Thủ tướng Tony Blair. Sau đó, năm 2013, chính phủ Anh và Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp đạt được thỏa thuận hợp tác về dự án này dưới thời Thủ tướng David Cameron. Tháng 10/2015, nhân chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới London, thỏa thuận sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân ở Hinkley Point mới được ký kết và việc nhận tài trợ vốn từ Bắc Kinh được xác nhận vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tân Thủ tướng Theresa May đã quyết định xem xét lại dự án này và chưa xác nhận thời điểm đưa ra tuyên bố cuối cùng.
Theo Dân trí
Thép Trung Quốc bị nghi gắn mác Việt xuất sang EU: Việt Nam điều tra, xác minh
(VTC News) - Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) đặt nghi vấn thép Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam xuất sang EU, VCCI cho biết, sẽ kiểm tra thông tin; còn Hiệp hội thép khẳng định, nếu gian lận này là có thật thì doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Tin từ cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF), hải quan Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ba Lan trong thời gian qua ghi nhận một số lượng lớn các sản phẩm thép cuộn phủ sơn nhập khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu gian lận thương mại.
Cụ thể, OLAF nghi ngờ khả năng có doanh nghiệp Trung Quốc bán thép vào Việt Nam rồi để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU dùng C/O Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá.
Theo thống kê của OLAF, có khoảng 190 chuyến hàng thép cuộn (trị giá khoảng 19 triệu USD) phủ sơn hoặc được xếp lên tàu tại các cảng của Việt Nam và/hoặc mang theo C/O Việt Nam do VCCI cấp đã được nhập khẩu vào EU trong giai đoạn 2013 – 2014.
Trả lời chúng tôi, bà Trần Thị Thu Hương (Giám đốc trung tâm xác nhận chứng từ thương Mại của VCCI) xác nhận, cơ quan này là đơn vị cấp giấy C/O cho mặt hàng thép Việt Nam xuất sang EU.
“Chưa thể khẳng định doanh nghiệp dùng C/O Việt Nam gắn mác cho thép Trung Quốc để xuất khẩu sang EU", bà Trần Thị Thu Hương nói.
Trước nghi ngờ từ OLAF, bà Trần Thị Thu Hương khẳng định: “Chúng tôi sẽ kiểm tra dữ liệu, xác minh thông tin này”.
Theo ông Phạm Chí Cường (nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam), nếu nghi ngờ của OLAF là thật sẽ tiềm ẩn “mối nguy hại cho các doanh nghiệp thép chân chính của Việt Nam”.
Ông Cường cho hay, Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoảng 50% sản lượng thép thế giới, nên các doanh nghiệp nước này có tình trạng bán phá giá. Hành vi gian lận thương mại này đã gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép ở nước nhập khẩu.
“Ở Việt Nam, có thể có tình trạng doanh nghiệp thép Trung Quốc bán phá giá. Những doanh nghiệp này sau khi xuất khẩu thép ống sản xuất ở Trung Quốc sang Việt Nam sẽ hợp lý hóa nguồn gốc thép này ở Việt Nam rồi xuất sang các nước EU. Lúc này, các nước EU cứ nghĩ rằng, đó là thép do Việt Nam sản xuất, nhưng bản chất là thép của Trung Quốc", ông Phạm Chí Cường nói.
Việc làm này, theo nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam sang EU.
“Nhiều doanh nghiệp bị điều tra oan, bị mất uy tín và bị bạn hàng nghi ngờ chất lượng", ông Cường cho hay.
Để chống lại hiện tượng này, theo ông Cường, các doanh nghiệp trong nước cần đấu tranh, minh bạch hóa thông tin về sản phẩm của mình, chứng minh sản phẩm thép của mình là do Việt Nam sản xuất.
Đồng thời, thu thập và cung cấp bằng chứng về việc doanh nghiệp mạo danh thép Trung Quốc xuất xứ Việt Nam cung cấp cho cơ quan quản lý và hiệp hội.
“Cần phải ngăn cản việc này nếu không doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng uy tín, dẫn đến ảnh hưởng về xuất khẩu sản phẩm thép”, ông Cường khẳng định.
Xem video: 5 xe bọc thép đắt đỏ nhất hành tinh
Chung quan điểm với ông Cường, ông Nguyễn Văn Sưa (Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam) cho biết, nếu có tình trạng doanh nghiệp dán mác Việt Nam vào thép Trung Quốc rồi xuất khẩu sang EU thì sẽ gây hại lớn cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép nội địa.
“Việc này sẽ khiến lượng thép Việt Nam xuất ra các nước ít đi, trong khi thép Trung Quốc lại được hưởng lợi một cách thiếu minh bạch, gian lận thương mại", ông Sưa nói.
Thứ nữa, theo ông Sưa, doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam sẽ chịu bất lợi khi các nước EU soi rất kỹ trước khi nhập khẩu mặt hàng này.
Không chỉ mất uy tín, theo ông Sưa, doanh nghiệp gian lận nếu bị phát hiện sẽ chịu phạt rất nặng.
Liên quan đến sự việc trên, với tư cách Phó chủ tịch Hiệp hội Thép, ông Nguyễn Văn Sưa khẳng định sẵn sàng hợp tác với OLAF để làm rõ vấn đề.
“Tôi mong muốn OLAF sẽ điều tra, chỉ ra những doanh nghiệp gian lận, từ đó bảo vệ các doanh nghiệp thép Việt Nam chân chính,” ông Sưa, nói.
H.Hưng – M.Hữu
7.000 tỷ đồng làm đường cao tốc:
Vì sao Trung Quốc thích cho Việt Nam vay?
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là bài học đắt giá khi vay vốn TRung Quốc theo các chuyên gia.
Nếu đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được xây dựng thì đây sẽ là cánh tay nối dài cho hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương và đi lại với Trung Quốc. Nhưng những hệ quả nhãn tiền như đội vốn, chậm tiến độ, chất lượng kém và những nguy cơ tiềm ẩn khác đang đặt ra nhiều dấu hỏi cho các nhà quản lý.
- Vay Trung Quốc 7.000 tỷ đồng làm đường cao tốc: Sao không xem xét lùi dự án đến 2020 để tìm nguồn vốn tốt?
- Tiết lộ từ Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư về việc vay Trung Quốc 7.000 tỷ đồng làm đường cao tốc
- Vay Trung Quốc 7000 tỷ đồng làm đường cao tốc: "Nhà tài trợ khác có điều kiện tốt hơn thì vay, không cứ gì đi vay Trung Quốc"
Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta nối với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Ðặc biệt, Móng Cái tiếp giáp với TX. Ðông Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Khu kinh tế này đang được xây dựng thành một thành phố lớn, hiện đại, đa chức năng và được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc đi vào thị trường Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là trọng tâm.
Mỗi năm, giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước qua cửa khẩu Móng Cái lên tới hàng tỷ USD. Dẫn chứng là trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đã lên tới 3,8 tỷ USD, tăng trên 73% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Vân Đồn nằm trong quy hoạch để trở thành Đặc khu kinh tế, là mũi nhọn kinh tế của khu Đông Bắc. Đây không chỉ là khu vực có vị trí địa kinh tế quan trọng mà còn có vị trí chính trị chiến lược quan trọng với Việt Nam và quốc tế.
Cụ thể, Vân Đồn nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, việc xây dựng tuyến giao thông kết nối Vân Đồn – Móng Cái có ý nghĩa để thúc đẩy giao thương, xuất nhập khẩu của hai nước, bởi đây là con đường chính trong vận tải hàng hóa sang Trung Quốc.
TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, thì cho rằng Trung Quốc muốn cho xây đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái để thúc đẩy kết nối đường bộ và Trung Quốc có thể sử dụng cảng Vân Đồn để vận tải hàng hóa. Đây là cơ hội rất thuận lợi cho giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa của hai nước.
Tuy nhiên, TS. Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế thì lại bày tỏ quan ngại việc sử dụng nguồn vốn Trung Quốc có thể để lại nhiều hệ lụy, mà trước hết là trong quá trình xây dựng dự án. Những nguy cơ như đội vốn, chậm tiến độ hay chất lượng kém… là vấn đề có thể diễn ra đối với dự án cao tốc này.
Nhìn từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông như một bài học, ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình và cho rằng, việc vay vốn ODA với Trung Quốc phải hết sức thận trọng.
“Phải đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại sốt sắng cho chúng ta vay như vậy? Vì sao tuyến đường đó lại được chào đón như vậy? Thực tế với dự án Cát Linh – Hà Đông, lúc đầu thì chào mời giá rẻ, sau tìm cách tăng vốn đầu tư. Nhiều điều kiện ràng buộc vậy chúng ta kiểm soát thế nào” – ĐBQH Lê Thanh Vân đặt câu hỏi.
Do đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh, cho rằng Vân Đồn là địa điểm chiến lược về kinh tế, quốc phòng quan trọng. Vì vậy cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng và thận trọng hơn, nếu ký hợp đồng với Trung Quốc thì phải xem xét cụ thể các điều khoản cho vay và giám sát dự án.
Theo Trí thức trẻ
BÌNH LUẬN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét