Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Đột biến ĐBQH có quốc tịch... Malta: Bao nhiêu quan chức VN đã 'đặt vé chuồn'?; Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Bà Nghị mua quan chức, cấu kết Trung Quốc, bóp cổ doanh nghiệp, chiếm đất của dân, hút máu ngân hàng!;

Sau scandal một nữ đại biểu quốc hội là Châu Thị Thu Nga bị công an bắt vào giữa năm 2015, Quốc hội Việt Nam lại vừa “phát hiện” một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta.

‘Công dân Malta’ Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Với lý do bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất phiên thứ 8, bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Theo hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Vietnam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội; Phó trưởng ban Đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam...

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không hẳn nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị xem xét lại. Mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác đáng về chuyện đến cả đại biểu quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay ra nước ngoài nếu tổ quốc “có biến”.

Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.

Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500,000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng – con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng – có quốc tịch Mỹ…

Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng”, và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.

Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung cộng”. Nếu ở Trung cộng, từ lâu nay đã có nhiều số liệu cho biết đến hơn 60% những người có tài sản giá trị trên 10 triệu USD chỉ muốn ra nước ngoài sinh sống, thì ở Việt Nam cũng như vậy.

Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài đã lên đến 19 tỷ USD/năm cách đây không lâu. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung cộng “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.

Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500,000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.

Vấn đề còn lại là sau khi đã có “vé”, đến thời điểm nào thì lớp quan chức này mới nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang? 

Lê Dung

 (SBTN)


“Trong kinh doanh, cũng như ở nghị trường, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến, mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó”, đây là câu nói của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được một số tờ báo PR lên 9 tầng mây. Vâng bà Hường là người thông minh và nói rất hay, thậm chí hành động của bà còn “tuyệt vời” hơn thế! Bà không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tận dụng nó đến mức tàn nhẫn!

 Nhằm mở rộng mối quan hệ làm ăn, bà Hường đã tìm cách mua ghế đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, rồi Đại biểu Quốc hội. Theo một số người dân phản ánh, bà Nghị này lần nào về quận Tây Hồ tiếp xúc cử tri cũng được cờ rong trống mở. “Cử tri” thì được chọn trước, khi về ai cũng hoan hỉ vì túi đã có phong bì dày. Có ông cử tri cựu binh tuổi U70 thuộc dạng “hạnh kiểm tốt”, lần nào về cũng khen chị Hường nức nở, gọi chị xưng em rối rít.

Có sự hậu thuẫn từ người chồng (Tuấn “Chợ”), với lượng vốn được huy động từ các phi vụ ngầm thông qua nhiều mối quan hệ, công ty của bà Hường ngày càng phát triển. Với “tầm nhìn xa trông rộng”, bà Hường nhận thấy sản xuất không thể kiếm lời nhanh, chỉ có đầu cơ hạ tầng cho các doanh nghiệp khác thuê mới “kiếm lời” cao hơn.

Hai vợ chồng bà Nguyệt Hường - Anh Tuấn "kẻ tung người hứng", dùng mọi cách để thâu tóm các khu công nghiệp, ngân hàng, chèn ép doanh nghiệp và đẩy người dân vào đường cùng.
Hai vợ chồng bà Nguyệt Hường - Anh Tuấn "kẻ tung người hứng", dùng mọi cách để thâu tóm các khu công nghiệp, ngân hàng, chèn ép doanh nghiệp và đẩy người dân vào đường cùng.
Năm 2006, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thành lập Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group). Nhận thấy Hưng Yên gần Hà Nội và đang cần phát triển khu công nghiệp, lập tức vợ chồng bà Hường săn tìm các lô đất ở Phố Nối, Hưng Yên là địa điểm đầu tiên.

Tại đây bà Hường đã cấu kết với Tập đoàn Lifan của Trung Quốc, mua chuộc giới chức địa phương tỉnh Hưng Yên, thâu tóm 25 hecta đất nông nghiệp của người dân với giá đền bù rẻ mạt, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh “ly nông”. Sau đó cho các doanh nghiệp sản xuất thuê lại với giá cắt cổ. Khi thu được số tiền khổng lồ từ Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên), trong cơn say máu làm giàu, bất chấp thủ đoạn, bà Hường tiếp tục cấu kết với quan chức các địa phương, vung tiền thâu tóm đất nông nghiệp để lập tiếp 2 khu công nghiệp tại Hải Dương (Nam Sách, Phúc Điền), rồi Quang Minh (Vĩnh Phúc), Đài Tư (Hà Nội); Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội); Đồng Văn II (Hà Nam)… Chỉ trong thời gian ngắn, bà Hường đã thâu tóm hơn 2.000ha đất nông nghiệp. Không biết bà Hường đã bỏ ra bao nhiêu tiền để “đi đêm” với các quan chức địa phương, người ta chỉ biết KCN Quang Minh của bà được TP.Hà Nội đã mở ngay tuyến xe buýt 53 từ trung tâm TP đến KCN Quang Minh của bà để làm bệ phóng.

Ép người dân nhượng đất cho các khu công nghiệp

Sau khi bị mất đất sản xuất vào tay bà Hường, nhưng phần lớn người dân vẫn quyết tâm bám trụ quê hương, cố chịu đấm ăn xôi, quyết “ly nông, không ly hương” và sử dụng đồng vốn ít ỏi từ việc đền bù giải phóng mặt bằng đầu tư chuyển đổi ngành nghề.

Cay đắng thay, mong muốn chuyển đổi ngành nghề dường như “quá sức” đối với một số người dân vốn quen với ruộng đồng. Khoảng 2/3 số lao động của các hộ gia đình bị bà Hường “cướp đất” cho dự án công nghiệp không đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng của các nhà máy công nghiệp vì quá tuổi, trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề chuyên môn,… Hệ quả tất yếu là số người thất nghiệp, ăn không ngồi rồi ngày càng nhiều.

Điển hình như ở xã Trưng Trắc (Văn Lâm), nhiều hộ dân sau khi nhận tiền, không có việc làm, đã mua sắm xe máy, ăn chơi tiêu xài dẫn đến đổ đốn, trở thành kẻ gieo rắc “cái chết trắng” cho người thân, xóm làng. Nhìn căn nhà trống hơ trống hoác của mình, bà H. (xã Trưng Trắc, Văn Lâm) ngậm ngùi kể: “Những tưởng có ít vốn từ việc nhượng lại đất cho các dự án công nghiệp, nào ngờ hai thằng con và ông chồng đều dính vào ma tuý. Không còn tiền hút chích, thằng lớn đổ bệnh rồi sớm đi theo ông bà”. Bà H nghẹn ngào: “Ông chồng tôi và thằng bé… được Nhà nước “nuôi” rồi.” Với bà, hình ảnh một gia đình êm ấm xưa kia chỉ còn là ảo ảnh.

Cũng hoàn cảnh tương tự, sau gần 1 năm “ngồi chơi xơi nước”, cầm trong tay mấy chục triệu đồng sau khi giao hết đất nông nghiệp cho bà Hường làm dự án sản xuất xe máy Lifan với Trung Quốc, bà Trần Thị Hải (xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên) tính chuyện gửi tiền vào ngân hàng. Số lãi hàng tháng không đủ chi tiêu cho cả nhà, cả 4 người con trong độ tuổi lao động của gia đình bà đều không tìm được việc làm. Hơn 2 sào ruộng khoán còn lại cũng đành nhượng lại cho người khác, gia đình lâm vào cảnh không còn đất canh tác.

Hút máu doanh nghiệp

Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Bí quyết nào VID Group thuyết phục được các đối tác đến đầu tư tại các khu công nghiệp của mình?”, bà Hường đã trả lời: “Đơn giản đó là nói đúng sự thực, trung thực, không được bưng bít thông tin hoặc khoa trương hình thức”. Vâng, bà nói rất hay! Để hiểu thêm về độ trung thực, đạo đức kinh doanh của bà Hường chúng ta hãy xem bà đã làm gì ở các khu công nghiệp ấy.

Điển hình như ở KCN Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), một khu công nghiệp lớn nhất của bà Hường. Toàn bộ nước thải của khu công nghiệp này đều xả trực tiếp ra môi trường. Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải do khu công nghiệp Quang Minh xả ra môi trường có hàm lượng độc tố cynaua (giống chất mà Formosa xả ra biển) vượt 8 lần tiêu chuẩn cho phép, BOD5 vượt 13,5 lần, COD vượt 14,7 lần, sunfua vượt hơn 4 lần, colifom vượt hơn 13 lần… Do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm kéo dài do toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Quang Minh đều xả trực tiếp ra môi trường, người dân quanh đây nhiều lần viết đơn kiện, tập trung phản đối và thậm chí lấp cống xả thải để ngăn chặn dòng nước đen ngòm, thối hoắc này.

13707780_272455129796000_1110253948172127824_n
Toàn bộ nước thải của khu công nghiệp do bà Hường phụ trách đều xả trực tiếp ra môi trường.
13754103_272455126462667_5439181921599053532_n
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải do KCN Quang Minh xả ra môi trường có hàm lượng độc tố cynaua (giống chất mà Formosa xả ra biển) vượt 8 lần tiêu chuẩn cho phép, BOD5 vượt 13,5 lần, COD vượt 14,7 lần, sunfua vượt hơn 4 lần, colifom vượt hơn 13 lần…
13726739_272454916462688_3057656551486555011_n

Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai của bà Hường cũng xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và môi trường, người dân xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) rất bức xúc về tình trạng nước thải của KCN này xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nặng.

13754450_272454879796025_3406497800816797602_n
Người dân nhiều lần khởi kiện lên chính quyền vì KCN của bà Hường xả thải ô nhiễm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người dân nhưng đều bị bà Hường vung tiền bưng bít, thậm chí đe dọa
13731466_272454919796021_7119805572828044172_n

Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong KCN, thì chính Công ty Nam Đức (một công ty của Bà Hường) đã ép các doanh nghiệp trong KCN chấp nhận mức phí hạ tầng cắt cổ. Nhiều doanh nghiệp bị Công ty Nam Đức khủng bố bịt cổng, bịt cống thoát nước, thậm chí khi các doanh nghiệp xin các thủ tục hành chính tại nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng bị từ chối với lý do chưa nộp phí hạ tầng… nên đành phải chấp nhận ký hợp đồng và thanh toán tiền hạ tầng rất bất lợi, một số doanh nghiệp phản ứng quyết liệt thì bị đưa ra Tòa, nhận bản án bất công. Xung đột giữa chủ đầu tư KCN Quang Minh và các doanh nghiệp “nóng” tới mức đơn thư gửi đi kêu cứu đã “rải đều” khắp các ban, ngành từ Trung ương tới địa phương, có doanh nghiệp “uất ức” còn cùng công nhân giăng biểu ngữ phản đối.

Trong KCN Đồng Văn II của bà Hường, thì khu nhà ở phục vụ KCN vẫn dở dang và chủ đầu tư có biểu hiện “trở mặt” với các nhà đầu tư góp vốn, mua đất ở dự án này. Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt thì dự án phải hoàn thành vào năm 2010. Dù đã quá 6 năm, dự án vẫn hoang sơ, cỏ mọc um tùm. Phải chăng đây chỉ là thủ đoạn chiếm đất để đầu cơ?

Bà Hường chỉ quan tâm đến việc kiếm lời từ các khu công nghiệp, không quan tâm đến phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, an sinh cho những người dân vùng dự án. Đấy, sự trung thực và đạo đức kinh doanh của bà Hường là như thế!

Hình ảnh thường thấy tại KCN Quang Minh mỗi khi trời mưa: nước ngập lênh láng, chảy vào các doanh nghiệp làm hư máy móc, thiết bị, chập mạch điện. Đầu tư cơ sở hạ tầng yếu kém là vậy, nhưng bà Hường lại ép các doanh nghiệp đóng phí hạ tầng rất cao. Nếu doanh nghiệp phản kháng, bà cho đàn em là "xã hội đen" đến đập phá DN
Hình ảnh thường thấy tại KCN Quang Minh mỗi khi trời mưa: nước ngập lênh láng, chảy vào các doanh nghiệp làm hư máy móc, thiết bị, chập mạch điện. Đầu tư cơ sở hạ tầng yếu kém là vậy, nhưng bà Hường lại ép các doanh nghiệp đóng phí hạ tầng rất cao. Nếu doanh nghiệp phản kháng, bà cho đàn em là "xã hội đen" đến đập phá DN
Thâu tóm ngân hàng

Không chỉ thâu tóm đất nông nghiệp của nông dân, bà Hường còn thâu tóm ngân hàng để hút vốn nền kinh tế. Từ năm 2005, vợ chồng bà Hường bắt đầu âm thầm thâu tóm Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) và lún sâu vào hoạt động cho vay kiếm lời phi pháp có liên quan đến “siêu lừa” Huyền Như với giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng thông qua 3 công ty sân sau. Vậy mà không hiểu vì sao, “siêu lừa” Huyền Như và các đồng phạm bị lôi ra xét xử, còn bà Hường vẫn bình an vô sự tiếp tục vung tiền mua chuộc giới công thương thủ đô để được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Bà Hường đã từng ngẫu hứng chia sẻ kiểu dạy đời: “Khi làm kinh doanh, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến với mình mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó. Trong công tác dân cử ở Hội đồng nhân dân thành phố và Quốc hội cũng vậy”. Quả thật là như vậy, với tư cách là Đại biểu Quốc hội, bà rất tích cực tham gia vào việc điều chỉnh các chính sách về kinh tế như đất đai, tài chính, ngân hàng sao cho có lợi cho hoạt động kinh doanh của bà, còn miếng cơm manh áo của người nông dân bị mất đất, quyền lợi của doanh nghiệp trong các KCN thì bà mặc kệ!

Có dính dáng đến siêu lừa Huyền Như, tại sao Huyền Như bị xét xử, còn bà Hường vẫn ung dung tiếp tục làm giàu bất chính?
Có dính dáng đến siêu lừa Huyền Như, tại sao Huyền Như bị xét xử, còn bà Hường vẫn ung dung tiếp tục làm giàu bất chính?
Bà Nghị Nguyệt Hường còn tâm sự: “Tiếp xúc cử tri là để lắng nghe ý kiến từ thực tế cuộc sống của người dân”. Vâng, bà có nghe tiếng khóc của biết bao hộ dân bị buộc rời khỏi quê nhà để “nhường” lại mảnh đất đẹp cho bà là dự án? Bà có nghe nỗi bức xúc của biết bao hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm mà các KCN của bà gây ra? Bà có nghe sự chịu đựng của các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng trong các KCN của bà?

Bà Hường cũng chia sẻ, “Ngày nay, một công ty cần phải đem lại lợi ích cho cộng đồng nơi mình đang hoạt động với những chương trình, mục tiêu cụ thể. Trong số đó, hoạt động từ thiện, xã hội là một ví dụ và mình nên chủ động làm điều đó một cách vô điều kiện”. Vâng, những lời nói của bà rất hay! Hay đây chính là màn kịch mà bà dùng để xoa dịu và che đậy những hoạt động kinh doanh ”hút máu” tàn nhẫn gây bức xúc trong dân?

Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung

(Bluevn)

Không có nhận xét nào: