Gần một nửa rác thải đổ trái phép ở Kỳ Anh là của Formosa
(VTC News) - Lực lượng chức năng Hà Tĩnh vừa phát hiện thêm 12 điểm đổ rác thải trái quy định, trong đó có 5 điểm là rác thải sinh hoạt và phế thải xây dựng của Formosa.
Chiều 22/7, ông Phan Duy Vĩnh - Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, thời gian qua khi người dân cùng các cơ quan báo chí phản ánh nhiều điểm đổ thải trái quy định trên địa bàn, đơn vị đã chỉ đạo các phòng, ban, chính quyền địa phương xã, phường tiến hành kiểm tra ra soát tất cả các điểm đổ rác thải.
Theo ông Vĩnh, quá trình kiểm tra, đơn vị đã phát hiện 12 điểm đổ rác thải không đúng quy định, trong đó có 5 điểm được xác định là rác thải sinh hoạt và phế thải xây dựng của Formosa.
Cụ thể, tại phường Kỳ Trinh, phát hiện thêm 6 điểm đổ rác thải, trong đó có 5 điểm đổ rác thải sinh hoạt dân sinh với khối lượng 65 m3 và các loại mùn, gỗ, đất đá với khối lượng 40 m3, đặc biệt có 1 điểm đổ rác thải sinh hoạt của Formosa với khối lượng 100 m3.
Tại xã Kỳ Hoa phát hiện 1 điểm, chủ yếu là rác thải sinh hoạt dân sinh, với khối lượng 20m3. Tại xã Kỳ Lợi, phát hiện 1 điểm đổ khoảng 40 đến 50 tấn, chủ yếu là đất lẫn vải của Formosa.
Tại phường Kỳ Long phát hiện 4 điểm, trong đó có 2 trang trại của người dân phát hiện chứa 100 m3 phế liệu xây dựng của Formosa, 2 điểm còn lại chứa 30m3 gỗ vụn, xỉ than của Formosa.
"Đây chủ yếu lượng rác này là rác thải sinh hoạt, không phải rác thải nguy hại. Hiện đơn vị đang chỉ đạo các địa phương tiến hành bốc dỡ và ra quân làm sạch các điểm chứa rác thải này", ông Vĩnh cho biết thêm.
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hùng - Trưởng phòng TN&MT thị xã Kỳ Anh, cho biết, sau khi các địa phương rà soát, phát hiện các điểm đổ rác trái quy đinh, Phòng đã phối với Sở TN&MT xuống hiện trường để kiểm tra.
“Đánh giá ban đầu, hầu hết số lượng rác phát hiện tại các điểm là rác thải sinh hoạt, không phải là rác thải nguy hại nên đã thống nhất không lấy mẫu. Đồng thời giao cho các xã, phường hợp đồng với Công ty TNHH MTV Xử lý chất thải công nghiệp Hà Tĩnh vận chuyển về nhà máy để xử lý.
Trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển sẽ có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ Sở và Phòng TN&MT, nếu có nghi ngờ sẽ tổ chức lấy mẫu ngay để kiểm tra”, ông Hùng nói và cho biết.
Trước đó, chất thải của Formosa đã được người dân, báo chí và cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh phát hiện chôn lấp trái phép hàng trăm tấn tại các địa điểm: Trang trại ở phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh (hơn 100 tấn); Công viên môi trường của ông Lê Quang Hòa - Giám đốc Công ty môi trường thị xã Kỳ Anh (hơn 10 tấn); bãi rác thị trấn Thiên Cầm, huyên Cẩm Xuyên (hơn 100 tấn).
Rác thải của Formosa cũng được phát hiện ở các điểm như: Rừng 327, thuộc phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh (hơn 70 tấn); trang trại người dân ở phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh (hơn 100 tấn).
Ngoài ra, vào ngày 13/7, người dân thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương, thị xã kỳ Anh còn phát hiện một đường ống xả thải trái phép của Formosa ra môi trường. Đến ngày 15/7, Formosa phải tự cắt bỏ đoạn đường ống này theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Video: Cận cảnh hàng trăm tấn rác thải formosa trong trang trại dân ở phường Kỳ Long
Phan Hiếu
Phó Chủ tịch TX Kỳ Anh nói: Báo chí và người dân đều… ‘náo’ ( láo )
17/07/2016
PVMT
17-7-2016
“Những người này đã không dùng não để tư duy…” và “Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn…” – đó là những chia sẻ trên Facbook của ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh.
Vừa qua, từ thông tin của người dân cung cấp, PV Báo Người đưa tin đã xâm nhập, điều tra và có loạt bài phán ảnh việc Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh lén lút chôn, lấp bùn bánh (một loại chất thải công nghiệp) tại trang trại bí mật của giám đốc công ty này.
Trong khi mọi người lên án mạnh mẽ việc làm của Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh và Formosa vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng… thì trong một status trên facebook đã có facebooker tên Phan Duy Vĩnh để lại bình luận (báo Người đưa tin trích dẫn nguyên những dòng chữ ấy, cả những từ “lóng” là lỗi chính tả ngô nghê – PV): “Thông tin vịt bà chị ơi. Haaaa ai là kẻ nói dối nhể ??? Náo. Thời ai Zaaaa, ống dẫn nước sinh hoạt lại bảo ống ngầm ra biển xả thải. Haaaaa ai là kẻ nói dối nhể ??? Náo!!”.
Trước đó, vào ngày 25/4, trên facebook của mình, ông Phan Duy Vĩnh viết: “Các bạn không dùng cái não của riêng mình (ai cũng có) để tư duy mà các bạn lại để cho một số báo chí sử dụng não của các bạn …. Biển nhiễm chất độc hại từ cái mồm của các bạn …”.
Sau những lời bình luận ấy, cộng đồng mạng hết sức bức xúc và cho rằng người này đã có lời lẽ mạt sát, xúc phạm người dân và báo chí. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chủ nhân facebook này là của ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Chiều nay (17/7), PV Báo Người đưa tin đã liên hệ gặp ông Vĩnh. Ông Vĩnh đã thừa nhận những dòng status đó là do ông viết.
Khi PV hỏi, trên cương vị là Phó Chủ tịch TX Kỳ Anh, ông dùng lời lẽ phản cảm, xúc phạm (dùng từ lóng) để nói báo chí và nhân dân thì nhận được lời giải thích mình… không có chủ ý.
Tuy nhiên, trong 2 status được đăng dưới cái tên Phan Huy Vĩnh Ht có những từ lóng như: “Náo”, “Pó tay” … Những từ ngữ này đều không có trong từ điển Việt Nam và nó cũng không có nghĩa. Theo một số bạn trẻ, đó là những từ ngữ của giới trẻ (teen) hay dùng với mục đích trêu đùa, mỉa mai, giễu cợt với nhau …
Khi đọc được những status của ông Vĩnh như: “Những người này đã không dùng não để tư duy…” và “Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn…”, một người dân bức xúc: “Ông Vĩnh đã có lời lẽ xúc phạm như vậy, cho thấy ông không xứng đáng là người lãnh đạo do chính nhân dân bầu ra. Việc anh lên mạng xã hội đôi co, bao biện cho Formosa và đổ hết trách nhiệm sự cố môi trường vừa qua cho người dân và báo chí là điều không thể nào chấp nhận được”.
Trước những lập luận mà PV đã đưa ra, ông Phan Duy Vĩnh cho biết: “Mục đích của tôi là muốn nói đến các trang trang mạng xã hội…”.
Vụ
Formosa: Chỉ nói thiệt hại, không nói trách nhiệm
Vụ
Formosa: Chỉ nói thiệt hại, không nói trách nhiệm
23/07/2016
22-7-2016
VIỆT NAM – Chính phủ Việt Nam vừa báo cáo với
Quốc Hội Việt Nam về thiệt hại mà Formosa gây ra khi xả chất thải vào biển. Đây
là lần đầu tiên thiệt hại được đánh giá tương đối toàn diện.
Theo đó chất thải mà Formosa xả vào biển hồi cuối tháng 3, đầu
tháng 4, không chỉ khiến cá chết trắng biển, hủy diệt môi sinh của vùng biển
phía Bắc miền Trung mà còn đẩy khoảng 100,000 người đến chỗ mất sinh kế và
khoảng 180,000 người phụ thuộc lâm vào cảnh khốn cùng vì gia đình không có thu
nhập. Không chỉ có ngư nghiệp tê liệt mà thương mại, du lịch, xuất cảng cũng
lao đao vì thảm họa này.
Báo cáo vừa kể xác nhận, thiệt hại về sản lượng hải sản khai
thác ven bờ và vùng lộng khoảng 1,600 tấn/tháng. Khoảng 5.7 héc ta hồ nuôi tôm
bị nhiễm độc, 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp thu hoạch
chết sạch. Trên 350 héc ta hồ nuôi tôm có tôm bị chất một phần. Hơn 3,000 héc
ta nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống do bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm
nên tôm chậm lớn, bị bệnh. Khoảng 1,613 lồng nuôi cá mất trắng. Khoảng 10 héc
ta nuôi cua, 7 héc ta nuôi ngao bị ảnh hưởng, người nuôi trắng ta. Giá bán các
loại hải sản được nuôi ven bờ giảm từ 10% – 20%.
Việc tiêu thụ hải sản ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế cùng sút giảm nghiêm trọng. Hải sản khai thác trong phạm vi 20 hải lý
tính từ bờ không tiêu thụ được. Giá bán hải sản khai thác bên ngoài phạm vi 20
hải lý tính từ bờ giảm từ 30% đến 50%.
Riêng tại Hà Tĩnh, hơn 3,000 tấn hải sản đang tồn kho, tương
đương 85% khả năng tích trữ của các kho đông lạnh ở Hà Tĩnh. Tại Quảng Bình
hiện có trên 2,000 tấn hải sản tồn kho, tương đương 70% khả năng tích trữ của
các kho đông lạnh ở Quảng Bình. Báo cáo không đề cập đến tình trạng tồn kho ở
Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế dù báo giới từng ước lượng là không nhỏ.
Bởi ô nhiễm do Formosa gây ra tác động đến tâm lý của người tiêu
dùng trên toàn Việt Nam nên cả ngư dân lẫn các cơ sở kinh doanh hải sản trên
toàn quốc đều gặp khó khăn trong việc bán hải sản. Đó là lý do ngư dân nhiều
nơi, đặc biệt là bốn tỉnh phía Bắc miền Trung, khu vực bị tác động trực tiếp đã
ngưng ra khơi.
Tuy báo cáo của chính phủ Việt Nam cho rằng cần nghiêm túc rút
kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định các tác động đến môi
trường khi cấp phép đầu tư và gia tăng việc giám sát, kiểm tra, thanh tra môi
trường, phát giác ô nhiễm nhưng lại không đề cập đến trách nhiệm hoặc truy cứu
trách nhiệm của bất kỳ viên chức nào liên quan đến tiến trình tiếp nhận – cấp
giấy phép đầu tư – giấy phép xả nước thải, chất thải cho nhà máy thép của
Formosa tại Khu Công Nghiệp Vũng Áng, vốn có hàng loạt dấu hiệu hết sức không
bình thường. (G.Đ)
Phát hiện hố chôn chất thải nghi độc hại ở Hải Dương
(Kiến Thức) - Các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đang điều tra làm rõ tổ chức, cá nhân chôn chất thải nghi độc hại trái phép gần khu dân cư vừa mới phát hiện.
Sáng 21/7, lực lượng chức năng huyện Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) đã khai quật một địa điểm mà trước đó người dân đã báo tin có hiện tượng chôn chất thải nghi độc hại tại địa bàn khu 2 (thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Hàng trăm người dân đã quan tâm theo dõi vụ việc với nhiều bức xúc.
Tại địa điểm người dân báo tin, lực lượng chức năng đã phát hiện nhữngchất thải dạng bùn đặc quánh có mùi rất khó chịu.
Theo quan sát của PV Kiến Thức tại hiện trường, hố chôn có đường kính rộng khoảng 10 mét, chất thải nghi độc hại được chôn cách mặt đất khoảng hơn 1 mét.
Ngay khi phát hiện chất thải, lực lượng công an môi trường đã tiến hành lấy mẫu để giám định, xác minh chất thải trên có độc hại hay không, cũng như chủ nhân của những chất thải trên để xử lý theo các quy định của pháp luật.
Hố chôn này nằm cách Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhôm Tân Đông, Công ty Cổ phần luyện kim Tân Nguyên chỉ vài trăm mét. Hai công ty này trước đó bị người dân khu 2, thị trấn Phú Thứ liên tục tố đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ hành vi gây ô nhiễm môi trường như xả thải khói, bụi có mùi hôi, tanh nồng, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh.
Clip cận cảnh hố chôn chất thải rắn nghi độc hại vừa được phát hiện tại khu 2, thị trấn Phú Thứ:
Mới đây, ngay trong buổi đối thoại giữa các hộ dân với đại diện các nhà máy Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhôm Tân Đông, Công ty Cổ phần luyện kim Tân Nguyên, Công ty xi măng Cường Thịnh và chính quyền huyện Kinh Môn được tổ chức ngày 18/7, các hộ dân ở Khu dân cư số 2, 3 đại diện cho hơn 12.000 người dân đang sinh sống tại thị trấn Phú Thứ đã phản ánh nhiều bức xúc liên quan vấn đề môi trường trên địa bàn.
Cụ thể, theo phản ánh của người dân, từ khi 2 nhà máy của Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhôm Tân Đông và Công ty Cổ phần luyện kim Tân Nguyên đi vào hoạt động, không khí nơi đây có mùi tanh nồng, đặc quánh, khiến người dân sống quanh khu vực luôn cảm thấy tức ngực và khó thở. Số người dân mắc bệnh về đường hô hấp liên tục tăng cáo. Các hộ dân yêu cầu các công ty trên phải giải trình rõ nguồn chất thải rắn, nước thải được thải đi đâu.
Clip dân bức xúc phản ánh tình trạng xả khói của công ty Cổ phần luyện kim Tân Nguyên:
Đáng chú ý trong buổi đối thoại trên, người dân đã cung cấp một số hình ảnh cho thấy có hiện tượng các công ty trên tiến hành chôn lấp chất thải rắn ở các khu vực gần khu dân cư.
Việc phản ánh của người dân là có cơ sở khi bác sĩ Phạm Thị Thủy, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Phú Thứ nêu lên những con số đáng giật mình về việc bệnh nhân mắc hô hấp liên tục tăng cao: “Tỷ lệ người bị mắc bệnh về đường hô hấp tăng nhanh: năm 2013 là 2.537 người, năm 2014 là 2.942 người, năm 2015 là 3.954 người /12 nghìn dân”.
Người dân khu 2 Thị trấn Phú Thứ yêu cầu cần sớm xác định có hay không việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH nhôm Tân Đông và Công ty Cổ phần luyện kim Tân Nguyên. Bởi ô nhiễm môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến gần 12.000 người dân đang sinh sống, lao động trên địa bàn Thị trấn Phú Thứ. Trong đó, đáng lo ngại hơn hết là sức khỏe, sự an toàn của gần 2.500 em học sinh đang học tập tại 4 trường học các cấp, bao gồm Trường mầm non thị trấn Phú Thứ; Trường Tiểu học Thị trấn Phú Thứ; Trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Thứ và Trường Trung học Nhị Chiểu.
Tại buổi đối thoại trên, đại diện các doanh nghiệp trên đã thừa nhận trong quá trình sản xuất đã gây ra khói, bụi và mùi khét, tanh do thiết bị, máy móc thường xuyên trục trặc, việc vận hành máy móc của công nhân do tay nghề chưa thông thạo cũng như việc sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng dầu FO để đốt lò luyện kim đã dẫn tới các tình trạng trên.
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn đã chỉ rõ những sai phạm của các Công ty trên và hiện tượng xả ra khói, bụi độc hại, có mùi tanh hôi là có thật.
Ông Lê Văn Bí, Phó Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cho biết, các nhà máy có xả thải, có độc hại và giao lực lượng cảnh sát môi trường khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm đối với đối tượng tổ chức chôn lấp chất thải sai quy định.
Người dân thị trấn Phú Thứ mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc tích cực, sớm làm rõ những phản ánh của người dân.
Một số hình ảnh về hố chôn chất thải rắn nghi độc hại được PV Kiến Thức ghi nhận:
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin liên quan vụ việc trên...
BÌNH LUẬN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét