1. Tây Tạng: Cung điện Potala
10 magnifiques anciennes structures d’Asie
Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Theo truyền thống, Lhasa là trụ sở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vốn là thủ đô của Tây Tạng và là thủ đô nằm cao nhất trên thế giới. Cung điện Potala là nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rời đi đến Dharamsala, Ấn Độ năm 1959. (Feng Li / Getty Images)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng năm 1645, cao 13 tầng, bên trong có 1.000 phòng, 10.000 ngôi đền và gần 200.000 bức tượng. Trong lịch sử, Cung điện Potala là nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngày nay, Cung điện Potala là một bảo tàng chứa hàng chục ngàn di tích văn hóa khác nhau, đều là đỉnh cao của nghệ thuật Tây Tạng, và những bức tranh tường tráng lệ, tập hợp ở đó rất nhiều di sản của lịch sử Tây Tạng. Ở độ cao hơn 3.700 mét so với mực nước biển, Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới.

  1. Bhutan: Tu viện Taktsang
Được xây dựng năm 1692, Le Nid du Tigre được xây dựng xung quanh một hang động nơi Gourou Padmasambhava (người đã đưa Phật giáo vào Bhutan) đã thiền định trong 3 tháng trong thế kỷ XIII. (Manan Vatsyayana / AFP / Getty
Images)
Còn được gọi là Le Nid du Tigre, Tu viện Taktsang được xây dựng lần đầu tiên trong năm 1692. Tu viện Phật giáo thiêng liêng này nằm trên bờ của một vách đá 900 mét phía trên thung lũng Paro. Nó có một lịch sử lâu dài, là nơi ẩn dật của các nhà sư. Nếu bạn quyết định đến đây, nhớ mang theo đủ nước cho cuộc hành trình. Nó có thể rất nóng vào ban ngày, vì vậy nên có cái che nắng; Tuy nhiên, hãy chắc chắn mang theo quần áo dài tay bởi những người mặc quần áo để hở quá nhiều da không được phép vào tu viện. 
  1. Myanmar: Chùa Shwezigon
Chùa Shwezigon ở Yangon, Myanmar. (Soe Than WIN / AFP / Getty Images)
Chùa Shwezigon được hoàn thành vào năm 1102. Chùa lưu giữ một cái xương và một cái răng của Đức Phật Gautama. Truyền thuyết kể rằng Vua Anawrahta đã yêu cầu di tích răng của Đức Phật ở Sri Lanka. Khi răng được đưa đến bờ sông, Đức Vua đã lội xuống sông ngập đến tận cổ để đón nhận nó. Sau đó nhà vua quyết định bảo tồn di tích trong một ngôi chùa vì lợi ích của tất cả. Ông đã đặt di tích lên lưng con voi trắng của mình và nói: “Hãy đi theo con voi trắng của trẫm, nó cúi đầu ở chỗ nào thì đó là nơi sẽ lưu giữ di tích răng”. Như vậy, Chùa Shwezigon bây giờ nằm ở vị trí chính xác nơi con voi đã cúi đầu xuống.

  1. Thái Lan: Ayutthaya
Thành phố cổ Ayutthaya đã từng là thủ đô của vương quốc Thái Lan ở đỉnh cao của nó. (Philippe Huguen / AFP / Getty Images)
Tất nhiên đây không phải là của một tòa nhà đơn lẻ, Ayutthaya là vương quốc Xiêm La cổ đã tồn tại từ năm 1351 đến 1767 và gồm nhiều tòa nhà cổ tuyệt đẹp. Ayutthaya là cố đô của Thái Lan, khi đó được gọi là Xiêm. Đến cuối thế kỷ thứ 18, Ayutthaya được coi là cường quốc mạnh nhất Đông Nam Á. Nằm cách Bangkok một giờ xe chạy, ngày nay nó vẫn là một điểm du lịch rất nổi tiếng.

  1. Campuchia: Đền Angkor
(Daniel Cameron)
Đền Angkor thu hút gần 2 triệu du khách mỗi năm. Nó được coi là di tích tôn giáo lớn nhất, rộng hơn 400 km². Đền thờ chính, Angkor Wat, được vua Suryavarman II xây dựng giữa những năm 1113 và 1150 và ngày nay hình ảnh của nó xuất hiện trên cờ Campuchia.

  1. Indonesia: Borobudur
Borobudur ở Trung Java, Indonesia. (Ulet Ifansasti / Getty Images)
Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 như một ngôi đền Phật giáo. Ước tính xây dựng Borobudur kéo dài 75 năm. Nơi đây có chứa 504 bức tượng Phật. Sau khi bị chôn vùi dưới tro núi lửa và rừng rậm trong nhiều thế kỷ, Borobudur đã được phục dựng lại và bây giờ là điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Indonesia và thậm chí còn được đưa vào kỷ lục Guinness là địa điểm khảo cổ Phật giáo lớn nhất thế giới.

  1. Hàn Quốc: Cung điện Changdeok
Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II (trái) tại Cung điện Changdeok ở trung tâm Seoul, ngày 10 tháng 10 năm 2007. (Jung Yeon-JE / AFP / Getty Images)
Theo nghĩa đen là “Cung điện nhiều đức độ”, là một trong 5 Cung điện lớn được xây dựng trong năm 1392.  Cung điện Changdeok gồm 13 tòa nhà trên nền cung điện và 28 ngôi đình trong các khu vườn. Cung điện được xây dựng hài hòa hoàn toàn với môi trường xung quanh. Cung điện Changdeok đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO và được giới thiệu như “một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc cung điện và thiết kế khu vườn vùng Viễn Đông”.

  1. Nhật Bản: Lâu đài Himeji Castle
Lâu đài Himeji ở Himeji, Nhật Bản. (Buddhika Weerasinghe / Getty Images)
Được xây dựng vào năm 1333, lâu đài Himeji là lâu đài lớn nhất của Nhật Bản, được coi là ví dụ tốt nhất về kiến trúc lâu đài Nhật Bản. Do đó, đây là lâu đài được thăm quan nhiều nhất ở Nhật Bản. Lâu đài được bao quanh bởi 83 tòa nhà. Điều thú vị là lâu đài Himeji đã không bao giờ bị hư hỏng do con người hay do các thế lực tự nhiên. Lâu đài Himeji có một hệ thống phòng thủ quan trọng. Trước tiên nó được xây dựng trên cao, với ba lớp hào (mương) (lớp ngoài cùng hiện đã bị lấp) với một mạng lưới đường đi phức tạp dẫn đến các cửa của lâu đài. Nhiều con đường là đường cụt, điều này khiến cho phe đối địch bị lẫn lộn khi công thành. Sự xếp đặt này là để những kẻ xâm lược bị theo dõi và bị bắn từ trên cao xuống, làm chậm tiến độ tiến công của chúng. Himeji nằm cách Kyoto 120 km về phía Tây Nam.

  1. Ấn Độ: Đền Taj Mahal
Đền Taj Mahal nhìn từ phía Nam, ngày 28 tháng 5 năm 2013 ở Agra, Ấn Độ. (David Cameron)
Đền Taj Mahal, cao 171 mét, là một trong những điểm du lịch được viếng thăm nhiều nhất tại Ấn Độ. Nó được Hoàng đế Shah Jahan xây dựng để tưởng nhớ người vợ thứ ba của ông. Theo truyền thuyết, Shah Jahan đã lên kế hoạch xây dựng một Taj Mahal khác ở bên kia sông, nhưng kế hoạch của ông đã bị gián đoạn. Sử dụng hàng ngàn thợ xây và thợ thủ công, Đền Taj Mahal được hoàn thành vào khoảng năm 1653 sau 21 năm xây dựng. Người ta nói rằng nó kết hợp các yếu tố của phong cách kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Ba Tư và Ấn Độ. Chúng ta có thể thấy 4 mặt của nó hoàn toàn đối xứng.

  1. Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Olli Geibel / AFP / Getty Images)
Nằm ở trung tâm Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia từ thời nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Được gọi là Tử Cấm Thành vì dân thường bị cấm đi vào đây. Được xây dựng giữa những năm 1406 và 1420, Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà và rộng 72 km². Hai bức tượng sư tử khổng lồ bảo vệ lối vào của cung điện bên trong. Một con đặt chân lên một quả bóng lụa tượng trưng cho quyền lực, con kia trông chừng một khối lập phương biểu tượng cho cuộc sống. Bạn có thể thấy tất cả nóc nhà của Tử Cấm Thành được lợp bằng gạch màu vàng sáng. Điều này là vì màu vàng là màu tượng trưng cho hoàng đế Trung Hoa.


Phiên bản tiếng Anh: 10 Magnificent Ancient Structures of Asia