Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Trung Quốc thiên thẹo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc-Dân Việt đỡ lo…; Sau phán quyết về Biển Đông, tranh giành nguồn cá gay gắt hơn; Nguyễn Thông - Xuyên tạc

Phúc Lộc Thọ.

 
Báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay rầm rộ đưa tin lời cải chính ý kiến phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường; Đây là cách cải chính thụ động, không cao tay đứng về phương diện thông tin truyền thông.
Tán thành với ý kiến Nguyễn Thông: Nếu quả thật phía Trung Quốc xuyên tác, thiên thẹo ý kiến phát biểu của Thủ tướng Việt Nam thì chỉ cần đưa đoạn film quay cuộc hội đàm này, cắt riêng lời phát biểu của thủ tướng Phúc là làm xì hơi ngay sự thiên thẹo của Trung Quốc…

Theo quy định của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, mối khi các vị tứ trụ xuất ngoại bao giỡ Hãng phim Tài liệu Khoa học TW cũng cử phóng viên đi theo quay lại toàn bộ hoạt động để giữ làm tư liệu quốc gia ? Không chỉ có Bộ Văn hóa và cả Đài truyền hình VTV chắc chắc cũng có phóng viên đi kèm để làm tin…Vậy thì tại sao lại phải cải chính ầm ỹ theo kiểu “ lạy ông tôi ở bụi này” một cách thô sơ, thô thiển, thiếu nghiệp vụ thông tin như vậy…
Trong quan hệ bang giao hai nước, xưa nay vẫn có nhiều cuộc cài độ nhau không chỉ Trung Quốc cài độ Việt Nam mà nhiều khi Việt Nam cũng tìm cách chơi lại làm mất mặt sứ thần thiên triều…Nhiều vị sứ thần, minh quân Việt đã có những cú lật cờ ngoạn mục chuyển thế bị động thành thế thượng phong, làm vỡ nát, thất sủng uy danh của các hoàng đế Trung Hoa. Chuyện kể Mạc Định Chi khi đi sứ qua Ải Nam Quan, viên quan coi ải không cho mở cổng chính mà chỉ cho mở cổng phụ, một cái cổng ngách to vừa bằng người của Mạc Định Chi; Mạc Định Chi là người nhỏ con. Thấy vậy, Mạc Định Chi nhất quyết không chịu đi qua cửa đó vì biết dân Tàu chơi xỏ mình. Quan coi ải cho hỏi lý do vì sao không chịu chui qua cửa ngách, Mạc Định Chi trả lời: ta đi sứ sang xứ người chứ không phải đi sứ sang xứ chó…Cửa đó là cửa dánh cho chó chui chứ không phải là cửa di dành cho một sứ thần của một quốc gia…
Người viết bài này đoán: trong cuộc gặp vừa qua, Lý Khắc Cường lừa miếng gì đó trong phát biểu khiến cho một câu phát biểu nào đó của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có sơ hở, không chặt chẽ nên bị lợi dụng thiên thẹo làm lợi cho phía Trung Quốc…
Trong quan hệ hai nước Việt-Trung cũng như trong quan hệ đối thoại dường như đã lập trình sẵn từ nhà, cứ thế mà phát tỷ như: cả 2 phía lấy đại cục làm trọng; tôn trọng và ủng hộ chủ quyền và đường lối đối ngoại tự chủ, độc lập của nhau, chẳng hạn…
Tóm lại, do sự lập trình sẵn nên nhiều khi bị đẩy vào thế bị việt vị. Theo dõi những bài bình luận về tình hình quốc tế, quan hệ Nga-NATO trong thời gian gần đây trên VTV, tiếng nói chính thống của Đảng và Chính phủ Việt Nam, thấy rõ Việt Nam vẫn giữ nguyên cái giọng “ phò “ Nga chỉ trích phương tây y như thời chiến tranh lạnh…
Trong khi đó thì Nga đã quay lại  bắt tay với Trung Quốc, có nhiều tuyên bố, hành vi lập lờ ngầm ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gây bất lợi cho Việt Nam…Trong khi đó thì Mỹ và Tây Âu lại không chỉ chí trích mà có nhiều hành động thiết thực để kiềm chế và răn đe Trung Quốc; không có các khối này chưa biết số phận Việt Nam sẽ như thế nào…
Qua những diễn biến này cho thấy những bài bình luận và phân tích của VTV về quan hệ Nga-NATO vẫn là chính kiến của kẻ ngu lâu, ngu tín, nói theo những gì đã lập trình, đúng quy trình; trong khi thời thế đã thay đổi; bạn bè, đồng minh đã chuyển cực…
Trở lại chuyện báo chí Việt nam phải ồn ào lên cái chuyện Trung Quốc thiên thẹo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu bây giờ, phía Trung Quốc chơi bẩn, tung hình ảnh họ quay ra thì giới báo chí Việt Nam không biết tìm lỗ nẻ nào để mà chui…Bởi vì một nước lớn như Trung Quốc không đời nào họ làm cái việc đổi trắng thay đen tho thiển…Vị họ là dân “thâm nho” !
Dẫu sao, trong cái rủi có cái may; Đây là bài học xương máu cho các vị nhận sứ mệnh phương diện quốc gia khi đem chuông đi đánh xứ người, không kêu cũng phải đấm một hồi cho kêu…Cái may cho Việt Nam trong vụ này là: do phía Trung Quốc cố tình làm nhục Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, chắc chắn điều này sẽ làm cho ông Phúc cáu và sẽ nhớ đời bài học này để tránh không bị lần hai…
Mỗi khi Thủ tướng Việt do bị một lần tất yếu sau này sẽ luôn đề phòng, cảnh giới với sự chơi xấu của ông bạn làng giềng phương bắc thì dẫu sao dân cũng đỡ một phần lo lắng. Thật nguy nếu phải một ông Thủ tướng lại yêu mến thắm thiết đất người Trung Hoa, lại coi của mình cũng như của bạn; anh em cả có đi đâu mà thiệt thì rất dễ bị dính bả với Trung Quốc.
Chuyện lình xình vừa qua của Thủ tướng mới nhậm chức Nguyễn Xuân Phúc mới dừng lại chuyện lời qua tiếng lại; dư luận còn đàm tiếu có quan chức còn dính gái Tàu, dính tiền Tàu ký bậy ký bạ sang nhượng cho Trung Quốc nhiều thứ tai hại…
Tóm lại, cái may là sau vụ này chắc Thủ tướng Phúc sẽ được mở mắt để cảnh giác với dân Tàu hơn, sẽ sòng phẳng không tù mù trong quan hệ với dân Tàu…
Dẫu sao, Trung Quốc ngay từ đầu đã tìm cách chơi xấu Thủ tướng Việt Nam mới nhậm chức Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm cho dân Việt dỡ lo về ông hơn; Dân chi lo người Tàu đưa tiền cho ông tiêu, dí gái cho các ông ôm; mồm luôn khen các ông tài, giỏi, hữu nghị lắm...thì dân bỏ mạng...
Chúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng cho vững…

L.Q.C.




Trong phán quyết đưa ra ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực cho rằng không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc khẳng định “ quyền lịch sử ” đối với các nguồn tài nguyên tại những vùng biển nằm trong đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, ở Biển Đông.

media
Ngư dân trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh ngày 14/09/2014. Reuters
Một trong những nguồn tài nguyên chủ yếu ở Biển Đông chính là cá. Cho nên phán quyết nói trên có ảnh hưởng to lớn đến ngành ngư nghiệp của các nước trong vùng, đặc biệt là những nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Đó là nhận định của tờ The Wall Street Journal trong một bài viết đăng trên mạng ngày, 19/07/2016.

Theo các chuyên gia, trong ngắn hạn, phán quyết của Tòa Trọng Tài sẽ dẫn đến việc gia tăng đánh bắt cá ở Biển Đông. Những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ dựa theo phán quyết để đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên biển. Còn Trung Quốc, một mặt bác bỏ phán quyết, mặt khác cũng có thể gia tăng đánh bắt cá như là một cách để tái khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

Việc các nước gia tăng đánh bắt cá sẽ là một điều đáng quan ngại cho ngành ngư nghiệp, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người lên tiếng báo động là nguồn cá ở vùng Biển Đông đang trên đà suy giảm mạnh.

Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học British Colombia thẩm định lượng cá xuất khẩu ở Biển Đông từ khoảng 11% thập niên 1980 đã tăng lên thành 27% tổng lượng cá xuất khẩu toàn cầu vào năm 2011. Nghiên cứu này cũng cho thấy là nguồn cá ở Biển Đông trong vòng 20 năm tới có thể sẽ giảm mất đến 59%, nếu chính phủ các nước trong vùng không có biện pháp để ngăn chận tình trạng đánh bắt quá mức.

Tuy nhiên, phán quyết ngày 12/07/2016 cũng sẽ có một tác động tích cực, là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên dựa trên đó mà thương lượng về cách thức chia sẻ nguồn hải sản ở Biển Đông, thay vì cứ tiếp tục xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế của nhau.

Vấn đề là hiện nay, các nước trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn dùng các đội tàu cá như là một phương tiện để khẳng định chủ quyền trên các bãi cạn, các đá và các thực thể khác trên biển. Bắc Kinh còn khuyến khích ngư dân đi ngày càng nhiều vào các vùng biển đang tranh chấp, thậm chí tài trợ cho ngư dân mua tàu mới hoặc trang bị cho tàu những thiết bị tối tân hơn để trấn giữ các vùng đánh cá. Đội tàu cá vừa đông đảo vừa hiện đại của Trung Quốc ngày càng áp đảo đội tàu cá của Việt Nam, Philippines hay Malaysia…

Hà Nội thường xuyên tố cáo tàu tuần duyên hoặc tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, vụ mới nhất xảy ra ngày 09/07/2016, tức là chỉ vài ngày trước khi Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.

Ngay cả Indonesia, tuy không có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, cũng lo ngại vì thấy đội tàu cá của các nước tranh chấp đi vào đánh cá trái phép trong vùng biển của họ. Cho tới nay, Jakarta đã bắt giữ và cho nổ phá hàng trăm tàu cá nước ngoài, mà đa số dĩ nhiên là tàu cá Trung Quốc, bị xem là đánh bắt trái phép trong vùng biển của Indonesia.

Thanh Phương

(RFI)

Nguyễn Thông - Xuyên tạc


Tối 18.7, gần như đồng loạt báo chí nhà nước cùng lúc thông tin (nói theo kiểu của nhà nước là ra quân, mở chiến dịch) "đính chính" nội dung cuộc trao đổi của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Họ gặp nhau tại Mông Cổ, thảo nguyên bát ngát bao la tận chân trời, từ ngày 14.7 cơ, nhưng hôm nay 18.7 báo chí xứ mình “mới được phép” thông tin phản bác “những thông tin sai lệch” của báo chí truyền thông Trung cộng.

Nói như nguyên văn đoạn đầu của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN): “Ngày 18-7, TTXVN được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ)”. Sau khi TTX “được quyền” thì báo chí, tivi, đài phát thanh mới được ăn theo TTX, luật xứ ta nó thế.

Phải nói là quá chậm, quá bị động, luôn bị đặt vào thế chống đỡ. Nếu có cuộc chiến tranh về dư luận, cứ kiểu như vậy thì thua cái chắc. Nhất là trước một kẻ thù đầy mưu mẹo, kinh nghiệm và xảo trá như Tàu.

Cũng một phần bởi cái thói dấm dúi xưa nay, thiếu sự đàng hoàng, công khai, minh bạch, coi thường dân chúng của nhà cầm quyền xứ này. Mình gặp nó, nói ra những điều đạo lý, nhân nghĩa, vì nước vì dân thì có chi phải giấu, phải ỡm ờ. Nó bắt được thóp giấu diếm của mình, nó đưa mình vào thế khó xử là đương nhiên. Cách tốt nhất bây giờ không phải là gân cổ cãi chung chung mà là trưng ra bản video clip cuộc gặp ấy (thế nào mà chẳng có) làm bằng chứng. Còn cứ một mực bảo nó xuyên tạc (do mình sai, mình cãi lấy được), đợi nó trưng ra bằng chứng thì lại bị nó cho vào tròng, rơi vào sự đã rồi, chỉ loay hoay chống đỡ cũng đủ mệt.

Việc Trung Quốc cố tình “xuyên tạc” nội dung cuộc trao đổi giữa hai thủ tướng của hai nước anh em đã cho thấy họ không thèm kiêng nể gì nữa, tức là vuốt mặt không nể mũi nữa. Lâu nay, nó chỉ nói tầm bậy tầm bạ ở những chuyện linh tinh, khiến cho người ta không biết đâu mà lần, thì nay thì nó đã chính thức xóa vùng cấm. Vị thế thủ tướng, thậm chí chủ tịch nước, tổng bí thư của “bạn” nó cũng chả coi ra gì.

Có vẻ như giới lãnh đạo Trung Quốc đang chỉ đạo cho quân nó xông vào cuộc chiến tranh tổng lực, đủ mọi mặt trận, mọi phương tiện, mọi khía cạnh. Đâm chìm tàu cá của ngư dân ta trên biển, tập trận trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tung ồ ạt khách du lịch vào quấy rối, chèn sóng vào đài phát thanh, ngưng nhập hàng hóa tiểu ngạch, xuyên tạc cuộc gặp cấp cao, v.v.., tất cả có vẻ ngẫu nhiên, lẻ tẻ nhưng nếu tỉnh táo xâu chuỗi lại sẽ thấy rất bài bản, có hệ thống, tính toán chi li.

Những hành động như vậy không thể nào từ người bạn “4 tốt 16 chữ vàng” như lâu nay cả hai rêu rao. Nó chỉ có thể sinh ra từ kẻ thù. Đây phải chăng là bước 1 của cuộc xung đột, cho những leo thang tiếp theo.

Từ vụ xuyên tạc cuộc gặp giữa hai thủ tướng (tôi nói là quân Tàu xuyên tạc, theo như thông tin của TTXVN), thấy thực ra chả mới mẻ gì. Người Tàu xưa nay có truyền thống, bề dày kinh nghiệm về xuyên tạc, giả dối, mưu mẹo. Phép dùng binh của họ là “binh bất yếm trá” (việc binh cho phép giả dối, lừa dối), họ áp dụng trong mọi trường hợp, mọi kẻ thù (kể cả với… bạn của họ), và nói thẳng ra là rất nguy hiểm, hiệu nghiệm, thậm chí quyết định được kết quả cuối cùng. Tôi xin kể lại một chuyện cũ,

Thời Tam quốc bên Tàu, Mã Đằng là Thái thú Tây Lương, kết nghĩa với Trấn tây tướng quân Hàn Toại làm anh em, thề cùng sống chết. Đằng là bề tôi nhà Hán, thấy vua bị Tào Tháo ức hiếp quá nên định kế trừ Tào, chẳng may mưu kế lộ, Đằng bị Tháo giết chết. Con Đằng là Mã Siêu cùng Hàn Toại khởi binh Tây Lương kéo về Hứa Đô trả thù cho cha. Quân Tây Lương mạnh, tướng Mã Siêu giỏi giang muôn người không địch nổi, lại có Hàn Toại giúp sức nên bên Tháo thua liểng xiểng, có trận Tháo phải cắt cả râu, vứt cả mũ, cởi cả áo mới thoát. Tháo lo lắm. Bọn mưu sĩ bày rằng phải ly gián, chia rẽ chú cháu Hàn Toại – Mã Siêu, làm nội bộ kẻ thù suy yếu, tự đánh lẫn nhau thì mới thắng được. Tháo nghe theo. Mấy lần ra trận, gặp Toại, Tháo chỉ cố tình kể lể chuyện cũ, điều xưa, không hề tính chuyện đánh nhau. Nói chán rồi thu quân về. Siêu được báo tin vậy, hỏi Toại, nói chuyện gì mà lắm thế, Toại bảo nó không chịu đánh, nó chỉ nói chuyện cũ, chả nhẽ ta đánh nó. Siêu đâm nghi. Tháo về bèn viết tiếp một lá thư gửi Hàn Toại, cố tình xóa đi một số chỗ, cho người đem sang Toại. Siêu nghe nói chú nhận được thư Tháo, đến hỏi thư đâu, Toại đưa thư cho xem. Siêu nghi, hỏi sao thư có nhiều chỗ xóa thế, chú định giấu tôi điều gì. Toại tình ngay lý gian, bảo chả có điều gì cả, Siêu không tin. Toại nói nếu cháu không tin, mai ra trận, chú tế ngựa ra đâm cho thằng giặc Tháo một nhát chết tươi để cháu tin.

Hôm sau vừa ra trận, Tháo đã lớn tiếng nhắn với quân Toại, hôm trước chủ chúng mày hẹn với tao cái gì, đã làm chưa. Siêu nghe thế càng nghi lắm. Toại vừa tới, chua kịp nói gì thì Tháo đã bảo, tướng quân hứa lấy đầu Mã Siêu, sao chậm thế. Siêu giận, liền vác giáo phi thẳng vào Toại, may mà các tướng xô tới cứu kịp. Đêm ấy, Siêu đeo gươm vào tướng phủ Toại, chém Toại mất một tay, Toại được các tướng xô lại cứu. Siêu cô thế phải chạy trốn. Liên quân Tây Lương tan, Hàn Toại đành phải đầu hàng, quân Tháo chuyển bại thành thắng.

Kể lại vậy để thấy rằng cuộc gặp Tào Tháo – Hàn Toại đã được bộ máy tuyên truyền của Tháo sử dụng theo mưu đồ rất hiểm, nó có giá trị bằng cả trăm vạn quân.

Bộ máy tuyên giáo của xứ ta, chỉ giỏi dẹp chuyện trong nhà, chứ chuyện đại sự quốc gia thì tôi e rằng khó theo được thằng Tàu.

Nguyễn Thông

(Blog Nguyễn Thông)

Không có nhận xét nào: