Ngày 24/5, Khoảng 500 người thôn Ấp Tre – Thị trấn Quang Minh và các thôn Ấp Giữa, Ấp Trung… của xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) cầm cuốc, xẻng, bao tải… đã “nổi dậy” lấp 2 cống xả thải của KCN Quang Minh khi không chịu đựng được nguồn nước ô nhiễm đang đầu độc họ từng ngày.
‘Chúng tôi phải lấp cống để tự cứu mình’
Từ 7h sáng, nhân dân bị chịu ảnh hưởng nặng nề từ dòng nước xả thải của KCN Quang Minh đã cùng nhau tiến về phía đầu nguồn xả thải của KCN Quang Minh để lấp cống với khẩu hiệu “Phản đối nước thải ô nhiễm KCN Quang Minh”. Khoảng 500 người đến lấp có đủ mọi thành phần già, trẻ, gái, trai, công chức, cựu chiến binh…
Khoảng 500 người đến lấp có đủ mọi thành phần già, trẻ, gái, trai, công chức, cựu chiến binh… |
Ông Vương Duy Đương – Phó chủ nhiệm, chi hội trưởng chi hội nông dân Ấp Giữa – Xã Tiền Phong bức xúc cho biết, dân khắp trong vùng đã phải sống chung với ô nhiễm 4 – 5 năm nay, không ai còn có thể chịu đựng được cảnh ô nhiễm, hôi thối, tanh nồng của dòng nước nữa. Chúng tôi phải tự cứu lấy chúng tôi, tương lai con cháu chúng tôi.
2 chiếc cống được lấp là một trong những điểm nước xả thải chính từ KCN Quang Minh chảy đến mương tiêu ở thôn Ấp Tre, qua Đầm Và rồi chảy qua các thôn Ấp Giữa, Ấp Trung, Do Thượng, Do Hạ của xã Tiền Phong, qua Vân Trì rồi đổ ra huyện Đông Anh. Tổng chiều dài ô nhiễm của dòng nước này ước tính dài tới 5 – 6km.
Những người lấp cống cho biết, từ khi xuất hiện KCN Quang Minh với nhiều nhà máy đi vào hoạt động thì cũng là lúc nguồn nước của họ bị biến đổi nghiêm trọng, nhất trong 1 năm trở lại đây tình trạng trở nên tồi tệ hơn khi dòng nước chuyển thành dòng đen kịt, hôi thối, tanh nồng.
Một trong hai cống bị người dân lấp |
Trước tình trạng này, nhân dân đã gửi đơn phản ánh nhiều lần lên Ủy ban thị trấn, lên xã và nhiều cơ quan chính quyền khác. Tuy nhiên, chưa một lần nào họ được phản hồi từ các cơ quan chức năng này. “Chúng tôi liên tục gửi đơn lên xã, và cũng thấy một vài lần có người về lấy mẫu nước để xét nghiệm, tuy nhiên chưa một ai trả lời cho chúng tôi biết tình trạng nước ở đây như thế nào” – ông Vương Duy Đương than thở.
Thực tế, không cần đến kết quả xét nghiệm mà chỉ cần nhìn dòng nước ở đây cũng có thể đoán biết được mức độ độc hại của nó. Xuyên suốt chiều dài của dòng chảy bị nước xả thải xâm chiếm đều để lại dấu tích ô nhiễm. Trong đó, khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là khu vực cống đường tàu và khu vực thôn Ấp Tre.
Dòng nước bị ô nhiễm dài 5 – 6km |
Nước ở đây có màu đen đặc sánh, có nơi thì váng nổi vàng khè như gỉ sắt. Những chỗ nước chảy qua, các loại cây như rau muống, cỏ dại, bèo tây… đều cháy đen hoặc vàng lụi. Các loại động vật như tôm, cua, cá gần như cũng bị tuyệt diệt.
Các thôn Ấp Giữa, Ấp Trung, Do Thượng, Do Hạ thuộc xã Tiền Phong… gần Đầm Và cũng chịu cảnh tương tự, chỉ cần tiếp xúc với nước này thì chân tay chắc chắn bị ngứa, phồng rộp. Bơm lên ruộng thì xuất hiện các bọt bong bóng như xà phòng.
Chị Hà Thị Mận – Ấp Giữa (xã Tiền Phong) cho biết: Rau và lúa ở đây bị chết thường xuyên, nhân dân khổ sở đủ đường vì sống dựa chủ yếu vào các loại cây này. Sen dưới đầm là loại có sức sống mãnh liệt cũng chết ngổn ngang, và rất ít cây ra hoa.
Chị Hà Thị Mận – Ấp Giữa (xã Tiền Phong) than thở ruộng rau bị chết do bơm nước ô nhiễm |
Nước xả thải chỉ mới bị ô nhiễm nặng ?
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, kết quả kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp trong khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh gần đây cho thấy: KCN Quang Minh, có 126 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng chỉ có 68 doanh nghiệp đấu nối và ký hợp đồng xử lý nước thải. Nhiều công ty bằng nhiều hình thức khác nhau đã xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực.
Trong đó có nhiều cơ sở chất lượng nước xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần. Nhiều chất thải nguy hại không được cơ sở quản lý đúng qui định như như chất thải không được phân loại, để ngoài trời, lẫn với rác thải sinh hoạt…
Dòng nước xả thải trôi đến đâu là cây cỏ, bèo tây, rau muống… vàng héo và chết đến đó |
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 24/5, ông Hà Huy Quang, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh, cho biết: khi nhận được thông tin, huyện đã cử đoàn công tác xuống kiểm tra thực tế, làm việc với Công ty Nam Đức (chủ đầu tư KCN Quang Minh), chính quyền địa phương. Và theo báo cáo của Công ty Nam Đức thì nguồn nước bị ô nhiễm nặng như hiện tại chỉ xuất hiện từ khoảng thời gian 15/5/2010 cho đến nay !!?
Trước đó, ông Hà Huy Quang cũng đã đánh giá, chuyện người dân lấp cống của KCN là việc đáng tiếc xảy ra trên địa bàn huyện Mê Linh. Đồng thời khẳng định, về sơ bộ vấn đề xử lý nước thải ở KCN này chưa đảm bảo theo quy định. Còn về kết luận chính thức sẽ phải nhờ Sở Tài nguyên và Môi trường xuống kiểm tra, lấy mẫu…
Để giải quyết chuyện người dân lấp cống xả thải ngày 24/5, ông Hà Huy Quang cũng cho biết, sẽ báo cáo lên UBND Thành Phố Hà Nội để có hướng khắc phục.
Bọt trắng như xà phòng tại máy bơm nước Ấp Giữa – Tiền Phong cao tới cả mét |
Để giải quyết chuyện người dân lấp cống xả thải ngày 24/5, ông Hà Huy Quang cũng cho biết, sẽ báo cáo lên UBND Thành Phố Hà Nội để có hướng khắc phục.
Tuy nhiên, để chờ được đến khi có thể được hướng giải quyết triệt để cho vụ việc, thì người dân sống ở nơi đây sẽ còn phải chịu đựng độc hại từng ngày. Nhiều người đã tự tìm cho mình hướng khắc phục riêng như khoan giếng thật sâu, hoặc mua bình lọc nước. Nhưng đây chỉ là những giải pháp tình thế, bởi thực tế đã có nhiều gia đình khoan nước tới độ sâu hơn 40m nhưng vẫn “dính mùi” như thường.
Để khẳng định cho quyết tâm đấu tranh bảo vệ nguồn nước và sức khỏe của cả vùng, nhân dân ở đây còn cho biết thêm, nếu các cống xả thải bị lấp hôm nay được khơi thông lại họ sẽ quyên góp tiền từng hộ gia đình để đổ bê tông các cống xả thải đó.
(Người Hà Nội)
Phát hiện 16 hécta chứa đầy rác Formosa: Có nhiều thùng nhựa
Ngày 19/7, một bãi tập kết rác của Formosa đã tồn tại từ hơn 2 năm nay mới được phát hiện trên địa bàn phường Kỳ Long.
Được biết, bãi rác này nằm trong trang trại của ông Cao Nhân, thuộc xóm Trại, phường Kỳ Long (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), cách nhà máy Formosa khoảng 3 km và cách thị xã Kỳ Anh 15 km.
Từ nhiều năm nay, nơi đây trở thành điểm tập kết của hàng ngàn tấn rác thải của Formosa.
Tại bãi tập kết, những đống rác lớn được đổ chồng chéo lên nhau. Rác cũng đủ các chủng loại bao gồm: gỗ phế liệu, thùng phuy sắt, thùng nhựa, thùng sơn với những dòng chữ Trung Quốc in trên bao bì...
Đặc biệt, khi đi sâu vào trong trang trại, nơi được vây kín bởi những hàng keo cao vút còn có những đống bùn, đất có màu đen sẫm, bốc mùi khó chịu.
Những đống bùn, đất lớn có màu đen sẫm, bốc ra mùi khó chịu được phát hiện. Ảnh: PLO
Ông Nhân đã thừa nhận rằng số rác trong trang trại của ông là từ nhà máy Formosa mang đến đổ. Về khối lượng chính xác của chất thải trên là bao nhiêu thì ông không hề biết.
Theo ông Nhân, ban đầu trang trại của ông có diện tích 16 ha dùng để chăn nuôi và trồng trọt. Cách đây 3 năm, một người nước ngoài và một người Việt Nam làm ở Công ty Formosa đã tới gặp ông Nhân và đặt vấn đề xin đổ rác tại đây. Thấy lượng rác này có nhiều gỗ, sắt, thùng nhựa có thể tận thu phục vụ chăn nuôi nên ông này đã đồng ý.
"Cứ vài ngày thì họ cho vài xe đến đổ. Tôi không biết đó là rác thải độc hại hay không, vì tôi còn dùng những thùng phuy để đựng đồ sinh hoạt. Việc nhiều đống rác thải bị đốt là do người dân có vào nhặt củi nên tôi bảo họ đốt cho sạch sẽ…'' ông Nhân cho hay.
Thùng phuy in chữ Trung Quốc nằm la liệt trong khuôn viên trang trại của ông Nhân. Ảnh: PLO
Ngày 19/7, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Hảo, Chủ tịch UBND phường Kỳ Long, cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã Kỳ Anh, chúng tôi đã rà soát những bãi rác thải nghi vấn của Formosa trên địa bàn. Qua đó chúng tôi đã có báo cáo cụ thể cho thị xã Kỳ Anh.
Trong báo cáo chúng tôi cũng nêu tên bãi rác thải trong trang trại ông Cao Nhân. Bãi đất này đã được đổ từ trước năm 2015, chúng tôi đã báo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để họ cử cán bộ đến kiểm tra...".
Trước đó, hôm 16/7, ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch Hà Tĩnh cho biết, có khoảng gần 10 điểm đổ trộm chất thải nghi là rác thải của Formosa. Tỉnh đang tiến hành lấy mẫu phân tích để xác định các nguồn rác này xuất phát từ rác thải sinh hoạt, nguồn thải xây dựng hay nguồn thải do quá trình xả thải của các khu công nghiệp.
"Những điểm nghi ngờ có chất thải của Formosa, tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên & Môi trường, chính quyền địa phương kiểm tra, lấy mẫu. Sau khi có kết quả thì sẽ thông báo đầy đủ và hướng xử lý cho nhân dân trên địa bàn." ông Thắng khẳng định.
Việt Yên (Tổng hợp)
Sau sắt thép, Formosa sẽ làm lọc hóa dầu...
(Tin tức thời sự) - Trong quá trình mở rộng giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư lên tới gần 26 tỷ USD, Formosa sẽ xây dựng thêm nhà máy lọc hóa dầu.
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hiện nay là 10,5 tỷ USD (giai đoạn 1).
Dự án có quy mô 3.000ha, trong đó 2.000ha đất và 1.000ha mặt nước, thời gian thực hiện dự án là 70 năm, bắt đầu tính từ 2008, hiện dự án đang trong giai đoàn hoàn thành để đi vào sản xuất kinh doanh.
Được biết, sau khi giai đoạn 1 của dự án hoạt động hiệu quả, Formosa sẽ cân nhắc mở rộng giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư lên tới gần 26 tỷ USD. Trong đó dự án sẽ mở rộng từ 2 lò cao lên 6 lò cao, công suất sản xuất thép từ 7,5 triệu tấn lên gần 20 triệu tấn/năm. Đồng thời, dự án sẽ xây dựng thêm nhà máy lọc hóa dầu.
Sau sắt thép, Formosa sẽ làm lọc hóa dầu... |
Nguy cơ tiềm ẩn
Vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu kế hoạch mở rộng giai đoạn 2 của Formosa được triển khai thì Formosa sẽ phải thuê thêm diện tích đất để xây dựng nhà máy lọc hóa dầu. Vì vậy, điều mà dư luận quan tâm là với diện tích mở rộng giai đoạn 2 của Formosa, thì Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất 50 năm hay 70 năm.
Sau sự cố cá chết hàng loạt do Formosa xả thải tại vùng biển miền Trung và gần đây nhất là việc rác thải của Formosa được phát hiện tại nhiều địa điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ. Do đó, việc Formosa mở rộng giai đoạn 2 có lẽ sẽ gặp phải những phản ứng gay gắt từ phía công luận. 50 năm hay 70 năm đều là những khoảng thời gian quá dài.
Trao đổi với báo chí, ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết:
Việc mở rộng giai đoạn 2 của Formosa đã có thống nhất về chủ trương chung, các thủ tục cụ thể thì chưa tiến hành. Tuy nhiên, thời gian tiến hành việc đó như thế nào là cả một câu chuyện lớn, nhất là sau sự cố vừa qua thì phải tính đến nhiều việc.
Thứ nhất, phải làm rõ khả năng quản lý môi trường, mức độ chịu đựng của môi trường xung quanh đối với công suất hiện tại thế nào, sau đó mới tính đến công suất mở rộng, môi trường xung quanh có chịu được không.
Về chuyện Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất 50 hay 70 năm với diện tích lọc hóa dầu (dự kiến triển khai trong giai đoạn 2 của Formosa), ông Thắng cho rằng: ''Cái này liên quan đến đàm phán của hai bên, chứ Hà Tĩnh giờ không thể khẳng định trả lời như thế nào cả.''
Từng trao đổi với Đất Việt về nguy cơ từ các dự án lọc hóa dầu, TS Nguyễn Đông Hải, nguyên lãnh đạo Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) không khỏi lo ngại. Bởi dù công nghiệp lọc hóa dầu phát triển mạnh nhưng chưa ai nghĩ đến hậu quả ô nhiễm của nó.
TS Nguyễn Đông Hải lấy ví dụ, tại Đông Á, Nhật Bản là nước xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu sớm nhất và nhiều nhất nhưng hiện họ đã ngừng lại và rất hoan nghênh nước khác thuê họ làm dự án hoặc hùn vốn.
"Tương tự, các nước khác đều nắm được xu thế tất yếu, những tiêu cực của lọc hóa dầu, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng, do đó chủ trương của các nước tiên tiến là hạn chế các dự án lọc hóa dầu nội địa và tìm cách chuyển ra nước ngoài."
Thiên An (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét