Dân trí Như Dân trí đã đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất vay vốn thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (96 km) từ Ngân hàng Trung Quốc với tổng vốn vay khoảng 7000 tỷ đồng. Theo Bộ này, Bộ Ngoại giao cũng đã đồng thuận chủ trương trên. Chiều ngày 28/7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời Dân trí về dự án này:
>> TS Đinh Thế Hiển: Chưa thấy dự án nào vốn vay, nhà thầu Trung Quốc mà trọn vẹn cả!
>> Cân nhắc vay Trung Quốc 300 triệu USD cho cao tốc Vân Đồn - Móng Cái
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:"Nguồn vốn nào đáp ứng yêu cầu của chúng ta thì chúng ta sử dụng"
Thưa Phó Thủ tướng, được biết là Bộ Ngoại giao cũng ủng hộ việc vay vốn thực hiện dự án trên. Xin cho biết, vì sao Bộ ủng hộ việc này?
-Hiện nay, chúng ta có nhu cầu rất lớn trong việc đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chúng ta lại không có nguồn vốn, tuy có một số nguồn vốn trong nước nhưng không đủ để phát triển cơ sở hạ tầng. Như vậy, chúng ta có các khoản vay, các khoản vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các nước cho chúng ta thì việc Trung Quốc hay nước nào đó có nguồn vốn ODA cho chúng ta, đáp ứng yêu cầu của chúng ta thì chúng ta sử dụng. Chứ không phân biệt nước này, nước kia. Cái chính là nguồn vốn đó đáp ứng điều kiện của chúng ta hay không, đảm bảo chúng ta có khả năng vay, trả nợ.
Nhưng nhiều người dân, giới chuyên gia kinh tế cũng có lo ngại khi nhìn vào một số công trình dự án đã từng vay vốn của Trung Quốc trước đây nhưng quá trình triển khai có nhiều vấn đề. Ví dụ như họ cho vay nhưng buộc ta phải nhận nhà thầu Trung Quốc nhưng nhà thầu đó thực tế năng lực lại yếu, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, mất hiệu quả vốn vay ?
-Nguồn vốn vay ODA của nước nào cũng vậy, cũng kèm theo các điều kiện của các nước cho vay vốn ODA. Không phải Trung Quốc mà các nước khác cũng vậy: Vay ODA của chúng tôi với lãi suất thấp hơn vay thương mại thì phải chấp nhận nhà thầu của chúng tôi tham gia, hoặc sử dụng máy móc, công nghệ của họ...Với các điều kiện như vậy, chúng ta cũng xem xét, nếu vay mà vẫn có lợi thì chúng ta phải sử dụng nguồn lực đó thôi.
Một ví dụ nhãn tiền là Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội), cũng vay vốn Trung Quốc nhưng hậu quả hiện đã khá rõ ràng thì người dân lo ngại là có cơ sở chứ, thưa Phó Thủ tướng?
-Phải nói thế này: Khi đánh giá dự án tiến triển nhanh hay chậm, nó không chỉ có một nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân khác như có thể do qúa trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu quả các nhà thầu phụ...Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào cho hiệu quả thì cơ quan, đơn vị triển khai phải biết sử dụng. Nhưng thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận, nếu dùng nguồn vốn vay mà dự án bị kéo dài thì vốn vay càng đắt lên, thời gian trả nợ kéo dài, thời gian ân hạn ngắn lại. Chúng ta không triển khai nhanh thì sẽ thiệt hại nhiều.
Mạnh Quân (thực hiện)
Vay TQ 7000 nghìn tỷ làm cao tốc, 3 Bộ không đồng lòng
Nhìn đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi, chậm tiến độ không biết bao giờ mới xong. Cũng từ vay vốn Trung Quốc
Liên quan đến lời đề nghị cho vay hơn 300 triệu USD từ phía Trung Quốc để Việt Nam thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, mới đây Bộ GTVT đã có ý kiến về việc này.
Theo đó, Bộ GTVT muốn áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ khoản tín dụng ưu đãi bên mua từ Trung Quốc cho dự án. Nói cách khác là đồng ý vay với điều kiện sẽ chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công.
Bộ GTVT cho rằng, nếu bổ sung đoạn cao tốc Vân Đồn - Móng Cái vào dự án BOT đoạn Hạ Long - Vân Đồn để dùng vốn trong nước, thì khả năng hoàn vốn của cả hai đoạn cao tốc không còn khả thi.
Nhưng nếu tách riêng đoạn Vân Đồn - Móng Cái thành một dự án BOT độc lập cũng rất khó thu xếp vốn vì tổng mức đầu tư quá lớn.
Trong khi đó, Bộ Tài chính cho rằng, các khoản vay ưu đãi bên mua từ Trung Quốc hiện đều có ràng buộc là phải sử dụng nhà thầu, công nghệ và máy móc thiết bị của Trung Quốc nên không thực sự hấp dẫn.
Cũng cho ý kiến về dự án này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa có ý kiến đề nghị giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc về điều kiện vay của khoản tín dụng ưu đãi bên mua 300 triệu USD.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị phía Trung Quốc cung cấp khoản vay với điều kiện vay ưu đãi hơn so với điều kiện vay gần đây do phía Trung Quốc đề xuất. Khoản vay này sẽ không áp dụng điều kiện thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng EPC chỉ định cho nhà thầu Trung Quốc.
Bộ GTVT đồng ý vay hơn 300 triệu USD với điều kiện sẽ chỉ định nhà thầu TQ thi công, trong khi Bộ KHĐT và Bộ Tài chính đề nghị phải thận trọng.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-h...uoc-lam-cao-toc-3-bo-khong-dong-long-3314848/
Vay tiền Trung Quốc làm cao tốc: Làm lợi cho Trung Quốc?
(Tin tức thời sự) - “Các nhà thầu Trung Quốc họ đi cửa sau rất giỏi và bao giờ cũng trích lại những phần hoa hồng cho những người ủng hộ”.
- Vay tiền Trung Quốc làm cao tốc: Quảng Ninh nói cần thiết
- Vay tiền Trung Quốc làm cao tốc: Đừng dễ dãi nữa!
Lợi ích nhóm?
Đó là khẳng định của GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi chia sẻ với Đất Việt về lời mời vay hơn 300 triệu USD từ Trung Quốc để xây dựng đoạn cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
Theo vị giáo sư, chúng ta nên thẳng thừng từ chối lời đề nghị trên của Trung Quốc. Điều này không phải nhà nhận định chủ quan mà xuất phát từ thực tế các công trình nước này đang thi công tại Việt Nam thời gian qua.
“Quan điểm của tôi là không nên nhận của Trung Quốc. Bao giờ Trung Quốc cho chúng ta vay tiền cũng kèm theo các điều kiện. mà những điều kiện đó hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam.
Điều thứ hai là từ thực tiễn tất cả các dự án Trung Quốc đã làm ở Việt Nam đều cho thấy rằng, công nghệ thì lạc hậu, thời gian thì chậm, và để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội”, GS.TSKH Phong nhấn mạnh.
Từ những lo lắng trên, vị chuyên gia cho rằng đây cũng là lý do khiến 3 Bộ GTVT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch – Đầu tư chưa có tiếng nói đồng thuận.
“Việc có Bộ ủng hộ, có Bộ thận trọng thì đều xuất phát từ quan điểm, đánh giá riêng biệt. Việc Bộ GTVT tiếp tục đề xuất như vậy cũng hơi lạ khi chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm.
“Các nhà thầu Trung Quốc họ đi cửa sau rất giỏi và bao giờ cũng trích lại những phần hoa hồng cho những người ủng hộ Trung Quốc”. Ảnh minh họa |
Ở đây tôi không ám chỉ ai cả nhưng thông thường các doanh nghiệp, các nhà thầu Trung Quốc họ đi cửa sau rất giỏi và bao giờ cũng trích lại những phần hoa hồng cho những người ủng hộ Trung Quốc. Việc ủng hộ Trung Quốc nhiều khi không phải vì lợi ích quốc gia, lợi ích của địa phương đó, mà người ta căn cứ vào lợi ích của cá nhân”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Cùng đặt ra nghi vấn như GS.TSKH Phong, TS Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng Việt Nam phải thận trọng trước lời đề nghị từ phía Trung Quốc.
“Vấn đề Trung Quốc cho Việt Nam vay tiền để thực hiện các dự án hạ tầng là một vấn đề trọng đại. Bởi lẽ thứ nhất là hiện nay nguồn ngân sách, nguồn vốn của chúng ta không còn nhiều.
Hai là tai tiếng của bản thân các nhà đầu tư Trung Quốc rất lớn, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Tôi nghĩ rằng cần lưu ý là tại sao một số bộ, ngành vẫn háo hức mời gọi họ đầu tư, cho vay tiền. Cũng có thể họ có nhu cầu, cũng có thể họ có lợi ích nhóm ở đây. Việc này phải hết sức thận trọng”, TS Sang nhấn mạnh.
Xây mới cao tốc là lãng phí
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, GS.TSKH Lê Du Phong còn cho rằng việc lên phương án xây dựng đoạn cao tốc Vân Đồn – Móng Cái là chưa phù hợp.
“Tôi nghĩ chúng ta chưa cần thiết phải xây dựng tuyến này.
Theo tôi, thị trường hàng hóa của Việt Nam nên hướng ra những thị trường thế giới với cách làm ăn rõ ràng, minh bạch. Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu của Trung Quốc nên chưa cần thiết phải xây mới, có thể tận dụng đường cũ.
Tiếp theo là những cao tốc chúng ta làm để kết nối với cửa khẩu của Trung Quốc như: Hà Nội Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng vẫn còn lãng phí lắm, chưa ăn thua.
Ngoài ra, thời gian gần đây, nhiều khách du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh và nhiều nơi khác gây rối. Cho nên Việt Nam phải cân nhắc, không nên tạo điều kiện cho họ ồ ạt sang trong điều kiện chúng ta quản lý chưa tốt”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Ngoài ra nhìn vào suất đầu tư của dự án này với tổng chiều dài đoạn cao tốc khoảng 96 km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 382 triệu USD (khoảng 8.600 tỉ đồng), GS.TSKH Lê Du Phong nhận định dự án như vậy là cao.
“Chúng ta sẽ xây khi có nhu cầu thật sự. Còn không có thể tận dụng các tuyến đường cũ hiện nay”, vị giáo sư nêu quan điểm.
Không kêu gọi đầu tư bằng mọi giá
Nhìn nhận một cách tổng thể, TS Lê Xuân Sang cho rằng Việt Nam đang tồn tại một điểm yếu là thiếu sự cương quyết với những sai phạm của Trung Quốc.Đắk Nông:
Cá chết, người ngứa do sự cố tràn hóa chất nhà máy Alumin
29/07/2016 07:27 GMT+7
- Nguyên nhân cá chết và người dân bị bệnh ngoài da khi tiếp xúc với nước ở suối Đắk Dao là do sự cố tràn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Chiều 28/7, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông thông tin nguyên nhân cá chết và người dân bị bệnh ngoài da khi tiếp xúc với nước ở suối Đắk Dao là do sự cố tràn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ (thuộc công ty Nhôm Đắk Nông-TKV, xã Nhân Cơ, Đắk Nông).
Ông Lộc thông tin, vào lúc 8 giờ 14 phút ngày 23/7, tại nhà máy đã xảy ra sự cố trong quá trình vận hành thử.
Một cửa xả của nhà máy Alumin xả trực tiếp xuống suối Đắk Dao
|
Cụ thể, nhân viên vận hành khu chứa kiềm (A03) khởi động bơm kiềm thì phát hiện tiếng kêu lạ nên cho dừng bơm. Sau đó, phát hiện cổ ống đẩy của bơm bị vỡ làm một lượng kiềm từ bồn chảy ra ngoài. Nhân viên ngay sau đó điện báo cho lãnh đạo công ty tìm cách khắc phục sự cố.
Tuy nhiên, sự cố đã làm 9,58m3 kiềm tràn ra sân nhà máy. Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất xốp với diện tích 600m2 liền kề và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du.
Ngày 25/7, Sở TNMT Đắk Nông phối hợp với Bộ TNMT quan trắc 3 vị trí đo nồng độ PH. Ở cửa xả số 3 nồng độ PH = 8,13; cách cửa số 3 khoảng 150 mét PH = 7,57; cách 250 mét PH = 7,15.
Ông Lộc cho biết, tiêu chuẩn kĩ thuật Việt Nam cho phép nồng độ PH từ 5,5 đến 9. Như vậy nồng độ xả thải hóa chất của công ty Alumin ra môi trường vẫn nằm ở mức độ cho phép.
“Ngoài việc quan trắc kiểm tra độ PH trên suối Đắk Dao, Sở TNMT đã lấy mẫu nước khu vực nói trên để nhờ cơ quan chuyên môn phân tích. Từ kết quả phân tích này mới có kết luận chính thức liệu sự cố trên có làm ảnh hưởng đến môi trường hay không” - ông Lộc nói.
Trước đó, vào ngày 23/7, ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND xã Nhân Cơ xác nhận tại suối Đắk Đoa xảy ra hiện tượng cá chết bất thường. Xã đã báo cáo UBND huyện và cơ quan chức năng kiểm tra, lấy mẫu nước xét nghiệm, phân tích để tìm ra nguyên nhân.
Trẻ em ở xã Nhân Cơ bị mẫn ngứa, phỏng da khi xuống suối Đắk Dao vớt cá chết
|
Ông Phan Diệu Anh (thôn 8, xã Nhân Cơ) phản ánh, khi đi thăm rẫy thì phát hiện nước suối Đắk Dao có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ. Khi tiếp xúc nước suối thì có chất nhờn, nổi bọt giống xà phòng. Khi ông xuống suối khoảng 10 phút thì chân bị ngứa, da khô cứng.
“Tôi đã đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông khám và được kết luận da bị viêm có mủ. Bác sĩ khuyến cáo phải dùng xà bông rửa sạch vết thương” - ông Anh kể.
Còn bà Thị Brá (bon Bu Dấp) cho biết, khi phát hiện cá chết nổi nhiều trên mặt suối đã cùng một nhóm trẻ xuống vớt cá. Khi vớt khoảng 5 phút thì cảm thấy da chân có biểu hiện nóng và ngứa nên vội lên bờ về nhà tìm xà bông tắm rửa. Tuy nhiên, có 9 em nhỏ bị rộp đỏ da, mẩn ngứa, phải dùng kháng sinh điều trị.
Theo ông Điểu Ôn (bon Bu Dấp), suối Đắk Dao rất dài, nhiều đoạn chạy vòng quanh Khu công nghiệp Nhân Cơ.
Từ trước đến nay, người dân chưa từng chứng kiến nước suối có hiện tượng lạ như vậy.
Trùng Dương
Hà Duy
(Vietnamnet)
Dân trí Xung quanh đề xuất đang có dư luận trái chiều mới đây về vay một ngân hàng của Trung Quốc 300 triệu USD để làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã bày tỏ sự phản đối.
Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi
Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách |
Nhận định bổ sung về tình hình kinh tế năm 2015 và định hướng 2016, trong một báo cáo gửi mới nhất gửi đến các đại biểu Quốc hội, Chính phủ không giấu diếm nỗi lo về thu chi ngân sách.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Năm 2015, bất chấp giá dầu thô giảm mạnh (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng), thu ngân sách nhà nước cả năm vẫn cán đích ngoạn mục khi vượt chỉ tiêu tới gần 86.000 tỷ đồng so với kế hoạch. Thu nhiều, nhưng chi lại không ngừng tăng lên. Tổng chi ngân sách nhà nước lên tới hơn 1,2 triệu đồng đã khiến bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 lên tới 256 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội.
Kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, sát trần QH cho phép
Tình hình này không có dấu hiệu đổi chiều trong hai tháng đầu năm nay, khi chi vẫn nhiều hơn thu 25.000 tỷ đồng.
Bởi thế, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã phải tính đến việc “cắp rổ” đi vay khắp nơi hàng trăm nghìn tỷ.
Cụ thể, Bộ này lên kế hoạch quý I/2016 phải vay thêm 25.000-30.000 tỷ từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay khoảng 10.000 tỷ đồng vốn ngoài nước; phát hành khoảng 76.000-81.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ.
Như vậy, tổng số tiền vay mượn trong quý I lên tới 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển, chẳng hạn khoảng 50.800 tỷ đồng sẽ để bù đắp bội chi năm 2016; đảo nợ năm 2016 khoảng 23.200 tỷ đồng,...
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, đang tiến sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài là 43,1% GDP.
Thẩm tra tình hình thu chi ngân sách 2015, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Các chỉ số tổng dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép, song dư nợ Chính phủ đã vượt trần là 50,3% GDP và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công cần được Chính phủ phân tích và làm rõ để có biện pháp tăng cường quản lý.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ đánh giá: Cơ cấu thu, chi ngân sách chưa phù hợp, chi thường xuyên tăng nhanh; bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.
Còn Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá chi ngân sách còn tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định,... Cơ quan này đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ theo dõi sát để điều hành “chính sách tài khóa thận trọng, bảo đảm tính chủ động, an toàn”.
“Vung tay quá trán”
Trả lời VietNamNet, chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh cho rằng, cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, cái gì cần chi tiêu thì phải xem xét tính hiệu quả của nó một cách thực chất nhất.
“Vì nếu thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ nghĩ ra mọi cách để tận thu, có thể dẫn đến suy kiệt doanh nghiệp, bào mòn sức chịu đựng người dân, từ đó làm suy yếu nền kinh tế. Hiện nay, chính sách tận thu của Nhà nước khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn”, TS Bùi Trinh nhấn mạnh.
Tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách
Vị chuyên gia này cũng thấy khó hiểu khi hàng năm, cơ quan thuế thường đặt mục tiêu năm sau thu thuế tăng so với năm trước 10-15% bất chấp tình hình doanh nghiệp có khó khăn thế nào.
“Tổng giá trị gia tăng (GDP) của cả nền kinh tế chỉ tăng từ 6-7% đã được xem là điểm sáng mà tại sao cơ quan thuế lại đưa ra mục tiêu chót vót như vậy?” - TS Bùi Trinh thấy khó hiểu.
Năm 2016, Chính phủ đặt ra mục tiêu thu ngân sách khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán và 14% ước thực hiện của năm 2015. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách của Việt Nam đặt ra kế hoạch vượt con số 1 triệu tỷ đồng, tương đương 20% GDP dự báo của năm 2016.
Đây là thách thức không nhỏ. Bởi theo ông Nguyễn Minh Đức, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu đều giảm, còn thuế GTGT không thể tăng thêm được nữa. Nhà nước sẽ xoay sang các loại thuế nội địa khác.
“Việc chuyển chính sách thuế từ thu thuế xuất nhập khẩu sang thuế nội địa đang là hướng đi. Trước đây, Nhà nước ít thu thuế nội địa mà phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn chính là dầu thô, thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT”, ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương - nơi được phân cấp một nửa ngân sách quốc gia - nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.
Hà Duy
(Vietnamnet)
Vay 300 triệu USD của Trung Quốc làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái
Chuyên gia Phạm Chi Lan: "Là người đóng thuế, tôi phản đối vay vốn Trung Quốc!"
Dân trí Xung quanh đề xuất đang có dư luận trái chiều mới đây về vay một ngân hàng của Trung Quốc 300 triệu USD để làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã bày tỏ sự phản đối.
>> Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói gì về dự án đường vay Trung Quốc 7000 tỷ đồng ?
>> Cân nhắc vay Trung Quốc 300 triệu USD cho cao tốc Vân Đồn - Móng Cái
Thưa bà, gần đây Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có đề xuất vay vốn 300 triệu USD của một ngân hàng Trung Quốc để phát triển cao tốc Vân Đồn - Móng Cái? Bà bình luận gì về đề xuất này?
Có cần thiết vay nợ làm cao tốc?
- Tôi có nghe và cảm thấy rất lo lắng. Trước tiên là chúng ta cần xem xét sự cần thiết làm 1 tuyến cao tốc này trong bối cảnh phải đi vay hay không khi nợ công đang lớn. Bên cạnh đó, cơ chế vay vốn sẽ thế nào, giao hết cho tổng thầu Trung Quốc hay sao?
Bộ GTVT đề xuất vay Trung Quốc 300 triệu USD để làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, thuộc tỉnh Quảng Ninh (ảnh minh họa)
Hơn nữa, làm đường cao tốc trên khá nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Ở đó từng có những dự án gây bất lợi cho Việt Nam như địa phương từng cho họ làm 1 khu sân golf án ngữ vị trí quan sát quốc phòng quan trọng.
Làm tiếp con đường này có mang lại lợi ích cho khu vực Đông Bắc hay không thì đây là câu hỏi lớn, cần giải thích. Đặc biệt với Trung Quốc, tham vọng của họ không hề suy giảm, không hề che giấu là làm một con đường hai vành đai hoặc đường tơ lụa trên biển... Tất cả cái đó, có đáng để Việt Nam làm cao tốc ở chỗ nhạy cảm hay không chứ chưa nói vốn của ai.
Tại sao bà lại lo lắng khi vay vốn của ngân hàng Trung Quốc để làm đường ? Cũng có người cho rằng đây cũng là một nguồn lực để Việt Nam tận dụng phát triển?
- Vốn vay đúng là nguồn lực, dù giá rẻ nhưng chúng ta cũng phải xét toàn cục. Tôi nói như này, dự án giao thông của Trung Quốc tại Việt Nam như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là minh chứng và bài học. Việt Nam vay 1 đồng nhưng giờ đắt thêm gấp 3 đồng rồi mà vẫn chưa xong. Vay của họ ràng buộc đủ mọi thứ, trong khi rất nhiều nghi ngờ về chất lượng công trình rồi. Quyết liệt như ông Đinh La Thăng đã từng phải thốt lên, vay của Trung Quốc bây giờ đành phải chịu, không làm gì được.
Tại sao vết xe đổ như thế ? Điều tệ hại chưa kết thúc thì lại lao vào cái mới. Chúng ta thừa biết vay vốn của Trung Quốc thì phải đi kèm nhiều điều kiện: Vốn của người ta thì công nghệ của người ta, thầu phụ của người ta thậm chí lao công cũng của người ta nốt, vật tư của người ta hết. Họ cho vay để bán hàng họ, tạo việc làm cho họ, trong khi thời gian tiến độ và chất lượng chúng ta không kiểm soát được.
Vốn Trung Quốc, bài học xương máu ở đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Nếu chúng ta giỏi trong giám sát thì cũng không để cho Cát Linh - Hà Đông chậm như vậy, không để cho đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 18 liên tiếp. Thế thì tất cả bài học đó rất rõ rồi. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nhạy cảm đến mức, ngay cả những người dân bình thường cũng không muốn vay mượn của Trung Quốc. Vậy tại sao các cơ quan Nhà nước lại cứ muốn nhảy vào ?
Ngoài các dự án hạ tầng thì rất nhiều dự án liên quan đến Trung Quốc như dự án Nhà máy thép Thái Nguyên, các dự án xi măng, thủy – nhiệt điện... đủ các thứ. Bất cứ dự án nào của Trung Quốc cũng đầy rẫy vấn đề. Là người đóng thuế, tôi không ủng hộ vay vốn Trung Quốc vì chỉ mang lại lợi cho Trung Quốc mà tác hại cho Việt Nam là rất lớn.
Phải nói thên là Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi tăng trưởng, đi kèm là các công nghệ cũ được thay bằng công nghệ mới, vật liệu cũ bằng vật liệu mới, và vòng đời của các công nghệ, kỹ thuật cũ này sẽ được xuất khẩu sang các nước khác qua ODA, qua vốn vay.
Bài học này chính bản thân các nước Châu Phi thì họ đã nhận ra rồi, đi kèm vốn rẻ của Trung Quốc là nhiều rủi ro về tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Điều tôi đau chính là quá nhiều bài học đau xót vậy mà các người trách nhiệm tại Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm, tôi không hiểu được.
Làm đường thông thương tốt với Trung Quốc?
Việc xây dựng đường cao tốc, sẽ giúp Việt Nam khai thác thị trường tiêu thụ của Trung Quốc, giúp kinh tế Việt Nam xuất khẩu, giảm nhập siêu từ nước này, đó là giả thuyết hợp lý?
- Vấn đề của Việt Nam là chơi với Trung Quốc vừa có lợi thế, nhưng vừa có thách thức lớn. Nhưng tôi cảm nhận được qua các con số thì Việt Nam được hưởng lợi rất ít mà thách thức phần lớn. Bây giờ để cải thiện nhập siêu từ Trung Quốc phải tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế chứ không chỉ dựa vào việc làm một con đường.
Quan hệ thương mại với Trung Quốc không trở ngại vì do con đường. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu hàng chục tỷ USD từ Trung Quốc, cả trên đường bộ, đường biển, hàng không? Đó có phải là khó khăn do con đường hay không? trong khi xuất khẩu của ta sang Trung Quốc èo uột lại bảo thiếu đường.
Cải thiện phải cải thiện ở chỗ khác. Trong các tuyên bố của Trung Quốc, họ vẫn nói cải thiện thương mại với Việt Nam, nhưng họ nhập cái gì ?, toàn nguyên liệu thô, đào hết mỏ nọ đến mỏ kia. Rồi trong việc nhập khẩu của phía Trung Quốc, cũng có nhiều bài, thủ thuật như: nhập khẩu gạo kém chất lượng, chè trộn phân lân rồi đi rêu rao chất lượng của Việt Nam xấu để chúng ta mất thương hiệu.
Bà phản đối nhưng đặt giả sử làm con đường cao tốc là thiết yếu, vậy bà có sáng kiến gì? Hơn nữa, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nước này vẫn không phải là chủ nợ của Việt Nam, các nhà tư bản Trung Quốc không phải nhà đầu tư lớn, sao chúng ta phải lo?
- Hiện nay, theo quan sát của tôi Trung Quốc không phải là đối tác đầu tư, nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Các dạng đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là qua bỏ thầu giá rẻ, tổng thầu EPC khá phổ biến. Hiện đã hơn 90% tổng thầu ở Việt Nam là rơi vào tay Trung Quốc. Giá bỏ thầu của họ rẻ nhưng rồi thời gian lại bị kéo dài, giá tăng lên.
Nếu hiện nay, chúng ta cần làm, thì hình thức kêu gọi vốn bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) là hình thức hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều vấn đề như chi phí quá cao, có rất nhiều cái thiếu minh bạch, bản thân các dự án không có chủ đầu tư tốt cho nên bức xúc cho xã hội, nghi ngờ PPP. Tôi phải nhấn mạnh, bản chất phương thức PPP như BOT làm đường là không xấu, nhưng vì mình làm tồi nên không kêu gọi được dự án tốt, không vì thế mà nói PPP không tốt được, trong khi thế giới đã rất nhiều dự án.
Tuy nhiên, phía các đơn vị đưa ra đề xuất lại cho rằng, không thu hút được các nhà đầu tư theo phương thức PPP vì tổng vốn dự án quá lớn lên đến 300 triệu USD, không nhà đầu tư nào đáp ứng được?
- Tôi cho rằng, nếu dự án lớn ta chia nhiều cấu phần, phần nào đấu thầu tư nhân, kêu gọi được vốn của tư nhân thì ta làm triệt để nhằm giảm đầu tư ngân sách. Còn phần nào khó quá, tư nhân chê, không ai nhận thì Nhà nước đứng ra làm. Đấy là việc dự án cấp thiết, quan trọng.
Các cơ quan Nhà nước đã thử kêu gọi chưa hay mới đưa đề án ra đã nói rằng tư nhân họ không làm. Các anh có kêu gọi tư nhân chưa mà vội kết luận tư nhân không muốn tham gia vào. Mới đề xuất dự án mà đã giao hẳn cho tổng thầu, giao hẳn như vậy thì đâu còn quy trình để chúng ta quản lý, giám sát nữa, đấu thầu hay chọn lựa nữa.
Xin trân trọng cảm ơn bà.
Nguyễn Tuyền (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN
- Nước suối cạnh nhà máy alumin khiến cá chết, người bỏng da
- Bộ Công thương: Formosa đã nhập 384 tấn hóa chất
- Formosa giấu thông tin hóa chất tẩy rửa đường ống?
- Rùng mình với cảnh bì lợn bẩn ngâm hóa chất ở Sài Gòn
- Ô nhiễm cả khu vực sau vụ nổ kho hóa chất
- Chủ tịch phường: Ruốc nhuộm hóa chất 'đã có từ lâu'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét