ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập tịch Malta để làm gì?
Dư luận chưa quên những tiêu cực của các cựu ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh… thì nay việc ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta bị cơ quan chức năng phát hiện, khiến Hội đồng bầu cử Quốc gia họp khẩn cấp bãi bỏ tư cách ĐBQH của bà Hường đã làm dấy lên câu hỏi rất lớn về đạo đức của những vị ĐBQH đại diện cho tiếng nói nhân dân. Câu hỏi đặt ra: Bà Hường chọn Đảo quốc Malta nhập tịch để làm gì?
Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của Ý khoảng 93 km về phía Nam. Được coi là “thiên đường trốn thuế” tương tự Panama, Cayman…, Malta đã trở thành đích ngắm của những kẻ lắm tiền nhiều của hay các quan chức tham nhũng muốn tìm một “thiên đường” che giấu, tẩu tán tài sản (Ở Malta không đánh thuế bất động sản, không đánh thuế thừa kế, thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Đặc biệt, Malta không đánh thuế đối với những tài sản được hình thành ở nước ngoài.Tức là bà Hường sẽ “không mất một đồng thuế nào” khi tẩu tán tài sản từ Việt Nam sang nước này)
“Có cung ắt có cầu”, Chương trình Nhà đầu tư cá nhân (MIIP) được Malta lập ra để thu hút nguồn tiền từ nước ngoài, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Malta, vừa đáp ứng nhu cầu hợp thức hóa, cất giấu tài sản ở Malta của các tay tài phiệt, đi kèm với các khoản tiền nộp và cam kết đóng góp tài chính khổng lồ dài hạn. Để thực hiện chương trình này, từ tháng 02/2014, đảo quốc Malta đã cho phép hoạt động mua bán quốc tịch, hiểu nôm na có tiền là có quốc tịch.
Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền các hình ảnh hộ chiếu của bà Hường và gia đình mang quốc tịch Malta gây bức xúc cộng đồng mạng. Các hộ chiếu đều ghi rõ tên tuổi, số hộ chiếu và thời gian do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp cho bà Hường và gia đình.
Theo tiết lộ của một số nguồn tin đáng tin cậy, bà Hường đã chi hàng chục triệu EURO để nhập quốc tịch cho các thành viên gia đình, thành lập công ty tại Malta, mua bất động sản, trái phiếu và chuẩn bị các khoản đầu tư khổng lồ (thực chất là tiền bẩn) vào quốc đảo này.
Đáng lưu ý, theo quy định của Malta, bà Hường phải cư trú liên tục 12 tháng ở quốc đảo này trước khi nhập quốc tịch. Với thời lượng cư trú tại Malta dài như thế, không hiểu thời gian đâu để bà Hường có mặt tại Quốc hội để bảo vệ quyền lợi của những cử tri đã bầu chọn bà? Trong khi, người dân còn đang phải sống trong cảnh đói khổ, lam lũ với bao nhiêu bức xức cần bảo vệ và giải quyết, thì bà Nguyệt Hường (đại diện tiếng nói của cử tri) lại lo đem tiền của tẩu tán ra nước ngoài, thề trung thành tuyệt đối với nhân dân và nhà nước Malta!. Phải chăng tư cách ĐBQH chỉ là công cụ, là “vỏ bọc hoàn hảo” để bà hưởng quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm, trục lợi cá nhân?
Ngoài việc vi phạm luật pháp Việt Nam (Điều 4, Luật Quốc tịch), hành động của bà Hường còn đặt ra câu hỏi lớn về số tài sản khổng lồ rót vào Malta hình thành từ đâu? Hay đây là những thủ đoạn hợp pháp hóa các “khoản tiền bẩn” (rửa tiền) mà bà đã vơ vét của nhân dân Việt Nam, nay cố tẩu tán ra nước ngoài, tránh bị phát hiện và xử lý pháp luật, như trường hợp cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga?
Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra những hoạt động mờ ám cũng như nguồn gốc số tài sản khổng lồ của bà Hường và gia đình.
Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung
Nữ đại gia Nguyệt Hường sở hữu khối tài sản khủng ra sao?
Sinh năm 1970 tại Nam Định, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là doanh nhân nổi tiếng với vai trò lãnh đạo, chủ tịch hoặc sáng lập tại nhiều Tập đoàn, ngân hàng. Bà Nguyệt Hường đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần...
Quốc hội khoá 14 và bất ngờ ở “phút 89”
Với vụ việc liên quan đến bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Quốc hội khoá 14 sẽ chỉ có 494 đại biểu... Bất ngờ. Đó là hai chữ được Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói về thông...
Vì sao bà Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội?
Nguyên nhân khiến bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội được tiết lộ là do bà này có hai quốc tịch là Việt Nam và Cộng hòa Malta. Trả lời báo chí tối ngày 17/7, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh...
Dư luận chưa quên những tiêu cực của các cựu ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh... thì nay việc ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta bị cơ quan chức năng phát hiện, khiến Hội đồng bầu cử Quốc...
Bí thư Hậu Giang: Chưa nói được vụ ông Trịnh Xuân Thanh
TP - Ngày 20/7, phóng viên Tiền Phong đã trao đổi qua điện thoại với ông Huỳnh Minh Chắc - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang xung quanh việc xin ông Trịnh Xuân Thanh về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Huỳnh Minh Chắc chúc mừng ông Trịnh Xuân Thanh được HĐND bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vào tháng 5/2015. Ảnh: Báo Hậu Giang.
Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang trả lời Tiền Phongnhư sau:
Thưa ông, vừa qua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo, yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, ông có thể cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã triển khai việc kiểm điểm đến đâu?
Chưa. Chưa. Chưa tiến hành họp, bởi vì bữa nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới vô làm việc, để chuẩn bị cho tuần tới.
Cụ thể lúc nào sẽ họp kiểm điểm, thưa ông?
Chưa biết được, phải do Ủy ban Kiểm tra Trung ương xếp lịch và thông báo sau.
Theo ông, có những vấn đề nổi cộm nào Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần phải kiểm điểm?
Thôi. Những nội dung đó hiện nay chưa nói được. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chưa làm xong. Khi nào có sẽ thông tin sau.
Ông Trịnh Xuân Thanh, về nguyên tắc, hiện vẫn là người của tỉnh Hậu Giang, ông có thể cho biết hiện ông Thanh đang làm gì?
Thôi, chuyện đó thuộc trách nhiệm quản lý cán bộ, người ta đang trong thời gian xem xét. Nó (ông Trịnh Xuân Thanh-PV) vẫn còn là của Hậu Giang thôi, không vấn đề gì. Còn khi kiểm điểm thế nào thì sẽ có thông tin cho các bạn.
Tôi về rồi, không có trả lời
Ông Huỳnh Minh Chắc nói với Tiền Phong: “Tôi chưa nắm được nội dung Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang”.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy hiện tại, chưa làm việc gì với tôi cho nên tôi chưa nắm được nội dung. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc cho nên tôi không biết.
Theo ông, trong quy trình (tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh) có vấn đề gì sai để phải kiểm điểm?
Có gì anh cứ hỏi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, họ chấp hành ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, họ làm việc, kết luận thế nào đâu có nói gì tới tôi đâu mà tôi biết, mà nói. Có gì ông gặp ông Khương- Trưởng đoàn kiểm tra (?), tôi nghe nói vậy. Tôi nói có khi trái với cái ổng nói. Tôi đâu có biết ổng làm cái gì đâu mà…
Trước đây, khi ký văn bản xin ông Trịnh Xuân Thanh về tỉnh,
ông đã biết gì về ông Trịnh Xuân Thanh?
ông đã biết gì về ông Trịnh Xuân Thanh?
Thôi! Các anh thông cảm đi, các anh cứ hỏi Ủy ban Kiểm tra vì Tổng Bí thư chỉ đạo nội dung cụ thể cho mấy ổng đó làm cái gì tôi không có biết. Thành ra tôi nói tôi đúng, các ổng nói không đúng thì khó lắm. Có gì cứ liên hệ chỗ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ổng làm lâu rồi, chắc có nội dung hết rồi. Giờ tôi trả lời có khi phiền hà. Có khi nhận thức của mình đúng, nhưng mà cơ quan chuyên môn người ta nói không đúng thì chỏi với nhau tùm lum.
Nhưng ông có thể chia sẻ quan điểm cá nhân mình?
Thôi, thôi! Tôi không trả lời đâu vì đã có chỉ đạo của Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra sẽ trả lời với mấy anh, tôi về rồi, không có trả lời.
Cảm ơn ông.
Trả lời một tờ báo gần đây, ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang khẳng định, ông và Thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 không có sai sót trong việc xin và tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh từ Trung ương về địa phương này để làm Phó chủ tịch UBND tỉnh. “Mình xin mà Trung ương không cho thì đó là quyền của cấp trên. Bộ Công Thương cũng đâu có quyền điều chuyển anh Thanh nếu Ban Tổ chức Trung ương không đồng ý. Chúng tôi không làm gì sai…”- ông Chắc nói.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường lợi dụng tư cách ĐBQH để lũng đoạn kinh tế, cướp đất của dân?
Không chỉ phản bội niềm tin của cử tri, nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” Malta để tẩu tán số tiền khổng lồ lên tới hàng trăm triệu Euro, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường còn cao tay hơn các đại gia Nguyễn Đức Kiên, Phạm Công Danh khi lợi dụng đặc quyền và tư cách ĐBQH để thực hiện các phi vụ làm ăn phi pháp, thâu tóm ngân hàng và hàng ngàn hecta đất, đẩy rất nhiều nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
Sự phát triển “thần kỳ” của VID Group
Từ một công ty được thành lập năm 2006 chỉ chưa đầy 6 nhân viên, chưa đầy một năm sau (thời điểm bà Hường trúng tuyển ĐBQH khóa đầu tiên), tập đoàn VID Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã bành trướng hệ thống “chân rết” đến nhiều tỉnh thành khắp miền Bắc.
Chỉ sau 3 năm thành lập (2009), bà Hường đã cấu kết với Tập đoàn Lifan của Trung Quốc làm chủ đầu tư của 9 khu công nghiệp (hiện con số này đã tăng đến 11 KCN), gồm 3 KCN ở Hà Nội, 1 ở Hà Nam, 3 ở Hải Dương và 2 KCN ở Hưng Yên. Diện tích đất và số lượng khu công nghiệp mà bà Hường chiếm giữ nhiều đến nỗi trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường được ví von là “bà đỡ của các khu công nghiệp”.
Đã có biết bao nông dân Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và ở Hà Nội phải rơi nước mắt “nhường” lại đất với giá rẻ mạt cho gia đình bà làm dự án! Sự thành công của gia đình bà Hường đã đẩy biết bao gia đình nông dân ở các vùng quê vào cảnh “màn trời chiếu đất”, khiếu kiện khắp nơi!
Đó là chưa kể VID Group còn nắm giữ 60% vốn tại Công ty CP Bất động sản Hanovid, bà Hường cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, có cổ phần lớn tại CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam, sở hữu nhiều tổ hợp BĐS có tổng giá trị lên tới vài chục ngàn tỷ đồng.
Tại sao VID Group, chỉ sau 1 năm thành lập lại có thể “bành trướng” hoạt động trải khắp miền Bắc? Phép màu nào đã giúp tập đòan này thành công với tốc độ kỳ diệu như thế? Có hay không việc bà Hường lợi dụng đặc quyền của ĐBQH để quan hệ, thao túng, trục lợi ?
Tiếp theo dưới đây là một số phát hiện “hay ho”, phơi bày những thủ đoạn thâu tóm và lũng đoạn kinh tế của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn trong thời gian bà Hường đương nhiệm ĐBQH.
Thâu tóm Maritime Bank
Ngân hàng Maritime Bank (MSB) được thành lập từ năm 1991 và trở thành ngân hàng đại chúng vào năm 2006. MSB bắt đầu tái cơ cấu bộ máy, thấy đây là cơ hội ngàn vàng, vợ chồng bà Hường lập tức tung tiền thâu tóm và trở thành nhóm cổ đông mới (ông Tuấn – bà Hường) nắm giữ vị trí then chốt tại MSB.
Ngay tại Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên đầu tiên sau khi trở thành ngân hàng đại chúng, ông Trần Anh Tuấn (khi đó còn là Tổng Giám đốc VID Group) đã nhảy vào HĐQT nhiệm kỳ 2007-2011 và giữ chức danh Phó Chủ tịch MSB, dù trước đó quản lý ngân hàng vẫn còn là một điều xa lạ đối với ông. Từ tháng 10/2008, ông chiếm chức vụ Tổng Giám đốc và giữ vị trí đó cho đến khi nắm được chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2012-2016, còn bà Hường nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Sáng lập MSB.
Không chỉ giống các đại gia Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) và Phạm Công Danh thực hiện các thủ đoạn để thâu tóm ngân hàng, lũng đoạn kinh tế, bà Hường còn sử dụng tư cách Đại biểu Quốc hội để làm “tấm chắn” cho các phi vụ làm ăn lừa đảo, phi pháp.
Cú phốt “siêu lừa” Huyền Như
Trong đại án Huỳnh Thị Huyền Như gây chấn động giới tài chính năm 2014, “siêu lừa” Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Công ty Hưng Yên với tổng số tiền1.598.069.274.709 đồng. Liên quan vụ việc này, Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2014/HSST ngày 27/1/2014 vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, kết luận “Như biết có một số công ty “sân sau” của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) có nguồn vốn muốn gửi để kiếm tiền lời nhiều và cần gặp trực tiếp để đàm phán”. Như vậy, chính bản án và nhận định của Hội đồng xét xử trong phiên sơ thẩm đã khẳng định những sai phạm của ngân hàng Maritime Bank liên quan đến “siêu lừa” Huyền Như.
Câu hỏi đặt ra là: Tỷ lệ lợi ích của Maritime Bank tại 3 công ty này là bao nhiêu? Trách nhiệm của ông Tuấn (Chủ tịch HĐQT) và bà Hường (Chủ tịch Hội đồng Sáng lập) đối với vụ việc này đến đâu? Tại sao những sai phạm nghiêm trọng của Maritime Bank liên quan trong vụ Huyền Như lại chìm xuồng? Phải chăng, bà Hường đã sử dụng tư cách ĐBQH để đạt được quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự, không bị khởi tố, phục vụ lợi ích cá nhân?
Đối chiếu với sự việc của Maritime Bank trong Đại án Huyền Như, cũng như Nguyễn Đức Kiên và các lãnh đạo ACB đã phải “trả giá” cho các sai phạm lũng đoạn nền kinh tế, vậy thì bao giờ lãnh đạo Maritime Bank, trực tiếp là ông Tuấn – bà Hường phải chịu trách nhiệm về các sai phạm này ?
Vợ chồng bà Hường dưới lớp vỏ là Đại biểu Quốc hội, nhiều năm qua đã liên tiếp thâu tóm, thực hiện nhiều hành vi lũng đoạn nền kinh tế. Chiếc vòi bạch tuộc mọc ra từ VID Group và Maritime Bank của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn đã rút không biết bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân cũng như tài nguyên đất nước.
Và nay, bà Hường đã lên kế hoạch “tẩu tán” toàn bộ tài sản khổng lồ sang “thiên đường trốn thuế” Malta trước khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý theo pháp luật. Không thể để bà Hường và ông Tuấn dễ dàng “tháo chạy” như thế. Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, điều tra và xử lý những sai phạm vợ chồng bà Hường đã gây ra.
Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét