Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ vụ này không thể “hòa cả làng” được. Bởi sau Formosa còn nhiều cái khác; Xin… chúc mừng ông Võ Kim Cự!; Kami - Quy trình hại dân; Thưa ông Võ Kim Cự, một nửa sự thật dân hiểu làm sao?; Liệu tân QH VN có khả năng đi tới cùng vụ Formosa?; Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu!;FB Bạch Hoàn: Vài lời thưa lại với anh Cự; “Ông Cự trả lời như lấy thúng úp voi”

Ông Dương Trung Quốc phản hồi phát ngôn của ông Võ Kim Cự về Formosa

"Việc lặp lại một điệp khúc “đúng quy trình” bao giờ cũng đúng nhưng kết quả lại không đúng. Vậy vấn đề chính là ở đây, quy trình có nghĩa là gì?"

-Tôi hiểu cấp phép 70 năm không phải là vấn đề của cấp địa phương, cho dù cấp địa phương có vai trò rất quan trọng. Cho nên cần phải rà soát đến cùng...

Sáng 25/7, tại hành lang Quốc hội, ông Võ Kim Cự đã trả lời báo chí nhiều câu hỏi liên quan đến Formosa. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc, ĐBQH Đồng Nai về vấn đề này.
- Ông đánh giá như thế nào về câu trả lời của ông Võ Kim Cự: “cấp phép cho Formosa là đúng quy trình và pháp luật?”
Quy trình là thủ tục, nhưng thủ tục đó ai vận hành? Tất cả do con người cụ thể. Bên cạnh đó, cụm từ “được cấp có thẩm quyền” cũng được nhắc tới. Nhưng cấp thẩm quyền là ai? Lẽ ra ông ấy phải trả lời được câu hỏi này.





ong duong trung quoc phan hoi phat ngon cua ong vo kim cu ve formosa hinh 0

Ông Dương Trung Quốc trong một lần trả lời báo chí tại Quốc hội


Việc lặp lại một điệp khúc “đúng quy trình” bao giờ cũng đúng nhưng kết quả lại không đúng. Vậy vấn đề chính là ở đây, quy trình có nghĩa là gì? Tôi hiểu cấp phép 70 năm không phải là vấn đề của cấp địa phương, cho dù cấp địa phương có vai trò rất quan trọng. Cho nên cần phải rà soát đến cùng.

Đương nhiên chúng ta phải nâng cao chế tài đối với người làm sai, nhưng câu chuyện Formosa cảnh tỉnh cho chúng ta một điều. Đó là “tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Phải xem xét lại tất cả những gì chúng ta đã làm. Bởi vì họ (Formosa – PV) là người bên ngoài vào, luôn tìm kiếm lợi nhuận, luôn tìm kẽ hở của chúng ta để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế. Còn nếu chúng ta buông lỏng, thậm chí có người tiếp tay thì chắc chắc sẽ bị thiệt hại.
Quốc hội cũng cần xem xét lại quy trình có đúng không. Tại sao cấp địa phương lại quyết định cho Formosa hoạt động 70 năm? Điều này có vượt quá khung của pháp luật hay không? Kể cả Chính phủ, nếu được sự tán đồng của các cơ quan cấp Chính phủ thì Quốc hội không có vai trò gì sao? Do đó, phải xem xét lại hệ thống pháp luật của chúng ta có kẽ hở ở chỗ nào.
Video: Ông Võ Kim Cự đề nghị làm rõ sai phạm, xử lý nghiêm vụ Formosa
Thứ hai là công tác giám sát. Ở vụ Formosa, vai trò của đại biểu Quốc hội ở đâu, cũng như các Ủy ban có liên quan trực tiếp? Kể cả chúng tôi, chúng tôi đã làm gì trong quá trình người dân phản ánh ý kiến đó? Đây là thời điểm phải rà soát lại tất cả, không phải nhằm duy nhất vào Formosa, mà đầu tiên phải nhìn vào chúng ta.
Tôi nghĩ vụ này không thể “hòa cả làng” được. Bởi sau Formosa còn nhiều cái khác.
ĐBQH Dương Trung Quốc
Còn đối với cá nhân ông Võ Kim Cự, những phát biểu của ông ấy sẽ được thẩm định lại, xem vấn đề ở chỗ nào, trách nhiệm đến đâu để xử lý. Chắc chắn khi xảy ra chuyện này, sẽ có sự đùn đẩy. Chính vì thế Quốc hội phải giám sát bộ máy của mình, từ chính quyền địa phương đến Trung ương.
Tôi nghĩ vụ này không thể “hòa cả làng” được. Bởi sau Formosa còn nhiều cái khác. Tình trạng ô nhiễm môi trường không phải chỉ riêng Formosa, mà tiềm tàng rất nhiều nguy cơ, ở rất nhiều cơ sở khác, kể cả các doanh nghiệp trong nước.
- Có vẻ như vai trò giám sát của người dân tốt hơn đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh trong trường hợp này?
Như tôi đã nói, quy trình, thủ tục đều do con người tạo ra. Nhưng quan trọng nhất là không ai giám sát. Ở đây chính là thiếu sự giám sát, thiếu cơ chế để người dân được giám sát.
Tôi cho rằng, người dân không phải là khái niệm trừu tượng, bởi “dân” hết sức cụ thể. Vụ việc rất sát sườn với họ. Tại sao khi xảy ra vụ Formosa, người dân lại phát hiện ra ngay, trong khi chính quyền còn lúng túng? Tại sao chúng ta không tạo điều kiện để lắng nghe người dân, dựa vào người dân?
- Trên cương vị là đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đã phản ứng đầy đủ trên trách nhiệm của mình chưa, thưa ông?
Cơ chế của chúng ta nảy sinh nhiều vấn đề, đó là trong Quốc hội có quá nhiều thành phần là cơ quan hành pháp, do đó “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Sẽ rất khó nếu họ không làm tốt, không tôn trọng ý kiến của người dân. Vì rõ ràng ở địa phương có rất nhiều vấn đề, kể cả sự cả cả nể, thậm chí cơ chế đã khiến đại biểu Quốc hội không thể phát huy hết vai trò của mình.
Thời điểm bấy giờ, ông Võ Kim Cự vừa là Bí thư, vừa là Chủ tịch, vừa là Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, làm sao có thể giám sát được?
- ĐB Trần Hoàng Ngân có đề xuất thành lập một Ủy ban độc lập giám sát vấn đề của Formosa. Ý kiến của ông như thế nào?
Theo tôi, việc giám sát cần thiết phải thực hiện, không phải chỉ riêng Formosa, mà còn nhiều dự án khác. Nếu không, sau này chúng ta lại có thêm một Formosa mới. Tình trạng ấy diễn ra ngay cả trên cả nước, ngay cả các khu công nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam.
Cho nên lần này khi bàn về chương trình giám sát, chắc chắn các đại biểu sẽ đặt trọng tâm cho vấn đề giám sát về tài nguyên môi trường. Bởi đây là thực tế tập trung nhiều điểm nóng, từ đó rút ra bài học chung.
Nhất là ở đây liên quan đến mối quan hệ giữa nhu cầu phát triển, dường như ở ta có thời kỳ có thể nói là cơn sốt nóng về GDP, mà không có sự lựa chọn, cân nhắc nên để xảy ra những lỗ hổng rất lớn, bây giờ phải khắc phục.
Ví dụ như vấn đề rất quan trọng liên quan đến công nghệ, Bộ Khoa học công nghệ đứng ngoài, chuyển cho Bộ Tài nguyên môi trường. Các bên đùn đẩy cho nhau, tạo nên kẽ hở. Khi xảy ra hệ lụy thì luôn đùn đẩy cho người khác, sự việc này không phải chỉ ở Formosa.
Video: Ông Võ Kim Cự cho rằng việc cấp phép là đúng còn sai phạm là của Formosa
Xin cảm ơn ông!./.
Nguồn: VOV



"Việc hàng loạt vụ việc nhạy cảm gần đây thường được người những có trách nhiệm giải thích là “đúng quy trình” đã cho thấy, những phát ngôn như vậy của các quan chức lãnh đạo là chuyện hết sức phổ biến, nó đồng nghĩa với việc “chúng tôi (Nhà nước) không chịu trách nhiệm”. Đây không chỉ là sự vô trách nhiệm của bộ máy nhà nước ở Việt nam mà còn là sự coi thường nhân dân, mà còn là biểu hiện xa dân. Điều đó đã cho thấy, ở Việt Nam hiện nay cái quy trình mà ban lãnh đạo của Đảng CSVN đang sử dụng để quản trị và điều hành đất nước chỉ là thứ quy trình nhằm để hại người dân mà thôi!"
http://kenh14.mediacdn.vn/2016/photo-3-1466298143961.jpg
Vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan, nguyên do Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin "có sai sót". Nhưng lãnh đạo Sở Y tế khẳng định không vi phạm quy trình khám chữa bệnh (!?)
Gần đây, khi lý giải về những vụ việc nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, hay của công dân thậm chí là cả tính mạng của không ít người thì các cán bộ có trách nhiệm đều lên tiếng khẳng định rằng họ đã thực hiện đúng quy trình.

Hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ vụ việc vào năm 2013, khi lực lượng chức năng của Đài Loan đã phát hiện, thu giữ 600 bánh heroin có trọng lượng tới 229 kg, trị giá khoảng 300 triệu USD, được cất giấu trong 12 loa thùng trên chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đào Viên (Đài Loan). SVụ việc một lượng ma túy hơn 200 kg dễ dàng vượt qua tất cả các hệ thống kiểm tra tối tân bắng người, bằng máy móc tinh vi và cả chó nghiệp vụ của cơ quan An ninh và Hải quan Việt nam là một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Vậy mà ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định "xanh rờn" rằng Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm.

Hay như vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan, nguyên do Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin "có sai sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu xảy ra đã không được xử trí kịp thời" theo như kết luận của Sở Y tế Đắk Lắk. Tuy vậy, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh này vẫn một mực nhận định rằng bệnh viện đó không vi phạm quy trình khám chữa bệnh (!?) Tương tự như thế, trong ngành y tế đã có rất nhiều những trẻ nhỏ vô tội đã chết sau khi tiêm phòng vắc xin và những người có trách nhiệm trong ngành y tế vẫn khẳng định là họ thực hiện đúng quy trình.

Nghiêm trọng hơn, ở khu vực miền Trung trong những năm trước đây, vì lợi ích cục bộ của một vài nhà máy thủy điện người ta đã bỏ qua chức năng căn bản của những hồ chứa nước, đó là khả năng điều tiết lũ. Để tăng công suất phát điện cho những nhà máy, chủ doanh nghiệp đã xả lũ hết sức tùy tiện, điều đó gây ra hậu quả hết sức thảm khốc. Riêng năm 2014, theo thống kê đã có 41 người chết, 5 người mất tích và 74 người bị thương do mưa lũ. Mưa lũ cũng làm đổ, sập, trôi 410 ngôi nhà; tốc mái, hư hỏng 1.271 ngôi nhà và ngập 425.573 ngôi nhà. Vậy mà điều trần trước Quốc hội lãnh đạo Bộ Công thương vẫn khẳng định rằng, thủy điện miền Trung đã xả lũ đúng quy trình.

Trong vấn nạn chạy chức, chạy quyền hiện nay thì cũng vậy. Những người đứng đầu các cơ quan nhà nước thường nói “đúng quy trình” nhằm để biện minh cho việc việc bổ nhiệm người thân hay tay chân của mình và cũng là cách để họ phủ nhận người tài vào các vị trí lãnh đạo. Như chuyện ông Trịnh Xuân Thanh một doanh nhân ở Đông Âu trở về, đã được cất nhắc làm lãnh đạo của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), là một người phải chịu trách nhiệm chính trong việc thua lỗ 3,2 ngàn tỉ đồng của công ty này. Theo đánh giá của Ủy ban Kiểm tra TW thì ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm trong việc đã để PVC “thua lỗ triền miên, thiệt hại kinh tế cực kỳ nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niền tin của nhân dân với Đảng và nhà nước”. Vậy mà không biết nhờ phép mầu nào mà ông Trịnh Xuân Thanh lại được "ưu ái" điều động về giữ các chức vụ khác ở Bộ Công Thương. Rồi sau đó lại được lãnh đạo tỉnh ủy Hậu Giang xin đích danh về giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chưa hết trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa 14 vừa qua ông Trịnh Xuân Thanh còn trúng cử ĐBQH với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất của tỉnh Hậu Giang. Vậy mà khi vụ việc vỡ lở, một số các bộ của Ban Tổ chức TW, Bộ Công thương và tỉnh uy Hậu Giang vẫn khăng khăng rằng quá trình bổ nhiệm ông Thanh làm đúng quy trình.

Mới nhất là thảm họa môi trường ở khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ, do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của hành triệu người dân sống ở khu vực này và thiệt hại kinh tế có thể đến 1.000 tỷ USD. Khi vụ việc vỡ lở thì người ta mới té ngửa về việc làm ăn tắc trách của các lãnh đạo nhà nước ở các cấp, đặc biệt là vai trò của ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, người chịu trách nhiệm chính. Điển hình là báo cáo đánh giá tác động của Dự án Formosa hầu như không được đề cập tới. Vậy mà, dưới nhan đề "Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Băn khoăn, nhưng đúng quy trình!", trong cuộc trao đổi với Báo Giao thông tối 25/7/2016, ĐBQH Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã khẳng định như vậy, khi dư luận đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ông và lãnh đạo Hà Tĩnh trong vụ việc liên quan đến Formosa. Theo ông Võ Kim Cự còn khẳng định rằng cho đến lúc này "Không Bộ nào không đồng ý chọn Formosa", chưa hết ông Cự còn được người ta phê chuẩn làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội mà bất chấp sự bức xúc của người dân.

Việc hàng loạt vụ việc nhạy cảm gần đây thường được người những có trách nhiệm giải thích là “đúng quy trình” đã cho thấy, những phát ngôn như vậy của các quan chức lãnh đạo là chuyện hết sức phổ biến, nó đồng nghĩa với việc “chúng tôi (Nhà nước) không chịu trách nhiệm”. Đây không chỉ là sự vô trách nhiệm của bộ máy nhà nước ở Việt nam mà còn là sự coi thường nhân dân, mà còn là biểu hiện xa dân. Trong lịch sử loài người  quan hệ giữa kẻ cai trị và người bị trị cũng khó có thể tìm thấy trường hợp tương tự như ở Việt nam hiện nay.


Từ điển tiếng Việt định nghĩa, quy trình là một danh từ để chỉ trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Như vậy cụm từ “đúng quy trình” cho thấy cái quy trình quản trị nhà nước ở Việt Nam không phải để phục vụ người dân như quy định của Hiến pháp. Mà cái quy trình này luôn được những người trách nhiệm trong bộ máy nhà nước tận dụng nhằm để chối tội và trốn tránh trách nhiệm trước người dân. Như ông Nguyễn Sỹ Cương Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã bức xúc khi cho rằng "Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm.". 

Đó là nguyên nhân vì sao mà trong buổi thảo luận cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội (QH) vào sáng ngày 25/7/2016, khi đánh giá về thực trạng của bộ máy nhà nước ở Việt Nam, ĐBQH Bùi Việt Phương tỉnh Ninh Bình đã thốt lên "Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì" khi nói về bộ máy công chức hiện nay. 

Điều đó đã cho thấy, ở Việt Nam hiện nay cái quy trình mà ban lãnh đạo của Đảng CSVN đang sử dụng để quản trị và điều hành đất nước chỉ là thứ quy trình để hại người dân mà thôi!

Ngày 25/07/2016

© Kami

(Blog RFA)

Liệu tân QH VN có khả năng đi tới cùng vụ Formosa?


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định “sẽ giám sát chặt chẽ vụ Formosa” trong kỳ họp đầu tiên của tân Quốc hội khóa 14 của Việt Nam, trong khi người đứng đầu chịu trách nhiệm cấp phép đầu tư cho dự án Formosa lại vừa được phê chuẩn vào Ban Kinh tế Quốc hội.
Việc chính thức phê chuẩn người đang bị dư luận và báo chí tập trung chú ý trong những ngày qua sau khi chính quyền Việt Nam thừa nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất từ trước tới nay đã gây nhiều băn khoăn trong công chúng, kể cả giới chuyên gia và các nhà hoạt động.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Trung ương, nói với VOA rằng dự án Formosa mà ông Võ Kim Cự đã cấp phép có “quá nhiều vấn đề” nhưng ông này lại “có chủ ý” tránh né báo chí và phủ nhận trách nhiệm.
Ông nói: “Ông Võ Kim Cự đã phủ nhận trách nhiệm của mình, nói là việc ông làm, ông quyết định, kể cả quyết định vượt khung luật 70 năm là đúng quy trình. Về mặt hình thức, có thể ông Võ Kim Cự tự biện minh cho mình như vậy. Song về thực chất, hiện nay dự án thép Formosa đang đề ra rất nhiều vấn đề”.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, vấn đề của dự án Formosa không chỉ dừng lại ở khía cạnh môi trường, việc đánh giá nhu cầu và công nghệ của Formosa cũng là điều đáng phải quan tâm.
Ông cho biết: “Công nghệ thép trên thế giới thay đổi khá nhanh. Thép của Formosa có cạnh tranh được với lượng thép khổng lồ của Trung Quốc với tổng công suất lên tới 1.200 triệu tấn/năm, đó là một vấn đề rất đáng tranh cãi. Bởi vì khi cho phép Formosa đầu tư vào Việt Nam mà không tính tới việc Formosa sẽ tiêu thụ ở đâu và cạnh tranh như thế nào với thép Trung Quốc, vả lại dự án đó kéo dài đến 70 năm, trong 70 năm đó, tiến bộ khoa học công nghệ liệu có cho phép Formosa tiếp tục cạnh tranh nếu như không thay đổi công nghệ hay không?”
Dự án Formosa thuộc khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, do chủ đầu tư là tập đoàn nhựa Formosa của Đài Loan đầu tư từ năm 2008 với tổng đầu tư gần 10 tỷ đôla. Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương trên tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm đất liền và mặt nước, với thời hạn cho thuê đất là 70 năm, đã khiến cho nhiều cư dân khu vực gặp nhiều khó khăn trong việc di dời, chuyển đổi công việc. Mặc dù chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động cả “hệ thống chính trị” để dọn chỗ cho dự án Formosa, nhưng nhiều hộ dân ở đây vẫn nhất quyết “bám đất”, bất chấp việc liên tục bị quấy nhiễu và con cái bị thất học.
Dự án Formosa gần đây bị người dân cực lực phản đối sau khi gây ra thảm họa cá chết khiến hầu hết người dân khu vực vốn sống dựa vào biển rơi vào tình cảnh mất nguồn sinh kế. Người dân khu vực và ở các tỉnh lớn đã liên tục biểu tình, đòi chính quyền phải dừng dự án Formosa tại Việt Nam.
Một video clip đăng tải trên Facebook cho thấy một linh mục ở đây đã cùng với người dân đề đạt ý kiến, nguyện vọng của họ:
“Chúng ta nói lên nguyện vọng của chúng ta là phải đóng cửa Formosa. Giờ đây, chúng ta cùng đồng thanh gửi đến chính quyền, các cấp lãnh đạo của Việt Nam này nguyện vọng tha thiết của chúng ta: Formosa – Cút! Formosa – Cút! Formosa – Cút!”
Người chịu trách nhiệm việc cấp phép đầu tư cho Formosa ở Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, sau nhiều ngày từ chối trả lời phỏng vấn báo chí, gần đây đã xuất hiện và nói rằng việc ông cấp phép 70 năm cho dự án Formosa là “đúng luật”. Còn việc để xảy ra sự cố xả thải gây ô nhiễm biển, khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung là từ phía Formosa. Ông này cũng nói với báo giới Viện Nam rằng “nếu không có sự cố, Formosa tạo ra nguồn thu lớn”.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói chính thái độ dửng dưng, vô cảm, vô trách nhiệm của ông Võ Kim Cự đối với những thiệt hại về kinh tế, đời sống xã hội của những người đồng hương, cũng là những nạn nhân của dự án mà ông đã cấp phép, cũng là một vấn đề cần quan tâm về tư cách của giới chức này, đặc biệt khi ông này tiếp tục giữ chức và còn kiêm thêm những nhiệm vụ mới như thành viên của Ban Kinh tế Quốc hội:
“Điều đó chứng tỏ sự đánh giá của giới lãnh đạo với dư luận, áp lực quần chúng, là khá xa. Kết quả là những ý kiến hoặc sự điều hành của ông Võ Kim Cự ở liên minh hợp tác xã mà ông ấy lại được bầu lại làm chủ tịch chắc chắn sẽ gặp những thách thức đáng kể, và tôi rất lấy làm tiếc là lãnh đạo chưa có quyết định kịp thời về trường hợp này”.
Cũng trong kỳ họp quốc hội đầu tiên, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hứa sẽ “nỗ lực, quyết tâm điều tra sớm” và “giám sát chặt chẽ” vụ Formosa, một trong những vấn đề lớn “gây bức xúc” mà QH “chọn giám sát”, theo Tổng thư ký QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc.
Tuy nhiên, cam kết của vị nữ chủ tịch QH không làm tăng lòng tin của công chúng đối với khả năng “truy tới cùng” của cơ quan được xem là đại diện cho tiếng nói của người dân.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người đã đấu tranh và theo dõi sát vụ việc Formosa, cho VOA biết nguyên nhân anh “mất lòng tin” vào QH Việt Nam:
“Thứ nhất, bản chất của QH Việt Nam chỉ là một cơ quan thể chế hóa những chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như Bộ Chính trị. Do đó nếu nói rằng QH có thể làm được việc gì thì khả năng đó rất thấp. Nguyên nhân thứ hai là gần đây khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất ý kiến là QH trong thẩm quyền của mình lập một ủy ban kiểm tra độc lập đối với vụ việc Formosa và truy cứu trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan, thì bà Nguyễn Thị Kim Ngân với vai trò là chủ tịch QH là chưa đến lúc đặt vấn đề thành lập ủy ban độc lập. Lý do thứ ba khiến tôi không tin vào khả năng của QH Việt Nam có thể làm tới cùng vụ việc này đó là việc ông Võ Kim Cự được bầu vào ban kinh tế của QH. Rõ ràng nếu QH thực tâm muốn giải quyết vụ này tới cùng, thì với những người có khả năng phải chịu trách nhiệm như ông Võ Kim Cự là phải tạm dừng các chức vụ của ông và tiến hành điều tra, thì nay lại được bầu vào những vị trí trước đó đã ấn định”.
Phát biểu trước báo giới sáng nay, ông Võ Kim Cự cho biết ông “chưa nghe ai nói đình chỉ tôi hay Formosa”. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chính thức cho biết chưa có chủ trương thành lập ủy ban lâm thời điều tra vụ việc của Formosa theo yêu cầu của đại biểu quốc hội.





Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu!

Hoài Thu (Thực hiện) | 
Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu!

Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: “Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không thể đổ trách nhiệm cho T.Ư, địa phương hay ai đó được. Tôi tôi dám làm, dám chịu, không đổ lỗi cho bất kỳ ai”.







Trao đổi với Báo Giao thông chiều tối 24/7, ông Võ Kim Cự, ĐBQH khóa XIV, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã lý giải vì sao vào thời điểm năm 2008, Hà Tĩnh lại lựa chọn Công ty Formosa là nhà đầu tư Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Tôi dám làm, dám chịu
Thưa ông, vừa qua khi sự việc liên quan đến Formosa xảy ra, dư luận đặt nhiều câu hỏi xung quanh trách nhiệm của Hà Tĩnh trong việc ký cấp phép cho Formosa. Trong khoảng thời gian ấy, ông có phải chịu nhiều áp lực?
Tôi khẳng định, tôi làm mọi việc theo đúng quy định của pháp luật chứ không vì một động cơ hay mục đích cá nhân nào cả. Mọi việc hoàn toàn là vì dân, vì nước. Vì đất nước mình nghèo nên có rất nhiều vấn đề khó khăn và khi ấy Hà Tĩnh cũng rất khó khăn nên tôi muốn có một dự án vừa là đầu kéo, vừa là nền tảng để tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Ý tưởng muốn là như thế nhưng không ngờ mọi việc xảy ra ngoài ý muốn, ngoài tầm kiểm soát và khiến tôi bất ngờ hoàn toàn.

Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu! - Ảnh 1.
Người dân miền Trung thiệt hại nặng nề bởi cá chết hàng loạt do chất thải từ Nhà máy Formosa đổ ra biển

Bây giờ quay lại là “trăm dâu đổ đầu tằm”, tức là quy hết trách nhiệm cho người ký, nhưng việc ký cấp phép cũng là cả một quy trình về luật pháp chứ đâu phải tôi cắt khúc, bỏ qua giai đoạn được. Về trách nhiệm của mình, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không thể đổ trách nhiệm cho T.Ư, địa phương hay ai đó được. Tôi rất băn khoăn và tâm tư, nhưng tôi dám làm, dám chịu, không đổ lỗi cho bất kỳ ai.
Thế nhưng, mong mọi người cần có cái nhìn toàn diện, khách quan trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đánh giá chuẩn xác hơn, đừng làm mất động lực để những người dám làm, dám thay đổi lại phải sợ hãi và né tránh, không dám làm gì cả. Tôi luôn nghĩ phải có sự giãi bày để công chúng hiểu bản chất sự việc hơn, còn tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm và coi đó là bài học cho cả hệ thống.
Sự việc Formosa xảy ra cũng là khi kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV bắt đầu. Những ngày qua, báo chí “săn đón” ông rất nhiều nhưng không nhận được sự trao đổi. Chủ tịch Quốc hội cũng đã bày tỏ ý kiến về việc này. Vậy tại sao ông lại “né” báo chí những ngày qua?
Tôi không né tránh báo chí, báo chí phản ánh với Chủ tịch Quốc hội như vậy chỉ đúng một phần thôi, tôi cũng chưa thấy Chủ tịch trao đổi lại với mình về việc này. Thời gian giải lao ở Quốc hội chỉ có 20 phút, trong khoảng đó nếu có trao đổi cũng không thể nói hết được vấn đề và khi không nói được ngọn ngành thì người ta dễ hiểu sai câu chuyện.
Xem video rác chất đống, cá chết trong Formosa:
Video rác chất đống, cá chết trong Formosa
Vì sao Formosa lại được chọn?
Dư luận đang rất quan tâm đến việc tại sao Formosa lại được cấp phép lên đến 70 năm, trong đó có ý kiến cho rằng, việc cấp phép này là không đúng thẩm quyền, ông có thể lý giải rõ việc này?
Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa. Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương. 
Sau đó nhà đầu tư lập dự án với nhiều bước. Trước khi thẩm định đã có ý kiến của 12 Bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, quốc phòng, an ninh... đồng ý với các nội dung. Sau đó là thẩm định rồi báo cáo Chính phủ. Cuối cùng, Chính phủ đồng ý để cho Hà Tĩnh được cấp phép.
Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu! - Ảnh 3.
Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Tôi dám làm, dám chịu!
Việc cấp phép 70 năm cũng căn cứ vào Điều 36, Luật Đầu tư. Trong Luật đã quy định rõ, đối với những dự án nguồn đầu tư có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và đạt được các tiêu chí như cần khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như luyện thép, cảng biển, sản xuất điện và sử dụng trên 5.000 công nhân trở lên. 
Dự án này đã đạt được cả 4 tiêu chí theo quy định của Luật Đầu tư nên việc cấp phép 70 năm là đúng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ sau khi tiến hành thanh tra đã lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, báo cáo Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức họp 2 cuộc và đi đến kết luận, thống nhất việc cấp phép thời hạn của Dự án Formosa 70 năm là phù hợp.
Thời điểm đó không phải chỉ có một mình Formosa muốn đầu tư vào Hà Tĩnh, nhưng vì sao cuối cùng họ lại được chọn?
Thời điểm đó có 3 tập đoàn lớn của nước ngoài muốn vào Hà Tĩnh, nhưng trong đó có 2 tập đoàn không làm cảng biển, có tập đoàn yêu cầu được cấp giấy phép khai thác mỏ sắt Thạch Khê, riêng Formosa cam kết sẽ làm luyện thép, cảng biển, đầu tư nhà máy điện. 
Nếu xét trên mọi phương diện thì Formosa đạt đầy đủ các tiêu chí để hưởng ưu đãi, trong đó có tiêu chí sử dụng trên 5.000 lao động. Và điều rất quan trọng nữa là chúng tôi cũng phải xin ý kiến Trung ương, chứ không phải địa phương tự quyết.
Sự cố ngoài ý muốn
Ông nói muốn tạo nền tảng để tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, nhưng giờ đây với những gì mà Formosa đã gây ra, cá nhân ông cảm thấy thế nào?
Khu vực dự án Formosa là một vùng đất rất khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cũng như những ngành nghề khác. Những mặt tích cực của Formosa đối với Khu kinh tế Vũng Áng là đã tạo nên diện mạo mới cho Kỳ Anh và vùng phụ cận như hạ tầng, giao thông, cảng biển... để thúc đẩy và tái cấu trúc các ngành kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng vạn người.
Tuy nhiên, việc xả thải ảnh hưởng đến môi trường biển, khiến cá chết đối với khu vực Bắc Trung bộ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh là một sự cố nghiêm trọng, vô cùng đáng tiếc, ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm tư tình cảm cũng như mọi vấn đề xã hội đối với khu vực này.
Điều khiến tôi trăn trở là sự cố Formosa gây ra đã ảnh hưởng đến đời sống bà con, trong đó có những người thân của mình. Tất nhiên, tôi thấy có phần trách nhiệm của mình. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại rằng, đây là sự cố ngoài ý muốn. 
Đến nay, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời xử lý. Khi Formosa chưa cam kết đền bù thì Chính phủ đã ra văn bản hỗ trợ khẩn cấp cho người dân 4 tỉnh, các bộ, ngành đều vào cuộc. Vấn đề hiện nay là sớm ổn định tình hình, nếu cá nhân, tổ chức nào có vi phạm thì xử lý nghiêm, đồng thời không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Hiện, Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt, có việc đã xử lý, có việc đang tiếp tục kiểm tra để xử lý tiếp theo một cách minh bạch, công bằng. Điều quan trọng là rút ra bài học để chấn chỉnh trong thời gian tới. 
Đó là vấn đề từ hoạch định chính sách, cơ chế, cho đến tổ chức đầu tư, quản lý đầu tư của tất cả các cấp, đúng như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, không chấp nhận phát triển bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.
Là một ĐBQH đại diện cho cử tri Hà Tĩnh, tôi rất trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đảng của Chính phủ và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương với những nỗ lực cao nhất để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo đời sống dân sinh của khu vực này; cảm ơn bà con đã nỗ lực, cố gắng cùng với chính quyền địa phương cùng với Trung ương từng bước ổn định đời sống.
Cùng với đó là sự kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm túc của Chính phủ nên Tập đoàn Formosa đã cúi đầu nhận lỗi trước Chính phủ, nhân dân.
Tôi được biết Chính phủ cũng đang tiến hành chỉ đạo, giám sát thực thi theo pháp luật Việt Nam đối với Tập đoàn Formosa. Thái độ ấy, chúng tôi hoàn toàn đồng tình và phải kiên quyết xử lý đối với những vi phạm dù bất kỳ cá nhân, hay tổ chức nào".
Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Cảm ơn ông!
Hà Tĩnh chưa thực hiện nghiêm kết luận thanh tra
Tại cuộc họp báo thông tin kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo quý II /2016 được tổ chức ngày 22/7, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) trả lời báo chí về trách nhiệm của những tập thể, cá nhân liên quan đến việc cho Formosa thuê đất đầu tư 70 năm. Ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, đơn vị này đã tiến hành thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đất đai với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2012, đến ngày 5/7/2014, đã có kết luận chính thức.
Theo ông Khánh, việc cho Formosa thuê đất 70 năm là sai vào thời điểm thanh tra năm 2012. Kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đã nói rõ là giao Bộ KH&ĐT trên cơ sở quy định pháp luật, thực tiễn ở Hà Tĩnh, kiến nghị Thủ tướng cho giải pháp ở dự án này. Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ KH&ĐT là giữ 70 năm.
"Về kiến nghị xem xét trách nhiệm, TTCP không chỉ ra từng cá nhân mà gắn với cấp có thẩm quyền. Đương nhiên, lãnh đạo Hà Tĩnh thời điểm đó không thể không có trách nhiệm. TTCP đã thành lập tổ kiểm tra việc thực hiện, xử lý các nội dung kết luận thanh tra tại Hà Tĩnh. Theo đánh giá bước đầu, Hà Tĩnh chưa nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra", ông Khánh cho biết.
theo Báo giao thông

Vài lời thưa lại với anh Cự

25/07/2016
25-7-2016
Ông Võ Kim Cự trong lần Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra liên quan đến việc cho Formosa thuê đất. Ảnh D.T
Ông Võ Kim Cự trong lần Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra liên quan đến việc cho Formosa thuê đất. Ảnh D.T
Anh Võ Kim Cự, em vốn là người phụ nữ ngây thơ, mềm yếu, bản tính hiền lành, nhút nhát nên khi thấy anh hiên ngang trên mặt báo, khẳng định việc anh dâng 3.300 ha đất và biển Vũng Áng vào tay Formosa không có gì sai cả, em không dám chửi anh là kẻ trơ trẽn, cõng rắn cắn gà nhà như dư luận đang ầm ĩ. Em chỉ xin phép anh được nhỏ nhẹ thưa lại vài lời.
1. “Việc cấp phép đầu tư 70 năm là căn cứ vào điều 36 của Luật Đầu tư quy định đối với những dự án có nguồn đầu tư có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm…”. Anh khẳng định như vậy trên báo.
Em hoàn toàn đồng ý với anh, Điều 36 Luật Đầu tư 2005 có quy định như vậy. Nhưng anh Cự ơi là anh Cự, đứa nào giúp việc cho anh nó hại anh rồi. Luật Đầu tư 2006 đưa cho anh đọc, đứa khốn nạn ấy in thiếu Điều 52 anh ạ. 


Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm“.
Muốn 70 năm thì phải Chính phủ quyết định à anh. Điều 52 nói vậy, không phải em Bạch Hoàn đâu. Anh mở to mắt ra mà đọc, nha anh.
2. “Tôi khẳng định là tôi làm đúng. Khi thẩm định dự án đã có ý kiến của 12 bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, quốc phòng, an ninh…”;
Thời điểm đó Chính phủ đã có công văn 869 đồng ý cấp phép. Thủ tướng đã có văn bản 926 đồng ý cấp phép 70 năm, nên tôi cho rằng việc cấp phép phù hợp với luật pháp của chúng ta“.
Về khẳng định này của anh, em xin thưa lại như sau:
Thứ nhất, các văn bản của bộ ngành chỉ là chấp thuận đầu tư dự án, không phải chấp thuận cấp phép thời hạn 70 năm. Hơn nữa, các bộ ngành không có thẩm quyền chấp thuận 70 năm hay không.
Thứ hai, các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cũng là chấp thuận chủ trương đầu tư và giao Hà Tĩnh cấp phép, chứ không phải quyết định cấp phép cho Formosa 70 năm.
Thứ 3, văn bản của các bộ ngành đồng ý chủ trương cho Formosa đầu tư vào Vũng Áng được ký lần lượt từ 22-5-2008 đến 30-5-2008; Văn bản của Thủ tướng giao Hà Tĩnh cấp phép ký ngày 6-6-2008. Anh nói rằng sau khi có các văn bản này, ngày 12-6-2008 anh mới cấp chứng nhận đầu tư 70 năm cho Formosa là đúng quy trình.
Nhưng anh Cự ơi là anh Cự ơi, lẽ nào anh đã quên vào ngày 9-4-2008, khi ký văn bản xác nhận các ưu đãi đầu tư cho Formosa, anh đã cam kết cho Formosa thuê đất trong 70 năm. Văn bản có chữ ký của anh với chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, có đóng dấu tử tế lắm.
Vậy khi ký văn bản này, ai đã cho anh được quyền làm vậy? Lúc này, Chính phủ ở đâu?
Nay em buồn chuyện tình yêu quá nên nói đến đây thôi. Em còn nhiều thứ về anh lắm, anh còn cự nữa em hết buồn, thưa chuyện tiếp đấy.
Ngủ ngon nha anh.


Xin… chúc mừng ông Võ Kim Cự!

(Dân trí) - Không hiểu vì sao đến thời điểm này, ông Cự không những không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì mà thậm chí, còn trúng cử Đại biểu Quốc hội và chức Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với số phiếu cao chót vót. Ngày 25/7 vừa qua, ông Cự còn được bầu vào Ủy ban Kinh tế của Quốc hội!? Lạ.



(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Cuối cùng thì tác giả chính, người chủ trương và trực tiếp cho Formosa thuê đất 70 năm, ông Võ Kim Cự đã xuất đầu lộ diện với báo chí, sau rất nhiều những “lảng tránh” tài tình.
Trả lời câu hỏi về việc “né” báo chí, ông Cự nói rằng lý do là ngày 16, 17, 18/7, ông phải tập trung chuẩn bị cho Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Thậm chí, ông còn nói rằng mình “luôn sẵn sàng chứ không né tránh, đùn đẩy gì cả, cũng như không ai yêu cầu tôi phải gặp báo chí cả. Tôi rất muốn gặp, rất thoải mái, muốn gặp đông hơn nữa, kể cả ngày nghỉ… “.
Thật ra thì có thể việc ông Võ Kim Cự tiếp xúc và trả lời báo chí là bởi sự tác động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bởi trước đó, trả lời báo chí, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói rằng bà sẽ tác động để ông Cự làm việc này.
Vậy trả lời báo chí, ông Võ Kim Cự đã nói gì? Tất nhiên, ông sẽ nói nhiều và cũng như hầu hết các cuộc trả lời báo chí của các quan chức gần đây, mỗi khi xảy ra sự việc. Đó là “thanh minh, chối tội” bằng cái “phép màu” quen thuộc: “Đúng qui trình”.
Ông Cự cũng không “ngoại lệ”. Khi được hỏi vì sao theo qui định, cấp tỉnh chỉ được phép cho thuê đất thời hạn 50 năm, Hà Tĩnh lại dám “qua mặt” Chính phủ, ký với Formosa thời hạn 70 năm, ông Cự đã nói rằng việc làm của ông là đúng luật và đúng qui trình:
“Chúng tôi làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư và trình tự của tôi là đúng, nghiêm túc… Thời điểm đó, Chính phủ đã có công văn 869 đồng ý cấp phép. Cùng thời gian đó, Thủ tướng đã có văn bản 926 đồng ý cấp phép 70 năm, nên tôi cho rằng việc cấp phép phù hợp với luật pháp của chúng ta”.
Để củng cố cho lập luận của mình, ông Võ Kim Cự còn nói rằng là khi ký, đã có sự đồng ý của 12 bộ ngành và Thủ tướng Chính phủ.
Vậy sự thật như thế nào? Xin thưa, như lời một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, đó là sự “lấp liếm”: “Việc ông Võ Kim Cự trả lời báo chí nói rằng có 12 bộ ngành thẩm định việc cấp phép 70 năm là không đúng đâu. Không có 12 bộ ngành thẩm định cho thuê 70 năm đâu, ông nói sai đấy, lấp liếm”. Vị này nói.
Để củng cố cho nhận định về sự “lấp liếm” của ông Cự, vị lãnh đạo này phân tích: “Thủ tướng đồng ý cho 70 năm là xử lý sau thanh tra, tức là sai luật rồi nhưng để hoạt động của dự án bình ổn thì cho tiếp tục thực hiện 70 năm, chứ không phải đồng ý từ trước (khi phê duyệt, cấp phép đầu tư - PV). Hai việc đó khác nhau”.
Vâng, hai việc đó hoàn toàn khác nhau, thưa ông Cự. Bởi về nguyên tắc, phải “tấu” trước, “trảm” sau nhưng ông đã “tiền trảm, hậu tấu”, đặt Chính phủ vào việc đã rồi.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nó giống như cô gái, mang thai rồi mới về… xin phép bố mẹ vậy. Và một khi bị “đẩy” đến nước ấy, hiếm có ông bố, bà mẹ nào mà không phải… nghiến rẳng, tặc lưỡi.
Tóm lại, để xảy ra “thảm họa Formosa” hôm nay, không thể không kể đến trách nhiệm của ông Trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự.
Thế nhưng điều mà người viết bài này hơi có chút… ngạc nhiên, là bởi không hiểu vì sao đến thời điểm này, ông Cự không những không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì mà thậm chí, còn trúng cử Đại biểu Quốc hội và chức Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với số phiếu cao chót vót. Ngày 25/7 vừa qua, ông Cự còn được bầu vào Ủy ban Kinh tế của Quốc hội!?.
Song, bây giờ mọi việc coi như cũng đã "trót lọt" cả rồi. Nó cũng "suôn sẻ" na ná như việc ông “tiền trảm, hậu tấu” năm xưa nên cũng đành… chúc mừng ông vậy!
Bùi Hoàng Tám

“Ông Cự trả lời như lấy thúng úp voi”

26/07/2016 08:32 GMT+7
TTO - Đó là bình luận của ông Vũ Phạm Quyết Thắng, nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về vụ Formosa và trả lời công luận của ông Võ Kim Cự.

“Ông Cự trả lời như lấy thúng úp voi”
Ông Vũ Phạm Quyết Thắng
Ông Thắng nói: “Tôi thấy ông Cự trả lời quanh co, thậm chí mâu thuẫn với chính những gì ông ấy đã từng làm. Ông Cự từng làm trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, làm chủ tịch rồi bí thư tỉnh Hà Tĩnh, ông ấy cũng từng quản lý doanh nghiệp khai thác khoáng sản và làm chủ tịch Hiệp hội Titan VN. Có nghĩa là không phải ông ấy không hiểu về khai thác khoáng sản, không phải ông ấy không hiểu về 
dự án”.
* Nhưng trả lời báo chí, ông Cự chỉ “nhận một phần trách nhiệm”, còn lại là đúng quy trình và đúng pháp luật...
- Để xảy ra tình trạng như ngày hôm nay, tôi chưa nói đến ông ấy có vi phạm gì không, nhưng với trách nhiệm và lương tâm của một người lãnh đạo, người quản lý trực tiếp gắn với dự án này, ông Cự phải nhận trách nhiệm chứ.
Tôi nhớ một ông thống đốc ngân hàng Nhật Bản, khi xảy ra vấn đề với chứng khoán, ông ấy đã cúi đầu xin lỗi, chủ động xin từ chức.
Đó là văn hóa của người làm quản lý. Đảng, Nhà nước không chỉ dạy ta làm quản lý và đưa ta vào các vị trí quản lý mà còn dạy ta phải biết rút ra khỏi quản lý khi không làm được việc, khi việc làm của ta liên đới tới những hậu quả xấu mà đồng bào phải gánh chịu.
Về việc cho Formosa thuê đất 70 năm, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và kết luận rõ ràng từ lâu là không đúng với quy định của pháp luật. Người đề nghị dành ưu ái này cho Formosa chính là ông Võ Kim Cự.
Bây giờ ông ấy lại định đùn đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng, nói rằng Thủ tướng đồng ý. Không thể nói như vậy được, Thủ tướng chịu trách nhiệm quản lý chung, còn đã đi vào vấn đề cụ thể thì người quản lý cấp cơ sở phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta đều biết rằng trong bất kỳ một dự án nào thì các nhà đầu tư, nhà thầu đều có quá trình đi lại rất kỹ với những người có thẩm quyền quyết định. Tôi không loại trừ trong quá trình quan hệ đó có lý do nể nang, quen biết, cảm tình và có cả vấn đề lợi ích cá nhân.
Một cách rất chủ quan, tôi nghĩ rằng ông Cự phải chịu trách nhiệm chính về quá trình giới thiệu đầu tư dự án này vào VN. Thế còn những ai, ở cấp nào có liên quan thì ông Cự hãy chỉ ra. Ông Cự có quyền, có trách nhiệm và lòng tự trọng chỉ ra những người cùng với ông ta làm việc đó. Người nào có tác động mạnh mẽ nhất trong việc cho thuê đất 70 năm? Ông Cự chủ động, tích cực làm việc này nhưng chắc chắn phải có người hậu thuẫn, bật đèn xanh cho ông ấy.
* Formosa - ông nghĩ gì về nhà đầu tư này từ khi họ gây ra tình trạng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung?
- Có lần tôi được ngồi máy bay với Chủ tịch nước bay từ TP.HCM xuống Vũng Tàu. Trên máy bay chúng tôi nhìn thấy khu vực loang lổ do hậu quả của một nhà máy gây ô nhiễm môi trường.
Chủ tịch nước hỏi tôi phải làm gì với nhà máy này, tôi trả lời là hãy học cách của bầy ong xử lý với con chuột chui vào tổ ong ăn mật. Trước hết bầy ong đốt con chuột ấy, rồi sau đó để tránh hậu quả thối rữa làm ô nhiễm môi trường, đàn ong lấy sáp bọc kín lấy con chuột ấy như một cách vùi nó lại.
Formosa cũng vậy, với những hệ lụy khủng khiếp mà họ gây ra, với những sự hủy diệt và vết thương đau đớn lên hệ sinh thái biển miền Trung, là một cử tri, tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội phải có ý kiến, làm rõ những thiệt hại Formosa gây ra.
Càng sớm càng tốt, hãy xử lý nghiêm khắc dự án Formosa vì tương lai của con cháu chúng ta. Với những gì họ đã làm (ở nhiều nước chứ không phải riêng VN), tôi rùng mình khi nghĩ đến thời gian 70 năm mà các nhà chức trách chúng ta đã cấp phép cho dự án này.
Sẽ có những dự án khác, nhà máy khác thân thiện với môi trường, những dự án phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của chúng ta.
“Tôi xin phép hỏi ông Cự một câu và mong ông trả lời tắp lự: ông là người trình xin Thủ tướng cho phép dự án có thời hạn 70 năm hay trình dự án 50 năm mà Thủ tướng chữa lại thành 70 năm?
Ông Vũ Phạm Quyết Thắng
LÊ KIÊN thực hiện


Thưa ông Võ Kim Cự, một nửa sự thật dân hiểu làm sao?

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định cấp phép cho Formosa thuê đất là đúng quy định, ông viện dẫn một số văn bản minh chứng nhưng nó chỉ là một nửa sự thật.

Khi sự thật căn cứ vào kết luận của TTCP khẳng định Hà Tĩnh vượt thẩm quyền.
Cách đây 5 năm, bên lề hành lang Quốc Hội, tôi - một phóng viên có hỏi ông về một sự thật liên quan đến Hà Tĩnh. Ông nói: “Muốn biết sự thật hãy vào tận nơi điều tra, làm rõ đừng hỏi bằng văn bản”.
Lời của ông tôi nhớ lắm, người làm báo ai cũng thuộc câu “nửa cái bánh mì là cái bánh mì nhưng nửa sự thật không là sự thật”. Vậy nhưng, đến bây giờ tôi thật sự bất ngờ khi ông đăng đàn báo chí mà chỉ nói “nửa sự thật” về câu chuyện Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm. Vấn đề này đang hâm nóng dư luận, phải chăng một nửa sự thật sẽ lái câu chuyện đi hướng khác?
Kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định rõ: “Từ năm 2014, 2015, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra và kết luận thanh tra về công tác chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có dự án Formosa.


Skip in 2...
Ad finishes in 09 seconds

Kết luận thanh tra thời điểm đó đã chỉ rõ, việc Hà Tĩnh phê duyệt cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm là không đúng các quy định pháp luật.
Dự án Formosa thời điểm đó chưa có sự đồng ý của Thủ tướng. Nhưng thời điểm năm 2012, Hà Tĩnh cấp phép như vậy là trái thẩm quyền".
Nhưng trong trả lời phóng viên bản báo vào ngày 25/7 tại hành lang kỳ họp Quốc Hội, ông Võ Kim Cự, nguyên Bí Thư tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND, với trách nhiệm người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh thời điểm ký cho Formosa thuê đất 70 năm đã khẳng định: Cấp phép cho Formosa là đúng trình tự pháp luật!?
   Thưa ông Võ Kim Cự, một nửa sự thật dân hiểu làm sao? - Ảnh 1
Ông Võ Kim Cự nói: Cấp phép cho Formosa là đúng trình tự pháp luật
Tuy nhiên, để minh chứng cho sự “đúng quy trình pháp luật”, ông Cự không hề đưa ra một văn bản nào khẳng định Chính phủ đồng ý cho Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm.
Đáp lại kết luận của Thanh Tra Chính phủ khẳng định việc Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất chưa có sự đồng ý của Chính phủ, ông Cự đưa ra 3 công văn minh chứng rằng có sự đồng ý của Chính phủ. Tuy nhiên, 2 trong số công văn do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký (thời điểm năm 2008) chỉ là đồng ý về nguyên tắc việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Vũng Áng. Cả 2 công văn không có một chữ nào đồng ý cho Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm.
Công văn thứ ba được ông Cự đưa ra là của Văn phòng Chính phủ do Phó chủ nhiệm Kiều Đình Thụ ký (năm 2015) đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho phép giữ nguyên thời hạn thuê đất 70 năm trong giấy phép đầu tư đã cấp cho Formosa. Cần lưu ý là trước đó Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận việc cho thuê đất sai của Hà Tĩnh, văn bản của Văn phòng Chính Phủ cũng yêu cầu công khai Kết luận Thanh tra, và việc cho phép giữ nguyên thời hạn thuê đất không phải là căn cứ để biện minh cho sai phạm của tỉnh Hà Tĩnh (người đứng đầu khi đó là ông Võ Kim Cự).
Việc cho phép giữ nguyên thời hạn thuê đất trong trường hợp này có thể hiểu tương tự như là hình thức “phạt cho tồn tại” trong xây dựng bởi hợp đồng cho thuê đất vượt thẩm quyền thành...chuyện đã rồi!?
Mới hay, dư luận hỏi chuyện thuê đất, ông lại khéo léo, lập lờ đánh lận sang chuyện đầu tư. Chủ trương đầu tư là đúng và sẽ là đúng toàn diện khi đất cho Formosa thuê trong thời hạn mà tỉnh có thẩm quyền ký. Còn nếu vượt quá, như ông lý giải do quy mô vốn, đầu tư ngành công nghiệp nặng, chậm thu hồi vốn, đầu tư ở vùng khó khăn... tất cả là lý do nó sẽ thành thuyết phục, thành yếu tố tạo nên một nửa sự thật trong câu chuyện của ông khi được Chính phủ đồng ý bằng văn bản.
   Thưa ông Võ Kim Cự, một nửa sự thật dân hiểu làm sao? - Ảnh 2
Một góc nhà máy của Công ty Formosa
Kết luận của TTCP và biện minh của ông Võ Kim Cự mâu thuẫn nhau. Ở đó chỉ có thể có một sự thật. Sự thật nghiêng về TTCP thì lời phát biểu của ông Cự chỉ là một nửa sự thật và ngược lại!
Không phải đưa ra phán quyết, người dân cũng nhận ra đâu là sự thật, đâu là một nửa sự thật. Đơn giản các lý giải của ông không thuyết phục: Người dân, dư luận đang hỏi chuyện cấp giấy phép xây nhà thì ông lại trình ra bản vẽ kỹ thuật, làm sao người dân chấp nhận được!
Thưa ông Võ Kim Cự, ông là ĐBQH - người đại diện của dân, tiếng nói của ông là tiếng nói của dân. Người dân cần ông nói thật, nhận trách nhiệm khi có khuyết điểm, sai lầm và có hướng khắc phục những tồn tại về môi trường tác động đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân khúc ruột miền Trung.
Người dân đã tin tưởng bầu ông đại diện cho họ, ông đừng “lập lờ đánh lận con đen” làm mất lòng tin ở những người cầm lá phiếu ủng hộ ông.
Ông cho người dân một nửa sự thật, người dân sẽ phải hiểu sao đây?
Minh Khánh

Ông Võ Kim Cự nói 'một nửa sự thật': Các luật sư lên tiếng

Ông Cự hãy dũng cảm nhận trách nhiệm của mình trước Đảng, trước Nhà nước, trước nhân dân. Nếu không Tổ quốc, nhân dân sẽ không để yên,


Chỉ vài ngày sau khi Thanh tra Chính phủ họp báo công bố việc tỉnh Hà Tĩnh cấp phép 70 năm cho Formosa là sai, nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã hết né tránh báo chí và cho biết: "Quy trình cấp phép hoàn toàn đúng quy trình, trình tự và đúng pháp luật". Trên cơ sở luận cứ và các văn bản ông Cự đưa ra, các luật sư đã lên tiếng ...
"Ông Cự không thể ngụy biện cho việc làm của mình”
   Ông Võ Kim Cự nói 'một nửa sự thật': Các luật sư lên tiếng - Ảnh 1
Luật sư Trương Anh Tú.
Đó là ý kiến của luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Skip in 3...
Ad finishes in 10 seconds

Luật sư Tú cho rằng: "Việc để xảy ra hậu quả như thế này thì rõ ràng ông Cự không hoàn thành nhiệm vụ cũng như không đủ năng lực quản lý… Việc Hà Tĩnh phê duyệt cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm là không đúng các quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm nhưng tỉnh Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm".
Theo luật sư Tú, luật Đầu tư năm 2005 quy định thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm và như vậy đương nhiên thời hạn cấp đất cũng chỉ được phép giới hạn trong thời hạn cấp phép đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm.
Nếu xem xét theo luật Đầu tư năm 2014, những trường hợp như của Formosa được phép cấp đến 70 năm. Nhưng thời điểm năm 2012, Hà Tĩnh cấp phép như vậy là trái thẩm quyền.
Cụ thể, theo quy định pháp luật trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm nhưng tỉnh Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm. Luật Đầu tư năm 2005 quy định thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Về thời hạn thuê đất: phải theo thời hạn giấy phép đầu tư, và như vậy tỉnh Hà Tĩnh chỉ được cho Formosa thuê đất theo thời hạn tối đa 50 năm mà thôi.
Trả lời câu hỏi về việc trước khi cấp phép phải xem xét, tính toán thật kĩ mức độ hơn thiệt của dự án, với Formosa thì đánh giá tác động môi trường phải đặt lên hàng đầu, luật sư Trương Anh Tú khẳng định: "Điều này hoàn toàn chính xác, trước khi phê duyệt dự án thì phải có đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ và chuẩn xác nhất. Tuy nhiều, theo quan điểm của tôi thì vấn đề đánh giá này lại sự thiếu tầm nhìn chiến lược".
   Ông Võ Kim Cự nói 'một nửa sự thật': Các luật sư lên tiếng - Ảnh 2
Thảm họa môi trường khiến người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.
Về việc truy cứu trách nhiệm của ông Võ Kim Cự với tư cách người đứng đầu (ký duyệt), luật sư Tú phân tích: "Truy cứu trách nhiệm hình sự thì chưa rõ. Việc nói ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì hay không thì tôi khẳng định ông có trách nhiệm lớn bởi ông ấy là “tai, mắt” của Chính phủ, công bộc của nhân dân trong suốt quá trình ký trình duyệt dự án, trong lúc xây dựng, hoạt động…. Việc để xảy thảm họa môi trường, gây ra hậu quả như thế này thì rõ ràng ông Cự không hoàn thành nhiệm vụ cũng như không đủ năng lực quản lý. Thời điểm Formosa xây dựng, ông Cự là Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh mà để xảy ra việc này thì không thể nói ông ta vô can được".
Trả lời trên báo chí, ông Võ Kim Cự đã thừa nhận, “Tôi thấy có phần trách nhiệm của mình trong dự án Formosa".
Về vấn đề này, luật sư Tú nói: "Ông Cự hãy dũng cảm nhận trách nhiệm của mình trước Đảng, trước Nhà nước, trước nhân dân. Nếu không Tổ quốc, nhân dân sẽ không để yên, đừng để đến khi Đảng, Nhà nước soi xét trách nhiệm cá nhân của ông ta. Hậu quả sờ sờ ngay đó mà ông Cự chỉ nói có một phần trách nhiệm thì không thể nghe được. Nhà nước và nhân dân sẽ không thể chấp nhận được nếu ông Cự vẫn ngụy biện như thế".
Ông Cự không những vòng vo mà còn không hiểu luật.
Đó là nhận định của luật sư Nguyễn Quang Ngọc, văn phòng luật sư Sky Law, đoàn luật sư TP Hà Nội trước những luận cứ và văn bản mà nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh "trưng ra" để giải thích với dư luận rằng “quy trình cấp phép hoàn toàn đúng quy trình, trình tự và đúng pháp luật".
Luật sư Ngọc khẳng định: "Ông Võ Kim Cự nói việc Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất 70 năm là theo đúng quy định của luật Đầu tư và Nghị định 108, đồng thời có sự đồng ý của các bộ ban ngành. Về vấn đề này tôi cho rằng ông Cự không những vòng vo mà còn không hiểu luật.
   Ông Võ Kim Cự nói 'một nửa sự thật': Các luật sư lên tiếng - Ảnh 3
Ông Võ Kim Cự (ảnh Tuổi trẻ)
Điều 52 luật Đầu tư 2005 quy định rõ: “Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm. Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư. Nghị định 108/2006 CPNĐ cũng không có mục nào cho phép chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đầu tư với thời hạn 70 năm".
Luật sư Ngọc cũng cho rằng, cần làm sáng tỏ các thông tin về việc sai phạm trong thời điểm xin và cấp giấy chứng nhận đầu tư để làm rõ trách nhiệm của ông Cự và những cá nhân có liên quan.
"Theo tôi, với một người không hiểu pháp luật và cố ý lấp liếm như vậy thật không xứng đáng là đại biểu của nhân dân", luật sư Ngọc nói.
Nguyễn Bắc - Hồng Nhung

BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào: