Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Tại sao chính quyền của Trung Quốc và Việt Nam đều sợ dân biểu tình về Biển Đông: "cái sẩy nẩy cái ung chăng" ?; TQ kêu gọi dân 'yêu nước bằng lý trí'; Bắc Kinh đau đầu kiểm duyệt các phát ngôn hiếu chiến trên mạng

TQ muốn tránh biểu tình lớn về Biển Đông

  • 20 tháng 7 2016




Image copyrightAFP
Image captionĐã có các cuộc phản đối tại cửa hàng của KFC ở Trung Quốc.

Trong một nỗ lực nhằm tránh xảy ra biểu tình quy mô lớn phản đối phán quyết PCA về Biển Đông, báo chí nhà nước Trung Quốc chỉ trích các cuộc biểu tình nhỏ lẻ tại một số tiệm ăn KFC và các cơ sở khác của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài các cửa hàng của KFC ở một số thành phố, giăng biểu ngữ và kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh này của Hoa Kỳ.
Tin đưa trên mạng xã hội nói khách hàng đã bị cáo buộc là không yêu nước và làm “tổ tiên phải mất mặt”.

Cùng với các cuộc biểu tình tại KFC, hình ảnh trên mạng cho thấy giới trẻ Trung Quốc quàng khăn có in khẩu hiệu yêu nước và đập iPhone để phản đối phán quyết của tòa PCA.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình tại KFC cũng đã gây ra một phản ứng trái chiều trên mạng, với một số khách hàng KFC đăng ảnh họ đang ngồi với các túi gà rán và rìu hoặc vũ khí khác với khẩu hiệu “này các côn đồ yêu nước, cứ thử quấy rối và ta sẽ cho chúng biết tay”.
Những hành động như can thiệp vào hoạt động kinh doanh hợp pháp và làm nhục khách hàng và những người tổ chức các hoạt động như vậy mà không đi qua các thủ tục cần thiết và quấy rối người khác phi pháp nhân danh lòng yêu nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật,” China Daily viết.
Các bài bình luận phản ánh nhu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn duy trì trật tự xã hội.
Chính phủ Trung Quốc nói chung cấm hầu hết các hình thức biểu tình, nhưng cũng lo bị cáo buộc là bóp nghẹt lòng yêu nước.
Các cuộc biểu tình trước đây đôi lúc đã vượt ngoài vòng kiểm soát, dẫn đến bạo lực xảy ra đối với các doanh nghiệp nước ngoài và khách hàng Trung Quốc tại những nơi này bị tấn công.




Biểu tình chống Mỹ tại Trung Quốc do phán quyết về Biển Đông


mediaẢnh minh họa : Cảnh trước một nhà hàng KFC ở Bắc Kinh.Reuters
Báo chí Trung Quốc hôm nay, 20/07/2016, loan tin là nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ đã diễn ra trước các nhà hàng thức ăn nhanh KFC tại cả chục thành phố của Trung Quốc. Những người biểu tình cho rằng chính Hoa Kỳ đã khiến cho Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh trong vụ kiện Biển Đông.
Trong con mắt người dân Trung Quốc, thương hiệu KFC là biểu tượng của tư bản Mỹ, với khoảng 5000 nhà hàng nằm rãi rác khắp Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình chống Mỹ trước các nhà hàng KFC, mà mỗi lần chỉ quy tụ vài chục người, đã bắt đầu vào cuối tuần qua ở tỉnh Hà Bắc, trước khi lan sang các thủ phủ của hai tỉnh Trường Sa và Hàng Châu. Tại thành phố Giang Tô, cảnh sát đã ra lệnh cho các nhà hàng KFC đóng cửa để tránh rối loạn.
Trong những ngày qua, báo chí Nhà nước Trung Quốc vẫn cáo buộc Washington đã xúi giục Philippines kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng tài Thường trực để phân xử về tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tuy vậy chính quyền Trung Quốc tránh khuyến khích những phản ứng tự phát của dân chúng. Trong một bài bình luận tuần này, Tân Hoa Xã đã cho rằng : « Tố cáo sự bất công đằng sau trò hề trọng tài về Biển Đông chính là phản ánh tinh thần yêu nước. Nhưng để tình cảm này biến thành những hoạt động trái pháp luật gây mất trật tự xã hội là đi sai đường. »
Ngày 12/07 vừa qua tòa đã ra phán quyết xử cho Philipines thắng trên toàn bộ các điểm, đặc biệt cho rằng không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc khẳng định « quyền lịch sử » trên các nguồn tài nguyên ở những khu vực nằm trong đường 9 đoạn, còn gọi là « đường lưỡi bò ». Bắc Kinh đã cực lực bác bỏ phán quyết này và trước đó đã nhiều lần tuyên bố không công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa Trọng tài.

TQ kêu gọi dân 'yêu nước bằng lý trí'

  • 8 giờ trước


Image copyrightAP

Truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi người dân "yêu nước bằng lý trí" giữa lúc đang xảy ra hàng loạt các vụ biểu tình bài Mỹ trên đường phố, trước các tiệm thuộc chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh KFC.
Người biểu tình giận dữ về kết quả phán quyết Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra hôm 12/7 theo đó bác các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vụ việc do Philippines, đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực, đệ đơn kiện.
Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng "chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến" thể hiện trong các cuộc biểu tình đang "gây hại cho quốc gia".

Quy mô các cuộc biểu tình lớn tới đâu?

Không phải là quá lớn, nhưng rất sôi nổi.
Trong những ngày gần đây, các nhóm nhỏ người biểu tình tụ tập bên ngoài các cửa hàng KFC, bắt đầu từ Hà Bắc rồi lan ra các nơi khác, trong đó có Trường Sa và Hàng Châu, truyền thông nhà nước nói.


Image copyrightWEIBO
Image captionNgười biểu tình chăng biểu ngữ "Cút khỏi Trung Quốc ngay, KFC và McDonalds"

Họ hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ và trưng các tấm biển ghi "Cút hỏi Trung Quốc ngay, KFC và McDonalds".
KFC hiện có hơn 4.000 chi nhánh tại Trung Quốc và thường được coi như biểu tượng cho sức ảnh hưởng của Mỹ tại nước này.
Trong một số đoạn video chiếu cảnh biểu tình được đăng trên Sina Weibo, người ta thấy cảnh sát can thiệp.

Truyền thông nhà nước nói gì?

Một bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói cảnh sát và truyền thông cùng "kêu gọi yêu nước bằng lý trí".
Một bài khác viết: "Thay vì yêu nước, chủ nghĩa sô-vanh đang làm hỏng đi tinh thần hy sinh vì tổ quốc."
"Những người tổ chức các hoạt động này không thông qua những trình tự cần thiết và đã quấy rối người khác một cách bất hợp pháp nhân danh lòng yêu nước cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
Tại Trung Quốc, biểu tình khi chưa được giới chức cấp phép là điều bị cấm.


Image copyrightWEIBO
Image captionHình ảnh trên mạng cho thấy cảnh sát đã can thiệp trước một cửa hàng KFC

Nhưng KFC thì liên quan gì tới tòa trọng tài?

Chẳng liên quan. Tuy nhiên, Trung Quốc cáo buộc Mỹ xúi giục đồng minh Philippines thách thức Trung Quốc tại tòa trọng tài.
Tòa PCA tại The Hague hôm 12/7 ra phán quyết rằng không có bằng chứng cho các đòi hỏi về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với vùng nước và tài nguyên trong phạm vi "đường chín đoạn", và Bắc Kinh vi phạm quyền chủ quyền của Philippines khi cản trở Manila có các hoạt động tại vùng biển này.
Trung Quốc đã tiến hành xây dựng ồ ạt trên một số đảo đá có tranh chấp, và các lực lượng của Trugn Quốc đã cản trở ngư dân Philippines tác nghiệp tại khu vực Bãi Scarborough, nơi Trung Quốc gọi là Bãi Hoàng Nham.
Trung Quốc từ chối tham dự quá trình xét xử và bác bỏ nội dung phán quyết.



Chỉ KFC thôi sao?

Không. Các công dân mạng Trung Quốc cũng chia sẻ online hình ảnh có những người đập điện thoại iPhone để phản đối phán quyết, hoặc quàng khăn với các khẩu hiệu yêu nước.
Trang mạng Shanghaiist nói tại Đại Liên, một người đàn ông đi giày Nike đã bị tấn công trên tàu điện ngầm, vì bị cho là dám mặc đồ mang nhãn hiệu Mỹ.
Philippines cũng bị một số người Trung Quốc trút giận trên mạng, với những lời kêu gọi tẩy chay món xoài nổi tiếng cũng các mặt hàng xuất khẩu khác của Philippines.


Bắc Kinh đau đầu kiểm duyệt các phát ngôn hiếu chiến trên mạng

Ngọc Anh | 
Bắc Kinh đau đầu kiểm duyệt các phát ngôn hiếu chiến trên mạng
Những người theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc phản ứng quá khích sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tháng 9/2012. (Ảnh: AFP-JIJI)

Chính Bắc Kinh đã thổi bùng ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa về các yêu sách trên Biển Đông, theo tạp chí Foreign Policy.

Giờ đây, sau phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc của Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague, Bắc Kinh lại phải cố gắng kiểm duyệt những lời kêu gọi chiến tranh trên mạng Internet của những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Đốt lửa...
Sau khi PCA tuyên bố phán quyết, vào 17h00 ngày 12/7 (giờ Bắc Kinh), rằng các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý, một làn sóng tức giận phản đối phán quyết này của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã bùng nổ trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, các phản ứng dữ dội như vậy là một con dao hai lưỡi.Việc kiểm duyệt các cuộc thảo luận trên Internet đã được thực hiện nhanh chóng, vì nội dung của chúng dường như đã đi "quá giới hạn" có thể chấp nhận được.
Chỉ vài giờ sau khi được Tòa công bố, "Phán quyết Biển Đông" trở thành cụm từ khóa phổ biến trên mạng xã hội Weibo – một mạng xã hội giống kiểu Twitter và được kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc.
Đã có hàng trăm nghìn bình luận về phán quyết PCA được đăng tải trên mạng xã hội này. Rất nhiều người thể hiện sự tức giận của mình với phán quyết của tòa án quốc tế, với Mỹ - cường quốc mà Trung Quốc coi là đối thủ của họ trên Biển Đông, và với Philippines – nước đã đệ đơn kiện Trung Quốc năm 2013.
Một người dùng Weibo miêu tả phán quyết là "một tờ giấy lộn không hơn không kém" – giống như cách mà ông Đới Bỉnh Quốc, Cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, mới phát ngôn tại một diễn đàn do các trung tâm nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc tổ chức ở Washington D.C, vào thời điểm 1 tuần trước khi phán quyết của PCA được công bố.
Khi đó, Trung Quốc liên tục nhắc đi nhắc lại rằng họ sẽ không chấp nhận hoặc tuân thủ phán quyết này.
Thậm chí còn xuất hiện lời kêu gọi tẩy chay điện thoại iPhone 7 vì đó là sản phẩm của Mỹ.
Những bình luận khác thì tỏ rõ sự tức giận đối với Philippines.
Một người dùng Weibo thậm chí còn viết bằng giọng rất khiêu khích "Đảo quốc Phillipnies có muốn trở thành ‘tỉnh Phillipnes’ không?" cùng với biểu tượng nắm đấm ở bên cạnh.
"Người đi bán chuối thì nên tiếp tục bán chuối, không nên nhòm ngó cá của chúng ta. Có Mỹ là đồng minh cũng không giải quyết được gì đâu" – là một comment nhận được 35.000 lượt "like" trên Weibo, ngụ ý nói về Phillipnes – đất nước đang xuất khẩu khá nhiều chuối sang Trung Quốc.
Những cuộc thảo luận tương tự cũng làm nóng các trang mạng khác. Một bài viết với nhan đề "Tối nay nổ ra chiến tranh trên Biển Đông" đã nhận được hơn 100 nghìn lượt xem trên ứng dụng nhắn tin WeChat. Những bài viết tương tự cũng được chia sẻ rất rộng rãi.
Thậm chí một nhân vật có ảnh hưởng trên cả Weibo và Wechat còn ngang ngược đăng bản đồđường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông kèm theo những bình luận ngang ngược.
Bắc Kinh đau đầu kiểm duyệt các phát ngôn hiếu chiến trên mạng - Ảnh 1.
Một tấm pano lớn tuyên truyền xuyên tạc về cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc" ở biển Đông với nội dung trắng trợn "Lãnh thổ của Trung Quốc, một tấc cũng không nhường", đặt tại thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: VCG/VCG)
... rồi cuống cuồng dập lửa
Tuy nhiên, một làn sóng kiểm duyệt cũng song hành với các bình luận quá khích trên.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nội dung đi trái với các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc đã bị xóa bỏ, ví dụ như một nội dung được đăng tải vào ngày 12/7 rằng "Biển Đông không thuộc về Trung Quốc" – kèm thêm ảnh một người Phillipines phản đối các hành động của Trung Quốc trên biển.
Tuy nhiên, theo thông tin từ trang web chống kiểm duyệt Freeweibo, hầu hết các nội dung bị xóa là nội dung theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan kêu, gọi các hành động quân sự chống lại Mỹ và Phillipnes và bảo vệ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những nội dung như "Cuối cùng chiến tranh cũng nổ ra ở Biển Đông" hay "Chúng ta sẽ chiến đấu"… đã bị các nhà chức trách kiểm duyệt và xóa bỏ.
Để hiểu tại sao Bắc Kinh lại muốn hạn chế những phát ngôn mang tính "ủng hộ" đối với họ như vậy, cần phải hiểu các rủi ro mà chủ nghĩa dân tộc thiếu kiềm chế có thể gây ra cho giới cầm quyền nước này.
Trang Foreign Policy dẫn lời Giáo sư Jessica Chen Weiss tại Đại học Cornell, Mỹ, chuyên nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, cho rằng:
"Những phản ứng như vậy tiềm ẩn cả cơ hội và thách thức đối với chính phủ Trung Quốc, khi chính phủ này vừa muốn khai thác dư luận nhưng lại vừa lo ngại sự bất ổn mà dư luận có thể gây ra.
Chính phủ Trung Quốc có xu hướng ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc khi họ cần có một sự linh hoạt nhất định trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại".
"Dù chính phủ Trung Quốc có các phản ứng cứng rắn như thế nào trước phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế, e rằng cũng khó có thể làm hài lòng những người dân tộc chủ nghĩa một cách cực đoan – vốn luôn lớn tiếng đòi gây chiến.
Kiểm duyệt các phát ngôn cực đoan là một phần trong chiến lược kiểm soát rủi ro của Bắc Kinh", Giáo sư Weiss cho biết thêm.
Bắc Kinh đau đầu kiểm duyệt các phát ngôn hiếu chiến trên mạng - Ảnh 2.
Phán quyết của PCA bác bỏ cơ sở pháp lý của "Đường 9 đoạn" đã khiến các thành phần dân tộc chủ nghĩa trong xã hội Trung Quốc "dậy sóng". (Ảnh: Foreign Policy)
Thời gian qua, Bắc Kinh đã luôn rêu rao cả với dư luận trong nước và quốc tế rằng các thực thể bên trong Đường 9 đoạn là thuộc chủ quyền của họ.
Năm 2012, Trung Quốc sửa đổi hình ảnh trên hộ chiếu, thêm vào đó một bản đồ tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Năm 2014, nước này lại tự ý xuất bản một bản đồ dọc với Biển Đông được miêu tả như là một phần liên tục của lãnh thổ Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc liên tục lặp lại giọng điệu lừa gạt dư luận quốc tế, rằng Trung Quốc có chủ quyền "không thể tranh cãi" đối với các đảo, quần đảo trên Biển Đông.
Chính sách lên gân này nhằm phục vụ cho kế hoạch bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng nó tiềm ẩn một nguy cơ lớn.
Ở trong nước, nếu Bắc Kinh không thể tiếp tục duy trì cái mà họ gọi là "sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông", hoặc nếu tỏ ra không hào hứng trước những lời kêu gọi có các hành động cứng rắn, họ có nguy cơ bị người dân xem là yếu kém.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vốn ngày càng đông ở Trung Quốc có thể tức giận với giới cầm quyền.
Bắc Kinh hiểu rằng, hòa bình chung cho khu vực là điều cần thiết cho sự phát triển của chính Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa là việc đưa ra các yêu sách lãnh thổ (phi lý) ở Biển Đông tuy là chính sách cố hữu của Bắc Kinh, nhưng rõ ràng họ không muốn châm ngòi một cuộc chiến tranh với Philippines hay Mỹ.
Tuy nhiên, một lực lượng lớn người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể gây áp lực chính phủ Trung Quốc, đòi hỏi phải có các biện pháp liều lĩnh.
Chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề rất nhạy cảm ở Trung Quốc.Trong suốt thế kỷ 19, nhà Thanh đã không thể chống đỡ sự xâm lược từ châu Âu, dẫn tới hậu quả là Trung Quốc đã có sự nhượng bộ về lãnh thổ quan trọng cho Anh, Pháp và các nước khác.
Sau đó, vào thập niên 1930 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã không ngăn được sự xâm lược của Nhật Bản.
Rất nhiều người Trung Quốc vẫn nhớ, cảm thấy xấu hổ với sự yếu kém của những lực lượng lãnh đạo đất nước ở các thời kỳ này, đồng thời ngưỡng mộ cái mà họ cho là "sức mạnh" của chính phủ hiện tại.
Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, chính phủ Bắc Kinh được người dân tin tưởng một phần nhiều vì khả năng bảo vệ đất nước; một bộ phận dân chúng có tư tưởng dân tộc cực đoan thì lại thích cũng như các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ (bao gồm cả những tuyên bố ngang ngược, phi lý mà một bộ phận người dân Trung Quốc, do thiếu thông tin, vẫn cho là đúng – ND).
Tuy các phát ngôn cực đoan vẫn chưa được xóa hết khỏi không gian mạng Trung Quốc, việc kiểm duyệt nội dung online của các nhà chức trách sau khi Tòa quốc tế đưa ra phán quyết về Biển Đông đã cho thấy: 
Khi mà Trung Quốc vẫn phải chi cho vấn đề an ninh trong nước nhiều hơn chi cho quốc phòng, thì dù đang lao vào cuộc tranh đoạt lãnh thổ với láng giềng, Bắc Kinh vẫn luôn e ngại các nguy cơ xuất phát từ trong nước hơn là các nguy cơ bên ngoài.
theo Thế giới trẻ

Không có nhận xét nào: