Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Trần Đại Quang
VOV.VN - Ngày 25/7, ông Trần Đại Quang tiếp tục được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam nhiệm kỳ mới.
Họ và tên: TRẦN ĐẠI QUANG
Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1956
Quê quán: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Nơi đăng ký thường trú: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh
Học vị: Tiến sĩ; Học hàm: Giáo sư
Lý luận chính trị: Cao cấp
Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung
Ngày vào Đảng: 26/07/1980; Ngày chính thức: 26/07/1981
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, XIV.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Từ tháng 7/1972 – tháng 10/1975: Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Từ tháng 10/1975 – tháng 6/1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II, giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Từ tháng 6/1987 – tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Từ tháng 6/1990 – tháng 9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
Từ tháng 9/1996 – tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.
Từ tháng 10/2000 – tháng 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Thiếu tướng (2003); được phong học hàm Phó giáo sư (2003).
Từ tháng 4/2006 – tháng 1/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Trung tướng (2007); được phong học hàm Giáo sư (2009).
Từ tháng 8/2011 – 1/4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII), Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Thượng tướng (2011), Đại tướng (2012); Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Ngày 25/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV, tái đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh./.
Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước
VOV.VN - Ông Trần Đại Quang đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
VOV
Bản lĩnh của vị “tư lệnh” ngành Công an trong cuộc chiến chống tham nhũng
Dân trí Với vỏ bọc quyền, tiền, quan hệ, chủ thể các vụ án tham nhũng càng lớn thì vỏ bọc trên càng cao, áp lực khi đấu tranh, bóc gỡ càng nặng. Vì thế, chống tham nhũng không thể chỉ hô hào, tuyên chiến bằng khẩu hiệu. Để chống tham nhũng phải hành động với hai điều kiện tiên quyết, đó là sự quyết tâm và bản lĩnh.
Nhìn lại các vụ “đại án tham nhũng” những năm qua cho thấy hai điều kiện tiên quyết này được các cơ quan tiến hành tố tụng mà chủ công là lực lượng Công an thể hiện đậm nét, từ sự vào cuộc rốt ráo của “người cầm trịch” đến các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra.
Đại tướng Trần Đại Quang trong cuộc họp chỉ đạo ban chuyên án truy bắt đối tượng Giang Kim Đạt
Không chịu bất kỳ sức ép của tổ chức, cá nhân nào
1. Gỡ bỏ những hoài nghi, những đồn đoán, thay vào đó là không khí phấn chấn, sự nóng lòng chờ đợi, dõi theo diễn tiến, kết quả mới. Đó là trạng thái tâm lý của người dân trước những chỉ đạo rốt ráo, quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với các vụ việc bức xúc, nổi cộm gần đây. Lòng dân với Đảng suy cho cùng không phải nằm ở những văn bản, từ ngữ khô cứng, sáo mòn, không phải ở những khẩu hiệu mà thể hiện từ hiện thực sinh động, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Chỉ đạo của Tổng Bí thư đánh trúng vào những “điểm nghẽn” bức xúc của đời sống chính trị, xã hội, vào tâm lý mà người dân đang ngóng chờ, mong mỏi. Làm rõ, xử nghiêm những đối tượng tham nhũng, tiêu cực, những kẻ sống sa đọa, vơ vét của dân cũng giống như ta gỡ bỏ ung nhọt, dẫu biết phải chịu đau và áp lực song để có cơ thể khỏe mạnh, đó là việc tất yếu phải làm.
Tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 18-4-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết luận: “Cần tập trung chỉ đạo xử lý một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; tài liệu, chứng cứ chắc đến đâu xử lý đến đó, sau đó điều tra xử lý tiếp nhằm tạo sự lan toả và chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử lý tham nhũng”. Lường trước những khó khăn, phức tạp, những áp lực mà cơ quan chức năng gặp phải khi xử lý án tham nhũng, Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh từ “sức ép” và lưu ý cơ quan chức năng phải kiên quyết vượt qua, không chịu bất kỳ sức ép của tổ chức, cá nhân nào. Sự lưu ý của Tổng Bí thư xuất phát từ thực tiễn, từ tính chất hết sức phức tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đòi hỏi phải bản lĩnh và quyết tâm trong hành động.
Từ thực tiễn điều tra án tham nhũng do CQĐT các cấp trong CAND thực hiện cho thấy, phải kiên quyết ngay trong khâu chỉ đạo, điều hành, từ những quyết sách, quyết định của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đến thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, các điều tra viên. Thứ hai, để khui ra đối tượng tham nhũng, để điều tra án tham nhũng đòi hỏi phải có đủ bản lĩnh để vượt qua sức ép với 3 lớp vỏ bọc của chủ thể tham nhũng (quyền, tiền, quan hệ). Sự kiên quyết và bản lĩnh của lực lượng Công an thể hiện trong 8 vụ án tham nhũng trọng điểm đã xét xử (các vụ Lâm Ngọc Khuân, vụ Phạm Văn Cử, vụ Trần Quốc Đông, vụ Dương Thanh Cường, vụ Vũ Quốc Hảo, vụ Phạm Thị Bích Lương, vụ Lê Hùng Sơn, vụ Nguyễn Thế Dũng); vụ đang xét xử (Phạm Công Danh), vụ chuẩn bị xét xử (Hà Văn Thắm) cùng những vụ nổi cộm trước đó (bầu Kiên, Dương Chí Dũng) hay vụ đang điều tra Giang Kim Đạt, Nguyễn Xuân Sơn… Các vụ án tham nhũng trọng điểm này đều được cơ quan công an phát hiện, điều tra làm rõ trong giai đoạn 2011-2015 và một số vụ nay đang tiếp tục được điều tra mở rộng. Đây chính là nhiệm kỳ thể hiện dấu ấn nổi bật của lực lượng CAND trong phát hiện, điều tra, xử lý án tham nhũng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, đứng đầu là đồng chí Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Trần Đại Quang (nay là Chủ tịch nước).
Giải toả được hoài nghi trong dư luận
2. Trở lại vụ án Dương Chí Dũng, hành trình truy bắt kịch tính như phim trinh thám khi đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài với sự tổ chức chặt chẽ của ê kíp cán bộ. Khi trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 14-6-2012, nghĩa là sau gần 1 tháng bị can Dũng bỏ trốn, Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định quyết tâm truy bắt đối tượng, đồng thời cho biết đang chỉ đạo làm rõ việc có hay không lộ, lọt thông tin. Chia sẻ về điều này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, thời điểm đó, dư luận luôn đặt câu hỏi xung quanh việc Dương Chí Dũng bỏ trốn với những ý kiến ngờ vực, liệu có ai đó bảo kê, bật đèn xanh?! Mọi lời giải thích sẽ là thừa, chỉ có việc bắt Dương Chí Dũng mới giải toả được hoài nghi trong dư luận. Vì vậy, lời hứa quyết tâm truy bắt của Bộ trưởng Trần Đại Quang khi đó đã tạo niềm tin và sự nóng lòng chờ đợi “đáp số chất vấn”.
Dẫn giải Phạm Công Danh ra tòa
Trong vai trò “cầm trịch”, Bộ trưởng tổ chức, bố trí lực lượng đảm bảo nguyên tắc bí mật, bất ngờ, vừa chỉ đạo, đôn đốc ban chuyên án, đồng thời nắm rõ tâm tư, khó khăn của cán bộ, chiến sĩ để động viên, tháo gỡ. Và cái đêm tổ công tác miệt mài tại Thủ đô nước bạn, người chỉ huy cao nhất của Bộ Công an cũng thức để điện đàm, dõi sát và kịp thời có chỉ đạo, giải quyết những vấn đề nẩy sinh... Ngẫm điều này, ta thấy rằng, đây chính là minh chứng về tính hiệu quả trong chỉ đạo, điều tra các vụ án lớn. Kiên quyết nhưng luôn giữ trạng thái bình tĩnh để tháo gỡ những vướng mắc, những vấn đề được xem là nút thắt vụ án, giúp ban chuyên án vượt qua áp lực, từ đó khơi dậy được tập thể ban chuyên án ý chí, sự quyết tâm để đi đến thắng lợi quyết định, ấy là phương cách chỉ đạo điều tra vụ án tham nhũng Vinalines của Bộ trưởng Trần Đại Quang.
Ở vụ Nguyễn Đức Kiên, dù không xảy ra việc đối tượng bỏ trốn nhưng để tính toán biện pháp nghiệp vụ bắt giữ an toàn, điều tra làm rõ sai phạm của nhân vật khét tiếng một thời này đòi hỏi sự cẩn trọng, chặt chẽ. Ngoài tiền bạc thuộc loại khủng, ai cũng biết, ông bầu bóng đá có ánh mắt sắc lạnh này có vị thế quyền lực ghê gớm ở ngân hàng thương mại. Củng cố tài liệu chứng cứ và bắt một can phạm như vậy, đó thực sự là bài toán nghiệp vụ, pháp luật khó. So với Dương Chí Dũng, mối quan hệ làm ăn với nước ngoài của ông bầu này còn khủng hơn với những toan tính sắc lẹm, có nghĩa nếu đánh động để gã bầu tóc bạc bỏ trốn thì cuộc truy tìm sẽ vô cùng gian nan. Còn bầu Kiên thì vẫn tự tin như thể “đội trời đạp đất”. Thế nên khi cơ quan CSĐT ập vào trụ sở làm việc thì ông này ngó lơ “C nào, C nào dám bắt tôi” (C là ký hiệu các Cục Cảnh sát nghiệp vụ, Bộ Công an). Kiên “bạc” còn gằn giọng, chắc “các ông bắt nhầm người”. Quá trình điều tra, CQĐT đối mặt rất nhiều áp lực khi có ý kiến tuyên bố “bầu Kiên vô tội” và doạ sẽ xử lý những ai “bắt oan” ông Kiên. Để có kết quả này, cơ quan CSĐT đã tính toán nhiều phương án nghiệp vụ và trên cơ sở chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Bộ trưởng Trần Đại Quang đã đảm bảo việc bắt giữ an toàn, đúng luật và vượt qua áp lực, sức ép để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Kiên “bạc”.
Việc bắt giữ Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng Phòng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines) cũng là một chiến công đặc biệt xuất sắc, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, sự kiên quyết, kiên trì, bền bỉ của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Đại tướng Trần Đại Quang. Trong thời gian dài kể từ năm 2010, vụ việc tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt khi không ít lần tổ chức trinh sát, xác minh không thành công. Các trinh sát an ninh mà chủ công Cục An ninh kinh tế tổng hợp luôn trăn trở với câu hỏi về khoản lỗ, nợ lên đến 10.000 tỉ đồng của Công ty Vinashinlines, công ty này rơi vào tình trạng phá sản. Trong nhiều cuộc họp, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh: Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công an là những phần đã rõ của vụ án thì tiến hành xử lý theo quy định pháp luật; trường hợp còn bỏ trốn (trong đó có Giang Kim Đạt) phải quyết tâm truy bắt bằng được, dù đây là công việc rất khó khăn. Cùng việc xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản phải kết hợp với việc truy thu tài sản cho Nhà nước. “Không có vụ án nào dễ dàng cả, các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn càng có tính phức tạp, cam go. Thành công đạt được từ sự nỗ lực bền bỉ, từ trí tuệ và quyết tâm thì thành công đó càng có ý nghĩa và đúc rút thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý giá” – Bộ trưởng Trần Đại Quang dặn dò cán bộ, chiến sĩ khi tổ chức truy bắt Giang Kim Đạt lẩn trốn ở nước ngoài. Kết quả, cùng việc bắt giữ Giang Kim Đạt, CQĐT truy thu khối tài sản hơn 18 triệu đô la – một con số rất đáng khích lệ trong các vụ án kinh tế, tham nhũng. Trong 5 năm (2011-2015), bằng việc đẩy mạnh đấu tranh chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, lực lượng CAND đã giúp thu hồi và truy thu thuế cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng.
Hiện, TAND TPHCM đang xét xử bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB. Thiệt hại mà bị cáo Danh và đồng phạm gây ra trong vụ án này lên tới hơn 9.000 tỷ đồng - một con số lịch sử trong lĩnh vực tố tụng. Đánh giá rất cao quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chỉ đạo đưa vụ án ra xét xử, Luật sư Trần Viết Hưng, Trưởng Văn phòng Luật sư Công Lý Hà Nội nhận định: “Điều này thể hiện sự quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh đẩy lùi tội phạm kinh tế, tham nhũng làm trong sạch môi trường ngân hàng”. Ông cũng cho rằng, trong quá trình điều tra vụ án Phạm Công Danh cũng như các vụ án tham nhũng lớn trong những năm gần đây, Bộ Công an và các cơ quan điều tra đã luôn tiến hành khẩn trương, quyết liệt, đưa ra truy tố nhiều đối tượng tham nhũng cộm cán, vượt qua các áp lực, trở ngại. Vì vậy, lực lượng công an được người dân đặt niềm tin trong cuộc chiến chống tội phạm tham nhũng.
Tiếp tục thực hiện giai đoạn II của vụ án Phạm Công Danh, cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, dù khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến nhiều doanh nghiệp, cơ quan và nhiều đối tượng nhưng tinh thần là phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ điều tra. Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, trong quá trình điều tra có nhiều khó khăn, vướng mắc nên lãnh đạo Bộ Công an, trực tiếp là Bộ trưởng Tô Lâm đã có các chỉ đạo cụ thể, tạo điều kiện để CQĐT tập trung lực lượng điều tra, làm rõ.
Xử lý nghiêm những ai, những thế lực nào vẫn cố tình cản trở
3. Dù đạt những kết quả tích cực song so với yêu cầu, cuộc chiến chống tham nhũng còn nhiều điều khiến người dân chưa hài lòng, cảm thấy lo lắng. Mức án một số vụ “đại án” chưa tương xứng với hành vi, tính chất, mức độ tội phạm. Có vụ nghiêm trọng dù đã được điều tra, làm rõ song việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự khiến dư luận ngờ vực, liệu có ai “chống lưng”? Như vụ vỡ đường ống nước sông Đà, kết quả điều tra bổ sung của cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định cả 5 thành viên HĐQT Vinaconex (các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm) đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 229, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, liên ngành tư pháp Trung ương miễn truy cứu với các lý do như: phạm tội lần đầu, khai báo thành khẩn, có đóng góp cho ngành xây dựng... Nhiều luật sư cho rằng, nếu miễn truy tố cho những lãnh đạo cốt cán, đầu đàn như vậy chẳng những gây nên tiền lệ xấu, nguy hiểm trong đường lối xử lý mà còn gây mất niềm tin nơi quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ còn nhiều khốc liệt. Dư luận hoan nghênh, tin tưởng trước sự chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Tổng Bí thư và mong rằng, cùng việc vượt qua “sức ép”, áp lực như lưu ý của Tổng Bí thư thì cũng cần phải làm rõ để xử lý nghiêm những ai, những thế lực nào vẫn cố tình cản trở, gây sức ép, bao che cho đối tượng tham nhũng.
Xét xử Dương Thanh Cường và đồng phạm
PGS, TS Nguyễn Ngọc Điện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH kinh tế - luật TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc một số quan chức cấp cao, đại gia phải ra đứng trước vành móng ngựa để nghe cáo buộc các tội danh tham nhũng cho phép chúng ta ghi nhận thành quả đáng khích lệ của công tác bảo đảm thực thi pháp luật trong khu vực công quyền - một công tác đặc biệt khó khăn. Theo ông, hình phạt nghiêm khắc dành cho bị cáo là lời cảnh báo, một khi nhận thấy nguy cơ đứng trước vành móng ngựa, quan chức sẽ tự cố gằng kiềm chế bản thân trước cám dỗ, nhờ đó, tham nhũng bị đẩy lùi. PGS, TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng thì bày tỏ, khi ta thấy được cái tinh vi, phức tạp của tội phạm tham nhũng càng hiểu được vai trò, nỗ lực của lực lượng Công an. Bà khẳng định, trong nhiệm kỳ 2011-2015, đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã thể hiện dấu ấn đậm nét trong việc chỉ đạo phát hiện, điều tra, bóc gỡ tội phạm kinh tế, tham nhũng, nổi bật ở các “đại án tham nhũng” mà chúng ta đang nói tới. “Tôi tiếp tục tin tưởng và chờ đợi những kết quả, hành động cụ thể của đồng chí trên cương vị Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương” – PGS Bùi Thị An bày tỏ.
Nhiệm kỳ 2016-2021, với sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, chúng ta tin tưởng cuộc chiến chống tham nhũng sẽ đạt những kết quả tích cực, khả quan.
Đăng Trường
Ngày 25/7, ngay sau khi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang tiếp tục được Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, phóng viên một số cơ quan báo chí đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Thưa Chủ tịch nước! Xin chúc mừng đồng chí vừa được Quốc hội tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Xin Chủ tịch nước cho biết những nét khái quát về tình hình và những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần thực hiện trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Trước hết, cảm ơn các nhà báo về lời chúc mừng dành cho tôi. Qua đây, tôi trân trọng cảm ơn đồng bào, cử tri đã bầu tôi làm đại biểu Quốc hội; cảm ơn Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Diễn biến tình hình trong thời gian qua đã khẳng định những nhận định của Đảng ta trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường.
Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Các thế lực thù địch, phản động ráo riết đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hoà bình,” bạo loạn, lật đổ với nhiều âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc và xảo quyệt hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ở trong nước, tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức; tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước; các hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... và đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh trên, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng với sáu nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, huy động có hiệu quả các nguồn lực, kiên trì phấn đấu đạt các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng và Quốc hội đề ra.
Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách.
Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, lợi ích và an ninh quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
- Thưa Chủ tịch nước, thời gian qua, các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là chiến tranh mạng, làn sóng di cư, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng. Xin Chủ tịch nước cho biết những việc cần làm để đối phó có hiệu quả với các nguy cơ trên?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Các nguy cơ an ninh phi truyền thống có mối liên hệ chặt chẽ với các nguy cơ an ninh truyền thống, đe dọa trực tiếp lợi ích, an ninh quốc gia. Do vậy, việc “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng,” như Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chủ động sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học-công nghệ...
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm phòng ngừa, đấu tranh với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và có sự phân công, phân cấp rành mạch về an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu...
Tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các chiến lược, đề án, dự án ứng phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là ở các địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, các địa bàn thường xảy ra thiên tai, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn... Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng các lực lượng chuyên trách; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về việc đối phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống.
- Thưa Chủ tịch nước, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng và đang là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, xin Chủ tịch nước cho biết ý kiến về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, rất khó khăn, phức tạp. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả, thì việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí có ý nghĩa quyết định; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tạo sự phối hợp chặt chẽ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó các cơ quan chức năng đóng vai trò tham mưu, nòng cốt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Dấy lên trong toàn xã hội thái độ lên án nghiêm khắc đối với hành vi tham nhũng, lãng phí, đề cao ý thức thượng tôn pháp luật, tinh thần trọng danh dự của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức.
Chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở, thiếu sót về quản lý kinh tế-xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.
Tiếp tục cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức các ngành tư pháp, nhất là đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trực tiếp làm công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Thưa Chủ tịch nước, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệm vụ đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội đặt ra rất nặng nề. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, xin Chủ tịch cho biết những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Điều 89 Hiến pháp năm 2013 đã quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng, trước hết, cần xác định rõ nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Quốc hội về quốc phòng, an ninh. Phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Quan tâm củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, khả năng sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
- Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, xin Chủ tịch nước cho biết những hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực đối ngoại trong thời gian tới ?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Bảo vệ lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Trong thời gian tới, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước sẽ tích cực triển khai chương trình công tác đối ngoại, góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn; củng cố và tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và mở ra quan hệ với các đối tác tiềm năng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế và nguồn lực từ bên ngoài.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời phỏng vấn báo chí
(TTXVN/VIETNAM+) BẢN IN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 25/7, ngay sau khi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang tiếp tục được Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, phóng viên một số cơ quan báo chí đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Thưa Chủ tịch nước! Xin chúc mừng đồng chí vừa được Quốc hội tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Xin Chủ tịch nước cho biết những nét khái quát về tình hình và những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần thực hiện trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Trước hết, cảm ơn các nhà báo về lời chúc mừng dành cho tôi. Qua đây, tôi trân trọng cảm ơn đồng bào, cử tri đã bầu tôi làm đại biểu Quốc hội; cảm ơn Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Diễn biến tình hình trong thời gian qua đã khẳng định những nhận định của Đảng ta trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường.
Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Các thế lực thù địch, phản động ráo riết đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hoà bình,” bạo loạn, lật đổ với nhiều âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc và xảo quyệt hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ở trong nước, tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức; tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước; các hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... và đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh trên, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng với sáu nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, huy động có hiệu quả các nguồn lực, kiên trì phấn đấu đạt các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng và Quốc hội đề ra.
Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách.
Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, lợi ích và an ninh quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
- Thưa Chủ tịch nước, thời gian qua, các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là chiến tranh mạng, làn sóng di cư, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng. Xin Chủ tịch nước cho biết những việc cần làm để đối phó có hiệu quả với các nguy cơ trên?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Các nguy cơ an ninh phi truyền thống có mối liên hệ chặt chẽ với các nguy cơ an ninh truyền thống, đe dọa trực tiếp lợi ích, an ninh quốc gia. Do vậy, việc “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng,” như Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chủ động sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học-công nghệ...
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm phòng ngừa, đấu tranh với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và có sự phân công, phân cấp rành mạch về an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu...
Tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các chiến lược, đề án, dự án ứng phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là ở các địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, các địa bàn thường xảy ra thiên tai, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn... Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng các lực lượng chuyên trách; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về việc đối phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống.
- Thưa Chủ tịch nước, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng và đang là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, xin Chủ tịch nước cho biết ý kiến về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, rất khó khăn, phức tạp. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả, thì việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí có ý nghĩa quyết định; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tạo sự phối hợp chặt chẽ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó các cơ quan chức năng đóng vai trò tham mưu, nòng cốt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Dấy lên trong toàn xã hội thái độ lên án nghiêm khắc đối với hành vi tham nhũng, lãng phí, đề cao ý thức thượng tôn pháp luật, tinh thần trọng danh dự của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức.
Chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở, thiếu sót về quản lý kinh tế-xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.
Tiếp tục cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức các ngành tư pháp, nhất là đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trực tiếp làm công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Thưa Chủ tịch nước, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệm vụ đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội đặt ra rất nặng nề. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, xin Chủ tịch cho biết những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Điều 89 Hiến pháp năm 2013 đã quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng, trước hết, cần xác định rõ nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Quốc hội về quốc phòng, an ninh. Phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Quan tâm củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, khả năng sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
- Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, xin Chủ tịch nước cho biết những hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực đối ngoại trong thời gian tới ?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Bảo vệ lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Trong thời gian tới, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước sẽ tích cực triển khai chương trình công tác đối ngoại, góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn; củng cố và tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và mở ra quan hệ với các đối tác tiềm năng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế và nguồn lực từ bên ngoài.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước./.
Chủ tịch nước: Xây dựng cơ chế trừng trị để không dám tham nhũng
VOV.VN - Chủ tịch nước: Xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.
Chiều nay (25/7), với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bầu ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (nhiệm kỳ 2016-2021). Sau khi đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phóng viên VOV về những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước! Xin chúc mừng Chủ tịch vừa được Quốc hội tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021. Xin Chủ tịch cho biết những nét khái quát về tình hình và những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần thực hiện trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Trước hết, cảm ơn các nhà báo về lời chúc mừng dành cho tôi. Qua đây, tôi trân trọng cảm ơn đồng bào, cử tri đã bầu tôi làm đại biểu Quốc hội; cảm ơn Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Diễn biến tình hình trong thời gian qua đã khẳng định những nhận định của Đảng ta trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường.
Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Các thế lực thù địch, phản động ráo riết đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn, lật đổ với nhiều âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc và xảo quyệt hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ở trong nước, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức; tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước; các hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... và đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh trên, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng với 06 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, huy động có hiệu quả các nguồn lực, kiên trì phấn đấu đạt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng và Quốc hội đề ra.
Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách. Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, lợi ích và an ninh quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Hình ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức
VOV.VN - Trong phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hứa tích cực phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước! Thời gian qua, các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là chiến tranh mạng, làn sóng di cư, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng. Xin Chủ tịch nước cho biết những việc cần làm để đối phó có hiệu quả với các nguy cơ trên?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Các nguy cơ an ninh phi truyền thống có mối liên hệ chặt chẽ với các nguy cơ an ninh truyền thống, đe dọa trực tiếp lợi ích, an ninh quốc gia.
Do vậy, việc “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng”, như Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chủ động sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ...
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm phòng ngừa, đấu tranh với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và có sự phân công, phân cấp rành mạch về an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu...
Tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các chiến lược, đề án, dự án ứng phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là ở các địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, các địa bàn thường xảy ra thiên tai, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn...
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng các lực lượng chuyên trách; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về việc đối phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước! Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng và đang là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, xin Chủ tịch nước cho biết ý kiến về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, rất khó khăn, phức tạp. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả, thì việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí có ý nghĩa quyết định; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tạo sự phối hợp chặt chẽ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó các cơ quan chức năng đóng vai trò tham mưu, nòng cốt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động.
Dấy lên trong toàn xã hội thái độ lên án nghiêm khắc đối với hành vi tham nhũng, lãng phí, đề cao ý thức thượng tôn pháp luật, tinh thần trọng danh dự của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở, thiếu sót về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.
Tiếp tục cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức các ngành tư pháp, nhất là đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trực tiếp làm công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước! Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệm vụ đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội đặt ra rất nặng nề. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, xin Chủ tịch nước cho biết những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Điều 89 Hiến pháp năm 2013 đã quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng, trước hết, cần xác định rõ nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Quốc phòng và An ninh phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Quốc hội về quốc phòng, an ninh.
Phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Quan tâm củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, khả năng sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước
VOV.VN - Ông Trần Đại Quang đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước! Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, xin Chủ tịch nước cho biết những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối ngoại trong thời gian tới?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Bảo vệ lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Trong thời gian tới, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước sẽ tích cực triển khai chương trình công tác đối ngoại, góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn; củng cố và tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và mở ra quan hệ với các đối tác tiềm năng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế và nguồn lực từ bên ngoài.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!./.
Việt Cường/VOV(Thực hiện)
'Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì'
TRỌNG PHÚ-VIỆT HOA - Thứ Hai, ngày 25/7/2016 - 12:29
(PLO)- Đại biểu (ĐB) Bùi Việt Phương (Ninh Bình) đã thốt lên như vậy khi nói về bộ máy công chức hiện nay trong buổi thảo luận cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội (QH) vào sáng nay (25-7).
TIN LIÊN QUAN
“Chúng ta để người dân ăn bẩn ảnh hưởng sức khỏe và để môi trường ô nhiễm. Bộ máy chúng ta không làm tròn trách nhiệm. Chúng ta rất buồn khi báo chí nói “ăn không từ thứ gì” giờ thêm cụm từ “bán không từ thứ gì”. Bán từ giấy chứng nhận VietGAP, bán giấy chứng nhận sản phẩm lưu hành, bán chứng nhận con dấu…” - ĐB Bùi Việt Phương dẫn chứng.
Góp ý về dự kiến chương trình giám sát năm 2017 của QH, ĐB Phương cho rằng nên tập trung vào “những vấn đề bức thiết nhất, cử tri quan tâm nhất”. Theo đó, ông Phương đề nghị QH thực hiện chương trình giám sát chính sách pháp luật về cải cách nhà nước giai đoạn 2011-2016, vì đây là nội dung mang tính chất bao trùm.
“Nếu chúng ta có một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, liêm chính thì chắc chắn không để xảy ra sai sót” - ông Phương nói và đặt vấn đề: “Hiện nay bộ máy tổ chức của chúng ta kín từ thôn xóm, tổ dân phố đến trung ương rất đầy đủ. Các cụ nói “đất có thổ công, sông có hà bá”, tức là có đủ hết nhưng tại sao vẫn xảy ra rất nhiều chuyện để người dân ai oán?”.
Lý giải tại sao có tình trạng trên, ông Phương cho rằng không phải do năng lực đội ngũ công chức, cán bộ kém mà do phẩm chất đạo đức kém.
“Những việc trên họ đều biết cả nhưng vì đằng sau đó có lợi ích chi phối nên người ta mới làm ngơ đi để cho xả thải chất độc ra môi trường một cách thoải mái, làm ngơ để cho hàng gian, hàng giả. Đấy là gì, đấy là phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức” - ông Phương nhấn mạnh.
Theo đó, vị ĐB này đề nghị: “Chúng ta phải tập trung làm rõ thực trạng bộ máy, cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2016 để làm rõ, chỉ ra xem cái gì dẫn đến sự yếu kém của chúng ta khiến dân ai oán. Chúng ta khắc phục được cái này sẽ không có chuyện bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì”.
Bên cạnh đó, ông Phương cũng cho rằng cần xem lại việc quy trách nhiệm cá nhân. Không thể cứ để bộ máy làm sai xong trách nhiệm lại cứ đổ loanh quanh, dưới đổ cho trên, trên đổ cho dưới.
“70% nhân dân bỏ tiền đóng thuế để nuôi bộ máy và nếu bộ máy nhà nước không làm tròn trách nhiệm mới để ra hậu quả thế này. Vì vậy cần tập trung ưu tiên cho chuyên đề giám sát này để bộ máy thật sự trong sạch bởi Chính phủ khóa mới cũng đã có tuyên ngôn là “kiến tạo, hành động và liêm chính”" -ông Phương nhấn mạnh.
Điều phân vân của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương
Cùng quan điểm này, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Bình) cho rằng “bộ máy nhà nước tự thân không làm nên được điều gì mà được tạo nên từ hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.
Theo ông Cương, nếu đội ngũ công chức, viên chức biết đến trách nhiệm và bổn phận của mình thì sẽ không có một nền hành chính nhiều ách tắc phiền hà, không có đầu tư dàn trải, hàng triệu đôla lãng phí mỗi năm, không có việc xả thải làm ô nhiễm môi trường ở một số tỉnh miền Trung vừa qua, việc cấp khống giấy chứng nhận chất lượng thủy sản, thức ăn chăn nuôi làm nông dân khốn đốn...
Nếu có bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh thì không có tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, không có hàng chục vạn hộ dân nghèo khốn đốn về đa cấp...
“Mới đây, khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đích thân đi kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm ở một địa phương, khi đoàn kiểm tra đến chỉ kiểm tra một cơ sở thôi thì tất cả cơ sở khác được mật báo, đóng cửa hết, án binh bất động chờ đoàn kiểm tra đi qua. Tôi cứ phân vân tự hỏi vai trò của địa phương ở đây là gì, chính quyền ở đâu cũng có bộ máy đầy đủ, cán bộ, công chức đông đảo nhưng hễ có việc gì xảy ra thì không biết, không thấy rõ khuyết điểm chính thuộc về ai, cái gì cũng đúng quy trình” - ông Cương nói.
Theo đó, ĐB Cương đề nghị việc giám sát cải cách hành chính phải đi vào cụ thể là làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm các cơ quan tổ chức hành chính các cấp, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Điều này sẽ giúp củng cố niềm tin của cử tri, nhân dân vào bộ máy nhà nước.
|
TRỌNG PHÚ-VIỆT HOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét