Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, trong thời gian tới, sẽ xem xét lại việc "miễn hình sự" đối với 5 lãnh đạo của Vinaconex, trong đó, có nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội.
Trong bản điều tra kết luận bổ sung, cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến vụ việc này, bên lề kỳ họp Quốc hội vào sáng 20/7, trao đổi với chúng tôi, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, ông đã nắm được thông tin phản ánh trên báo chí.
"Tôi cũng mới nghe các thông tin trên báo chí thôi nhưng những cái cụ thể tôi tin là các vấn đề mà cơ quan tố tụng quyết định, giải quyết, xử lý phải theo đúng quy định của pháp luật.
Trong vụ việc này, ngoài ông Bình, tôi nhớ có trường hợp, ông Nguyễn Văn Tuân, theo báo cáo là đang mắc bệnh hiểm nghèo, ung thư…", Thượng tướng Vương cho hay.
Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết thêm, việc nói phạm tội lần đầu thì chỉ là một tình tiết giảm nhẹ còn thực tế có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
"Ở đây, phải có thời gian, phải nói kỹ, bởi vì có nhiều cái cũng phải xét đến quá trình để đặt vấn đề đối với dự án này.
Tôi phải nói, dự án nước sông Đà, ý tưởng mà khi xây dựng đường ống là ý tưởng rất tốt. Trong điều kiện, bối cảnh đất nước nền kinh tế khó khăn như thế mà dành nguồn huy động vốn xây dựng đường ống như thế là rất cố gắng.
Tuy nhiên là có thiếu sót, nhất là các thiết bị mà có thể về mặt chủ quan không lường trước được", Thượng tướng Vương nhấn mạnh.
Với câu hỏi, trước ý kiến của dư luận bày tỏ nghi ngại, không đồng tình việc không xem xét xử lý hình sự 5 cá nhân là nguyên lãnh đạo Vinaconex, liệu Bộ Công an có tiến hành xem xét lại việc này không? Thượng tướng Lê Quý Vương nêu rõ:
"Cái này (không xem xét xử lý hình sự - PV) đã có ý kiến của cuộc họp liên ngành rồi nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét lại việc này".
Sẽ xem xét lại mức án của Minh Sâm
Liên quan đến việc, sau khi TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử đối tượng Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm) cùng đồng phạm kết thúc ngày 1/6/2016, với mức án chỉ là 24 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản đã gây bức xúc trong dư luận.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã có chỉ đạo các cơ quan xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng bọn.
Về việc này, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết: Tôi đã gửi văn bản báo cáo với Phó Thủ tướng về vụ việc. Văn bản này báo cáo về quá trình điều tra, nói rõ quan điểm của cơ quan điều tra. Còn tất nhiên, vụ việc này còn phải chờ họp lại.
"Kết quả xét xử cũng cần phải xem xét kỹ lại lần nữa. Tất nhiên, tới đây, chúng tôi đang đề nghị các ngành nội chính của trung ương, công an, kiểm sát, tòa án phải họp lại để đánh giá kết quả xét xử này", Thượng tướng Vương cho hay.
Trước câu hỏi, quan điểm của Bộ Công an như thế nào về ý kiến cho rằng, mức án đối với Minh Sâm là quá nhẹ, Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh:
"Việc này do trách nhiệm giám sát, kiểm sát của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra chỉ có trách nhiệm chứng minh tội phạm, đề nghị trong vấn đề truy tố. Quyền xét xử như thế nào là do Tòa án, người ta chỉ có tội khi có bản án của Tòa án".
theo Trí Thức Trẻ
Khen thưởng PVC có phải 'thỏa đáng' như bà thứ trưởng nói
Ông Trịnh Xuân Thanh khi đứng đầu PVC đã mắc nhiều sai phạm (Nguồn: Internet)
Cần làm rõ trong bản lý lịch của ông Trịnh Xuân Thanh, khi được bổ nhiệm về làm Phó chủ tịch UBND Hậu Giang liệu có dòng nào ông "khoe" (kê khai thành tích) từng lãnh đạo ở PVC và chính đơn vị này đã nhận được những danh hiệu thi đua cao quý khi ông Thanh là người đứng đầu?
Tôi hơi bất ngờ khi đọc trên Dân trí ngày 19.7 thấy bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương trả lời phóng viên xung quanh chuyện nhận 3 danh hiệu thi đua dồn dập trong 2 năm liền, từ 2009-2010 của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Ddu khí ( PVC), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam( PVN) với sự vô tư đến khó hiểu. Bà bảo rằng việc xét phong tặng này là đúng quy định, có quy trình đầy đủ và “thoả đáng” (!).
Về một mặt nào đó, tôi e là cách trả lời như vậy hơi vội vàng. Nó bộc lộ rằng người đứng đầu ngành này chưa thực sự cầu thị trước một chỉ đạo rất nghiêm khắc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ngành thi đua khen thưởng - đơn vị đang được giao trách nhiệm là cơ quan tham mưu trước Đảng và Nhà nước về lĩnh vực mình được trao.
Bác Hồ từng bảo: "Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua". Nếu nhìn sự việc một cách logic, đây là điều hoàn toàn đúng và rất lành mạnh .
Song, gần đây, lĩnh vực này đang có những dấu hiệu không thật vui. Có trường hợp người được vinh danh - một cựu Bí thư Tỉnh ủy - đã gian lận đến mức Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải vào cuộc điều tra theo đơn thư tố cáo của đồng chí, đồng đội để rồi Chủ tịch nước buộc phải ra quyết định thu hồi danh hiệu Anh hùng LLVT của ông ta trong sự bẽ bàng trước nhân dân địa phương mà ông từng là vị "quan đầu tỉnh "...
Tại sao người ta có thể háo danh đến như vậy? Xin thưa, điều này cực đơn giản. Nó nhiều khi còn là quyền lợi vật chất đính kèm, rất "vô tư". Chẳng hạn như đơn vị nào được vinh danh thì thường là cá nhân người đứng đầu đơn vị cũng sẽ được khen thưởng theo, hoặc là bằng khen của Chính phủ, hoặc thấp hơn thì được tăng lương trước thời hạn.
Chúng ta đã từng có giai đoạn như vậy khoảng chục năm trước trong lực lượng vũ trang. Nếu là cấp quận, huyện mà được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thì người đứng đầu cũng sẽ được đặc cách xét phong quân hàm cao hơn hẳn 1 sao so với đơn vị tương đương với trần quân hàm chỉ thượng tá là" kịch đường tầu".
Nói vậy để thấy rằng, danh hiệu được trao cũng đi kèm những quyền lợi nhất định, rất hấp dẫn. Và về một mặt nào đó thì cũng là quyền lực mà họ sẽ có được sau đấy, như sẽ được cất nhắc ở vị trí cao hơn...
Quay lại câu chuyện PVC được khen thưởng đến "chóng mặt" như mọi người đã biết: 2009, nhận Huân chương Lao động hạng nhì, năm sau (11.2010) lên luôn hạng nhất, rồi chỉ 2 tháng ngay sau đó, lại được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới (1.2011). Tôi mở trang tin điện tử của PVC mà vẫn khó tin là vậy. Trong khi đó, thường thì phải 5 năm sau đơn vị mới được xét nâng hạng. Bởi nếu không như vậy, làm sao có đủ danh hiệu cao quý mà trao, trừ chuyện trong chiến tranh, trước mũi tên hòn đạn, trước cái chết và những chiến công oanh liệt (và có thể ngay cả trong thời bình đối với LLVT) thì đương nhiên sẽ không có quy định cứng này. Nó rất linh hoạt và hoàn toàn xứng đáng.
Bà Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà khẳng định việc xem xét, đề xuất tặng thưởng Huân chương Lao động, Anh hùng Lao động cho PVC là được tiến hành từ tháng 9.2010, trước thời điểm PVC kinh doanh, làm ăn thua lỗ lớn.
Vậy xin hỏi, bà Thứ trưởng liệu có biết văn bản của bà Phan Thị Hòa, Ủy viên Hội đồng Quản trị PVN, thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký ngày 16.2.2009 không? Tại văn bản số 898 của PVN này - Chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động của PVC - bà Phan Thị Hòa đã chỉ ra những sai sót, yêu cầu lãnh đạo của PVC cần "có thái độ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu"..., "để không lặp lại các sai sót đó trong thời gian tới".
Dư luận trong nội bộ ngành Thi đua khen thưởng Trung ương và cả ngay chính PVN thì đang xầm xì cho rằng bà Thứ trưởng có quan hệ khá thân tình, gần gũi, "tuy hai mà một" với PVN khiến bà có phần nể nang, tế nhị trong đối xử với PVN .
Được biết, khi bà Hà đang là Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định thì được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương. Vào tháng 12.2008, PVN đã tiếp nhận chồng bà Hà khi đó là Phó giám đốc Sở Tài chính Nam Định để “hợp lý hóa gia đình” về làm Chủ tịch HĐQT Công ty PVFC Land - công ty con hoạt động kinh doanh bất động sản của Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí PVFC. Tháng 6.2009, chồng bà Hà được bổ nhiệm lên làm Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tài chính dầu khí PVFC. Vì thế, bà Hà trả lời" đúng quy trình" là phải rồi...
Tôi mong rằng, sự việc trên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cần làm cho rõ liệu có sự châm chước, nể nang gì không? Kẻo không minh xét được thì bà Hà sẽ phải chịu tiếng oan với dư luận mà họ đang đàm tiếu...
Tôi cũng mong rằng, trong quá trình các cơ quan Đảng, bộ, ngành, theo chỉ đạo của Tổng bí thư, đang tìm hiểu sâu hơn để kết luận về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, cần tìm hiểu xem liệu có chuyện "chạy danh hiệu thi đua" , "chạy chức" và "chạy tội" không? Những việc trên cũng cần làm rõ trong bản lý lịch của ông Trịnh Xuân Thanh, khi được bổ nhiệm về làm Phó chủ tịch UBND Hậu Giang liệu có dòng nào ông "khoe" (kê khai thành tích) từng lãnh đạo ở PVC và chính đơn vị này đã nhận được những danh hiệu thi đua cao quý khi ông Thanh là người đứng đầu? Chỉ với những mắt xích nhỏ này, tôi nghĩ cũng đủ để nói lên nhiều vấn đề và rất nên xem đó như là bài học cho công tác cán bộ, công tác thanh tra và công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Đảng, Nhà nước hiện nay...
Bảo Quốc
Về một mặt nào đó, tôi e là cách trả lời như vậy hơi vội vàng. Nó bộc lộ rằng người đứng đầu ngành này chưa thực sự cầu thị trước một chỉ đạo rất nghiêm khắc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ngành thi đua khen thưởng - đơn vị đang được giao trách nhiệm là cơ quan tham mưu trước Đảng và Nhà nước về lĩnh vực mình được trao.
Bác Hồ từng bảo: "Thi đua là yêu nước. Yêu nước thì phải thi đua". Nếu nhìn sự việc một cách logic, đây là điều hoàn toàn đúng và rất lành mạnh .
Song, gần đây, lĩnh vực này đang có những dấu hiệu không thật vui. Có trường hợp người được vinh danh - một cựu Bí thư Tỉnh ủy - đã gian lận đến mức Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải vào cuộc điều tra theo đơn thư tố cáo của đồng chí, đồng đội để rồi Chủ tịch nước buộc phải ra quyết định thu hồi danh hiệu Anh hùng LLVT của ông ta trong sự bẽ bàng trước nhân dân địa phương mà ông từng là vị "quan đầu tỉnh "...
Tại sao người ta có thể háo danh đến như vậy? Xin thưa, điều này cực đơn giản. Nó nhiều khi còn là quyền lợi vật chất đính kèm, rất "vô tư". Chẳng hạn như đơn vị nào được vinh danh thì thường là cá nhân người đứng đầu đơn vị cũng sẽ được khen thưởng theo, hoặc là bằng khen của Chính phủ, hoặc thấp hơn thì được tăng lương trước thời hạn.
Chúng ta đã từng có giai đoạn như vậy khoảng chục năm trước trong lực lượng vũ trang. Nếu là cấp quận, huyện mà được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thì người đứng đầu cũng sẽ được đặc cách xét phong quân hàm cao hơn hẳn 1 sao so với đơn vị tương đương với trần quân hàm chỉ thượng tá là" kịch đường tầu".
Nói vậy để thấy rằng, danh hiệu được trao cũng đi kèm những quyền lợi nhất định, rất hấp dẫn. Và về một mặt nào đó thì cũng là quyền lực mà họ sẽ có được sau đấy, như sẽ được cất nhắc ở vị trí cao hơn...
Quay lại câu chuyện PVC được khen thưởng đến "chóng mặt" như mọi người đã biết: 2009, nhận Huân chương Lao động hạng nhì, năm sau (11.2010) lên luôn hạng nhất, rồi chỉ 2 tháng ngay sau đó, lại được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới (1.2011). Tôi mở trang tin điện tử của PVC mà vẫn khó tin là vậy. Trong khi đó, thường thì phải 5 năm sau đơn vị mới được xét nâng hạng. Bởi nếu không như vậy, làm sao có đủ danh hiệu cao quý mà trao, trừ chuyện trong chiến tranh, trước mũi tên hòn đạn, trước cái chết và những chiến công oanh liệt (và có thể ngay cả trong thời bình đối với LLVT) thì đương nhiên sẽ không có quy định cứng này. Nó rất linh hoạt và hoàn toàn xứng đáng.
Bà Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà khẳng định việc xem xét, đề xuất tặng thưởng Huân chương Lao động, Anh hùng Lao động cho PVC là được tiến hành từ tháng 9.2010, trước thời điểm PVC kinh doanh, làm ăn thua lỗ lớn.
Vậy xin hỏi, bà Thứ trưởng liệu có biết văn bản của bà Phan Thị Hòa, Ủy viên Hội đồng Quản trị PVN, thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký ngày 16.2.2009 không? Tại văn bản số 898 của PVN này - Chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động của PVC - bà Phan Thị Hòa đã chỉ ra những sai sót, yêu cầu lãnh đạo của PVC cần "có thái độ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu"..., "để không lặp lại các sai sót đó trong thời gian tới".
Dư luận trong nội bộ ngành Thi đua khen thưởng Trung ương và cả ngay chính PVN thì đang xầm xì cho rằng bà Thứ trưởng có quan hệ khá thân tình, gần gũi, "tuy hai mà một" với PVN khiến bà có phần nể nang, tế nhị trong đối xử với PVN .
Được biết, khi bà Hà đang là Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định thì được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương. Vào tháng 12.2008, PVN đã tiếp nhận chồng bà Hà khi đó là Phó giám đốc Sở Tài chính Nam Định để “hợp lý hóa gia đình” về làm Chủ tịch HĐQT Công ty PVFC Land - công ty con hoạt động kinh doanh bất động sản của Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí PVFC. Tháng 6.2009, chồng bà Hà được bổ nhiệm lên làm Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tài chính dầu khí PVFC. Vì thế, bà Hà trả lời" đúng quy trình" là phải rồi...
Tôi mong rằng, sự việc trên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cần làm cho rõ liệu có sự châm chước, nể nang gì không? Kẻo không minh xét được thì bà Hà sẽ phải chịu tiếng oan với dư luận mà họ đang đàm tiếu...
Tôi cũng mong rằng, trong quá trình các cơ quan Đảng, bộ, ngành, theo chỉ đạo của Tổng bí thư, đang tìm hiểu sâu hơn để kết luận về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, cần tìm hiểu xem liệu có chuyện "chạy danh hiệu thi đua" , "chạy chức" và "chạy tội" không? Những việc trên cũng cần làm rõ trong bản lý lịch của ông Trịnh Xuân Thanh, khi được bổ nhiệm về làm Phó chủ tịch UBND Hậu Giang liệu có dòng nào ông "khoe" (kê khai thành tích) từng lãnh đạo ở PVC và chính đơn vị này đã nhận được những danh hiệu thi đua cao quý khi ông Thanh là người đứng đầu? Chỉ với những mắt xích nhỏ này, tôi nghĩ cũng đủ để nói lên nhiều vấn đề và rất nên xem đó như là bài học cho công tác cán bộ, công tác thanh tra và công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Đảng, Nhà nước hiện nay...
Bảo Quốc
Ông Vũ Huy Hoàng ký tờ trình đề xuất phong tặng Anh hùng Lao động cho PVC
Tổng bí thư yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc thẩm định, đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho PVC.
Sáng 21/7, trả lời báo chí, ông Kiều Sơn (Vụ trưởng Nghiên cứu tổng hợp, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương) cho biết, sau khi có ý kiến của Tổng bí thư yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc thẩm định, đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho PVC, Ban thi đua đã rà soát toàn bộ hồ sơ và có báo cáo gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cấp có thẩm quyền.
Theo ông Sơn, cấp cơ sở trình hồ sơ lên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác khi kê khai hồ sơ và làm thủ tục. Thời điểm làm hồ sơ, người đứng đầu Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đã ký tờ trình đề xuất phong tặng danh hiệu anh hùng lao động cho PVC.
Đại diện Ban Thi đua khen thưởng Trung ương cho biết, theo quy định pháp luật, quyết định phong tặng, khen thưởng PVC dựa trên 2 nguyên tắc. Thứ nhất là khen thưởng trên thành tích hoạt động theo giai đoạn 5-10 năm. Thứ hai là khen thưởng căn cứ vào những thành tích đột xuất. “Việc phong tặng cho PVC là danh hiệu Anh hùng lao động ghi nhận trong 10 năm, từ 1999 đến 2009. Đây là thành tích của tập thể chứ không phải cá nhân nào”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ngoài ra, Huân chương lao động cấp cho PVC dựa trên các thành tích mà Tổng công ty này đạt được trong việc thi công dàn khoan trên biển, là địa bàn khó khăn, vất vả.
Trả lời câu hỏi của VnExpress về trách nhiệm của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương trong việc thẩm định hồ sơ để tặng thưởng và phong tặng các danh hiệu cho PVC, ông Kiều Sơn nói: "Chúng tôi đã làm theo đúng quy trình, đến nay chưa phát hiện sai phạm. Hơn nữa trong quá trình làm thủ tục hồ sơ xét duyệt, đơn vị đã xin ý kiến của các cơ quan liên quan và đặc biệt cũng không có đơn thư tố cáo".
Trước đó ngày 18/7, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn gửi các ban, bộ, cơ quan liên quan, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm sau khi có Thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo công văn này, Ban cán sự Đảng bộ Nội vụ và Ban Thi đua khen thưởng Trung ương được yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm trong thẩm định, đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động 2 năm liền (năm 2009 và 2010) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC (năm 2011).
Theo tìm hiểu của VnExpress, ngày 19/5/2013, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC Trịnh Xuân Thanh được miễn nhiệm sau hơn 4 năm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Tổng công ty này. Bảng cân đối kế toán hợp nhất trong báo cáo thường niên cho hay, lỗ luỹ kế đến hết năm 2013 của PVC là hơn 3.000 tỷ đồng.Sau khi rời ngành dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển nhiều chức vụ ở Bộ Công Thương trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Trước thông tin này, Văn phòng Trung ương Đảng yêu cầu Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ việc để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở PVC; chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.
Nguồn: VnExpress
Con trai ông Trịnh Xuân Thanh được thăng chức sau 5 tháng làm việc
Được điều động về làm nhân viên ở Công ty Cồn rượu Hà Nội (Halico) từ cuối năm ngoái, nhưng Trịnh Hùng Cường, con trai ông Trịnh Xuân Thanh đã sớm được được thăng chức Phó phòng khi mới 24 tuổi.
Ông Trịnh Hùng Cường sinh năm 1992, là con trai ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Mới đây, ông Trịnh Xuân Thanh bị tước tư cách Đại biểu Quốc hội sau khi bị phanh phui hàng loạt bê bối như làm ăn thua lỗ thời còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), hay gắn biển xanh lên xe cá nhân.
Ông Trịnh Hùng Cường sớm được gia đình đưa sang Australia học nốt bậc THPT ở trường quốc tế Auckland, New Zealand. Ông Cường học đại học ở trường Queen Mary, London và tốt nghiệp vào năm 2014 rồi về nước.
Ông Trịnh Hùng Cường bắt đầu làm việc tại Halico từ cuối năm 2015. Đến tháng 4 năm nay, tức chỉ trong vòng 5 tháng làm việc, ông Cường được thăng chức Phó phòng phụ trách truyền thông và thị trường, thuộc Phòng truyền thông Marketing của Halico. Lúc này ông Cường mới 24 tuổi.
Về phía Halico, sau khi bổ nhiệm ông Cường làm Phó phòng, đơn vị này mặc dù đang làm ăn thua lỗ nhưng đã gửi 500 triệu đồng về cho Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang, nơi ông Trịnh Xuân Thanh đang làm việc với nội dung "hỗ trợ chính sách".
Không chỉ có ông Trịnh Hùng Cường, phía Halico còn gây tranh cãi bằng việc bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Long (SN 1990) từ vị trí trợ lý nhãn hiệu bia 333 của Sabeco về làm Trưởng phòng Truyền thông và Marketing Halico hồi tháng 8 năm ngoái. Đến tháng 4 năm nay, ông Long tiếp tục thăng chức Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Halico.
Việc liên tiếp bổ nhiệm các nhân sự trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý; cộng với việc Halico liên tục làm ăn thua lỗ từ một đơn vị làm ăn có lãi không thể không kể tới trách nhiệm của ông Mai Văn Lợi, Chủ tịch HĐQT Halico.
Ở giai đoạn 2011-2013, ông Lợi đang là Giám đốc Khách sạn Lam Kinh, một đơn vị kinh doanh thua lỗ nặng, lên tới 200 tỷ đồng. Sau khi Khách sạn Lam Kinh được PVC của ông Trịnh Xuân Thanh (lúc đó là Chủ tịch HĐQT) mua lại, ông Lợi được điều về làm Giám đốc Halico vào tháng 11/2014.
5 tháng sau đó, ông Lợi được thăng chức Chủ tịch HĐQT Halico. Từ một DN làm ăn có lãi tới hơn 200 tỷ hồi năm 2012, năm 2015 Halico lỗ tổng cộng 21 tỷ đồng. Riêng quý I năm nay, DN này lỗ 10 tỷ đồng.
Đáng chú ý là mặc dù Halico làm ăn thua lỗ, nhưng DN này vẫn liên tục mua xe ô tô, chi tiêu bất hợp lý, thậm chí sử dụng hóa đơn không hợp lệ thanh toán.
Video: Xe biển xanh đẩy khách giật lùi như phim hành động
Nguồn: VN Tin nhanh
Bổ nhiệm 8 cấp Phó, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thanh Hóa: 'Sắp bão lụt đến nơi rồi, có vấn đề gì đâu'
(VTC News) - Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho rằng, tỉnh bổ nhiệm thêm 2 phó giám đốc sở vì "sắp bão lụt đến nơi rồi, có vấn đề gì đâu".
Dư luận cả nước đang xôn xao về việc Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Hải từ vị trí Chi cục Trưởng chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão và bà Hoàng Thị Yến - Chi cục Trưởng chi cục Phát triển nông thôn lên giữ chức Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thời hạn 5 năm.
Như vậy, sau quyết định của ông Nguyễn Đình Xứng thì Sở NN&PTNT Thanh Hóa có tới 8 Phó Giám đốc.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015), Điều 3 về cơ cấu tổ chức quy định rõ: “Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 3 người”. Điều này cho thấy, việc bổ nhiệm trên là trái với quy định của Thông tư liên tịch số 14.
Bổ nhiệm 2 phó giám đốc sở vì sắp bão lụt đến nơi rồi chứ có vấn đề gì đâu
Ông Lê Như Tuấn
Trong khi chủ trương của Chính phủ là tinh giảm biên chế, cơ cấu lại bộ máy cán bộ các cấp gọn gàng thì dường như tỉnh Thanh Hóa đang làm điều ngược lại.
Trả lời PV VTC News về vấn đề này, ông Lê Như Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa nói: “Bổ nhiệm 2 phó giám đốc sở vì sắp bão lụt đến nơi rồi chứ có vấn đề gì đâu. Một ông lên thay một PGĐ sở đi làm chủ tịch huyện, một người lên thay một ông đã về hưu. Hai người này được giao phụ trách mảng thủy lợi và thủy sản.”
Nói đến đây, ông Tuấn bảo đang bận họp và vội vàng cắt liên lạc.
Trong khi Giám đốc Sở NN&PTNT nói việc bổ nhiệm tới 8 PGĐ là “có vấn đề gì đâu”, thì Bộ Nội vụ lại trả lời trái ngược.
Cụ thể, ông Nguyễn Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) cho rằng, việc bổ nhiệm quá nhiều
lãnh đạo Sở NN&PTNT tại Thanh Hóa là sai quy định.
Còn nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, việc bổ nhiệm cán bộ phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ông nói thêm, trong trường hợp tỉnh muốn xin thêm chức danh quản lý, phải có sự đồng ý của lãnh đạo các Bộ có liên quan... Nhưng thường là các Bộ có liên quan sẽ không cho phép, vì như vậy là sai quy định pháp luật.
Cũng theo ông Dĩnh, trong trường hợp này, Bộ Nội vụ cần phải vào cuộc thanh tra, làm rõ.
Video: Hà Nội chi 20 tỷ đồng cho giảm biên chế
Đức Thuận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét