Lời bàn: Hoan hô báo CAND, dạo này đứng về phía nhân dân rồi !
Formosa gây phẫn nộ khi chối bỏ trách nhiệm vụ chôn rác thải tại Hà Tĩnh
17:11 18/07/2016
Cty Formosa chính thức có văn bản "phản pháo" cho rằng, công ty này không sai phạm trong việc chôn lấp trái phép rác thải tại nhiều điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Hà Tĩnh phát hiện 10 nơi đổ trộm rác thải nghi của Formosa3
- (SỐC) Lại phát hiện chất thải của Formosa trong công viên
- CA Phú Thọ nói về nghi vấn hơn 145 tấn chất thải nguy hại của Formosa
Tính đến cuối giờ chiều ngày 18-7, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện 10 điểm chôn lấp trái phép rác thải từ Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) trên địa bàn và đã cất bốc khoảng 300 tấn rác thải.
Điều đáng nói, mặc dù tỉnh Hà Tĩnh bước đầu cũng đã có kết luận về sai phạm của Cty Formosa và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng quản lý Môi trường-Đô thị Kỳ Anh (Cty MTĐT Kỳ Anh) trong việc hợp đồng chôn lấp rác thải như: Cty MTĐT Kỳ Anh là đơn vị không đủ chức năng xử lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại nhưng vẫn tiếp nhận, xử lý bùn thải từ Cty Formosa là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Rác thải từ Cty Formosa được chôn lấp trong công viên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh |
Việc Cty Formosa ký kết hợp đồng xử lý bùn thải với không có chức năng xử lý là vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Mặt khác theo hợp đồng ký kết giữa hai bên thì Cty Formosa phải kiểm tra, giám sát tại vị trí mà Cty MTĐT Kỳ Anh xử lý bùn thải, tuy nhiên Fosmosa đã không thực hiện.
Cty MTĐT Kỳ Anh cũng không chuyển giao số bùn thải đã tiếp nhận từ Cty Formosa cho đơn vị có chức năng xử lý mà tự chôn lấp chất thải tại vị trí chưa được cho phép của cơ quan có thẩm quyền…
Song, Cty Formosa đã chính thức có văn bản "phản pháo" cho rằng, công ty này không sai phạm bởi trong quá trình ký kết hợp đồng, Formosa đã có những điều khoản “buộc” Cty MTĐT Kỳ Anh phải xử lý chất thải, và “phi tang” không để vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thiết nghĩ đây là cách chống chế, chối bỏ trách nhiệm của Cty này.
Ông Dương Tất Thắng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Mặc dù Formosa có văn bản chối bỏ trách nhiệm liên quan đến việc ký hợp đồng với Cty MTĐT Kỳ Anh vận chuyển, xử lý 267 tấn chất thải của họ chôn trái phép ở ngay trang trại của ông Lê Quang Hòa-Giám đốc Cty MTĐT Kỳ Anh.
Cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh tiến cất bốc chất thải của Formosa chôn lấp trên địa bàn. |
Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh là không riêng gì Formosa, tất cả các đơn vị liên quan đến việc đầu độc môi trường đều phải chịu trách nhiệm. Tùy theo mức độ vi phạm, nếu nhẹ thì xử lý hành chính và đủ yếu tố thì xử lý hình sự.
Vụ một số cá nhân, đơn vị liên kết, ký kết với Formosa chôn lấp, đổ rác thải công nghiệp một cách bừa bãi trên địa bàn, cùng với việc thiếu kiểm tra, siết chặt việc bảo đảm môi trường từ phía cơ quan quản lý nhà nước đã làm bức xúc trong dự luận quần chúng nhân dân ở Hà Tĩnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn cũng vừa chỉ đạo UBND tỉnh họp kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến quản lý, giám sát về môi trường, đồng thời khẳng định sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm liên quan đến vụ việc.
Sông Lam
http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Formosa-gay-phan-no-khi-choi-bo-trach-nhiem-vu-chon-rac-thai-tai-Ha-Tinh-400686/
Formosa gây hoạ môi trường: ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà?!
17-7-2016
Ông Võ Kim Cự thay mặt UBND tỉnh Hà Tĩnh cảm ơn và hoan nghênh tập đoàn Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh.
Ảnh: FB Bùi Lan Anh; Khuyến mãi các mẹ cái thư hoan nghênh!
Tôi tự hỏi: tại sao một doanh nghiệp, một dự án có số vốn đầu tư lớn như vậy, lại hành xử như một kẻ vô học với phông văn hoá về môi trường thấp đến mức khó tin như vậy? Tiếp cận báo cáo Đầu tư năm 2008 của dự án này, với những dữ liệu liên quan đến việc dẫn dắt, mời gọi tới khi phê duyệt và nhận được giấy phép đầu tư của một đại dự án mới thấy điều gì cũng có lý do của nó cả. Các mẹ ạ, tốc độ phê duyệt cái đại dự án này, còn nhanh hơn cả dân Việt tử tế xin xây cái chuồng gà, mới thấy là cái thằng FHS này nó định làm ăn tử tế như nào trên đất của ta!
Chưa bàn đến sự thay đổi – chủ yếu là đốt cháy giai đoạn, tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô công nghiệp thép, chiếm trọn cảng Sơn Dương – cảng trung chuyển chiến lược của miền Trung (trước đó người anh em thân thiết Lào xin mãi hem cho đấy!) thì theo báo cáo đầu tư năm 2008 Dự án này có tổng mức đầu tư (cả hai đợt) hơn 15 tỷ đô la, có diện tích chiếm đất và mặt nước 4.448 ha, nhưng đã được chuẩn bị đầu tư (kể từ khi nhà đầu tư thăm quan Khu kinh tế Vũng Áng; lập, phê duyêt báo cáo đầu tư; phê duyệt ưu đãi; đến khi có cam kết cho vay vốn của các ngân hàng) chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng. Trong đó, báo cáo đầu tư được Formosa lập trong vòng 3 ngày; còn nếu tính cả việc thẩm định phê duyệt dự án và thương thảo về các ưu đãi đầu tư (do UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện) – trong vòng hơn 1 tháng.
Một chuyên gia có tiếng cho rằng, ở vụ việc này, không cần bình luận, chỉ xin nêu những mốc thời gian quan trọng có liên quan cũng có thể thấy được sự vớ vẩn trong quản lý, cấp phép, thẩm định môi trường của FHS, của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh thời điểm đó (và cả thời điểm hiện tại khi mất hút con mẹ hàng lươn mấy tháng nay. Vài ngày vừa rồi anh Đinh có liên tục lên tiếng thì hoá ra anh cũng không ngoài cái sự vớ vẩn trong quản lý môi trường tại địa phương này. Chuyện này em nói ở tập sau!)
Ngày 22/10/2007: Formosa có cuộc gặp đầu tiên với UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 09/11/2007: Formosa gửi “thư tay” (không có dấu, không logo, không biển hiệu) cho UBND tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận “vị trí, cảng biển và các điều kiện của khu kinh tế Vũng Áng là ‘excellent’”. Đồng thời Formosa thông báo có kế hoạch đầu tư ở đây một nhà máy thép công suất giai đoạn I là 7,5 triệu tấn/năm và giai đoạn II thêm 7,5 triệu tấn/năm nữa. “Formosa hy vọng được được thảo luận về kế hoạch đầu tư này với các sở có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh và thu xếp gặp báo cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để được cấp giấy phép”.
Ngày 12/12/2007: Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký công văn số 3182/UBND-CN2 v/v “đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa” với nội dung “đề nghị Tập đoàn (Formosa) tiến hành khảo sát, lập hồ sơ các dự án báo cáo Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để kịp thời hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành”.
Ngày 24/12/2007: phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp và nghe Đại diện của tập đoàn Formosa “báo cáo về các dự án sản xuất thép sản lượng 15 triệu tấn và Cảng nước sâu Sơn Dương”. Tại buổi làm việc này, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo Formosa phải xây dựng Báo cáo đầu tư.
Sau đó 3 ngày, ngày 27/12/2007: ông Ngô Quốc Hùng- tổng giám đốc thay mặt Tập đoàn Formosa có thư gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chúng tôi đã xây dựng báo cáo đầu tư về hai dự án trên để đệ trình lên chính phủ Việt Nam…. Nay chúng tôi xin gửi đến ngài báo cáo đó, rất mong được Ngài và các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam sớm chấp thuận”. Đồng thời Formosa khẳng định: “Ngay sau khi nhận được sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam, chúng tôi sẽ triển khai việc lập báo cáo tiền khả thi và tháng 3 năm 2008 sẽ trình lên các cơ quan hữu trách của Việt Nam. Nếu cuối tháng 5 năm 2008 nhận được giấy phép đầu tư, tháng 6 năm 2008 chúng tôi sẽ chính thức khởi công công trình”.
Sau đó 19 ngày, ngày 15/01/2008 tổng giám đốc Formosa gửi thư cho “ngài Ngyễn Tấn Dũng- thủ tướng nước cộng hóa xã hội chủ nghía Việt Nam khẳng định: “chúng tôi đã … hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án”.
Sau đó 1 ngày, ngày 16/01/2008, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh- Võ Kim Cự đã ký công văn số 102/UBND-CN2 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo: “Qua nghiên cứu thực tế và hồ sơ cho thấy Formosa là Tập đoàn có các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép”.
Ngày 04/3/2008 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký văn bản “hỏa tốc” số 323/TTg-QHQT thông báo: “Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
– Đồng ý chủ trương Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa- Đài Loan lập Dự án đầu tư Nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại công văn nêu trên.
– UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Sau đó hơn 1 tháng, ngày 09/4/2008, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký văn bản số 858/UBND-CN2 gửi Tập đoàn Formosa v/v “xác nhận ưu đãi đầu tư cho Tập đoàn Formosa”, trong đó khẳng định: “… Thời gian cho thuê đất là 70 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu Formosa sẽ được ưu tiên tiếp tục thuê đất”;
Sau đó 2 ngày, ngày 11/4/2008, Formosa đã nhận được “thư khẳng định hợp tác của các ngân hàng với Formosa trong đầu tư liên hợp gang thép và cảng tại Hà Tĩnh”.
Và chỉ gần 2 tháng sau, ngày 12/6/2008, Formosa chính thức có giấy phép đầu tư – anh Võ Kim Cự, một lần nữa ký tên vào giấy phép!
Ngày 30-6-2008, tức vỏn vẹn 18 ngày sau, Formosa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đến đây, các mẹ tự suy luận xem ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà! Em tạm thời dừng lại phát đã! Stt mang tính thử nghiệm xem một đứa suốt ngày bị chê béo và xấu ko thể làm Hotgirl có thể thu hút sự chú ý không? Nhiều like em sẽ tiếp tục chuyển tới thông tin liên quan đến người đã được đề cập đang ở đâu, làm gì, và trả lời ra sao khi được hỏi về Formosa, có clip, đảm bảo Hot hơn cả em phỏng vấn anh Chu Xuân Phàm!
Công ty Phú Hà vận chuyển chất thải Formosa ra Phú Thọ gần 1 năm qua
Công ty TNHH môi trường Phú Hà lòng vòng trong cách trả lời về đường đi của chất thải Formosa. Theo công ty này, họ đã chuyển chất thải ra Phú Thọ từ tháng 10 năm ngoái.
Liên quan đến vụ chất thải của Formosa bị báo chí phản ánh trong nhiều ngày qua, ngày 13/7, ông Hoàng Chí Thức Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH môi trường Phú Hà thừa nhận với Tiền phong, số chất thải nguy hại hiện đang lưu giữ tại bãi xử lý chất thải của Cty con của Phú Hà là Cty TNHH MTV Chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh (trụ sở tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh).
Bãi xử lý chất thải, rác thải của một Cty con thuộc Cty Phú Hà tại xã Kỳ Tân, Kỳ Anh. Ảnh: Minh Thùy.
Ông Thức cho rằng, số chất thải trên được lưu giữ tại đây để xin ý kiến Bộ để bàn giao. Về số liệu chất thải là bao nhiêu ông không nhớ được.
Ông Thức cũng thừa nhận, Formosa ký hợp đồng với Cty Phú Hà đưa chất thải ra Phú Thọ xử lý. Tuy nhiên, nhưng ba ngày sau, ngày 16/7, Cty Phú Hà có báo cáo khẳng định, Cty này đã đưa số chất thải trên ra xử lý tại Phú Thọ.
“Từ tháng 10/2015 đến hết tháng 6/2016, Cty TNHH Môi trường Phú Hà đã thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý tại Phú Thọ bốn loại chất thải nguy hại từ Formosa Hà Tĩnh như vỏ thùng sơn, bao bì cứng bằng kim loại, bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, tổng khối lượng thu gom 142.430kg”. Theo văn bản này, số chất thải này được xử lý trong lò đốt chất thải nguy hại, tro xỉ sau khi đốt được hóa rắn, tẩy rửa thành phần nguy hại…”.
Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh khẳng định sẽ cho làm rõ vụ chất thải của Formosa sau khi nghe báo Tiền phong phản ánh lại sau cuộc trò chuyện với ông Thức.
Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh cho biết, mới làm việc với Formosa và sẽ làm việc với Cty Phú Hà để xem kết quả có đúng không.
“Chúng tôi mới chỉ làm việc với Formosa chứ chưa làm việc với Phú Hà. Sở TN-MT Phú Thọ đang kiểm tra cái này, chúng tôi sẽ liên hệ với họ để xem kết quả. Nếu kết quả của sở TN-MT Phú Thọ khẳng định đã xử lý thì chúng tôi sẽ dựa vào kết quả đó”, Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh nói.
Một vị tài xế chở chất thải Formosa cho hay, tối ngày 15/7, họ được Cty con của Cty Phú Hà thuê chở hàng từ xã Kỳ Tân ra Phú Thọ nhưng không biết bên trong là gì. Trên đường đi dầu nhớt tràn ra nên nhà xe quay đầu về. Nhà xe đã liên hệ với phía Cty Phú Hà và nhà máy đã đề nghị di chuyển sang hướng khác, không đi về nhà máy ở Phú Thọ như dự kiến.
Sau đó, xe di chuyển về Đông Anh (Hà Nội) nằm chờ. Sốt ruột, lo bị cơ quan chức năng phát hiện, đặc biệt là sợ dầu nhớt chảy ra hỏng xe, hoặc nắng nóng gây cháy, nên nhà xe quyết định quay gấp về Hà Tĩnh để trả hàng. Khoảng 4 giờ sáng 17/7, đoàn xe này quay trở về Hà Tĩnh
Thu Hà
baotinnhanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét