Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Formosa chưa cho phép khai trương; Sao nhiều rác thải thế- Chở từ Trung Cộng Đài Loan sang chăng ?; Công tác hành pháp đã sơ hở trong sai phạm của Formosa Hà Tĩnh; Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì trong vụ cho Formosa thuê đất?; Bùn rác chất đống, cá chết trong Formosa; Bùn rác chất đống, cá chết trong Formosa

Cảnh tượng đáng sợ trong nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi

Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Phú Hà tại huyện Kỳ Anh là nơi duy nhất có thể xử lý chất thải độc hại của Formosa tại Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, chính nhà máy này cũng đang gây ô nhiễm với nhiều dấu hiệu bất thường khiến người dân xung quanh phải bỏ nhà ra đi.



Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 1

Nhà máy của Công ty Phú Hà nằm ở Kỳ Tân - xã vùng núi của huyện Kỳ Anh. Lưng nhà máy tựa vào núi, mặt tiến sát QL 12C – tuyến đường ngoại giao, nối giữa Việt Nam và Lào.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 2

Rác chất cao phía trong nhà máy nhưng chỉ được ngăn sơ sài với bên ngoài. Ngay phía ngoài hàng rào là con suối nhỏ.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 3

Một kênh thủy lợi lớn chảy xuyên qua nhà máy xử lý rác thải nhưng chưa thấy có các biện pháp bảo vệ con kênh này.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 4

Sau khi chảy qua nhà máy xử lý rác thải, nước từ con kênh đổ ra cánh đồng canh tác của xã Kỳ Tân và các xã vùng thấp.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 5

Các thùng hóa chất bên trong nhà máy

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 6
Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 7

Các khu vực của nhà máy xử lý rác thải đều có nhân viên bảo vệ túc trực

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 8

Người dân phản ứng với bảo vệ Công ty Phú Hà về đường ống từ trong nhà máy xử lý rác thải chĩa thẳng ra khu dân cư (khoanh đỏ)

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 9

Lo ngại bị bệnh tật từ mùi hôi thối, ruồi muỗi từ nhà máy rác, đại gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt sát nhà máy (gồm bà Nguyệt và gia đình 2 người con) đã phải di chuyển đi nơi khác.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 10

Ông Nguyễn Tiền Phùng bán cơm, phở nhưng phải tạm nghỉ vì khách vắng từ khi có bãi rác. Ông Phùng phải mua các loại thuốc để xua đuổi ruồi muỗi. Mỗi chai như vậy có giá 1,4 triệu đồng, dùng trong 1 tháng, càng làm đời sống thêm khó khăn.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 11

Ngay phía sau Nhà máy xử lý rác thải của công ty Phú Hà là khu xử lý rác thải của Công ty Môi trường Kỳ Anh đã bị dừng hoạt động. Tại đây vẫn còn nhiều chất thải độc hại như thùng sơn, can đựng hóa chất, lốp ô tô.

Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi - ảnh 12

Nhiều bì tải rách tại đây ghi rõ các thông tin có xuất xứ từ nhà máy Formosa.


Video: Đã có kết quả phân tích ban đầu về chất thải Formosa
Nguồn: tienphong.vn

Công tác hành pháp đã sơ hở trong sai phạm của Formosa Hà Tĩnh

Trao đổi bên lề cuộc họp Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, nhiều ĐBQH đã bày tỏ quan điểm xung quanh vấn đề Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường.
dai-bieu-quoc-hoi-lang-phi-lon-nhat-la-lang-phi-niem-tin-cua-dan-1
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng có thể thành lập ủy ban lâm thời xem xét các vấn đề nổi cộm mà trước hết là tập trung vào trường hợp Formosa.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: “Tôi ủng hộ việc thành lập ủy ban lâm thời điều tra vụ việc Formosa”
Tôi cho rằng việc giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp phải nỗ lực, sâu sát và kiên quyết hơn, vì không loại trừ do cơ cấu mà Quốc hội vẫn có phần cả nể.
Luật Tổ chức Quốc hội đã cho phép thành lập những đoàn giám sát đột xuất, những ủy ban lâm thời để kiểm tra một vấn đề gì đó, nhưng thực tế dường như Quốc hội chưa bao giờ làm việc này.
Tôi ủng hộ quan điểm nên thành lập Ủy ban lâm thời xem xét các vấn đề môi trường nổi cộm, trước mắt là tập trung vào trường hợp Formosa và các dự án tương tự. Vấn đề Formosa là vấn đề của 70 năm tới, mà ngay trong giai đoạn đầu này đã thấy xuất hiện nhiều vi phạm, thể hiện sự coi thường luật pháp Việt Nam, coi thường quyền lợi của người dân Việt Nam.
Với những hành vi như đã được phanh phui trên công luận, có thể thấy công tác hành pháp đã sơ hở và có lúc tôi có cảm giác như cơ quan quản lý nhà nước đã bất lực trước những sai phạm đó, kể cả ở cấp trung ương và cấp địa phương.
ĐB Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng): “Rút kinh nghiệm sâu sắc cho các dự án công nghiệp ven biển khác”
Vụ việc Formosa Hà Tĩnh vừa qua là một bài học đắt giá. Việt Nam đang phải trả giá cho sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm trong quản lý môi trường của mình.
Đây là vấn đề nhiều nước đã gặp phải trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ có điều các nước phát triển đi trước đã trả giá sớm hơn mà thôi.
Tôi cho rằng, song song với những nỗ lực phục hồi môi trường biển miền Trung sau vụ việc này, chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc để giám sát chặt chẽ những dự án công nghiệp ven biển.Tôi được biết, mới đây Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang kiểm tra, phân tích mẫu nước thải từ việc súc rửa đường ống dẫn dầu thô của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Chỉ khi các mẫu nước thải này ở mức an toàn, Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới tiếp tục được phép xả ra biển. Đây là sự thận trọng hết sức cần thiết.
Nhìn rộng hơn, bộ máy chính quyền phải làm việc với nhà đầu tư kỹ càng hơn nữa, cũng như gần dân hơn nữa để nắm bắt kịp thời mọi động thái bất thường trong quá trình đầu tư và có giải pháp hữu hiệu trước khi quá muộn.
Muốn vậy, cần phân cấp quản lý biển cụ thể hơn, gắn với trách nhiệm của từng cấp, ngành, địa phương. Để cá chết đã là đã muộn, nhưng ngay lúc đó lẽ ra các sở Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường của địa phương phải chủ động thu thập mẫu nước, mẫu cá, mẫu trầm tích. Như thế thì việc phân tích, đánh giá, xử lý sẽ chính xác và hiệu quả hơn nhiều.
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa): “Làm sớm, quyết liệt để củng cố lòng tin của nhân dân”
Ba tháng qua, Chính phủ đã làm được nhiều việc, trong đó đáng lưu ý là việc điều tra nguyên nhân vụ gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung.
Tuy nhiên, phải nói là việc giải quyết vụ việc này có phần chậm trễ so với mong đợi của nhân dân, được giải thích là do cần phải có thời gian đánh giá về các chứng cứ khoa học.
Nhưng tôi nghĩ là nếu làm quyết liệt hơn, trả lời sớm hơn, đầy đủ hơn thì chắc là dư luận bớt dị nghị, niềm tin của người dân vào chính quyền được củng cố.
Theo SGGP


Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì trong vụ cho Formosa thuê đất?

22/07/2016 12:05 GMT+7
TTO - Trách nhiệm của ông Võ Kim Cự đến đâu trong việc này khi thời điểm đó ông là Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, sau đó là Chủ tịch UBND rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh?

Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì trong vụ cho Formosa thuê đất?
Ông Ngô Văn Khánh - phó Tổng thanh tra Chính phủ - trả lời báo chí tại buổi họp báo - Ảnh: Thân Hoàng
Thanh tra chính phủ (TTCP) đã từng có cuộc thanh tra, kết luận về việc dự án nhà máy Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Ông Võ Kim Cự, bây giờ là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, là người được xem là đã có "dấu ấn" rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa.
Cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm là sai
Tại buổi họp báo thông tin kết quả công tác thanh tra quý II của TTCP tổ chức sáng 22-7, Tuổi Trẻ đã đặt ra câu hỏi trên cùng với công tác hậu kiểm sau thanh tra của TTCP được tiến hành như nào khi những người đứng đầu Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng đến nay chưa bị xử lý gì.
Ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng TTCP - cho biết từ năm 2015, TTCP có cuộc thanh tra công tác chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có dự án Formosa.
Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi thanh tra rộng nên không thể làm chi tiết và có kết luận chi tiết giống như thanh tra một dự án.
Theo ông Khánh, kết luận thanh tra thời điểm đó đã chỉ rõ việc Hà Tĩnh phê duyệt cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm là không đúng các quy định pháp luật.
Luật Đầu tư năm 2005 quy định thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm.
Tuy nhiên, dự án Fomorsa thời điểm đó chưa có sự đồng ý của Thủ tướng.
“Thanh tra chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch đầu tư nghiên cứu, tùy tình hình thực tiễn đề xuất giải pháp xử lý. Bộ Kế hoạch và đầu tư đã kiến nghị cho Formosa thuê 70 năm và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý”, ông Khánh nói.
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân chưa nghiêm
Ông Khánh cho biết thêm sau này Luật đầu tư 2014 quy định địa phương có thể cho những trường hợp giống như Formosa được thuê đất đến 70 năm nhưng ở thời điểm đó “tỉnh Hà Tĩnh làm như vậy là sai, chưa đúng với các quy định của pháp luật”.
TTCP đã kiến nghị xử lý trách nhiệm các đơn vị, tập thể và cá nhân liên quan.
Về trách nhiệm cụ thể của ông Võ Kim Cự, ông Khánh nói: “Chúng tôi không chỉ ra từng cá nhân cụ thể, nhưng ở trong từng vụ việc cơ quan liên quan và những người đứng đầu phải có trách nhiệm chứ không thể không có trách nhiệm”.
Đối với công tác hậu kiểm thực hiện các kết luận thanh tra, ông Khánh cho rằng bước đầu có thể đánh giá “việc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân là chưa nghiêm túc”.
“Chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra, có kiến nghị, sẽ đối chiếu xem tại sao thực hiện chưa nghiêm túc và sẽ có thông báo chính thức trách nhiệm của những ai thì sẽ gắn trách nhiệm cá nhân cụ thể”, ông Khánh nói.
Trước đó, trong một số sự kiện, nhiều báo chí đã tiếp cận để hỏi ông Võ Kim Cự về trách nhiệm trong việc phê duyệt cho Formosa thuê đất 70 năm nhưng ông Cự đều từ chối, không trả lời.
Để xảy ra tham nhũng, 4 người đứng đầu bị xử lý
Tại buổi họp báo, ông Lê Hồng Lĩnh - Vụ trưởng Vụ kế hoạch tổng hợp - TTCP cho biết: trong quý II, toàn ngành TTCP đã đã triển khai gần 2.000 cuộc thanh tra hành chính và gần 85.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm hơn 8.000 tỷ đồng, 860 ha đất;
Kiến nghị thu hồi gần 7.000 tỷ đồng và hơn 500 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với hơn 200 tập thể; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 19 vụ, 31 đối tượng.
Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: Trong Quý II/2016, có 4 trường hợp người đứng đầu ở Quảng Ngãi và Tây Ninh bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng , đã xử lý kỷ luật 2 người, xử lý hình sự 2 người.
THÂN HOÀNG

Bùn rác chất đống, cá chết trong Formosa

TP - Trong khu liên hợp Formosa, cá vẫn chết nhiều trong các kênh mương nối ra biển và cánh đồng. Nhiều nơi trên công trường, rác sinh hoạt, rác xây dựng, bùn thải được nhét chung trong các bao tải.
Rác thải chất đống trong Fomorsa. Ảnh: Hồng LộcRác thải chất đống trong Fomorsa. Ảnh: Hồng Lộc
Cá phơi bụng trong mương, rác chất đống ở công trường
Nhờ dân bản địa giúp đỡ, phóng viên Tiền Phong vào công trường theo đúng quy trình của Formosa đặt ra. Không hổ danh mỹ từ “thành phố gang thép” được gán cho khu liên hợp này, khắp nơi tòa ngang, dãy dọc đồ sộ; các nhà xưởng sừng sững như núi. Xen giữa là đường bê tông láng mịn, sạch sẽ dài hàng chục cây số dành cho ô tô, xe máy và phần lớn là xe đạp lưu thông. Thỉnh thoảng, trên đường còn có các đầu tàu đỏ chói mang dòng chữ “FHS” (Formosa Hatinh Steel Corporation – Liên hiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh) ngang qua.
Dọc theo những mương lớn, thỉnh thoảng, phóng viên nhìn thấy có những con cá to gần bằng bàn tay chết nổi, trắng bợt trên mặt nước. Các tốp công nhân với chiếc vợt cán dài hoặc lội hẳn xuống mương để vớt cá chết và nhặt rác. Những mương nước có cá chết này nối thẳng ra biển, một số điểm thải ra cánh đồng ngoài hàng rào Formosa.
Không khó để tìm ra những khu chứa rác thải trong Formosa những ngày này (khi tỉnh Hà Tĩnh quyết phong tỏa rác của khu liên hiệp). Ngay tại cổng ra vào, các túi đen đựng rác được xếp đống để giữa sân hay mép đường. Rác nhiều, dễ thấy nhất tại các khu vực đang xây dựng. Tại công trường thi công lò luyện cốc (luyện than dạng cát thành than rắn), rác được gom trong những túi trắng lớn có quai (túi cẩu) để rải rác khắp công trường. Quy trình cơ bản nhất là phân loại rác ngay từ đầu nguồn chưa được thực hiện khi nhiều túi cẩu chứa gỗ, giấy vụn, vỏ chai nước lẫn với thùng sơn, vôi vữa và các vật liệu xây dựng khác.
Từ dưới các hầm ngầm sâu hoắm trong công trường lò luyện cốc, công nhân bốc túi bùn, đất vào bao tải màu xanh chất thành đống, nước chảy lênh láng. Bùn chứa chất gì, độc hại hay không, hỏi công nhân, họ chỉ lắc đầu: “Biết răng được”.
Sắp cho Formosa xả rác, làm gì để yên dân?
“Không độc thì không việc chi Formosa cho phép công nhân được nghỉ một vài ngày khi súc đường ống, vận hành lò đốt. Họ nói, nếu ai đi làm những ngày này, nếu thấy tức ngực, chóng mặt, buồn nôn phải báo ngay. Anh em kháo nhau, độc nhất là khói và bùn lắng từ khói nhưng không ai biết chắc độc ra răng nên cứ đi làm, miễn không chậm trả lương là được”, anh H. một công nhân của Formosa, nói với PV Tiền Phong.
Các quán cơm bình dân ngoài cổng Formosa những ngày này luôn râm ran câu chuyện về môi trường. Kỳ Anh là vùng biển, cá mực là thức ăn hằng ngày, nhưng thực đơn của quán xá dành cho cả công nhân Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc Đại lục... đã chuyển dần sang các món ăn không xuất phát từ biển. Chủ quán ăn TH ở phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, cạnh cổng Formosa nói: “Thỉnh thoảng có vài công nhân Việt Nam ăn cá và mực. Riêng khách Đài Loan và Trung Quốc họ rất sợ. Thấy người Việt ăn, họ hỏi không sợ chết à?”.
Trong những bữa cơm cùng công nhân, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi sát sườn mà hóc búa như sau: Ăn cá ở vùng biển nhiễm độc từ Formosa có an toàn không? Làm sao để có cá an toàn mà ăn? Ăn muối làm từ nước biển nhiễm độc có sao không? Tắm biển có mắc bệnh không?...
Theo nguồn tin của Tiền Phong, ngày 22/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp khẩn để tìm phương án tháo gỡ, để Fomorsa đưa rác ra ngoài. Cuộc họp đặt mục tiêu tìm một các biện pháp bài bản, đúng quy trình; kiểm soát rác đúng địa chỉ nhằm hạn chế tình trạng phải huy động hệ thống chính quyền kiểm tra từng bãi rác như vừa qua.

Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa

TPO - Trong khu liên hợp Formosa, cá vẫn chết nhiều trong các kênh mương nối ra biển và cánh đồng canh tác. Nhiều nơi trên công trường, rác sinh hoạt, rác xây dựng, bùn thải đựng chung trong các bao tải “ém” tại công trường.
Nhờ dân bản địa giúp đỡ, phóng viên Tiền Phong vào công trường theo đúng theo quy trình của Formosa đặt ra. Nhờ dân bản địa giúp đỡ, phóng viên Tiền Phong vào công trường theo đúng theo quy trình của Formosa đặt ra.
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 1Trong khu liên hợp Formosa, cá vẫn chết nhiều trong các kênh mương nối ra biển và cánh đồng canh tác. Trong ảnh: Dọc theo những mương lớn, thi thoảng có những con cá to gần bằng bàn tay chết nổi, trắng bợt trên mặt nước. Các tốp công nhân với chiếc vợt cán dài hoặc lội hẳn xuống mương để vớt cá chết và nhặt rác.
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 2Những mương nước có cá chết này nối thẳng ra biển, một số điểm thải ra cánh đồng ngoài hàng rào Formosa.
Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Cá chết ngay trong Formosa
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 3Không khó để tìm ra những khu chứa rác thải trong Formosa những ngày này (khi tỉnh Hà Tĩnh quyết phong tỏa rác của khu liên hiệp này). Ngay tại cổng ra vào, các túi đen đựng rác được xếp đống để giữa sân hay mép đường.
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 4Rác nhiều, dễ thấy nhất tại các khu vực đang xây dựng. Tại công trường thi công lò luyện cốc (luyện than dạng cát thành than rắn), rác được gom trong những túi trắng lớn có quai (túi cẩu) để rải rác khắp công trường.
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 5Quy trình cơ bản nhất là phân loại rác ngay từ đầu nguồn chưa được thực hiện khi nhiều túi cẩu chứa gỗ, giấy vụn, vỏ chai nước lẫn với thùng sơn, vôi vữa và các vật liệu xây dựng khác.
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 6
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 7Từ dưới các hầm ngầm sâu hoắm trong công trường lò luyện cốc, công nhân bốc những túi bùn, đất vào những bao tải màu xanh chất thành đống, nước chảy lênh láng. Bùn chứa chất gì, độc hại hay không, hỏi công nhân, họ chỉ lắc đầu: “Biết răng được”.
Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Cột khói trắng bốc lên từ Formosa
Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa - ảnh 8Công nhân trong Formosa cho hay, họ lo ngại nhất là những chất độc hại có trong khói và bùn lắng từ khói.
Chất thải rắn của Formosa gồm những gì?
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh giai đoạn 1-1” thì trong quá trình vận hành cũng như quá trình san lấp mặt bằng, thi công các hạng mục trước đó, Formosa thải ra một lượng lớn khí thải, nước thải và chất thải rắn.
Chất thải rắn trong quá trình vận hành của Formosa gồm chất thải rắn công nghiêp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại.  Chất thải rắn công nghiệp sẽ thải ra bên ngoài gồm bùn hoặc bùn đã khử sunphua, bùn hóa chất xử lý nước thải, bùn vô cơ xử lý nước thải, vật liệu chịu lửa luyện thép, xỉ lò cao, xỉ lò chuyển, xỉ than, tro… Các chất thải này, theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, sẽ được tận thu hoặc giao cho một công ty được Chính phủ cho phép xử lý hoặc vận chuyển. Ngoài ra, còn một số chất thải rắn công nghiệp khác như bùn hắc ín, bụi nhà máy than cốc, bùn, bụi lò cao, bụi nhà máy nung vôi... Tuy nhiên, theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì các chất thải rắn công nghiệp này được quay vòng xử lý bên trong nhà máy.
Chất thải rắn nguy hại gồm dầu mỡ thải, rẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, bo mạch, thùng chứa chất thải nguy hại. Ngoài ra, trong quá trình san lấp mặt bằng, thi công các hạng mục, Formosa cũng thải ra nhiều chất thải nguy hại là dầu mỡ thải, rẻ lau dính dầu. Tất cả chất thải này phải được chủ đầu tư thu gom lại và hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý và thực hiện tốt các biện pháp quản lý, xử lý.

Không có nhận xét nào: