Kính gửi:
- - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV,
- - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Chúng tôi, những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký tên trong văn bản này, gửi kiến nghị tới bà Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các cơ quan có liên quan, để đề nghị nội dung sau:
Thời gian vừa qua, vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến môi sinh trường cũng như đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Chính phủ, có đến hơn 260.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ông Võ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, là người ký quyết định cho phép đầu tư của FHS với thời hạn 70 năm vào năm 2008.
Theo Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực tại thời điểm đó, về thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
“Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.
Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.”
Do đó, thẩm quyền quyết định cho phép thời gian thực hiện dự án với thời gian 70 năm thuộc về Chính phủ. Như vậy, rõ ràng ông Võ Kim Cự đã có hành vi vi phạm pháp luật khi đưa ra quyết định vượt quá thẩm quyền, đồng thời buông lỏng quản lý dẫn đến hàng loạt những sai phạm của FHS và gây nên thảm họa môi trường vừa qua. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Cự đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng.
Trong khi đó, căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, thì đại biểu Quốc hội phải là người “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác”, “Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm”.
Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội, “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.
Chúng tôi nhận thấy ông Võ Kim Cự với những sai phạm của mình không xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân và không thể làm đại biểu Quốc hội – người đại diện cho Nhân dân.
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu bà Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với chức năng và trách nhiệm của mình, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự ngay trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV (từ 20/7/2016 đến 9/8/2016).
Mong rằng yêu cầu này của cử tri chúng tôi sẽ được xem xét thực hiện.
Chúng tôi chờ đợi phản hồi của Quốc hội. Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016
Cử tri ký tên
P/S: Mọi người muốn tham gia ký tên hãy chụp ảnh chữ ký của mình và gửi vào comment. Chúng tôi sẽ tập hợp và in ra.
Xin cảm ơn
Theo Green Trees
Nhận diện “nhóm lợi ích bán nước”
Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ bán nước?
Ban lãnh đạo mới của Việt nam |
Khái niệm “bán nước” đề cập trong bài viết này không liên quan đến quán nước vỉa hè, đến những xe téc chở nước ngọt bán cho đồng bào vùng khô hạn Đồng bằng sông Cửu Long hay cư dân Hà Nội khi đường ống nước sinh hoạt sông Đà vỡ 18 lần.
“Bán nước” nói ở đây liên quan chủ quyền quốc gia, đến khả năng đất nước có đủ lực lượng và sức mạnh quốc phòng khi buộc phải chiến đấu chống ngoại xâm, đến một xã hội mà người dân giàu có, hạnh phúc vẫn được sống trong an bình chứ không phải nghèo mà an bình.
Từ xưa đến nay, quan niệm phổ biến cho rằng “bán nước” là hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm… gây thiệt hại tới chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, nói theo ngôn ngữ dân gian là “rước voi về giày mả tổ”.
Hiểu như thế đúng nhưng chưa đủ.
Những hành động làm băng hoại đạo đức xã hội, biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gây thiệt hại kinh tế… không đơn thuần chỉ là hại dân, hại nước.
Đó chính là hành động bán nước bởi chúng làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, suy yếu lực lượng vũ trang, khiến đất nước lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, quân sự, bị đồng hóa về văn hóa…
Những kẻ đang hàng ngày đem tiền thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài, biến đất nước thành bãi rác công nghiệp;
Đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang;… làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành hành;
Khiến người dân suy giảm niềm tin vào thể chế, vào đội ngũ cán bộ, không thể gọi với cái tên nào khác ngoài cụm từ “bọn bán nước, hại dân”.
Theo nghĩa đó, những cá nhân ở Cục Trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp dung túng cho 11 đơn vị cấp chứng nhận bừa bãi hàng nghìn sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ trên địa bàn cả nước, gây thiệt hại không thể đo lường hết nền cho nông nghiệp và nông dân chính là hành động bán nước.
Theo nghĩa đó, những công bộc ở Tổng cục Thủy Sản - Bộ Nông Nghiệp, bán giấy chứng nhận cho 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không qua kiểm định chất lượng khiến thế giới cảnh giác với sản phẩm thủy sản Việt Nam, khiến người Việt phải ăn thực phẩm độc hại chính là bán nước.
Không phải chỉ có thế, những kẻ tiếp tay cho người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, tạo điều kiện cho họ đầu độc cả đất, cả biển, cả trời khiến người dân phải rời bỏ nơi sinh sống (Tienphong.vn 22/7/2016); những cá nhân đang tiếp tay cho người Trung Quốc bôi xấu lịch sử đất nước và con người Việt Nam ngay trên quê hương mình chính là bọn bán nước.
Là con Rồng cháu Tiên, làm gì cũng phải thấy Tổ quốc là trên hết
Còn những ai tiếp tay cho việc phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới đối với Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) hay danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cựu Bí thư Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn nên gọi họ là gì?
Đâu phải cứ cầu xin ngoại bang đem quân vào giày xéo quê hương, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” mới là kẻ bán nước?
Theo thông tin mà Tuoitre.vn cung cấp, tháng 1/2016 đã có đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường về Formosa, Hà Tĩnh làm việc.
Không biết có phải dựa vào kết luận của Thanh tra Môi trường mà ba tháng sau Formosa đã “tự tin” xả độc ra biển, tự tin tuyên bố làm đúng quy trình, khiến biển không còn cá, ngư dân không thể ra khơi, cuộc sống chỉ còn trông vào nguồn cứu trợ?
Ông Chu Xuân Phàm (phải) đại diện Formosa từng nổi tiếng với câu hỏi "chọn thép hay chọn tôm cá?" (Ảnh: Vietnamnet.vn). |
Nếu không có sự chống lưng từ đâu đó thì nhân vật cỏn con như Chu Xuân Phàm có dám mạnh miệng rao giảng người Việt cần phải “chọn thép hay chọn tôm cá”?
Đoàn Thanh tra của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn không thể vào thanh tra khu công nghiệp Vũng Áng (trong đó có doanh nghiệp thép Formosa) vì đây là khu công nghiệp “có yếu tố nước ngoài” (Vietnamnet.vn 21/4/2016).
Ai và vì sao phải tạo nên một vương quốc cho người nước ngoài trong lòng Hà Tĩnh đến nỗi Thanh tra cấp Bộ của Việt Nam cũng không thể vào kiểm tra?
Đất đai, tài nguyên biển ở Vũng Áng có phải thuộc chủ quyền của Việt Nam khi cơ quan chức năng Nhà nước lại không thể vào giám sát?
Phải gọi những người ban hành chính sách thu hút đầu tư kiểu Vũng Áng là gì?
Bà dân biểu Trần Thị Quốc Khánh tại diễn đàn Quốc hội đã dùng cụm từ “há miệng mắc quai” để nói về cách thức xử lý vi phạm tại một vài công trình ở Hà Nội.
Báo chí dựa vào đó đánh giá về đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường như sau:
“Đoàn thanh tra như thế có còn mặt mũi nào để gặp người dân miền Trung, để tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội miền Trung không?
Và trong những ngày qua, trước hậu quả biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tấn hoàng du lịch biển, có ai trong số họ áy náy với cái "quái" của mình không?
Và tới lúc nào thì tên tuổi và hành vi thiếu trách nhiệm của họ mới đưa ra ánh sáng?”. [1]
Những quan Thanh tra Môi trường ấy không biết có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung?
Điều chắc chắn là có những người quê cha đất tổ ở đó, khi mà “biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tan hoang du lịch biển” thì ngậm miệng không thốt nổi một lời, họ không muốn hay không dám thăm hỏi, động viên người dân quê mình?
Chỉ khi đích thân chủ tịch Quốc hội lên tiếng thì người ta mới đưa ra đủ thứ lý lẽ biện minh cho sự “đúng quy trình” của mình?
Tiếc rằng có một quy trình mà chẳng người nào dám viện dẫn, thậm chí còn cố tình bưng bít, đó là “Quy trình ban hành các quy trình”!
Có ý kiến cho rằng “nhóm lợi ích tư bản thân hữu” là nhóm lợi ích nguy hiểm nhất vì nó có thể làm đất nước phát triển “chệch hướng”.
Chệch hướng hay đúng hướng sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình phát triển xã hội cần có thời gian kiểm chứng, chưa thể khẳng định từ lúc này.
Tuy nhiên có một nhóm lợi ích được hình thành từ mọi thành phần xã hội, từ những công chức bình thường đến quan chức cao cấp, từ thành viên các “nhóm lợi ích chính sách”, “nhóm lợi ích kinh tế”, “nhóm lợi ích tư bản thân hữu”…
Chúng đang từng ngày, từng giờ làm người dân mất niềm tin, làm dân tộc còi cọc về thể lực, làm văn hóa xã hội suy đồi…
Điều nguy hiểm là chúng gây tổn thất khủng khiếp về kinh tế, khiến Nhà nước phải đắn đo từng đồng khi cần mua vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang.
Một đất nước 90 triệu dân với rừng vàng, biển bạc nhưng máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… chưa sản xuất được, đều phải mua của nước ngoài với số lượng hạn chế, vậy thì khả năng phòng thủ trước họa xâm lăng hiện hữu từ biên giới đến hải đảo sẽ như tăng hay giảm?
Thế giới ngày nay, cuộc chiến đang dần được “tự động hóa” với máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái, với robot chiến đấu… chúng ta không thể chiến thắng ngoại xâm chỉ với tinh thần yêu nước và những vũ khí cổ điển sản xuất từ thế kỷ trước.
Một nền quốc phòng trang bị kém liệu có đủ sức răn đe mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng?
Làm yếu khả năng bảo vệ Tổ quốc chính là tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ.
Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ bán nước?
Vậy, liệu đã đủ bằng chứng để kết luận, rằng đã hình thành “nhóm lợi ích … bán nước”?
Nếu không gọi họ là “bán nước” thì phải gọi họ bằng tên gì?
Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị “do dân và vì dân” có cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó?
Xuân Dương
-------------------
Tài liệu tham khảo:
(Giáo Dục)
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu thủ phạm gây ra các vấn đề bức xúc trong xã hội
(GDVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: "Trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức là nguyên nhân chủ yếu của mọi vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội".
Chiều nay, bỏ phiếu kín bầu ông Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nướcAi nâng đỡ ông Trịnh Xuân Thanh "vòng vèo" vào nhiều chức vụ?
Là người đầu tiên bấm nút phát biểu, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) đã nói lên những suy nghĩ đầy tâm huyết của cử tri và nhân dân cả nước khi thảo luận về việc lựa chọn chương trình giám sát của Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương chỉ rõ, những kiến nghị giám sát về việc thực thi chính sách pháp luật, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường... xuất phát từ những bức xúc có chung một nguyên nhân là sự vô cảm của một số cơ quan trong bộ máy nhà nước và đội ngũ thực thi công vụ là cán bộ công chức, viên chức.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương chỉ rõ, những bức xúc trong xã hội có nguyên nhân chính từ những người thực thi công vụ. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội. |
Ông Cương cho hay: “Lâu nay, chúng ta cứ thấy vấn đề này nổi lên, vấn đề kia nổi lên, dư luận ồn ào và nhiều người kịp nhận ra rằng bộ máy nhà nước có vấn đề.
Bộ máy nhà nước tự thân nó không làm được gì mà nó được tạo nên bởi hành động của đội ngũ công chức, viên chức.
Ai cũng nhận ra rằng nếu có một bộ máy tốt, một đội ngũ công chức, viên chức biết đến trách nhiệm và bổn phận của mình thì sẽ không có một nền hành chính còn nhiều phức tạp và phiền hà.
Sau sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, phải làm rõ có "chạy danh hiệu" không? |
Không có đầu tư dàn trải để hàng tỷ, hàng triệu USD cộng thêm mỗi năm vào gánh nặng nợ công vốn đã quá sức chịu đựng.
Không có việc xả thải gây ô nhiễm, hủy diệt môi trường như ở các vùng biển miền Trung như vừa qua.
Không có tình trạng phá rừng nghiêm trọng diễn ra ở nhiều nơi và và không có nạn cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn phân bón... làm cho người nông dân khốn đốn.
Chắc chắn không có tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay. Chắc cũng không đến nỗi hàng chục vạn dân nghèo khốn khổ vì đa cấp, hàng nghìn người rơi vào cảnh cùng quẫn”.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm bẩn. ảnh minh họa: Gia đình xã hội. |
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đã dẫn ra một thí dụ điển hình về việc kiểm tra thực phẩm bẩn. Đó là chuyện cách đây mấy tháng, Bộ trưởng Bộ Y tế - bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã đích thân đi kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương.
Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra mới đến kiểm tra ở một cơ sở thôi thì tất cả các cơ sở khác đã được mật báo để “án binh bất động”, chờ đoàn kiểm tra đi qua.
Thủ trưởng cơ quan phải hoàn thành nhiệm vụ, nếu không sẽ phải thay |
Vị đại biểu đoàn Ninh Thuận đặt vấn đề: “Tôi cứ phân vân tự hỏi, vậy thì vai trò của chính quyền ở đây là gì?
Chính quyền thì ở đâu cũng có với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đông đảo.
Nhưng hễ có việc gì xảy ra trên địa bàn thì lại trả lời không biết, kiểm tra, kiểm điểm một hồi rồi cũng không thấy rõ trách nhiệm thuộc về ai?
Dường như cán bộ bây giờ họp hành quá nhiều, họp nhiều đến mức khi cứ có việc gì xảy ra, người dân kêu cứu, phóng viên báo chí xin gặp thì đều từ chối vì bận họp để tránh trách nhiệm”.
Ông Cương nói thẳng: “Trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức là nguyên nhân chủ yêu của mọi vấn đề nóng bức xúc trong xã hội và rất cần Quốc hội giám sát”.
Từ những tồn tại nêu trên, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thể hiện sự đồng tình với việc phải tổ chức giám sát cải cách đối với bộ máy hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, cần phải đi sâu làm rõ thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hành chính các cấp và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trong việc thực thi công vụ, nhiệm vụ.
“Cuộc giám sát này sẽ giúp đạt được sự tăng trưởng không phải về mặt kinh tế, mà tăng trưởng về mặt niềm tin của người dân đối với nhà nước và chế độ”, ông Cương nói.
Thế Kha
(Dân Trí)
Dân trí Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cho rằng, việc thành lập Ủy ban Giám sát tối cao hoạt động của Formosa là rất cần thiết để kịp thời, nghiêm túc trả lời nhân dân và tránh những hậu quả nặng nề hơn.
Làm rõ những bất thường việc dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng đội vốn 2.550 tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa giao Thanh tra Chính phủ làm rõ việc điều chỉnh tổng mức đầu tư kinh phí Dự án cung cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) từ 1.850 tỷ đồng lên 4.400 tỷ đồng và việc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu công nghiệp Vũng Áng có hiện tượng chỉ định thầu bất thường đã bị Thanh tra Chính phủ phát hiện (Ảnh: V.D) |
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 290/TB-VPCP ngày 25/7/2014 của Văn phòng Chính phủ về xử lý sau thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận thanh tra số 1538/KL-TTCP ngày 3/7/2014.
UBND tỉnh Hà Tĩnh và Thanh tra Chính phủ phải báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2016.
Tìm hiểu của PV Dân trí cho thấy Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng đội vốn 2.550 tỷ đồng (từ 1.850 tỷ đồng lên 4.400 tỷ đồng) đã có nhiều bất thường được phát hiện từ cách đây vài năm. Kết luận của Thanh tra Chính phủ ban hành năm 2014 đã khẳng định tại dự án này có hiện tượng chỉ định thầu bất thường.
Cụ thể, dự án này được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vũng Áng làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ hơn 1200 tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chọn chủ đầu tư là đơn vị không có chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn.
Mặc dù công trình có sử dụng vốn ngân sách nhưng chủ đầu tư đã thực hiện chỉ định thầu (trong đó chỉ định cả cổ đông của chủ đầu tư làm nhà thầu) khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, vi phạm Luật Đấu thầu.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện những dấu hiệu buông lỏng quản lý trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trong thời gian dài; đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khiếu nại, tranh chấp, thậm chí có nơi còn phát sinh phức tạp, gay gắt.
Trong đó, đáng chú ý nhất là công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Kỳ Anh để lấy đất cho dự án Formosa đã để xảy ra một số khuyết điểm lớn, gây thất thoát cho Nhà nước và tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp.
Cụ thể, kết luận thanh tra chỉ rõ: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự toán bồi thường hỗ trợ thực hiện dự án Formosa đối với hơn 90 ha đất được ghi là “đất tranh chấp” với số tiền bồi thường gần 33 tỷ đồng. Hội đồng giải phóng mặt bằng đã chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân mà không kiểm tra, làm rõ về việc tranh chấp. Thanh tra Chính phủ đã tiến hành kiểm tra trên hồ sơ địa chính cho thấy các diện tích này là đất công do UBND đang quản lý. Cơ quan thanh tra nhận định đây là biểu hiện sự thiếu minh bạch.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã phê duyệt cho Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh thống kê, lập phương án bồi thường gần 42 ha đất công ích do UBND xã đang quản lý cho các hộ gia đình, cá nhân với số tiền hơn 15,5 tỷ đồng. Kết luận thanh tra khẳng định việc bồi thường đất công ích trong trường hợp này là không đúng với Luật Đất đai, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ cho biết đã phát hiện sai phạm về kinh tế số tiền 493,6 tỷ đồng và đến thời điểm gần đây, các đơn vị liên quan đã khắc phục số tiền hơn 300 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm; đồng thời giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét các vấn đề liên quan đến việc cấp phép đầu tư cho dự án Formosa cũng như việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thế Kha
(Dân Trí)
Vụ Formosa: "Cần nghiêm túc trả lời nhân dân!"
Dân trí Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cho rằng, việc thành lập Ủy ban Giám sát tối cao hoạt động của Formosa là rất cần thiết để kịp thời, nghiêm túc trả lời nhân dân và tránh những hậu quả nặng nề hơn.
>> Cấp phép đầu tư cho Formosa 70 năm: “Trả lời của ông Võ Kim Cự là lấp liếm”
>> Ông Võ Kim Cự khẳng định cấp phép cho Formosa 70 năm là đúng (?!)
Ông Vũ Trọng Kim trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Thế Kha)
Thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm qua (25/7), đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đã ủng hộ đề xuất của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) về việc thành lập ủy ban lâm thời giám sát Formosa. “Vụ việc ở Formosa không chỉ là sự cố môi trường mà là thảm họa môi trường. Bao giờ mới khắc phục xong, nguy cơ còn không, ai dám nói?”.
Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, ông Kim nói thêm: “Phải làm sao phát huy vai trò về giám sát tối cao, giám sát toàn diện từ đầu tư đến môi trường tại dự án Formosa. Các bộ ngành đã giám sát rồi thì bây giờ chúng ta cần sử dụng giám sát tối cao để đúng lúc, kịp thời”.
- Nhưng thưa ông, trả lời báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng đề xuất của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa rất hay nhưng băn khoăn về việc có cần thiết không khi hiện nay các Ủy ban của Quốc hội cũng đang thực hiện những nhiệm vụ giám sát này?
- Các Ủy ban của Quốc hội chuyên sâu trong từng lĩnh vực, nhưng bây giờ đòi hỏi phải đánh giá toàn diện bởi dự án này quy mô lớn về đất đai, tính chất an ninh - quốc phòng. Đó là cả một khu vực sinh tồn của nhân dân, đồng bào, rất có ý nghĩa trên một khúc eo của đất nước nên cần thiết phải có một ủy ban lâm thời, giám sát tối cao.
- Ông đánh giá thế nào về việc dự án Formosa đã được 12 bộ ngành “gác cổng” nhưng vẫn gây ra hậu quả ngày hôm nay?
- Mỗi bộ được phân công quản lý trên các lĩnh vực khác nhau. Nhưng bao giờ Chính phủ cũng phải phân công một lãnh đạo Chính phủ chủ trì việc đó thì mới nghe hết được tiếng nói của các bộ ngành. Sau đó Chính phủ chọn lựa phương án thì mới là cách làm bao quát, chứ không phải mỗi bộ cho ý kiến riêng lẻ. Nên vai trò của Chính phủ trong việc này cũng phải rõ ràng, đặc biệt là làm rõ trách nhiệm.
- Mặc dù Thanh tra Chính phủ đã kết luận và nhiều lần khẳng định việc Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa là trái Luật Đầu tư, nhưng trả lời báo chí xung quanh việc này, ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Hà Tĩnh vẫn “cự cãi”, thiếu sự cầu thị khi khẳng định tỉnh này đã làm đúng quy trình. Theo ông, nếu thành lập ủy ban lâm thời giám sát Formosa thì có thể xem xét trách nhiệm của ông Võ Kim Cự?
- Bản thân tôi là đại biểu Quốc hội thấy rằng cần có giám sát tối cao để kịp thời, nghiêm túc trả lời nhân dân và tránh những hậu quả nặng nề hơn nữa. Câu chuyện ở Formosa chưa chấm dứt đâu, còn nhà máy là còn nguyên nhân, còn những cái sinh ra bất lợi mà không ai lường trước được. Đó là những điều quan trọng, đừng nói việc này là xong rồi. Còn nhà máy là còn những vấn đề sự cố, hay thảm họa.
- Từ năm 2014, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân liên quan đến việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa trái Luật Đầu tư nhưng đến giờ việc đó vẫn chưa được Hà Tĩnh làm rõ ràng. Tiếp đó là việc quản lý lỏng lẻo dẫn tới việc để Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Theo ông đây là thời điểm phải làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân trong những việc đó?
- Cái đó trước sau cũng sẽ khẳng định được thôi, vì có hệ thống chứng cứ để làm, chứ trước sau không thể nói mấy việc như vậy là xong. Hệ thống văn bản lưu lại là chứng cứ để làm rồi. Nếu những thông tin này có trước khi khai trương, nhân dân, dư luận được tham gia ý kiến rộng rãi thì chưa chắc nhân dân đã đồng tình xây dựng nhà máy như thế trên đất nước mình.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (ghi)
Dân trí Về những trả lời của ông Võ Kim Cự quanh trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, trách nhiệm cá nhân của ông này với việc cấp phép dự án Formosa Hà Tĩnh, trả lời Dân trí sáng nay (26/7), luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, ông Cự nên xin lỗi nhân dân và cơ quan lãnh đạo cấp cao cần có quy trình xem xét trách nhiệm của ông này
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa:
"Nếu tôi là ông Võ Kim Cự, tôi sẽ nói lời xin lỗi"
Dân trí Về những trả lời của ông Võ Kim Cự quanh trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, trách nhiệm cá nhân của ông này với việc cấp phép dự án Formosa Hà Tĩnh, trả lời Dân trí sáng nay (26/7), luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, ông Cự nên xin lỗi nhân dân và cơ quan lãnh đạo cấp cao cần có quy trình xem xét trách nhiệm của ông này
>> Xin… chúc mừng ông Võ Kim Cự!
>> Ông Võ Kim Cự là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
>> Cấp phép đầu tư cho Formosa 70 năm: “Trả lời của ông Võ Kim Cự là lấp liếm”
Ông Trương Trọng Nghĩa: "Nếu tôi là ông Cự, tôi sẽ xin lỗi..."
Phải bắt đầu quy trình xem xét trách nhiệm với ông Cự
Thưa ông, về những phát biểu trả lời báo chí hôm qua (25/7) của ông Võ Kim Cự, về trách nhiệm của ông này với việc cấp phép dự án FMS, ông có bình luận gì ?
- Ông Cự là cán bộ cao cấp và ở Việt Nam thì với cán bộ cao cấp, quản lý thì do cơ quan Đảng, Nhà nước. Do đó, xem xét trách nhiệm của ông Cự phải xem xét cả 2 kênh đó. Với kênh bên Đảng thì thường sẽ xem xét trước một bước. Theo tôi, để xem xét trách nhiệm của ông Cự với vấn đề Formosa thì cách làm nên làm như với ông Trịnh Xuân Thanh. Về phía các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Ủy ban kiểm tra Trung ương nên xem xét trách hiệm cụ thể đó.
Theo tôi việc này nên làm cho rõ ràng để xem có sai phạm hay không và nếu có thì sai phạm đến đâu, nó có ảnh hưởng đến các cương vị hiện tại của ông Cự. Và cũng không nên chậm trễ vì nó có thể gây ra những dư luận nhất định, bất lợi.
Ông Võ Kim Cự có nói rằng, dự án FMS thì được nhiều bộ, ngành đồng thuận triển khai và việc nâng thời hạn cấp phép hoạt động cho FMS từ 50 năm lên 70 năm là đã được Chính phủ cho phép. Trong khi, Thanh tra Chính phủ cho rằng, nói vậy là "lấp liếm" vì việc nâng lên 70 năm là chỉ khi Chính phủ đã phát hiện ra và sau này phải chấp nhận việc đã rồi. Về điều này, với góc độ là luật sư khá am tường về các quy định về quản lý kinh tế, ông thấy thế nào ?
-Theo tôi biết, cái thời hạn 50 năm hay 70 năm đó là rất khác nhau. Pháp luật của chúng ta, nhất là pháp luật về đầu tư nước ngoài, 70 năm là trường hợp đặc biệt và hiếm hoi. Nên ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng phải có hồ sơ đầy đủ và có sự tư vấn đầy đủ của các bộ, ngành. Với các dự án đặc biệt quan trọng như dự án về điện hạt nhân là Thủ tướng cũng phải trao đổi với lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác nữa. Cho nên luật mới quy định tất cả các dự án đầu tư đều có thời hạn cấp phép là 50 năm.
Trường hợp 70 năm không đơn giản là Thủ tướng gật đầu ngay được mà phải có quá trình xem xét rồi mới quyết định. Do đó, nếu tỉnh mà tự động cấp 70 năm thì không thể bào chữa được. Cái đó là sai rồi. Còn sau này, nếu Thủ tướng xem xét chấp nhận lên 70 năm thì điều đó không có nghĩa việc cấp trên 50 năm, làm quá quyền hạn của mình là không có sai.
Với thảm hoạ gây ô nhiễm mà FMS đã gây ra rất nghiêm trọng nhưng vừa qua, ông Võ Kim Cự vẫn được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ mới: Đại biểu Quốc hội, thành viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội..thì với dư luận, nó có gây ra sự thất vọng, mất niềm tin lớn trong người dân hay không?
-Vừa qua vẫn chưa có khởi động một quy trình xem xét trách nhiệm của ông Cự thì tuy người dân phản ánh, cử tri phản ánh, các ý kiến các cán bộ, công chức nhà nước có ý kiến, để có đánh giá đầy đủ thì phải có quy trình xem xét như tôi nói ở trên. Ví dụ trong trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh phải có quy trình xem xét để qua đó xem có sai phạm hay không, sai phạm nhiều hay ít, phải xử lý thế nào, có ảnh hưởng đến các cương vị hiện tại của ông Cự hay không. Còn bây giờ chưa có quy trình ấy thì chúng ta chưa thể nói gì về ông Cự được và ông ấy vẫn có quyền hoạt động bình thường trên cương vị hiện có.
Nếu ông đặt mình vào vị trí như ông Võ Kim Cự ở thời điểm này, ông sẽ làm thế nào ?
-Tôi sẽ xin lỗi!
Cán bộ là Đảng viên thì phải có trách nhiệm cao hơn với đất nước
Có vẻ như theo cách nói của ông Võ Kim Cự thì việc cấp phép cho FHS là trách nhiệm tập thể, trách nhiệm chung của các bộ, ngành đã đồng ý triển khai dự án?
-Tôi nghĩ thế này, một là quy định của chúng ta có sơ hở thì cũng không thể trách những người lãnh đạo đã làm đúng quy định, quy trình. Nhưng ngược lại, cũng phải thấy, những người lãnh đạo cao cấp hiện nay cũng là Đảng viên, ngoài trách nhiệm công dân, trách nhiệm của cán bộ, công chức thì họ còn có trách nhiệm của người Đảng viên. Thì những quy trình, quy định còn sơ hở mà họ nhận thấy có thể gây thiệt hại cho nhân dân, cho đất nước thì tự người ta phải chủ động kiến nghị bổ sung, sửa đổi thậm chí phải bác bỏ, từ chối những dự án tuy về quy trình là đúng nhưng nó có hại. Cán bộ cấp dưới thì có thể nói tôi không biết gì nhưng với cán bộ cao cấp thì cán bộ, Đảng viên phải có trách nhiệm cao hơn với nhân dân và đất nước.
Theo ông thì có bộ, ngành nào phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc cấp phép cho dự án này ?
-Tôi rất chú ý bài phát biểu của ông Chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc trong đó có câu: Phải xem xét lại trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cấp phép, quản lý và giám sát Công ty FHS vừa rồi. Tôi cũng cho rằng, thiệt hại gây ra to như thế thì phải xem xét trách nhiệm. Bởi vì, một cây cầu gãy, một nhà cháy đã phải xem xét trách nhiệm rồi thì thiệt hại do FHS gây ra lớn như thế thì phải xem xét trách nhiệm thì bây giờ phải tiến hành ngay. Bên các cơ quan Đảng, Chính phủ cũng phải xem xét việc đó và Quốc hội giám sát việc đó.
Theo ông sau đây thì Chính phủ phải xem xét lại chính sách phân cấp đầu tư cho các tỉnh thế nào cho chặt chẽ ? Với Hà Tĩnh, rõ ràng qui mô một dự án như vậy đã vượt quá năng lực quản lý của một địa phương như vậy?
-Hiện nay có vấn đề là chính sách của chúng ta lúc thì tả, lúc thì hữu. Thì cũng đúng thôi vì trong thời kỳ đầu thu hút đầu tư chúng ta phải siết, quy định cho chặt chẽ vì lúc đó còn thiếu kinh nghiệm. Nhưng sau đó, lại buông quá nhiều cho các địa phương. Đã đến lúc chúng ta phải chỉnh sửa lại, nhất là khi Việt Nam đã có quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên 20 năm rồi. Và nền kinh tế của ta đã phát triển ở mức độ không còn như xưa, đạt mức thu nhập trung bình rồi.
Thứ nhất về chính sách thu hút đầu tư cũng phải xem xét lại. Dứt khoát không chấp nhận các dự án đầu tư gây ô nhiễm. Xét lại vấn đề phân cấp. Cái này nằm trong tầm tay vì vavs cơ quan quản lý nhà nước hiện nay đều biết được là dự án nào thì tỉnh quyết 100%. Có dự án tuy qui mô nhỏ thôi nhưng lại gây ô nhiễm như có chất phóng xạ hay có yếu tố về an ninh, quốc phòng thì cơ quan trung ương phải xem xét. Tỉnh có thể thu hút đầu tư nhưng việc xét duyệt các dự án như vậy phải do bộ, ngành trung ương làm. Tôi cho là phải sửa đổi lại pháp luật về đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này trước những sự việc đáng báo động như vụ Fomosa.
Nhiều tỉnh thành, lãnh đạo đã không thoát khỏi sự cám dỗ của cái gọi là tăng trưởng GDP thuần tuý. Cho nên, nhiều người đã có những sơ hở trong xét duyệt dự án, không xuất phát từ lợi ích dài hạn, bền vững của quốc gia mà chỉ chạy theo thành tích của nhiệm kỳ nhất định. Theo tôi cũng nên chấm dứt việc tăng trưởng GDP thuần tuý đó làm đánh giá thành tích, năng lực cán bộ địa phương. Nhiêu chuyên gia trong nước đã có nhiều phân tích, cảnh báo từ hơn 10 năm nay rồi. Thành tích phát triển không thể chỉ dựa trên con số tăng trưởng GDP 5, 7 hay 10%. Bởi nếu giá cho tăng trưởng đó là môi trường thì sau này cũng phải lấy tiền để khắc phục chưa kể những thất thoát về tài nguyên.
Xin trân trọng cảm ơn ông
Mạnh Quân
Xem xét trách nhiệm của ông Võ Kim Cự: 'Ủy ban kiểm tra Trung ương cần vào cuộc'
(VTC News) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Ủy ban kiểm tra Trung ương vào cuộc xem xét trách nhiệm cụ thể của ông Võ Kim Cự vì những sai phạm của Formosa.
Sáng 25/7, trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng cần phải có quy trình xem xét trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong việc sai phạm của Formosa.
- Ông có bình luận gì về những phát biểu trả lời báo chí hôm qua (25/7) của ông Võ Kim Cự về trách nhiệm của ông này với việc cấp phép dự án Formosa?
Ông Cự là cán bộ cao cấp và ở Việt Nam thì với cán bộ cao cấp, quản lý thì do cơ quan Đảng, Nhà nước. Do đó, xem xét trách nhiệm của ông Cự phải xem xét cả 2 kênh đó. Với kênh bên Đảng thì thường sẽ xem xét trước một bước.
Để xem xét trách nhiệm của ông Cự với vấn đề Formosa thì cách làm nên làm như với ông Trịnh Xuân Thanh, và về phía các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Ủy ban kiểm tra Trung ương nên tiến hành xem xét trách nhiệm cụ thể.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
Theo tôi, để xem xét trách nhiệm của ông Cự với vấn đề Formosa thì cách làm nên như với ông Trịnh Xuân Thanh và về phía các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Ủy ban kiểm tra Trung ương nên tiến hành xem xét trách nhiệm cụ thể .
Theo tôi việc này cần thiết, nên làm cho rõ ràng để xem có sai phạm hay không và nếu có thì sai phạm đến đâu, nó có ảnh hưởng đến các cương vị hiện tại của ông Cự. Và cũng không nên chậm trễ vì nó có thể gây ra những dư luận nhất định, bất lợi.
- Ông Võ Kim Cự có nói rằng, dự án Formosa thì được nhiều bộ, ngành đồng thuận triển khai và việc nâng thời hạn cấp phép hoạt động cho Formosa từ 50 năm lên 70 năm là đã được Chính phủ cho phép. Trong khi, Thanh tra Chính phủ cho rằng nói vậy là "lấp liếm" vì việc nâng lên 70 năm là chỉ khi Chính phủ đã phát hiện ra và sau này phải chấp nhận việc đã rồi. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Theo tôi biết, cái thời hạn 50 năm hay 70 năm đó là rất khác nhau. Pháp luật của chúng ta, nhất là pháp luật về đầu tư nước ngoài, 70 năm là trường hợp đặc biệt và hiếm hoi. Nên ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng phải có hồ sơ đầy đủ và có sự tư vấn đầy đủ của các bộ, ngành.
Với các dự án đặc biệt quan trọng như dự án về điện hạt nhân, Thủ tướng cũng phải trao đổi với lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác nữa. Cho nên luật mới quy định tất cả các dự án đầu tư đều có thời hạn cấp phép là 50 năm.
Trường hợp 70 năm không đơn giản Thủ tướng "gật đầu" ngay được mà phải có quá trình xem xét rồi mới quyết định.
Do đó, nếu tỉnh mà tự động cấp phép 70 năm thì không thể bào chữa được. Cái đó là sai rồi. Còn sau này, nếu Thủ tướng xem xét chấp nhận lên 70 năm thì điều đó không có nghĩa việc cấp phép trên 50 năm, làm quá quyền hạn của mình là không có sai.
- Có vẻ như theo cách nói của ông Võ Kim Cự thì việc cấp phép cho Formosa là trách nhiệm tập
thể, trách nhiệm chung của các bộ, ngành đã đồng ý triển khai dự án?
Tôi nghĩ thế này, một là quy định của chúng ta có sơ hở thì cũng không thể trách những người lãnh đạo đã làm đúng quy định, quy trình.
Nhưng ngược lại, cũng phải thấy, những người lãnh đạo cao cấp hiện nay cũng là đảng viên, ngoài trách nhiệm công dân, trách nhiệm của cán bộ, công chức thì họ còn có trách nhiệm của người đảng viên.
Thì những quy trình, quy định còn sơ hở mà họ nhận thấy có thể gây thiệt hại cho nhân dân, cho đất nước thì tự người ta phải chủ động kiến nghị bổ sung, sửa đổi thậm chí phải bác bỏ, từ chối những dự án tuy về quy trình là đúng nhưng nó có hại.
Cán bộ cấp dưới thì có thể nói tôi không biết gì nhưng với cán bộ cao cấp thì cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm cao hơn với nhân dân và đất nước.
Dù đúng quy trình mà thấy có hại thì chúng ta phải từ chối và phải kiến nghị sửa quy trình. Những người cán bộ lãnh đạo là đảng viên thì phải như thế.
Video: Ông Võ Kim Cự: Cấp phép cho Formosa 70 năm, tôi không sai
- Theo ông thì có bộ, ngành nào phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc cấp phép cho dự án này?
Tôi trở lại ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc trong đó có ý: Phải xem xét lại trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cấp phép, quản lý và giám sát Công ty Formosa vừa rồi.
Tôi cũng cho rằng, thiệt hại gây ra to như thế thì phải xem xét trách nhiệm. Bởi vì, một cây cầu gãy, một căn nhà cháy đã phải xem xét trách nhiệm rồi thì thiệt hại do Formosa gây ra lớn như thế thì phải xem xét trách nhiệm và phải tiến hành ngay. Bên các cơ quan Đảng, Chính phủ cũng phải xem xét việc đó và Quốc hội giám sát việc đó.
- Với thảm hoạ gây ô nhiễm mà Formosa đã gây ra rất nghiêm trọng, nhưng nhìn lại toàn bộ dự án thì không ai chịu trách nhiệm. Trong khi đó, ông Võ Kim Cự vẫn được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ mới như Đại biểu Quốc hội, thành viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, điều này liệu có khiến dư luận bức xúc?
Chúng ta vẫn chưa khởi động một quy trình xem xét trách nhiệm của ông Cự thì việc người dân phản ánh, cử tri phản ánh, các ý kiến các cán bộ, công chức nhà nước có ý kiến, để có đánh giá đầy đủ thì cần phải có quy trình xem xét như tôi nói ở trên.
Ví dụ, trong trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh phải có quy trình xem xét để qua đó xem có sai phạm hay không, sai phạm nhiều hay ít, phải xử lý thế nào, có ảnh hưởng đến các cương vị hiện tại của ông Cự hay không.
Còn bây giờ chưa có quy trình ấy thì chúng ta chưa thể nói gì về ông Cự được và ông ấy vẫn có quyền hoạt động bình thường trên cương vị hiện có.
- Theo ông, qua sự việc này Chính phủ phải xem xét lại chính sách phân cấp đầu tư cho các tỉnh thế nào cho chặt chẽ?
Hiện nay, có vấn đề là chính sách của chúng ta lúc thì tả, lúc thì hữu. Thì cũng đúng thôi vì trong thời kỳ đầu thu hút đầu tư chúng ta phải siết, quy định cho chặt chẽ vì lúc đó còn thiếu kinh nghiệm. Nhưng sau đó, lại buông quá nhiều cho các địa phương. Đã đến lúc chúng ta phải chỉnh sửa lại, nhất là khi Việt Nam đã có quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên 20 năm rồi. Và nền kinh tế của ta đã phát triển ở mức độ không còn như xưa, đạt mức thu nhập trung bình rồi.
Thứ nhất về chính sách thu hút đầu tư cũng phải xem xét lại. Dứt khoát không chấp nhận các dự án đầu tư gây ô nhiễm. Xét lại vấn đề phân cấp. Cái này nằm trong tầm tay, vì vậy cơ quan quản lý nhà nước hiện nay đều biết được là dự án nào thì tỉnh quyết 100%.
Có dự án tuy quy mô nhỏ thôi nhưng lại gây ô nhiễm như có chất phóng xạ hay có yếu tố về an ninh, quốc phòng thì cơ quan trung ương phải xem xét. Tỉnh có thể thu hút đầu tư nhưng việc xét duyệt các dự án như vậy phải do bộ, ngành trung ương làm. Tôi cho là phải sửa đổi lại pháp luật về đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này trước những sự việc đáng báo động như vụ Fomosa.
Video: Đại biểu Dương Trung Quốc phản hồi phát ngôn của ông Võ Kim Cự
Nhiều tỉnh thành, lãnh đạo đã không thoát khỏi sự cám dỗ của cái gọi là tăng trưởng GDP thuần tuý. Cho nên, nhiều người đã có những sơ hở trong xét duyệt dự án, không xuất phát từ lợi ích dài hạn, bền vững của quốc gia mà chỉ chạy theo thành tích của nhiệm kỳ nhất định.
Theo tôi cũng nên chấm dứt việc tăng trưởng GDP thuần tuý đó làm đánh giá thành tích, năng lực cán bộ địa phương. Nhiều chuyên gia trong nước đã có nhiều phân tích, cảnh báo từ hơn 10 năm nay rồi.
Thành tích phát triển không thể chỉ dựa trên con số tăng trưởng GDP 5-7 hay 10%. Bởi nếu cái giá cho tăng trưởng đó là môi trường thì sau này cũng phải lấy tiền để khắc phục chưa kể những thất thoát về tài nguyên.
Phạm Thịnh
Ngọc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét