Người Kỳ Anh - Người Kỳ Anh - Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Tại Việt Nam với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Một kịch bản đau đớn của Campuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.
Formosa từng nhập đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia
Sihanoukville là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương. Vào cuối tháng 11/1998, tàu Chang Shun của tập đoàn Formosa Plastics Group đã “xuất khẩu” 5.000 tấn rác thải độc hại, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân đến thị trấn Sihanoukville nằm ở phía Tây Nam Campuchia. Rác thải bao gồm những khối nén được bọc trong bao nhựa khá dày. Chỉ trong vòng 4 ngày, hơn 90 xe tải đã chuyển số rác thải công nghiệp này đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Đây là một khu vực mở, không có ai canh gác cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào và ai cũng có thể vào.
Điều đặc biệt, cách bãi rác này chỉ 1 km là một khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống. Mỗi ngày, người dân xung quanh đã đổ xô đến nhặt các bao tải nhựa về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Một vài ngày sau đó, những người này gặp nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường như sốt cao và tiêu chảy. Đỉnh điểm là một công nhân làm việc tại bến cảng có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.
Nghi ngờ bãi rác có thể chứa chất độc, người dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sau đó các quan chức môi trường ở địa phương đã phải hứa sẽ tiến hành kiểm tra về mức độ độc hại trong các bao nhựa nilon tại bãi rác.
Quá trình điều tra đã cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ lại ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt qua mức giới hạn an toàn lên đến 20.000 lần. Ngoài ra các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa Polyvinyl clorua (PVC) lớn nhất thế giới, do vậy thủy ngân trong quá trình sản xuất ra dung môi dùng cho sản phẩm PVC đã được tích lũy trong hàng ngàn tấn rác độc hại.
Tuy nhiên phía Formosa dường như lại muốn “giấu nhẹm” mức độ nguy hiểm của hàng ngàn tấn rác thải đã được âm thầm “tuồn” vào lãnh thổ Campuchia. Người phát ngôn của Formosa cho rằng rác thải gửi theo tàu Chang Shun vào Sihanoukville chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút) (0,2 phần triệu). Tuy nhiên khi các cơ quan chức năng Campuchia đem mẫu đi xét nghiệm ở nước ngoài, tất cả mẫu đều cho kết quả thủy ngân ở mức nguy hiểm (0,284 phần triệu, so với mức an toàn 0,2 phần triệu).
Sau khi sự việc được phanh phui, người dân địa phương đã kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, đồng thời tổ chức biểu tình trước các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải. Theo lý lẽ của người dân, vụ việc không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ, mà còn gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế khu vực. Được biết Sihanoukville vốn là một điểm du lịch hấp dẫn của Campuchia, tuy nhiên khối lượng rác thải công nghiệp độc hại đã tàn phá cảnh quan khu vực.
Đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát khu vực mà Formosa đã đưa chất thải công nghiệp vào (ảnh: Stephen O'Connell)
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Chính phủ Campuchia sau đó đã vào cuộc để điều tra và xử phạt một công ty của nước này đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải độc hại trên. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng buộc tội Formosa mua chuộc các nhà chức trách địa phương bằng số tiền “bôi trơn” 3 triệu USD. Trước sức ép từ người dân và các quan chức Campuchia, hai tuần sau khi vụ việc bị phanh phui, Formosa đã phải lên tiếng xin lỗi vì đã “gây mất trật tự” cho người dân Campuchia, đồng thời tiến hành bồi thường và vận chuyển số rác thải này quay trở về Đài Loan.
Chất thải của Formosa Đài Loan đang ở đâu?
Dưới áp lực từ dư luận thế giới, vào cuối tháng 12/1998, Formosa Plastics đã buộc phải đưa hàng tấn rác thải công nghiệp ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Trước đó, phía Mỹ đã từ chối tiếp nhận số chất thải độc hại này trước sự phản đối dữ dội từ phía những người biểu tình.
Mặc dù không nhận được sự chấp thuận từ phía Cơ quan bảo vệ Môi trường Đài Loan, vào tháng 4/1999, 4.600 tấn rác vẫn được đưa vào cảng Cao Hùng để lưu trữ tạm thời với điều kiện số chất thải sẽ được vận chuyển ra khỏi đất nước một lần nữa.
Thế nhưng bảy tháng sau, hàng nghìn tấn rác vẫn còn nằm trơ trơ ở đó. Những nỗ lực để đưa số chất thải sang Pháp và Mỹ đã thất bại, chủ yếu là do áp lực từ các nhà hoạt động môi trường nước ngoài.
Vào tháng 7/1999, liên minh các nhà hoạt động môi trường thuộc Mạng lưới hành động Basel (BAN) và Hiệp hội ngư dân Tacoma đã phản đối kế hoạch vận chuyển hàng nghìn tấn chất thải độc hại từ Đài Loan sang Seattle (Mỹ). Mặc dù đã chuyển hướng sang Pháp và Đức, Formosa vẫn vấp phải sự từ chối đến từ chính phủ hai quốc gia này.
Tình hình cũng không diễn biến thuận lợi cho Formosa tại chính quê nhà Đài Loan. Tập đoàn đã cố gắng giải quyết vấn đề Campuchia bằng cách lên kế hoạch vận chuyển các chất thải tới các nhà máy tại quận Yunlin, cũng như thị trấn Jenwu và thành phố Cao Hùng. Tuy nhiên những người dân địa phương đã ngay lập tức tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hậu quả hủy hoại môi trường mà tập đoàn Formosa gây ra.
Các nhà hoạt đông môi trường địa phương cho rằng, Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan nên tiến hành các thủ tục kiểm tra hoạt động xử lý chất thải độc hại trước khi cấp giấy phép cho Formosa. Theo lý lẽ của những nhà hoạt động này, hệ thống xử lý chất thải của Formosa nằm ở thượng nguồn hai con sông Tunkang và Kaoping, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân thành phố Cao Hùng. Đặc biệt, tại khu vực Chihshanyen thuộc thành phố Cao Hùng, người dân đã phát hiện ít nhất 4.800 tấn chất thải nhiễm thủy ngân được các nhà thầu của Formosa thải ra biển.
Trước những bằng chứng từ người dân địa phương, các cơ quan chức năng Đài Loan đã nhanh chóng bắt tay vào cuộc. Vào tháng 1/2000, giới chức Đài Loan đã đến kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của Formosa tại các nhà máy của công ty được đặt ở miền nam Đài Loan. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng ngàn thùng chất thải được chôn sâu dưới lòng đất và tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Trong khi số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan bảo vệ môi trường và Sở Phát triển công nghiệp không có sự thống nhất, các nhà hoạt động môi trường khẳng đinh rằng, một số chất thải đã được Formosa “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường.
Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan, người dân ở các khu vực nằm gần hệ thống xử lý chất thải của Formosa phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơ quan này đặt ra nghi vấn đất và nước ngầm tại khu vực đã bị nhiễm hóa chất độc hại. Ngoài ra, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam, sản xuất thép hay sản xuất rác thải?!
Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện trong thời gian qua và xả thải ra biển mà chưa qua xử lý. Với thực tế, khu vực cá chết lan ra hơn 250km bờ biển miền Trung, chỉ có thể là do một nguồn chất độc có tải lượng rất lớn, nồng độ cao, mà phải bao gồm những hóa chất cực độc. Dấu hỏi lớn được đặt ra là 300 tấn hoá chất này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm không? Formosa còn "nhập khẩu" những gì nữa?
Chỉ trong vòng gần 10 ngày nay từ hôm 11/7, người dân và các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện thêm nhiều "thành tích" phân phối chất thải của Formosa ở nhiều nơi trên đất liền chứ không phải chỉ trên biển ! Chất thải không chỉ bí mật ẩn náu trong tư gia của sếp Môi trường với 300 tấn , mà còn nằm trong công viên, ở ngay cạnh nguồn nước sinh hoạt của dân, và trút lên cả vùng Đất Tổ cách nhà máy thép của Formosa tới gần 450 km!. Đâu dừng ở đó, từ năm 2015, hàng tấn bùn thải của FHS cũng đã được vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên. Rồi cái ống xả ngầm được Formosa lén đặt, nối từ bên trong nhà máy ra ngoài mương thoát lũ của phường Kỳ Phương. Hôm 18/7 là phát hiện thêm 10 điểm đổ chất thải xung quanh khu vực dự án của Formosa, tiếp tục ngay hôm sau là hàng trăm tấn rác thải CN Formosa chôn trong một trang trại 16 ha ở Kỳ Long. Rác thải Formosa còn được vận chuyển vào chôn lấp ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình (!?)[2]
Hiện trong khuôn viên Công ty Formosa Hà Tĩnh còn tồn đọng khoảng hơn 700 tấn chất thải bùn đen. Đây là bùn ép từ công đoạn bể lắng tại tổ xử lý chất thải công nghiệp của công ty này. Trước kia, Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh từng hợp đồng vận chuyển loại chất thải trên. Tuy nhiên sau sự việc tự ý chôn lấp trái phép ở trang trại, đơn vị này đã bị nhà chức trách Hà Tĩnh lập biên bản, hợp đồng với Formosa đã được dừng lại. Lúc này phía Formosa không thể xử lý 700 tấn chất thải bùn ép và cũng chưa ký hợp đồng với bất kỳ đơn vị nào để xử lý bùn thải sau sự nhiều sự cố liên quan đến chất thải thời gian qua.[3]
Dư luận hoài nghi, dường như vẫn còn đâu đó những điểm đang chôn trộm chất thải của Formosa mà... “chưa bị lộ”! Điều gì đã dẫn đến một cuộc tạm gọi là khủng hoảng về quản lý chất thải rắn như thế tại Hà Tĩnh, khi mà dự án khu liên hợp sản xuất gang thép lớn nhất Đông Nam Á này còn chưa vận hành toàn bộ các dây chuyền sản xuất?
Theo “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” năm 2009 của Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT), có thể tính toán được toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh với công suất vận hành 15 triệu tấn/năm (xem bảng).
Như vậy, toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh có thể lên đến 8.787.000 tấn/năm, hay 26,627 tấn/ngày (giả sử hoạt động 330 ngày/năm với công suất 15 triệu tấn). Trong đó, chỉ riêng bùn thải đã là 840.000 tấn/năm hay 2.545 tấn/ngày.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ TN-MT, tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ tất cả các khu công nghiệp của Việt Nam khoảng 7 triệu tấn/năm và lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800.000 tấn/năm, tính ra toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam, không kể Formosa Hà Tĩnh, là 7,8 triệu tấn/năm.
Từ đó có thể thấy, chỉ một mình Formosa Hà Tĩnh đã phát sinh một lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại gấp 1,13 lần so với toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam![4]
Vậy tóm lại là, Formosa Hà Tĩnh đang làm gì ở Việt Nam? Sản xuất thép hay sản xuất rác thải hay đầu mối tẩu tán chất thải cho Formosa Đài Loan?
Với Camphuchia, Formosa chỉ dám lén lút mang chất thải rắn đựng trong các thùng phuy sang đổ. Dưới sức ép của người dân, Formosa buộc phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia. Về Đài Loan, 5.000 tấn này phải vất vả mãi 2 năm sau đó Formosa mới tẩu tá đi được bằng cách “hô biến” trái phép thành các vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường. Câu chuyện đâu kết thúc ở đây, Formosa vẫn đang hoạt động, nghĩa là đã và đang tiếp tục xả thải, số phận lượng chất thải này sẽ đi về đâu với một tập đoàn lưu manh, có một bề dày giết người và tàn phá môi trường ngay cả tại quê nhà như Formosa. Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC hàng đầu thế giới, do sử dụng thủy ngân và các hóa chất cực độc khác trong quá trình sản xuất PVC, họ luôn thải ra và tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp. Thực tế tại Đài Loan, Quỹ bảo vệ chất lượng môi trường cũng tiết lộ, có khoảng 100.000 tấn chất thải chứa thủy ngân được Formosa thải ra đã “bốc hơi” một cách kỳ bí.
18 năm trước, 1998 Formosa xả 5000 tấn ra đất Campuchia, người ta bảo hộ chống độc xử lý. Năm 2016, 100 tấn chất thải của Formosa chôn lấp trong trang trại Lê Quang Hòa, giám đốc môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh, thì Võ Tá Đinh, giám đốc sở TNMT Hà Tĩnh cùng cán bộ đi kiểm tra bằng cách dùng mũi ngửi và hít, dùng tay kéo và co với rác.
Với Việt Nam với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Một kịch bản đau đớn của Camphuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1]: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/ho-so-den-cua-formosa-bi-campuchia-tra-lai-chat-doc-va-bi-my-phat-nang-98811
[2]: https://www.facebook.com/nguoikyanh/posts/1216423088389398
[3]: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-700-tan-bun-ep-cua-formosa-chua-duoc-xu-ly-3441440.html
[4]: http://nguoikyanh.blogspot.com/2016/07/formosa-xa-thai-vuot-gap-1.13-lan-so-voi-toan-bo-luong-chat-thai-cua-ca-nuoc.html
Trần Xuân
Người Kỳ Anh
Người Kỳ Anh
Bài viết thể hiện quan điểm, văn phong riêng và tâm sức của các tác giả. Rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới bài viết gốc khi phát hành lại nội dung từ website này.Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh, video cộng tác xin gữi vào hộp thư FB HỘI ĐỒNG HƯƠNG KỲ ANH hoặc email: hdhkyanh@gmail.com
'Văn bản còn nguyên đây, chưa bộ nào không đồng ý Formosa'
25/07/2016 10:11 GMT+7
- Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự trả lời báo chí bên lề QH sáng nay.
Ông cho biết, Formosa đã được chọn từ 2 nhà đầu tư, thông qua cân nhắc rất kỹ lưỡng, thực chất là chấm điểm nhà đầu tư nào cao điểm hơn, đạt cả về kinh tế, quy mô...
Nhưng Formosa có tiền sự là đi đến nước nào gây ô nhiễm nước đấy?
Văn bản hồ sơ chúng tôi vẫn giữ nguyên đây, chưa có bộ nào bảo là không đồng ý Formosa hay bảo Formosa có vấn đề gì cả.
Đại biểu QH Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá. Ảnh: Phạm Hải |
Đúng luật
Thông thường quy trình cấp phép của mình qua nhiều bước và nhiều cơ quan, tại sao chỉ trong vài tháng đã hoàn thành việc cấp phép cho Formosa như thế, có gì đặc biệt không?
Không thể có gì đặc biệt, đã làm đúng luật, đúng trình tự, đúng bước đi, đúng quy định của luật pháp, không bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào, đúng theo nghị định 108, đúng theo luật Đầu tư, đúng các quy định của Chính phủ.
Bây giờ lại có một loại ý kiến là kéo dài quá thì cũng có vấn đề vì hiện đang cải cách hành chính mạnh mẽ đây. Nhưng cái kia ta không rút ngắn thời gian, không bỏ qua, vẫn đủ trình tự và ý kiến tất cả các bộ ngành liên quan, không thiếu bộ nào, hiện còn nguyên vẹn.
Đồng thời, chủ trương đầu tư ban đầu của Thủ tướng là đồng ý ở công văn 323, sau khi báo cáo thẩm định xong đúng trình tự, quy định của luật pháp. Thủ tướng đã đồng ý tiếp tục lại công văn 869, lúc đó mới tiến hành cấp phép.
Một dự án lớn thế mà chỉ trong 6 tháng đã cấp phép cho vào đầu tư thì có quá nhanh không?
Theo tôi là không, nhanh chậm không quan trọng bằng chất lượng của Hội đồng thẩm định. Có khi họ làm việc tăng thêm thời gian, năng suất, phương pháp làm việc tốt hơn thì vẫn đảm bảo điều kiện.
Hiện luật lại cho phép Bộ Công thương thẩm quyền quyết định sử dụng công nghệ nào, anh nghĩ sao?
Tất cả các việc này là phân cấp nhưng nhất thiết phải có ý kiến của tất cả bộ ngành trung ương chỉ tự địa phương không quyết định được.
'Tôi rất bức xúc chuyện Formosa chôn lấp chất thải" |
Nói là phân cấp nhưng những vấn đề như thiết kế cơ sở, thiết bị, công nghệ nhưng phải qua Bộ KH&CN trực tiếp kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản thì HĐND tỉnh và nhà đầu tư mới được thực hiện. Tỉnh thì không có quyền và không làm được việc này.
Đánh giá tác động môi trường thì bên Bộ TN&MT vừa kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, cấp phép. Hà Tĩnh thì không làm được.
Nhưng Bộ KH&CN nói là họ chỉ được có ý kiến ban đầu chung chung chứ không biết Formosa sẽ dùng loại công nghệ gì, hoàn toàn do Bộ Công thương có quyền quyết định, dẫn đến bây giờ công nghệ đó lạc hậu?
Đó là do quy định về thẩm quyền của từng cơ quan.
'Bất kỳ ai vi phạm đều phải xử lý theo pháp luật'
Hiện lại vừa phát hiện một loạt sai phạm mới của Formosa như chôn lấp chất thải ở Hà Tĩnh. Việc phát hiện cũng không phải do cơ quan nhà nước, khiến dư luận đặt câu hỏi liệu chính quyền địa phương không làm tròn trách nhiệm?
Trước hết là có phần của Formosa. Vì theo quy hoạch, cấp phép là họ phải có khu vực xử lý chất thải riêng. Lọt ra ngoài thì có thêm yếu tố nữa là một số cá nhân bên ngoài, tự ý thu gom, tự ý đưa về đổ chôn trong trang trại. Đó là vi phạm mà theo tôi phải xử lý nghiêm, cả bên phía chúng ta chứ không chỉ về phía chủ đầu tư.
Việc này cũng có một phần trách nhiệm của ngay chính xã đó, của chính quyền cấp huyện đó nữa, tất nhiên có cả cấp tỉnh. Tôi mấy hôm nay cũng vừa nghe thông tin ấy, nói thật là cũng rất bức xúc. Tự nhiên lại nghe đổ mấy xe mấy tấn ở đâu, không thể chấp nhận những hành vi như vậy.
Dù số lượng lớn hay nhỏ nhưng tính chất là tôi phản đối. Tôi đang đề nghị là phải xử lý nghiêm những hành vi này, và tiếp tục kiểm tra xem còn ở đâu nữa không.
Ý ông là nên mở rộng điều tra?
Nghĩa là tiếp tục rà soát, nếu có vi phạm tiếp thì không dừng lại như xử lý vừa qua mà xử lý nghiêm hơn để đảm bảo phát triển bền vững. Không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá, phải phát triển bền vững.
Có ý kiến rằng cộng dồn tất cả các hành vi vi phạm của Formosa từ xả thải đến chôn lấp thì cần xử lý trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và đối với Formosa?
Cái đó Chính phủ đã chỉ đạo và đang làm quyết liệt rồi, chứ có phải đến hôm nay ta mới bình luận đâu. Trung ương đã có chủ trương, Chính phủ và Thủ tướng đang làm quyết liệt và thực sự cả bộ máy đang vào cuộc. Theo tôi là đang làm hết sức nghiêm túc, khách quan, quyết liệt, và phải làm dứt điểm sớm, vì càng kéo dài thì không hay cho nhiều vấn đề.
Theo tôi, bất kỳ ai mà vi phạm thì phải xử lý theo pháp luật, bất kỳ tổ chức cá nhân nào.
Theo ông, trong vụ việc này có trách nhiệm của những ai?
Cái đó phải qua kiểm tra cụ thể của cơ quan chức năng, mình không thể phát biểu cảm tính được.
Chung Hoàng
Ông Võ Kim Cự trả lời báo chí vào sáng nay.
Ông Võ Kim Cự nói gì về ý kiến đề nghị xem xét tư cách ĐBQH?
Hoàng Đan |
Ông Võ Kim Cự đã có những trao đổi xung quanh một số ý kiến cho rằng nên xem xét trách nhiệm của ông, thậm chí là xem xét tư cách ĐBQH.
Tôi rất trăn trở...
Bên hành lang Quốc hội sáng nay, 25/7, đại biểu Quốc hội Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, hiện là Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam đã tiếp tục có những trao đổi với báo chí.
PV: Sau sự cố môi trường nghiêm trọng do Formosa xảy ra, vừa nguyên là lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vừa là ĐBQH, cá nhân ông thấy trách nhiệm của mình thế nào và ông mong muốn điều gì?
Ông Võ Kim Cự: Sự việc xảy ra rất đáng tiếc, tôi rất trăn trở khi sự việc xảy ra. Nó cũng là việc đột ngột, ngoài ý muốn, cũng để lại những hậu quả lớn cho bà con nhân dân về đời sống khó khăn, tâm tư, tình cảm bị ảnh hưởng.
Tôi cũng có những trăn trở vì bấy lâu nay định thực hiện mà chưa thự hiện được. Mong muốn đưa tập đoàn lớn như Formosa vào làm nghiêm túc như cam kết, ví dụ sẽ thay đổi được một vùng khó khăn, dân nghèo khổ.
Mong có một nguồn lực lớn cho dân có việc làm để thoát nghèo, phải có một cú hích, có công nghiệp làm nền tảng, chấm dứt cảnh sản xuất manh mún.
Mình cứ nghĩ nó sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực, không ngờ xảy ra những cái đáng tiếc như thế.
Thời gian đó, tôi cũng có trách nhiệm liên đới trong quá trình làm, nên tôi trăn trở và tôi nghĩ kể cả những người không phải trong cuộc cũng trăn trở vì đó là đồng bào của mình, chỉ có điều động cơ của chúng ta là động cơ tích cực chứ không phải tiêu cực, những cái xảy ra đã vi phạm cam kết luật môi trường của chúng ta, đó chính là thủ phạm và nguyên nhân.
Còn việc cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng theo trình tự, đúng theo Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Nghị định 108.
Khu kinh tế Vũng Áng là khu kinh tế nằm trong vùng đặc biệt khó khăn nên Thủ tướng có quyết định số 72, ban hành chính sách ưu đãi cho khu kinh tế này – một vùng đất khó khăn với bão lũ thường xuyên.
PV: Ông nói đúng quy trình nhưng khi thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vào cuộc thì lại phát hiện 53 sai phạm của Formosa, ông có thể nói gì điều này?
Ông Võ Kim Cự: 53 sai phạm đó là vi phạm về công nghệ môi trường chứ không phải sai phạm trong cấp phép đầu tư.
Trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư theo đúng các quy định của luật, trong đó có tiêu chí quy định ưu đãi về ngành chúng ta đang khuyến khích đầu tư như thép, cảng biển…
Đặc biệt, có 1 tiêu chí khiến Formosa được chọn là trong khi có dự án có 5.000 lao động thì dự án này có tới hàng vạn người lao động, nó lại nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn…
Việc cấp phép chúng nhận đầu tư là đúng trình tự. Trước khi nhà đầu tư yêu cầu xin đăng ký đầu tư đã có văn bản 323 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, giao cho Hà Tĩnh chỉ đạo khu kinh tế phối họp với các Bộ, ngành hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định hồ sơ.
Sau khi có ý kiến của tất cả các bộ ngành (hiện còn lưu giữ), Hội đồng thẩm định báo cáo lại với Thủ tướng, Thủ tướng có văn bản 869 đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư cho đơn vị này, theo Nghị định 108, Chính phủ ủy quyền hoàn toàn cho địa phương hết, nơi nào có khu kinh tế thì khu kinh tế cấp, nơi nào không có khu kinh tế thì tỉnh cấp.
Tỉnh đã báo cáo lại hết sức nghiêm túc, còn việc họ vi phạm thì đó là vấn đề môi trường. Về mặt quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng nhưng thực thi của Formosa là vi phạm.
Vi phạm này chúng ta đã và đang xử, chúng tôi đang kiến nghị xử lý nghiêm, kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu thay đổi công nghệ, thiết bị, nếu không ta kiến nghị dừng, thu giấy chứng nhận đầu tư, phạt yêu cầu bồi thường lại toàn bộ môi trường cho chúng ta. Đó thuộc hoàn toàn thẩm quyền của chúng ta.
Mọi điều kiện đều trong tầm kiểm soát của chúng ta, chỉ tiếc là hậu quả gây ra gây tâm tư cho bà con, nhưng Chính phủ đã phần nào khắc phục, hỗ trợ ngay khi Formosa chưa bồi thường. Mong bà con ổn định đời sống sớm, trở lại bình thường
PV: Quá trình cấp phép phải qua nhiều bước, nhiều cơ quan, vậy tạo sao với dự án lớn như Formosa mà chỉ trong vài tháng đã hoàn thành xong việc cấp phép. Liệu có sự ưu ái đặc biệt nào cho Formosa?
Ông Võ Kim Cự: Không thể có sự ưu ái đặc biệt nào, phải làm đúng luật, đúng trình tự, đúng bước đi theo quy định của pháp luật chứ không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào: đúng Nghị định 108, đúng Luật Đầu tư, đúng theo quy định của Chính phủ.
Có ý kiến lại bảo kéo dài quá cũng có vấn đề, chúng ta đang cải cách mạnh mẽ nền hành chính. Chúng ta không rút ngắn thời gian, không bỏ qua, các trình tự vẫn đủ, ý kiến của các Bộ, ngành liên quan đầy đủ.
PV: Sau khi có đầy đủ ý kiến theo quy định của luật thì Thủ tướng có có ý kiến đồng ý. 6 tháng mà hoàn thành việc cấp phép cho 1 dự án lớn như Formosa có quá nhanh và vội vàng?
Ông Võ Kim Cự: Không, nhanh hay không còn phụ thuộc vào chất lượng của hội đồng thẩm định, có khi người ta làm việc tăng thời gian, tăng năng suất, có phương pháp làm việc tốt hơn nên đảm bảo điều kiện.
PV: Hiện nay lại phát hiện ra hàng loạt sai phạm của Formosa khi chôn lấp chất thải trên địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh, nhưng phát hiện cũng không phải do cơ quan Nhà nước. Có phải cơ quan Nhà nước ở địa phương chưa làm tròn trách nhiệm?
Ông Võ Kim Cự: Trước hết có phần của Formosa vì quy định là có phần xử lý thải riêng, còn có thêm vài yếu tố như tự ý thu gom, tự ý chôn lấp trong trang trại, phải xử lý nghiêm. Phải xử lý nghiêm cả bên phía chúng ta. Cũng có phần trách nhiệm của ngay chính quyền cấp xã, cấp huyện, cả cấp tỉnh.
Nghe thông tin ấy tôi thấy rất bức xúc. Đổ mấy trăm tấn chất thải là không thể chấp nhận được, tôi đề nghị xử lý nghiêm những hành vi này và tiếp tục rà soát xem còn ở đâu không, nếu vi phạm tiếp thì không dừng lại ở xử lý hậu quả mà phải xử lý nghiêm hơn, để đảm bảo phát triển bền vững chứ không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá.
PV: Theo ông có cần mở rộng điều tra, kể cả xử lý hình sự đối với các cá nhân và thậm chí Formosa?
Ông Võ Kim Cự: Chúng ta đã chỉ ra và đang làm quyết liệt. Trung ương, Chính phủ, các bộ ngành đang vào cuộc, làm việc nghiêm túc, khách quan, quyết liệt, nhưng cần dứt điểm sớm, kéo dài không hay cho nhiều vấn đề, xử lý không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào.
Chúng tôi không né tránh...
PV: Từng là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, sự cố xảy ra từ tháng 4 mà mãi đến giờ, ông mới gặp gỡ báo chí?
Ông Võ Kim Cự: Trước đó có vài anh em có gọi điện, khoảng ngày 16-19/7 chúng tôi đang tập trung cho Đại hội Liên minh HTX VN, chúng tôi không né tránh, không đùn đẩy gì cả, không ai yêu cầu tôi gặp báo chí cả, bản thân tôi rất muốn gặp chứ không phải sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội.
Kể cả ngày nghỉ anh em báo chí gặp tôi cũng sẵn sàng. Chủ tịch Quốc hội cũng chưa gọi cho tôi. Tôi muốn gặp báo chí để thông tin đầy đủ. Né tránh để bưng bít thông tin là không được.
PV: Vừa qua dư luận quy trách nhiệm cho ông và có ý kiến đề nghị xem xét tư cách ĐBQH của ông. Ông nghĩ sao?
Ông Võ Kim Cự: Tôi chưa nghe ai nói và không nghĩ thế. Vấn đề xử lý đối với Formosa tôi đang kiến nghị xử lý nghiêm túc và nếu không đúng cam kết thì ta phải xử lý rõ ràng, thậm chí đình chỉ hoạt động. Theo tôi, phải kiên quyết theo quy định của pháp luật.
theo Trí Thức Trẻ
Dân trí Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay 25/7, ông Võ Kim Cự - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khẳng định việc cấp phép đầu tư cho Fomorsa 70 năm là đúng quy định của pháp luật. Việc xem xét, cấp phép đầu tư cho Formosa chỉ trong thời gian 6 tháng cũng "không có vấn đề gì" (!).
Ông Võ Kim Cự khẳng định cấp phép cho Formosa 70 năm là đúng (?!)
Dân trí Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay 25/7, ông Võ Kim Cự - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khẳng định việc cấp phép đầu tư cho Fomorsa 70 năm là đúng quy định của pháp luật. Việc xem xét, cấp phép đầu tư cho Formosa chỉ trong thời gian 6 tháng cũng "không có vấn đề gì" (!).
>> Chủ tịch Quốc hội: “Quốc hội đang giám sát chặt chẽ Formosa”
>> Vụ cho Formosa thuê đất 70 năm: Ông Võ Kim Cự luôn né tránh báo chí
Ông Võ Kim Cự trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay 25/7 (Ảnh: Thế Kha)
"Mọi điều kiện trong tầm kiểm soát của chúng ta"
- Tại sao phải tới khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng sẽ nhắc nhở ông về việc gặp gỡ báo chí, trả lời thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến Formosa thì ông mới đồng ý trả lời?
- Không phải. Ngày 16, 17, 18/7 chúng tôi tập trung chuẩn bị cho Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Tôi luôn sẵn sàng chứ không né tránh, đùn đẩy gì cả, cũng như không ai yêu cầu tôi phải gặp báo chí cả. Tôi rất muốn gặp, rất thoải mái, muốn gặp đông hơn nữa, kể cả ngày nghỉ.
Chủ tịch Ngân chưa gặp tôi. Tôi muốn gặp báo chí để chia sẻ thông tin chính thống, nói đầy đủ. Mình không thể né tránh. Tôi rất tin báo chí có lương tâm, nghề nghiệp, trách nhiệm để ổn định, xây dựng, phát triển. Mình bưng bít thông tin là không được.
- Đến giờ ông vẫn khẳng định việc cấp phép đầu tư cho Formosa 70 năm là đúng quy định?
- Chúng tôi làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư và trình tự của tôi là đúng, nghiêm túc, theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Nghị định 108 của Chính phủ. Thời điểm đó Chính phủ đã có công văn 869 đồng ý cấp phép. Cùng thời gian đó, Thủ tướng đã có văn bản 926 đồng ý cấp phép 70 năm, nên tôi cho rằng việc cấp phép phù hợp với luật pháp của chúng ta.
Khu kinh tế Vũng Áng nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, bão lũ thường xuyên, đời sống người dân nghèo nàn. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 72 vừa thành lập khu kinh tế vừa ban hành nhiều chính sách ưu đãi khác.
- Thưa ông, thời điểm Thanh tra Chính phủ phát hiện việc cấp phép 70 năm cho Formosa chưa hề báo cáo và có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó Hà Tĩnh mới tìm cách để hợp thức hóa sai phạm này. Vậy làm sao nói là đã làm đúng quy định được?
- Chính phủ đã có văn bản 926 rồi. Tôi đã trả lời rồi.
- Đúng quy trình nhưng tại sao vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn phát hiện tới 53 sai phạm?
- Đó là những sai phạm về mặt công nghệ môi trường chứ không phải trong giấy phép đầu tư. Khác nhau hoàn toàn.
Trình tự để làm thủ tục cấp chứng nhận đầu tư theo Nghị định 108, Quyết định 72, Điều 34 của Luật Đầu tư và đúng với điều 67 của Luật Đất đai và đặc biệt trong Nghị định 108 về tiêu chí các nhà đầu tư được ưu đãi: Một là đầu tư vào lĩnh vực ngành mà chúng ta đang thiếu, ví dụ như thép vào thời điểm 2007 - 2008 đang rất cần thiết. Thứ hai là tiền, thứ ba là cảng biển. Chúng ta chưa có cảng biển nào cho tàu 20 - 30 vạn tấn. Đặc biệt có một tiêu chí nữa, đây là dự án cần tới hàng vạn lao động.
Khi nhà đầu tư đăng ký, có văn bản số 323 của Thanh tra Chính phủ, đồng ý chủ trương và giao cho Hà Tĩnh chỉ đạo khu kinh tế, phối hợp với các bộ ngành hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định hồ sơ. Sau khi có ý kiến tất cả các bộ ngành, tất cả hiện nay còn lưu giữ hết, báo cáo lại với Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng đã có văn bản 869 đồng ý chấp thuận cấp chứng nhận đầu tư.
Theo Nghị định 108, Chính phủ uỷ quyền toàn bộ cho địa phương. Việc họ vi phạm như phóng viên nêu là về môi trường. Về mặt quản lý nhà nước, các cơ quan có chức năng được quy định của Nghị định 108 cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng đắn. Theo luật không bị sai, nhưng thực thi của chủ đầu tư Formosa là vi phạm. Ta đã và đang xử. Chúng tôi đang đề nghị xử lý nghiêm túc, tiếp tục giám sát chặt chẽ.
Formosa không thực hiện nghiêm như ta yêu cầu: Thay đổi công nghệ, thay đổi thiết bị thì ta kiến nghị thực hiện nghiêm túc hơn, có thể dừng, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, bồi thường toàn bộ, trả lại mặt bằng bình thường như trước đây.
Tôi cho rằng việc này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của chúng ta. Đất của chúng ta, luật của chúng ta, mọi điều kiện trong tầm kiểm soát của chúng ta.
Hậu quả diễn ra, Chính phủ, địa phương tích cực chủ động làm trước khi Formosa chưa đền bù. Nay buộc họ đền bù theo cam kết, ưu tiên cho bà con ổn định đời sống, đồng thời bảo đảm khu vực này cả về lâu dài.
"Không có gì ưu ái đặc biệt đối với Formosa"
- Nhưng thưa ông sự việc của Formosa đã cho thấy thiếu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phương?
- Tôi biết Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra mấy lần và đã báo cáo với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cơ quan cấp phép về đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Họ vừa thẩm định, vừa cấp phép và có trách nhiệm hậu kiểm sau này.
Đối với cơ quan địa phương có phần trách nhiệm trên địa bàn. Tôi hỏi lại thì anh em trao đổi lại rằng họ đã qua mấy lần kiểm tra, kết nối giữa quan trắc với Tổng cục Môi trường có vấn đề kỹ thuật nào đấy. Địa phương có phần trách nhiệm ở đây.
- Rõ ràng năng lực kiểm soát các vấn đề môi trường đối với Formosa chưa đạt yêu cầu?
- Đó là thiết bị công nghệ, không phải do con người.
- Tại sao Hà Tĩnh lại chọn Formosa – một tập đoàn có nhiều tai tiếng về gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nước trên thế giới - chứ không phải nhà đầu tư khác?
- Có hai nhà đầu tư nhưng cân nhắc kỹ lưỡng, thực chất là chấm điểm, nhà đầu tư nào cao điểm hơn, đạt cả về kinh tế, quy mô, đặc biệt đến mỏ, khoáng sản, thì được chọn.
- Thưa ông, thông thường quy trình cấp phép đầu tư cho những dự án lớn như thế này phải qua rất nhiều bước, nhiều cơ quan thẩm định nhưng tại sao với Formosa lại chỉ trong vài tháng đã hoàn thành cấp phép? Có ưu ái gì đặc biệt chăng?
- Làm đúng luật, đúng trình tự, đúng quy trình luật pháp, không rút ngắn thời gian, không bỏ qua bất kỳ quy trình nào, không có gì ưu ái đặc biệt. Trình tự đủ, ý kiến bộ ngành liên quan đầy đủ. Thủ tướng đã đồng ý thì tiến hành cấp chứng nhận đầu tư.
- Trong 6 tháng cấp phép đầu tư có quá nhanh không?
- Nhanh chậm không quan trọng mà quan trọng là chất lượng, trách nhiệm của hội đồng thẩm định ấy. Có khi người ta làm việc tăng thêm thời gian, thêm năng suất, có những phương pháp làm việc tốt hơn bảo đảm điều kiện.
- Về mặt công nghệ, luật cho phép Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản quyết định dùng công nghệ nào?
- Quy định ở Việt Nam là địa phương giải phóng mặt bằng, tổng hợp lại thông tin. Nói là Khu kinh tế cấp nhưng nhất thiết phải có ý kiến của bộ ngành, Trung ương chứ tỉnh không thể tự quyết định được. Và lại có quy định phân cấp, toàn bộ vấn đề thiết kế cơ sở, thiết bị công nghệ thì Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp kiểm tra, có văn bản thì bên nhà đầu tư mới thực hiện. Tỉnh không có quyền và không làm được.
- Vừa qua tiếp tục phát hiện việc chôn lấp chất thải của Formosa trên địa bàn Hà Tĩnh có rất nhiều vấn đề vi phạm. Phải chăng chính quyền địa phương đã không làm tròn trách nhiệm?
- Trước hết có phần lỗi của Formosa bởi vì quy định trong quy hoạch đã có khu vực xử lý chất thải riêng. Nếu lọt ra thì có thêm trách nhiệm nữa. Đó là một số cá nhân của mình bên ngoài, tự ý thu gom, tự ý đưa về chôn lấp trong trang trại. Đó là vi phạm mà theo tôi phải xử lý nghiêm, cả bên phía chúng ta.
Có phần trách nhiệm trên địa bàn xã, huyện và cấp tỉnh. Mấy hôm nay tôi đã nghe thông tin, đổ mấy xe, mấy chục tấn ở đâu... rất bức xúc. Không thể chấp nhận được hành vi như vậy. Dù số lượng lớn hay nhỏ tôi đều phản đối và đề nghị xử lý nghiêm để nghiêm túc kiểm tra tiếp.
- Theo ông nên mở rộng điều tra việc xả thải, xử lý chất thải của Formosa?
- Cần tiếp tục rà soát, nếu vi phạm tiếp thì không dừng lại ở xử lý hậu quả mà tiếp tục xử lý nghiêm, bảo đảm phát triển bền vững. Không thể phát triển bằng mọi giá
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (ghi)
Bộ TN-MT từng thanh tra Formosa
TTO - Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) từng thanh tra công tác chấp hành bảo vệ môi trường của Formosa (ngày 22-1-2016) và xác định Formosa không có vi phạm về môi trường.
Thông tin trong kết luận thanh tra này cho biết tại thời điểm thanh tra, Formosa đang vận hành thử nghiệm nhà máy điện - tổ hợp đốt than số 1 (công suất 150MW) và trạm xử lý nước thải công nghiệp thuộc nhà máy gang thép. Formosa cũng đưa 2 (bến S1, W1) trong số 13 bến của cảng Sơn Dương vào vận hành từ
tháng 4-2015.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ
TN-MT Trần Hồng Hà báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua thanh tra phát hiện Formosa có 53 vi phạm, trong đó nguy hiểm nhất là việc Formosa tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc từ dập cốc khô sang dập cốc ướt.
Đây chính là kết quả thanh tra của liên bộ với hàng trăm nhà khoa học tham gia thực hiện thanh tra, kiểm tra Formosa sau vụ cá chết từ ngày 3-5-2016.
Kết luận thanh tra dài ba trang của Tổng cục Môi trường (ngày 22-1-2016) nêu Formosa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ đúng quy định; được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải; đã lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo quy định; được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; có lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình UBND tỉnh phê duyệt.
“Về tình hình quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, Formosa xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải. Sau khi có kết quả thanh tra, Formosa đã khắc phục các tồn tại như phân loại chất thải nguy hại, khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại của công ty được gắn biển cảnh báo, dán nhãn chất thải nguy hại theo quy định, chuyển giao chất thải nguy hại cho Công ty CP môi trường và xử lý rác thải An Dương để chuyển đến Công ty URENCO-10 xử lý” - kết luận thanh tra nêu.
Đáng lưu ý, kết luận thanh tra của Tổng cục Môi trường nêu trong tháng 4 và tháng 5-2015, Formosa để xảy ra sự cố tràn dầu liên tiếp nhưng kết luận chỉ nhắc qua. Số nước nhiễm dầu lên tới hơn 1.062 tấn cũng chỉ được nhắc là chuyển giao cho Công ty CP môi trường và xử lý rác thải An Dương để vận chuyển đến URENCO-10 xử lý.
Ngay nơi lưu giữ phế liệu thuộc khu vực thi công cảng Sơn Dương, dù trong kết luận thanh tra nêu Formosa để chất thải nguy hại lẫn với chất thải thông thường nhưng không nêu đây là vi phạm. Đối với việc chưa đăng ký bao bì bằng kim loại, bao bì bằng nhựa nhiễm thành phần nguy hại trong sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, kết luận chỉ nhắc chung chung và đề nghị thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường.
Về chất thải rắn thông thường, kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường cho biết tại thời điểm thanh tra, Formosa chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, trung bình khoảng 63,4 tấn/tháng, được thu gom và chuyển giao cho Công ty CP TVXD - quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh xử lý. Đây cũng chính là công ty vừa bị phát hiện chôn lấp 267 tấn chất thải của Formosa trong trang trại.
XUÂN THÀNH - XUÂN LONG
TIN LIÊN QUAN
- Ông Võ Kim Cự: Không đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa
- Ông Võ Kim Cự tái cử Chủ tịch Liên minh HTX
- Bầu nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự vào chức vụ mới
- Đoàn công tác đặc biệt giám sát Formosa 3 năm
- Sẽ làm việc với Hà Tĩnh về hậu thanh tra Formosa
- Đại biểu QH muốn giám sát Formosa
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà ủng hộ QH giám sát Formosa
- Vụ Formosa xả thải: Cử tri muốn làm rõ trách nhiệm
- Từ vụ Formosa, rà soát đánh giá môi trường các dự án lớn
- 146 tấn chất thải nguy hại Formosa vẫn ở Hà Tĩnh
- 'Không ai táng tận lương tâm xả nước phi tang chất thải Formosa'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét