Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Khó tin quá trình chọn người "hầu hạ" của Hoàng đế Trung Hoa

Trần Quỳnh | 

Khó tin quá trình chọn người "hầu hạ" của Hoàng đế Trung Hoa

Thị tẩm, sủng hạnh, lâm hạnh đều là từ ngữ dùng để chỉ việc cung tần, mỹ nữ phục vụ chuyện chăn gối cho đế vương Trung Hoa xưa.

Nhắc tới hậu cung đông đảo của vua chúa Trung Hoa xưa, văn nhân cổ đại thường miêu tả bằng cụm từ "tam cung lục viện", "ba ngàn mỹ nữ".
Cũng bởi tần phi quá nhiều, đế vương lại chỉ chọn số ít, nên xung quanh việc thị tẩm (tạm hiểu là quan sát, ngắm nghía) của nhà vua thường có những bí mật khiến hậu thế không khỏi ngỡ ngàng.
Thị tẩm - "canh bạc" của cung tần mỹ nữ
Xúc xắc vốn là công cụ đánh bạc phổ biến từ thời xưa. Nhưng ít ai biết rằng, đồ vật bé nhỏ này đã từng có thời được dùng để quyết định việc thị tẩm của vua chúa.
Trong những năm Khai Nguyên dưới thời nhà Đường, xúc xắc đóng vai trò là "bà mối" của các phi tần nơi hậu cung. Lý do là bởi Hoàng đế không thích vì việc thị tẩm mà hao tâm tốn sức, liền cho các cung phi đổ xúc xắc để quyết định người được sủng hạnh.
Khó tin quá trình chọn người hầu hạ của Hoàng đế Trung Hoa - Ảnh 1.
Sau này, Hoàng đế phong lưu nổi tiếng Đường triều là Lý Long Cơ dùng phương pháp chọn lựa có tên là "điệp hạnh", cách thức thực hiện cũng không khác nhiều so với việc đổ xúc xắc. (Tranh minh họa).
Mặc dù lấy tên gọi hoa mỹ là "điệp hạnh", nhưng thực chất Lý Long Cơ chọn người thị tẩm bằng cách rất đơn giản:
Các phi tần trong cung cài hoa tươi lên đầu, sau đó người hầu của nhà vua sẽ thả bướm. Con bướm này đậu vào đóa hoa trên đầu ai thì người đó sẽ được Hoàng đế lâm hạnh.
Chưa dừng lại ở đó, Đường Huyền Tông còn nghĩ ra chiêu trò "đầu tiễn đổ tẩm". Theo đó, nhà vua sẽ ngẫu hứng ném một đồng tiền để các phi tần tranh nhau nhặt. Ai nhặt được đồng tiền ấy sẽ may mắn được Hoàng đế sủng hạnh một đêm.
Giống như việc tung xúc xắc, "điệp hạnh", "đầu tiễn đổ tẩm", những phương pháp lựa chọn như "huỳnh hạnh" (bắt đom đóm), "hương hạnh" (bắt túi thơm) cũng có bản chất tương tự.
Đó vốn là những cách thức chọn lựa có tính may rủi. Tuy nhiên, nhiều mỹ nhân ôm mộng đổi đời lại không chấp nhận xuôi theo số mệnh, liền dùng đủ mọi thủ đoạn để có được ân sủng của Hoàng đế.
Tống Văn Đế của Nam triều năm xưa từng dùng phương thức "dương xe vọng hạnh" để chọn mỹ nữ hầu hạ chuyện giường chiếu cho mình.
Khó tin quá trình chọn người hầu hạ của Hoàng đế Trung Hoa - Ảnh 2.
"Dương xa vọng hạnh" thực hiện bằng việc Hoàng đế sẽ cưỡi xe do dê kéo đi khắp hậu cung, chiếc xe dừng ở trước cửa cung của phi tần nào thì nhà vua qua đêm ở đó. (Tranh minh họa).
Bấy giờ, Văn Đế có phi tần Phan Thục phi vốn là người nhiều tâm kế. Để độc chiếm ân sủng của nhà vua, vị phi tần này đã thu hút xe dê bằng cách trồng trúc và rắc nước muối trước cửa cung.
Ngửi hai món khoái khẩu này, con dê kéo xe của Hoàng đế liên tục chạy thẳng tới của cung của Phan Thục phi. Văn Đế cũng vì vậy mà thường xuyên sủng hạnh nàng.
Nhận được ân trạch của Hoàng đế ắt sẽ có cơ hội đổi đời chỉ sau một đêm. Bởi vậy, không ít mỹ nữ, cung tần trong hậu cung ôm mộng "hóa phượng hoàng", tìm đủ mọi cách để tiếp cận nhà vua.
Năm xưa, Lý Thần phi của Tống Chân Tông vốn chỉ là một cung nữ hầu hạ Thái hậu. Có lần, Hoàng đế tới thỉnh an Thái hậu, đúng lúc muốn rửa tay, Lý thị liền tận dụng cơ hội này bưng nước tới.
Chân Tông thấy cung nữ bỗng dung đỏ mặt liền hỏi thăm. Lý thị nhân cơ hội đó kể về việc nàng nằm mộng thấy mình sinh con trai cho Hoàng đế.
Nối dõi tông đường là việc hệ trọng, hơn nữa Chân Tông lúc đó đang lo lắng vì chưa có con trai. Quả nhiên sau khi nghe xong câu chuyện, Hoàng đế mừng như bắt được vàng, nạp Lý thị vào hậu cung.
Từ ngày ấy, vận mệnh của Lý thị chẳng khác nào "một bước lên trời". Một năm sau đó, nàng sinh hạ con trai. Vị Hoàng tử ấy sau này chính là Tống Nhân Tông.
Nếu tự mình tranh sủng không được, nhiều vị phi tần sẽ tận dụng gia thế và các mối quan hệ khác để nhờ người tiến cử mình với Hoàng đế.
Sinh thời, Tống Huy Tông có hai sủng phi là Kiều Quý phi và Vi phi. Ít ai biết rằng, hai mỹ nhân này từng kết nghĩa chị em và hẹn ước rằng ai được Hoàng đế sủng hạnh trước thì sẽ tiến cử người còn lại.
Sau này, Kiều Quý phi may mắn được Huy Tông ân sủng, quả nhiên không quên hẹn ước năm xưa, liền tiến cử Vi phi với Hoàng đế.
Con đường gian nan để đến với long sàng
Hậu cung của đế vương các triều đại đều có một nơi gọi là Kính Sự phòng. Cơ quan này chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ, chuyên phụ trách ghi chép, quản lý việc thị tẩm cung tần của nhà vua.
Mỗi lần có phi tần được sủng hạnh, thái giám của Kính Sự phòng đều ghi chép cẩn thận ngày tháng để đối chiếu, nghiệm chứng nếu vị phi tần ấy có diễm phúc mang long thai.
Sử sách ghi lại, quá trình chuẩn bị cho việc thị tẩm của phi tần cổ đại hết sức công phu và phức tạp.
Theo chế định của Thanh triều, vào thời gian sau bữa tối của mỗi ngày, thái giám Tổng quản sẽ dâng lên cho Hoàng đế một khay đựng các khối kim bài khắc tên những phi tần trong hậu cung.
Tuy vậy, việc lật thẻ bài hay không còn phụ thuộc vào tâm trạng của Hoàng đế. Nếu nhà vua không có hứng thú thị tẩm, khay kim bài ấy liền đặt về chỗ cũ. Ngược lại, nhà vua muốn sủnghạnh phi tần nào sẽ lật thẻ bài có tên mỹ nữ ấy.
Khó tin quá trình chọn người hầu hạ của Hoàng đế Trung Hoa - Ảnh 3.
Cung phi may mắn được Hoàng đế lựa chọn sẽ phải chuẩn bị tắm rửa, trang điểm kỹ càng, sau đó khỏa thân và được cuốn trong chăn. (Ảnh: phim Hậu cung Chân Hoàn truyện).
Tới giờ thị tẩm, thái giám sẽ cõng vị phi tử trong chăn chuyển tới "long sàng" của Hoàng đế. Từ cổ chí kim, việc quay lưng với đế vương bị coi là hành động bất kính. Ngay tới phi tần, sủng thiếp cũng không là ngoại lệ.
Bởi vậy, đứng trước long sàng, phi tần chỉ có cách bò lên giường, chui vào chăn để tránh phạm thượng. Lúc bấy giờ, Hoàng đế đã nằm sẵn trên giường, chăn đắp đến đầu gối, để lộ phần chân. Phi tử hầu hạ nhà vua cũng sẽ bắt đầu từ phần chân trước.
Sau khi lâm hạnh xong, các nàng lại phải bò giật lùi xuống giường, cuốn mình vào chăn để các thái giám đưa về cung của mình. Trong suốt thời gian Hoàng đế và phi tử giao hoan, Tổng quản thái giám sẽ túc trực bên ngoài "quỳ gối chờ lệnh".
Sau đêm ấy, nếu nhà vua nói "không lưu", thái giám tổng quản sẽ ấn và huyệt sau cổ của phi tần vừa rồi, khiến "long tinh" chảy ra khỏi thân thể.
Ngược lại, nếu Hoàng đế muốn "lưu" thai rồng, vị phi tử đó sẽ coi như may mắn được mang long ân. Ngày giờ thị tẩm cũng được Kính Sự phòng viết lại cẩn thận để đối chiếu sau này.
theo Trí Thức Trẻ

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch có nhiều BT có năng khiếu làm "diễn viên hài"...

Hài hước : Bộ trưởng Bộ Thể thao Văn hóa và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn Quốc hội...bằng chọc cười



Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Không làm tốt bóng đá là có tội với dân, với nước
Đoàn Dự | 


Bộ trưởng: Không làm tốt bóng đá là có tội với dân, với nước

Vượt lên những tranh luận xung quanh lá đơn khiếu nại của gần 100 cựu danh thủ, cựu trọng tài Việt Nam, những lời Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói thật sự gây ấn tượng mạnh.

Sếp VFF bóc mẽ "Đơn gửi lên Bộ trưởng"




Mới đây, trong buổi giao ban thường kỳ của lãnh đạo Bộ VHTTDL với lãnh đạo các đơn vị thuộc bộ, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có những lời tâm huyết về bóng đá Việt Nam:
"Nói đến thể thao không thể không nói đến bóng đá vì đây là môn thể thao được đông đảo người hâm mộ, nhân dân yêu thích. Thế nhưng tại sao cho đến giờ bóng đá vẫn chưa đáp ứng được lòng mong mỏi ấy, vẫn khiến người hâm mộ phải buồn lòng?
Bộ và Tổng cục TDTT là cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về bóng đá nói riêng và TTVN nói chung. Để bóng đá tồn tại những vấn đề như hiện nay có phần trách nhiệm của chúng ta".
"Bóng đá Việt Nam phải được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, dựa trên nền tảng văn hóa và đạo đức sao cho đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân, người hâm mộ.
Nếu làm không tốt thì chúng ta có tội với nhân dân, có tội với đất nước. Đừng để lãng phí bất cứ một giờ, một phút nào nữa, hãy hành động vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam nói riêng và TTVN nói chung".
Bộ trưởng: Không làm tốt bóng đá là có tội với dân, với nước - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện
Trước những lời chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện được Báo Văn Hóa đăng tải, ông Trần Song Hải, một CĐV bóng đá Việt Nam nổi tiếng cho biết:
"Tại sao chúng ta không cầu cạnh, nộp đơn lên Tổng cục? Vì nộp nhiều rồi không ai xem xét. Rồi ông Lê Hoài Anh nói sẵn sàng đối thoại, nhưng sau đâu vào đó, viện vào vấn đề hiểu khác nhau, các anh không chịu lắng nghe… thì người ta bức xúc, gửi lên Bộ trưởng thôi.
Mà họ gửi lên Bộ trưởng là vì còn tin Bộ trưởng, vào lời hứa của Bộ trưởng. Tin vào nỗ lực muốn cải cách bóng đá Việt Nam. Ông ấy đã phát biểu 1 câu làm NHM bóng đá rất sướng:
"Không làm bóng đá tốt là có tội với nhân dân". Một câu đơn giản mà rất hợp lý, nhân văn".
Trước đó, Ủy viên VFF Nguyễn Lân Trung từng chia sẻ:
"Người viết đơn ấy là Trần Song Hải, tôi lạ gì, đó là ai thì mọi người phải biết (một CĐV bóng đá lâu năm). Thế nên tôi không quan tâm. Toàn nói những chuyện cũ, như 1 ông chủ nhiều đội bóng. Rồi chuyện trọng tài xong rồi cũng nói lại.
Cả chuyện sức khỏe của Chủ tịch nữa, nói thật là thiếu nhân văn. Nhiều chuyện ừ thì cũng có phần đúng, chúng tôi cũng đều biết nhưng cách đề cập không hay ho chút nào".
Bộ trưởng: Không làm tốt bóng đá là có tội với dân, với nước - Ảnh 2.
Ủy viên VFF Nguyễn Lân Trung
Khi biết điều này, ông Trần Song Hải rất bức xúc:
"Mình không phải người viết lá đơn đó. Còn nội dung lá đơn phản ánh quan điểm người viết.
Quan điểm của mình là 1 doanh nhân, làm việc với nhiều đối tác, nhiều đối tác rất quan trọng của Bộ Quốc Phòng thì khi họ nói mình viết là đơn đó, cảm thấy phật ý.
Ông Trung dùng những từ ngữ đọc vào mình thấy bị xúc phạm".
Trước đó, ông Trần Song Hải là một trong những người chia sẻ lá đơn kiến nghị của các cựu danh thủ, cựu trọng tài gửi Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện lên mạng xã hội. Vì thế đã gây ra hiểu nhầm.
"Rất chân thành, khi đăng lá đơn lên là để anh em cùng chia sẻ có những cựu cầu thủ người ta đang rất tâm tư, bức xúc với bóng đá Việt Nam. Giống bản thân mình cũng bức xúc.
Còn nội dung thư đó, nó chỉ đề cập các vấn đề nhỏ, ở vài khía cạnh nào đó, nó hơi cá nhân 1 chút. Mình có đồng thuận hay không? Nếu gửi cho Bộ trưởng thì nên chuẩn bị nội dung bài bản hơn, sâu sắc hơn, nói về các vấn đề lớn hơn.
Nhưng việc Bộ trưởng đã có phản hồi, đọc lá đơn đó, rồi thu xếp 1 cuộc họp, đó là thành công của việc kiến nghị. Tinh thần của lá thư đó đã đạt được.
Mình mong mọi người chuyển được cho Bộ trưởng làm sao thay đổi nền bóng đá".
Bộ trưởng: Không làm tốt bóng đá là có tội với dân, với nước - Ảnh 3.
CĐV Trần Song Hải (đứng giữa)
Về việc nhiều người phản bác ý kiến cho rằng bóng đá Việt Nam đã "chạm đáy", ông Hải chốt lại vấn đề:
"Có rất nhiều Ủy viên VFF, cũng như người đang nằm trong thành phần lãnh đạo CLB, cầu thủ bóng đá… họ không đồng ý bóng đá VN đang nằm ở dưới đáy.
Điều đó là dễ hiểu vì quyền lợi của họ trong tổ chức đó, làm gì có ai thừa nhận nó xấu, tệ.
Còn để đánh giá chất lượng, vị thế bóng đá Việt Nam, phải là CĐV, khán giả, khách hàng – thượng đế của bóng đá VN.
Còn người trong cuộc tự đánh giá, chống chế thì rất dễ hiểu. Nhưng nếu VFF làm tốt, chúng ta nói xấu thì ai tin? Không.
Còn VFF thế nào, có xấu, có nát, có tệ thật không? Bạo lực sân cỏ có không? Trọng tài thổi loạn có không? Chính VFF là vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp nhiều nhất…".
theo Trí Thức Trẻ

TRÒ CHUYỆN VỚI CON TRAI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP ĐẦU TIÊN: LS VỤ TRỌNG KHÁNH

 


25/02/2016 05:25 GMT+7
TTCT - Cuốn sách mới ấn hành Luật sư Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên cho thấy đất nước vừa có độc lập đã lo xây dựng ngay một nhà nước pháp quyền với tư tưởng rất hiện đại. Cuốn sách còn cho thấy một trí thức... sống lạ với câu hỏi đến hôm nay vẫn khó giải đáp hết được: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”. 
Người trí thức giữ mình bằng liêm chính và tự trọng
Ông Vũ Trọng Khải -Ảnh nhân vật cung cấp
Cuộc trò chuyện với PGS-TS Vũ Trọng Khải - con trai vị bộ trưởng này - hé lộ nhiều điều.
Cha: Phấn đấu xây dựng nền móng nhà nước pháp quyền 
Chỉ trong 181 ngày soạn 30 sắc lệnh, tức là cứ sáu ngày một cái. Ông cũng viết phần quan trọng và chấp bút cuối cùng bản dự thảo Hiến pháp 1946. Khi làm cuốn sách về ông, anh có để ý bối cảnh nào khiến ông làm việc với tốc độ kinh khủng, khó ai làm được như vậy?

- Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hải Phòng được ba ngày thì cha tôi được mời làm bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Lúc đó vì chưa có Hiến pháp nên việc quản lý đất nước bằng sắc lệnh, chúng ta chưa thể có ngay hệ thống các bộ luật cho cả nước nhưng không thể để đất nước không có luật pháp dù chỉ một ngày.
Tình thế khẩn cấp ấy khiến cha tôi tranh thủ ý kiến của nhiều trí thức - luật gia nổi tiếng và đã làm được việc Cụ Hồ và Chính phủ giao. Đó là ban hành các sắc lệnh làm nền tảng cho nền tư pháp nói riêng và luật pháp nói chung của thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngoài tái hiện cuộc đời của cha anh, cuốn sách được nhiều người chú ý vì những tư tưởng rất hiện đại về nhà nước pháp quyền và về vai trò người trí thức với dân tộc. Theo anh, những sự kiện nào trong sách đem lại ấn tượng đó?
- Có một cuộc “bút chiến” giữa cha tôi và nhà báo Quang Đạm đăng trên báo Sự Thật những năm 1948-1949 về vấn đề tư pháp, cho thấy những suy nghĩ tiến bộ để mở rộng tư tưởng pháp lý dân chủ của nước nhà. Theo GS Trần Đình Bút thì “những kinh nghiệm về pháp lý từ những năm đầu của thể chế Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn còn có giá trị thời sự”.
Về vai trò người trí thức, những tấm gương rời bỏ cuộc sống sung sướng tham gia kháng chiến ở nước ta có nhiều rồi. Cha tôi cũng vậy, đời ông nhiều biến động, ông làm thị trưởng Hải Phòng, tham gia phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) năm 1946, rồi làm bộ trưởng...
Công việc gì, ở đâu, gian khổ mấy ông cũng vẫn giữ phẩm cách người trí thức tự trọng và dấn thân. Có lẽ đặc tính ấy khiến thường đi đến một nhận định “đất nước trong thời kỳ thịnh vượng bao giờ cũng đều do những người thuộc tầng lớp tinh hoa nhất của dân tộc lãnh đạo”.
Luật sư Vũ Trọng Khánh làm bộ trưởng có 181 ngày, rồi từ một bộ trưởng, thị trưởng thành phố lớn cuối cùng ông lại về làm trưởng Tiểu ban Vận trù học của Ban Khoa học kỹ thuật TP Hải Phòng. Tôi rất thắc mắc tại sao, anh có thể lý giải?
- Tôi muốn trả lời bằng cách tóm lược quá trình hoạt động của cha tôi: Tốt nghiệp Trường Luật Hà Nội (năm 1936), xuống Hải Phòng hành nghề luật sư từ năm 1938. Năm 1945, ông nhận làm thị trưởng Hải Phòng trong Chính phủ Trần Trọng Kim với dụng tâm giúp đỡ cách mạng, bảo vệ Việt Minh.
Ông đã liên hệ với người của Mặt trận Việt Minh là ông Vũ Quốc Uy và tướng Nguyễn Bình để chuyển giao chính quyền trong hòa bình ngày 23-8-1945. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông là ủy viên hành chính của Ủy ban nhân dân cách mạng Hải Phòng. Vài ngày sau, ông nhận điện từ ông Võ Nguyên Giáp gọi lên Hà Nội nhận chức bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Kháng chiến bùng nổ, ông làm giám đốc Tư pháp Chiến khu 10, rồi trưởng ban nghiên cứu của Bộ Tư pháp. Hòa bình, ông về tiếp quản Hải Phòng và làm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính. Ông trải qua nhiều công tác và về hưu năm 1977 tại Hải Phòng.
Là bộ trưởng nhiều công lao, là vị lão thành cách mạng nhiều khen thưởng, kể cả Huân chương Hồ Chí Minh, nhưng cha anh không là đảng viên?
- Theo lời Bí thư Thành ủy Hải Phòng (1962-1966) Hoàng Hữu Nhân thì khi thỉnh thị trung ương về vấn đề này, Hồ Chủ tịch cho ý kiến là những người như Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Trọng Khánh... ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn.
Một vị bộ trưởng, cuối đời phải làm nghề xay bột kiếm sống, nghe thấy... cay đắng quá không anh?
- May mà có cái đó mới sống được qua những năm bao cấp đấy. Sống trong một ngôi nhà nhiều chủ, ông chỉ ở trong căn phòng 48m2, không có buồng ngủ và nhà vệ sinh riêng. Có tí sân thượng, ông cụ cải tạo làm nhà tắm, quây nilông che, bên ngoài là chỗ xay bột. Thời ông làm phó chủ tịch phụ trách nhà đất, cán bộ trong sở muốn chọn cho cái nhà đẹp nhưng ông không chịu.
Như vậy có “dại” và đáng trách không?
- Không. Nhưng tôi ngạc nhiên. Như tôi mà thế thì không sống được. Hay là lúc trẻ quá người ta vượt qua? Tôi bị hen, lăn lộn công tác ở nông thôn rất khổ cũng chịu, nhưng giờ không đủ những điều kiện tối thiểu thì không sống được.
Anh khi trả lời báo chí thường nêu câu hỏi về cha mình: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”. Bây giờ anh có thể tự trả lời câu hỏi ấy của mình chưa?
- Người trí thức giản dị, liêm chính và tự trọng.
Con: "Tìm lá diêu bông" trong nền nông nghiệp 
Anh là PGS-TS, nguyên hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp TP.HCM, cống hiến cả đời cho nông nghiệp. Điều làm được lớn nhất của anh là gì?
(Cười lớn) Là... cả cuộc đời tìm lá diêu bông. Kết quả “mải mê đuổi một cánh diều, củ khoai nướng cả chiều thành than”. Tôi thích câu thơ này của Đồng Đức Bốn vì “vận” đúng đời tôi.
Nhưng anh là một tác giả lớn trong mảng sách - báo về nông nghiệp và nông thôn mà? Năm ngoái vẫn còn ra cuốn sách đầy ý tưởng mới Phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay - Những trăn trở và suy ngẫm. Vậy “lá diêu bông” của anh là gì đây?
- Điều lớn nhất tôi quan tâm vẫn là vấn đề sở hữu đất đai. Người dân, trước hết là nông dân, phải có quyền sở hữu đất đai. Chí ít là quyền sử dụng đất theo luật hiện hành phải là quyền tài sản, là hàng hóa được mua bán theo cơ chế thị trường.
Cần bỏ ngay khái niệm thu hồi đất, đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng theo giá Nhà nước quy định. Đất dùng cho công hữu, an ninh quốc phòng nếu cần phải trưng mua theo giá thị trường. Đó là điều tối thiểu và căn bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Quan điểm của anh nghe đâu đã “dậy sóng” cách nay mấy chục năm khi anh vừa ra trường chưa qua tập sự, có bài in trong tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế của Trần Phương từ năm 1969. Câu chuyện ấy thế nào?
- Năm 1968, Ban Bí thư quyết định tổng kết 10 năm hợp tác hóa nông nghiệp 1958-1968. Phần chính sách giao phòng chính sách (Vụ Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp) mà lúc đó tôi đang tập sự.
Ông vụ phó Vụ Kế hoạch kiêm trưởng phòng giao tôi nhiệm vụ tổ chức đoàn nghiên cứu, khảo sát nông nghiệp và nông thôn, viết báo cáo trình Đảng đoàn Bộ Nông nghiệp. Làm công phu lắm, tôi tổ chức thực hiện nhiệm vụ này từ giữa năm 1968 đến đầu 1969 thì viết xong báo cáo.
Tôi viết báo cáo tổng kết 170 trang và phải báo cáo cho nhiều nấc, đầu tiên cho Đảng đoàn. Ông thứ trưởng Bộ Nông nghiệp lúc ấy là Nguyễn Chương kết luận: “Hay, nhưng không thể gửi Ban Bí thư được vì... trái hết quan điểm”.
Cũng có gây rắc rối. Nhưng ngày ấy hay. Bản báo cáo đó được gửi nhiều nơi nghiên cứu theo dạng tài liệu mật xin ý kiến góp ý. Ông Trần Phương khi đó là viện trưởng, tổng biên tập tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế đã cho thư ký yêu cầu tôi viết gọn lại 34 trang sau khi lược bỏ một số tài liệu mật và thêm căn cứ lý luận. Bài đăng lên tạp chí. Cái “dậy sóng” chị nói là thế.
Nhưng tóm ngắn nhất quan điểm bị gọi là “sai” lúc ấy là gì?
- Cũng dài dòng, nhưng ý “sai” nhất là có một câu rất quan trọng: tôi viết đại ý “Sau khi làm nghĩa vụ nhà nước, nông dân phải được tự do bán lương thực không giới hạn số lượng và địa giới hành chính”.
Lúc đó đường lối là Nhà nước thống nhất quản lý lương thực, xóa bỏ thị trường tự do về lương thực theo nghị định 84 của Chính phủ vừa ban hành năm 1968.
Vậy nghĩa là “thị trường tự do” và “sở hữu đất đai” - tóm lại cho gọn thế - trở thành “lá diêu bông”?
(Cười) Trí thức cứ nói. Có ai nghe mình không mới quan trọng...
Hiện giờ anh đang viết gì nữa?
- Tôi nghỉ hưu, giờ “bẻ hết bút rồi”, thỉnh thoảng có nơi đặt viết ngắn vấn đề thời sự như “Nông nghiệp Việt Nam trước thách thức hội nhập TPP”. Tôi đã cho Trường Quản lý cán bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn 2 toàn bộ tài liệu chuyên môn. Họ đến chở đi một ôtô.
Tôi giữ lại sách lịch sử và văn học. Và đọc lại những sách như Tam Quốc chí, Anh em nhà Karamazov..., những thứ xưa đọc lâu quá nên quên. Tác giả Việt Nam thì tôi đọc lại Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Người ta hay nhắc tác phẩm Chí Phèo, nhưng tôi cho rằng tác phẩm hay nhất của Nam Cao chính là Lão HạcChí Phèo là ông ấy viết chơi thôi.
Tôi vẫn thấy trong báo xuân năm nay anh có bài “to tướng”: “Nông nghiệp Việt Nam trước thách thức hội nhập” mà ngay dòng đầu đã khẳng định “Nông nghiệp Việt Nam hiện nay không chỉ lạc hậu về mọi mặt mà điều nguy hiểm hơn cả sự lạc hậu là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các nông sản không an toàn”. Xin anh nói vắn tắt về cái việc “bị đầu độc” ấy?
- Những bức xúc về các vấn đề nông nghiệp muốn trả lời đầy đủ phải viết cả cuốn sách. Trong đó có thể chế quản lý kinh tế vĩ mô, có các vấn đề sai lầm trong chiến lược phát triển công nghiệp và đô thị, những vấn đề chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc gia theo vùng nông nghiệp sinh thái...
Nông dân vẫn đang sản xuất tự phát theo hội chứng đám đông, theo tín hiệu thị trường của thương lái, không phải là người tổ chức được chuỗi giá trị ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn.
Phải hình thành và phát triển thành hệ thống các doanh nghiệp chế biến, vừa tiêu thụ vừa cung ứng nguồn lực đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, là nhạc trưởng của chuỗi giá trị mặt hàng nông sản...
Chính phủ phải có chiến lược đầu tư nghiên cứu - triển khai (R&D) công nghệ cao trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản chiến lược ở cấp quốc gia, tạo ra nền nông nghiệp công nghệ cao, nông dân phải được đào tạo... Nhiều thứ phải làm lắm. Câu chuyện dài lắm...
Cuốn sách quan trọng về cha mình anh làm xong rồi. Có điều gì chưa hài lòng?
- Có đấy. Mẹ tôi là em gái luật sư Trịnh Đình Thảo, bà mới 19 tuổi khi lấy cha tôi, lúc ấy 20 tuổi. Bà lại sinh liền hai anh tôi nên các bác - anh của mẹ và họ bên ngoại đã chăm lo giúp đỡ đến khi cha tôi làm luật sư.
Nhưng trong sách còn thiếu vắng những câu chuyện cảm động và hình ảnh đáng kính của họ. Còn có nhiều chuyện hay cần lý giải mà lúc ông còn sống không hiểu sao tôi quên hỏi cha.
Cảm ơn cuộc trò chuyện của anh.
■

Bàn về sự suy diễn tùy tiện của ông Phạm Viết Đào về cái gọi là “khi thành quả cách mạng bị “biến hóa””

    1 Comment

Duy Vũ
1. Sự suy diễn không thực tế và không logic về cái gọi là sự chuyển hóa từ “dân chủ” thành “đảng chủ”.
Trong bài viết “Khi thành quả cách mạng bị “biến hóa””, ông Phạm Viết Đào đã đưa ra những luận giải để đưa ra kết luận mang quan điểm cá nhân của ông rằng: “Tóm lại, hệ điều hành quản trị của bộ máy nhà nước Việt Nam từ tiền khởi văn bản Hiến pháp 1946, thành quả của Cách mạng tháng 8 tới Hiến pháp 2013 đã chuyển hoá từ dân chủ sang “Đảng chủ””.
Đây thực sự là một quan điểm cá nhân hết sức phiến diện và áp đặt. Bởi lẽ, “nền tảng dân chủ” mà Hiến pháp năm 1946 là dùng để khẳng định chế độ chính trị xã hội mà nhân dân ta xây dựng khi đó là chế độ dân chủ, một chế độ xã hội mới do nhân dân làm chủ đối lập hoàn toàn với chế độ “quân chủ” do vua chúa phong kiến làm chủ trước cách mạng ( cụ thể là vua Bảo Đại).
Ông Phạm Viết Đào có lẽ không hiểu được ý nghĩa của việc Hiến pháp năm 1946 khẳng định việc xây dựng chế độ dân chủ, hay việc “… kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, là sự khẳng định vĩnh viễn chấm dứt chế độ quân chủ ở nước ta, để xây dựng chế độ chính trị xã hội mới tiến bộ hơn – chế độ dân chủ cộng hòa.
Mục tiêu “dân chủ”, “nền tảng dân chủ” vẫn được kế thừa phát triển khẳng định qua các bản hiến pháp ban hành các năm 1959, 1982, 2013, không hề có sự gạt bỏ “nền tảng dân chủ” như ông Phạm Viết Đào nói. Chỉ có sự cụ thể hóa, phát triển về nền tảng dân chủ theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn hai cuộc kháng chiến cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước về sau này. Dân chủ được khẳng định vừa là mục tiêu, vừa là động lực chủ yếu, nền tảng cơ bản trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mãi mãi về sau.
Mối quan hệ giữa việc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, với việc làm chủ của Nhân dân cũng là để phát huy dân chủ cao hơn nữa, Nhân dân vẫn là chủ, Đảng giữ vai trò lãnh đạo không thể gọi là “Đảng chủ”.
Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều hành đất nước, tại sao ông Phạm Viết Đào không nói là “Nhà nước chủ”!? Thật sự cách mà ông Đào suy diễn thật phiến diện, ấu trĩ đến mức lạ thường.
2. Không hề có sự “biến hóa”, xóa bỏ đối với “Quyền tư hữu tài sản” trong tất cả các bản Hiến pháp 1959, 1982, 2013!?
Ông Phạm Viết Đào đưa ra quan điểm: “Trong Hiến pháp 1946 không quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý như các văn bản Hiến pháp 1992, 2013; vào thời điểm 1946, khi 90% dân số Việt Nam là nông dân, quy định như Điều 12 này vô cùng có ý nghĩa với nông dân, lôi kéo người nông dân đi theo, tham gia các cuộc chiến tranh mà họ không tiếc xương máu”.
Suy luận như ông Phạm Viết Đào thì thực sự là kiểu suy diễn hết sức ấu trĩ, khó chấp nhận. Vì lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, nông dân luôn là lực lượng to lớn, chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh giành và giữ độc lập. Ông Đào sẽ nói gì khi trong lịch sử chế độ phong kiến hàng ngàn năm ở nước ta, ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ, phong kiến, tại sao nông dân nước ta vẫn kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm?
Nông dân ta nói riêng, nhân dân ta nói chung, đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì bọn giặc ngoại xâm giết hại nhân dân ta, áp đặt sự thống trị tàn bạo, bóc lột kiệt cùng nhân dân ta,… như Nguyễn Trãi từng tố cáo tội ác của bọn giặc xâm lược nhà Minh đối với nhân dân ta:
“… Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vui con đỏ dưới hầm tại vạ…”
Một điều nực cười nữa là ông Đào nói: “vào thời điểm 1946, khi 90% dân số Việt Nam là nông dân…”. Ở đây, có lẽ ông Đào ngồi “trong phòng lạnh” để suy diễn bừa bãi một điều đơn giản mà đến một học sinh lớp 9 cũng hiểu được rằng, người nông dân năm 1946, mấy ai hiểu được đầy đủ, cặn kẽ những khái niệm như “quyền tư hữu tài sản”, để mà ông Đào suy diễn: “… quy định như Điều 12 này vô cùng có ý nghĩa với nông dân, lôi kéo người nông dân đi theo, tham gia các cuộc chiến tranh mà họ không tiếc xương máu”.
Sự thật cho thấy, “quyền tư hữu tài sản” chính đáng của người dân luôn được tất cả các bản Hiến pháp các năm 1959, 1982, 2013 bảo vệ, không hề có sự “phù phép” hay “biến hóa” gì đối với thành quả này của Cách mạng tháng Tám và Hiến pháp năm 1946, như ông Phạm Viết Đào nói.
Là một “nhà văn” với trình độ hiểu biết về chế độ dân chủ, chế độ quân chủ nói riêng, về chính trị – xã hội nói chung ở mức độ “sơ khởi” như vậy, có lẽ ông Đào nên tập trung vào việc luyện tập nâng cao “bút pháp” và “đạo pháp” trên con đường “văn học” theo cách của ông; đừng nên đi suy diễn tùy tiện và đi “làm chính trị” vì đó không phải là “sở trường” hay “sở đoản” gì của ông./.