Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Hội Nhà văn VN: Chiêu tuyết cho ông Đỗ Đức Dục:Nhà văn, nhà đấu tranh cho dân chủ, người tham gia soạn thảo Hiến pháp 1946...

 

Bài và ảnh của Phạm Viết Đào.


Sáng nay ngày 28/12/2015, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn Đỗ Đức Dục; tổ chức hội luận về cuộc đời sự nghiệp của nhà văn-nhà giáo dục-nhà văn hóa- nhà hoạt động dân chủ Đỗ Đức Dục, một trí thức lớn của đất nước…
Đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật bạn bè và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm…

Mở đầu Lễ ký niệm, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN đã nêu lý do: vì sao Hội nhà văn VN không tổ chức kỷ niệm đồng thời với Hội Sử học đúng dịp ngày sinh của ông vào tháng 8/2015; Là để có thời gian chuẩn bị kỹ và muốn kéo dài hơn sự tưởng niệm đối với nhà văn Đỗ Đức Dục, một nhà lý luận-phê bình-dịch thuật văn học xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn cho văn học nước nhà. 
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Đỗ Đức Dục được giới sử học đánh giá là một Trí thức cách mạng dấn thân…

Mở đầu lễ kỷ niệm, cử tọa đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những công lao đóng góp cho văn học của nhà văn Đỗ Đức Dục, ông là người hoạt động văn học cùng
thời với nhà văn Nam Cao…
Nhà văn Vũ Tú Nam, người cùng thời với nhà văn Đỗ Dức Dục tham gia hội luận...


Nhà văn Đỗ Đức Dục sinh năm 1915 tại Xuân Đỉnh Hà Nội trong một gia đình có truyền thống Nho học.
Ông theo học luật khoa trường Viện Đại học Đông Dương khóa 1935-1938 và đậu cử nhân loại ưu năm 1938; Ông đã từ chối bổ nhiệm làm tri huyện và chuyển qua hoạt động viết báo, viết văn, hoạt động chính trị, xã hội…
Đỗ Đức Dục là chủ bút tạp chí Thanh Nghị, chủ bút báo Độc lập cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Việt Nam từ những ngày đầu báo mới ra đời năm 1944.
Sau 1945 ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam (1945-1960), Đại biểu Quốc dân đại hội Tân Trào, Đại biểu Quốc hội khóa I, Ủy viên Tiểu ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục (1946).
Sau hòa bình lập lại năm 1954 ông lần lượt đảm nhiệm: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Xô (1955-1960), Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (1946-1960)[1].
Sau năm 1960, do những quan điểm chính trị khác biệt ông không còn tham gia nhiều vào hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1960 đến năm 1975 ông trở thành chuyên viên nghiên cứu văn học Pháp của Phòng văn học nước ngoài, Viện Văn học.”
Mở đầu hội thảo, Giáo sư Hà Minh Đức đã nhắc đến một phát hiện của Đỗ Đức Dục về phong trào Tự lực văn đàn; GS Hà Minh Đức cho biết: theo Đỗ Đức Dục, cần phải đánh giá cao những đóng góp to lớn về tư tưởng của Tự lực văn đoàn ở khía cạnh: Dòng văn học này đòi hỏi được giải phóng tự do cá nhân; một khía cạnh của tư tưởng dân chủ…Đánh giá về những đóng góp cho cách mạng không chỉ ở những việc làm như cầm súng ngoài chiến trường mà cả những người cầm bút, những hoạt động văn hóa-văn nghệ bảo vệ những lý tưởng, giá trị chân thiện…
GS Hà Minh Đức cho biết: Theo Đỗ Dức Dục, nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu là một mẫu nhân vật hiện thân, nạn nhân của chủ nghĩa tập thể, tập quyền…
Phó GS-Tiến sĩ Phong Tuyết với tư cách là người nghiên cứu Văn học Pháp đánh giá cao những đóng góp của Đỗ Đức Dục trong việc dịch và giới thiệu văn học Pháp tại nước ta; Đỗ Đức Dục là người có công trong việc dịch với giới thiệu chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp qua các các tác phẩm của Balzac…
Dịch giả Thúy Toàn nói về một phát hiện của Đỗ Đức Dục trong Tập bút ký “ Một tháng ở Liên Xô” sau chuyến thăm Liên Xô năm 1954, đó là ở Bảo tàng Armeni cò giữ lại được những pho sách cổ dịch từ nền văn học Hy Lạp-La Mã, trong khi bản gốc không còn…
Nhà nghiên cứu phê bình trẻ Phùng Kiên nói về những tâm nhãn phê bình của Đỗ Đức Dục đã phóng tới những ngưỡng xa nhất của chân trời văn học; ngay từ năm 1940, trên Tạp chí Thanh Nghị, Đỗ Đức Dục đã viết và đăng những bài đánh giá rất cao về André Gide, Marcel Proust…những nhà văn ngay thời điểm đó ở Pháp cũng chưa được nhiều người biết đến họ…và sau này điều Đỗ Đức Dục đánh giá được thừ nhận…
Kết thúc lễ kỷ niệm và hội thảo “ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nhà văn Đỗ Đức Dục”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã nhắc lại một câu chuyện để thấy Hội Nhà văn VN hết sức kính trọng Đỗ Đức Dục.
Trong đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ 3 tổ chức năm 1983, hồi đó Hội Nhà văn VN có hơn 300 nhà văn nhưng đại biểu 3 nhà văn được bầu 1 đại biểu. Tham dự đại hội ngoài các nhà văn trong BCH là đại biểu đương nhiên, đến trường hợp nhà văn Đỗ Đức Dục, nhà văn Nguyễn Đình Thi, lúc đó là Tổng Thư ký Hội Nhà văn VN đã cho ý kiến: trường hợp Đỗ Đức Dục không trong diện phải bầu, ông là đại biểu đương nhiên…
Nhà thơ Hữu Thỉnh có đặt ra cho giới nghiên cứu văn học và dịch thuật: tại sao Đỗ Đức Dục lại gắn bó sự nghiệp dịch văn học của mình với một mình Balzac; Trong khi đó tác phẩm của Victor Hugo cũng đồ sộ, ảnh hưởng rất lớn không chỉ ở Pháp, Việt Nam và thế giới…
Hữu Thỉnh nhắc lại một câu chuyện với nhà thơ Lê Đạt để hé “đáp án” của ông về ‘tuệ nhỡn” văn học của Đỗ Đức Dục vì sao ông chỉ dịch và giới thiệu Balzac. Trong một lần, nhà thơ Lê Đạt có nói với Hữu Thỉnh ý kiến của một nhà phê bình Đức nhận xét về Victor Hugo: “Victor Hugo viết nhiều nhưng lao động ít”…Đõ là câu trả lời cho “ đáp án” vì sao Đỗ Đức Dục chuyên tâm và chỉ dịch giới thiệu Balzac…
Nhắc đến Đỗ Đức Dục, nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao nhân cách văn hóa và những đóng góp to lớn của Đỗ Đức Dục cho sự nghiệp văn hóa thông qua những công trình nghiên cứu về văn hóa. Đó là những đóng góp để đời của Đỗ Đức Dục…
Đỗ Đức Dục là một trong những trí thức hàng đầu có khả năng tiếp biến văn hóa Đông-Tây, những trí thức được Pháp đào tạo nhưng đã quay về bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc, chống lại sự nô dịch của thực dân Pháp…
Do là người có chân trong tiểu ban soạn thảo Hiến pháp 1946, Đỗ Đức Dục là một trong những người say mê giới thiệu Hiến pháp 1946… Tên tuổi của Đỗ Đức Dục được gắn cho 2 con đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những đóng góp của ông còn mãi với thời gian.


Map of Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam



Bên ngoài hội thảo, người viết bài này có tranh thủ hỏi thêm một số nhà văn lớn tuổi và gia đình vì sao Đỗ Đức Dục bị thất sủng: Đang là Thứ trưởng Bộ Văn hóa chuyển qua làm chuyên gia nghiên cứu văn học Pháp…
Một nhà văn cho biết, Đỗ Đức Dục thất sủng có mấy lý do: Ông quá kỳ vọng vào tư tưởng “ dân chủ-cộng hòa” của Hiến pháp 1946, ông luôn tỏ ra nhiệt tâm và tìm mọi cách để bảo vệ tư tưởng đó vì ông tham gia soạn thảo nó…
Thế nhưng xã hội, đất nước Việt Nam thời ông sống, người ta soạn ra Hiến pháp 1946 mang tư tưởng “ dân chủ, cộng hòa” là “nói và viết vậy nhưng không phải vậy…”; Ông vô tình hay cố tình không hiểu cách ứng xử theo kiểu đó nên người ta cho ông “tụt xích” vì nghĩ ông là kẻ có dã tâm muốn tranh quyền với Đảng CS…
Không chỉ Đỗ Đức Dục mà cả cái Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội đều bị siết vòng kim cô và buộc phải giải tán sau năm 1975…
Thực ra, cùng với Đỗ Đức Dục và lớp trí thức cách mạng giai đoạn 1945, họ đều muốn tìm một mô hình phát triển cho đất nước, dân tộc để có khả năng tập hợp được mọi nguồn lực, thúc đẩy xã hội lành mạnh, đất nước hùng cường, nhân cách con người được đảm bảo, tạo điều kiện phát triển tự do…
Đại diện gia đình nhà văn Đỗ Đức Dục đã lên phát biểu cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình và tin rằng, ở thế giới bên kia, chắc ông Đỗ Đức Dục sẽ mỉm cười về lễ chiêu tuyết này cho ông…
P.V.Đ.

Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11năm 1946.[1] Do chiến tranh Đông Dương bùng nổ ngay sau khi bản hiến pháp này được thông qua nên nó chưa được chính thức công bố và thi hành.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945 gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy(tên của vua Bảo Đại sau khi thoái vị), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) [2].
Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1946.
Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Tôn Quang Phiệt,Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thục Viên,Đỗ Đức Dục (Dân chủ Đảng), Cù Huy Cận (Dân chủ Đảng), Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ(4 vị thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng). Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.
Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.
Bản hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu.[3] Sau đó, Quốc hội ra nghị quyết giao nhiệm vụ cho Ban Thường trực Quốc hội "cùng với chính phủ ban bố và thi hành hiến pháp khi có điều kiện", "trong thời kì chưa thi hành được Hiến pháp thì chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã định trong hiến pháp để ban hành các sắc luật". Tuy nhiên, Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã làm việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện để thực hiện. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố[1] và chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý.[4]

Tác phẩm chính của Đỗ Đức Dục:

Cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Đức Dục, "khởi đầu bằng văn học và kết thúc cũng bằng văn học, âu cũng là định mệnh" như lời ông đã nói[2]. Khi còn làm báo trước đây, Đỗ Đức Dục từng viết và dịch một số tác phẩm văn học in trên tạp chí Thanh Nghị, báo Độc lập và sáng tác một số truyện ngắn và thơ. Trong quãng đời hoạt động cách mạng với tư cách một chiến sĩ hết mình đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ của nhân dân, ông đã để lại những tác phẩm có tiếng vang lớn, đáng chú ý là những bài báo:
·                    Giải thích bản Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (Độc lập, số 94 đến 99, 102 đến 104, 1946)
·                    Ba năm dân chủ (Độc lập, số 2, 1948)
·                    Quan hệ giữa chính trị và chuyên môn (Độc lập, số 11-12, 1949)
·                    Mặt trận nhân dân trong cách mạng dân chủ mới Việt Nam (Độc lập, số 14, 1949)
·                    Nhiệm vụ và triển vọng của Mặt trận Dân tộc thống nhất (Độc lập, số 19-20, 1950)
·                    Đảng Dân chủ Việt Nam phải làm gì trong giai đoạn chuyển mạnh sang tổng phản công (Độc lập, số 23, 1950)
·                    Hai tác dụng lớn của việc thực hiện chính sách ruộng đất (Độc lập, số 37, 1953)
·                    Chính sách khôi phục kinh tế (đọc trước Quốc hội khóa V, Độc lập, số 125-126, 1955)
·                    Người trí thức trong cuộc thống nhất văn hóa tư tưởng giữa hai miền (Độc lập, số 1088, 1976)
·                    Thanh niên trí thức Việt Nam đi vào cuộc Cách mạng tháng 8 như thế nào (Hồi ký, tạp chí Xưa và Nay, số 9, 1995)
Với tư cách là nghiên cứu viên, dịch giả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, chưa kể những công trình in trên các tạp chí chuyên ngành, ông đã xuất bản những tác phẩm chính sau:
·                    Một tháng ở Liên Xô (bút ký, 1955)
·                    H. Balzac - một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực (1966)
·                    Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (1981)
·                    Trước ngôi nhà sàn của Bác Hồ (nghĩ về lối sống Việt Nam) (1985)
·                    Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du (1989)
·                    Hành trình văn học (2003)
·                    Truyện ngắn chọn lọc (G.Mopatxăng, dịch, 1960)
·                    Vỡ mộng (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1964, tái bản 2001)
·                    Miếng da lừa (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1973, tái bản 1985, 2001)
·                    Bà Bovary (dịch của Flaubert, 1978)
·                    Nông dân (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1981)
·                    Ở Mỹ (dịch của Gorky, 1992).

( Theo WikiPedia)

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Hiến pháp 1946 xây dựng theo mô hình " Dân chủ kiểu Pháp" và "Tự do kiểu Mỹ"...

Phạm Viết Đào.

Nếu nghiên cứu kỹ Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 thì theo chúng tôi: Có vẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng một đất nước, xã hội Việt Nam theo “mô hình dân chủ” kiểu Pháp và “tinh thần Tự do” kiểu Mỹ ?! Ở 2 trước tác quan trọng này do đích thân Hồ Chí Minh viết không thấy có hơi hướng của mô hình xôviết kiểu Stalin…Còn sau 1954 nhất là khi ban hành Hiến pháp 1959 thì nhiều tư tưởng khởi nguyên của Hồ Chí Minh đã bị đẩy lùi ? Điều này do bị sức ép bởi hoàn cảnh lịch sử, do Hồ Chí Minh nhận thức lại hay do chính ông cho qua, điều này cần giới sử gia vào cuộc ?!

Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến pháp của nước Pháp; Nếu xem xét kỹ về mô hình quản trị nhà nước, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước (Tổng thống ); Vai trò của Thủ tướng gần với vai trò của Đổng lý văn phòng…Đó là điều khác biệt cơ về cơ cấu tổ chức quyền lực giữa Hiến pháp 1946 với các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992; Sẽ có bài riêng phân tích về những khác biệt cũng như “ mặt phải “, “mặt trái” của những mô hình quản trị này…

Nếu theo Hiến pháp 1946, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước, Thủ tướng chỉ là người giúp việc thì các văn bán Hiến pháp sau này quyền lực hành chính nhà nước do Thủ tướng trực tiếp điều hành…Do cơ cấu tổ chức như vậy nên Việt Nam có một điều dị biệt so với thế giới: Nếu các nước khi nói nguyên thủ người ta chỉ nhắc tới 1 người, còn tại Việt Nam lạ thường là “ bộ tứ “; điều này khi chứng kiến các nghi lễ ngoại giao sẽ thấy…
Trong bài viết sau đây, xin nêu một số dị biệt về quyền cơ bản của công dân của Việt Nam được quy định như thế nào tại các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 ?
Những điểm đáng chú ý trong Hiến pháp 1946 về quyền cơ bản của công dân
Trong Điều thứ 1, Hiến pháp 1946 tuyên xưng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”

Đến Điều thứ 21, tính dân chủ và ý thức tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân cũng đã được xác định không quanh co, e dè : “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.”
Điều thứ 32 viết : “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.”
Điều thứ 70 còn quy định thêm quyền quyết định tối hậu phải thuộc về tòan dân: “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết
.”
Rất tiếc Hiến pháp 1946 chưa có thời gian thi hành thì bị chiến tranh làm gián đọan.
Sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Geneve 1954, hai miềh Nam-Bắc có hai thể chế chính trị khác nhau.

Hiến pháp 1959

Từ lần sửa Hiến pháp năm 1959 ở miền bắc khi Hồ Chí Minh, người có trách nhiệm với Hiến pháp 1946 còn sống, quyền cao cả của dân ghi trong các Điều 21,32 và 70 bị hủy bỏ…
Điều 4 của Hiến pháp 1959:”Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70”đã bị thay đổi bằng nội dung mới trong Hiến pháp 1959: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân”, nhưng quyền đó của nhân dân được sử dung “thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra”.
Điều 112 của Hiến pháp 1959 đã chỉnh sửa lại Điều 21 Hiến pháp 1946, trao độc quyền sửa Hiến pháp cho Quốc hội, như đã viết : “Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Sau tháng 04/1975, Đảng Lao động Việt Nam được đổi tên là đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội đảng kỳ IV năm 1976, và nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã được đổi thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Do đó Điều 2 của Hiến pháp 1980, tiếp tục thay đổi Hiến pháp 1959: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.”
Điều mới mẻ của Hiến pháp 1980 đó là nội dung tại Điều 4: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”
Cũng giống như Hiến pháp 1959, Điều 147 của Hiến pháp 1980 quy định rằng : “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”

Hiến pháp 1992

Điều 4 của Hiến pháp 1992 đã được viết lại: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Tại Điều 2 của Hiến pháp 1992 đã minh thị: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”, nhưng người dân không có quyền làm chủ đất nước trực tiếp mà tiếp tục thông qua Quốc hội đặt dưới quyền lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Điều 147 của Hiến pháp 1980 đã được lập lại nguyên trong Hiến pháp 1992 rằng: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Tại Hội nghị trung ương vừa bế mạc, ngày 15-05 (2012) TBT Nguyễn Phú Trong khẳng định rằng: “Có thể nói, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) là thành quả rất to lớn của cách mạng, là bước phát triển nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng ta, Nhà nước ta, đóng góp hết sức quan trọng, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới ở nước ta.”
TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục cho rằng: “ Các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.”
TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc lại rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc – là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Như vậy là: Điều 4 của Hiến pháp 1992 dành độc quyền lãnh đạo đất nước cho Đảng vẫn được giữ nguyên và “quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” như nói trong Hiến pháp 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn sẽ tiếp tục bị loại bỏ…

P.V.Đ.

Coi chứng bàn tay lông lá Trung Cộng mó vào Dự án thép 10 tỷ USD ở Ninh Thuận ?




Siêu dự án thép 10 tỷ USD: Không nên sử dụng công nghệ Trung Quốc


“Những công nghệ tốt nhất không phải là nguồn gốc từ Trung Quốc bởi Trung Quốc là nước đi sau và học theo các nước như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Do đó, để đảm bảo môi trường thì Tôn Hoa Sen nên nhập khẩu công nghệ từ những nước khác thay vì Trung Quốc”, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép nhấn mạnh.
(Ảnh minh hoạ).(Ảnh minh hoạ).
UBND tỉnh Ninh Thuận và Bộ Công Thương mới đây đã phê duyệt Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná – Ninh Thuận với tổng công suất 16 triệu tấn/năm của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG). Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2017.

Tỏ dấu hiệu không trung thành," hổ " Trương Xuân Hiền bị Tập Cận Bình điệu ra khỏi..."núi" Tân Cương ?

Tập Cận Bình tạo tiền lệ hiếm về Ủy viên Bộ chính trị TQ?
Hải Võ | 
Tập Cận Bình tạo tiền lệ hiếm về Ủy viên Bộ chính trị TQ?
(Ảnh: Bloomberg)

Ngày 29/8 vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện cuộc biến động nhân sự cấp cao nhất trong năm với việc Bí thư khu tự trị Tân Cương Trương Xuân Hiền rời cương vị này.




Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông cho hay, có thông tin nói rằng Trương Xuân Hiền sẽ về công tác tại thủ đô Bắc Kinh trong vai trò cấp phó tiểu tổ lãnh đạo phụ trách xây dựng đảng trong Trung Nam Hải.
Nếu việc điều chuyển trên được xác thực, ông Trương sẽ là trường hợp thứ hai 1 Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc từ địa phương được chuyển về Bắc Kinh, kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2013.
Trường hợp trước đó là bà Tôn Xuân Lan, người được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ chiến tuyến thống nhất thay cho Lệnh Kế Hoạch do ông này bị điều tra tham nhũng từ tháng 12/2014. Trước đó, bà Tôn là Bí thư thành ủy Thiên Tân.
Điều chuyển bất thường
Tôn Xuân Lan và Trương Xuân Hiền là những quan chức được bầu vào Bộ chính trị Trung Quốc khi đang giữ vai trò lãnh đạo ở các địa phương.
Theo trang Đa Chiều (Mỹ), việc họ "nhập kinh" giữa chừng trở thành những tiền lệ hết sức hiếm gặp trong những "biến động" ở Bộ chính trị Trung Quốc khóa 18.
Trong gần 30 năm qua, biến động nhân sự "ngẫu nhiên" duy nhất trong Bộ chính trị nước này chính là tiền nhiệm của Trương Xuân Hiền, cựu Bí thư Tân Cương Vương Nhạc Tuyền.
Ông Vương được đưa về Bắc Kinh giữ chức Phó bí thư Ủy ban chính pháp trung ương Trung Quốc, cấp phó của "hổ béo" Chu Vĩnh Khang, sau vụ bạo động ngày 5/7/2009 tại Urumqi khiến hơn 180 người thiệt mạng.
Ngoài trường hợp cá biệt của Vương, những biến động nhân sự trong Bộ chính trị Trung Quốc chỉ xảy ra khi có Ủy viên qua đời hoặc bị điều tra do "vi phạm kỷ luật", như trường hợp ông Lệnh Kế Hoạch.
Xét từ hàng loạt diễn biến trong quá khứ có thể thấy, trong vô số lần thay đổi thành viên trong Bộ chính trị Trung Quốc gần như như chưa từng liên quan đến việc một Ủy viên ở địa phương được điều về Bắc Kinh khi đang ở giữa nhiệm kỳ.
Đa Chiều cho hay, do vị thế kinh tế-chính trị đặc thù, 4 thành phố trực thuộc trung ương Trung Quốc cùng khu tự trị Tân Cương, tỉnh Quảng Đông sẽ được Trung Nam Hải cử Ủy viên Bộ chính trị làm lãnh đạo.
Theo thống kê của trang này, kể từ đại hội 12 của đảng Cộng sản Trung Quốc (1982), đã có gần 30 trường hợp Ủy viên Bộ chính trị giữ chức lãnh đạo các địa phương, sau đó trở về Bắc Kinh và lọt vào nhóm "quyền lực tối cao", tức các Ủy viên thường vụ Bộ chính trị nước này. Dù vậy, đa số trường hợp vẫn là về hưu, rút khỏi chính trường.
Tập Cận Bình tạo tiền lệ hiếm về Ủy viên Bộ chính trị TQ? - Ảnh 1.
Ông Trương Xuân Hiền từng gây xôn xao khi từ chối tỏ lòng trung thành với ông Tập. (Ảnh: VCG)
Trương Xuân Hiền được thăng tiến hay bị lạnh nhạt?
Bao gồm Trương Xuân Hiền, chỉ trong 2 ngày cuối tuần qua, lãnh đạo Trung Nam Hải đã thực hiện 6 cuộc điều chuyển nhân sự cấp đảng ủy ở Vân Nam, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông Cổ và An Huy.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bình luận, nếu chính thức được xác nhận trở thành phó lãnh đạo một tiểu tổ phụ trách xây dựng đảng tại Trung Nam Hải, đây sẽ là một vị trí quan trọng của Trương Xuân Hiền bởi ông Tập Cận Bình rất xem trọng vấn đề kỷ luật và chống tham nhũng trong nội bộ ĐCSTQ.
Tuy nhiên, VOA dẫn phân tích từ "nguồn tin đáng tin cậy ở Bắc Kinh", nói rằng cấp phó tiểu tổ lãnh đạo hoàn toàn là vị trí "nhàn rỗi", tương đương với việc Trương Xuân Hiền bị "đưa vào lãnh cung", sự nghiệp chính trị khó có thăng tiến.
Trên thực tế, tiền lệ trước đó là Vương Nhạc Tuyền sau khi trở thành Phó bí thư Ủy ban chính pháp đã về hưu tại Đại hội 18 của ĐCSTQ năm 2012.
Không chỉ gây chú ý bởi việc điều chuyển nhân sự diễn ra sau "kỳ nghỉ hè bí ẩn" của các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Đới Hà, ông Trương Xuân Hiền bị cho là đã làm mất lòng ông Tập Cận Bình hồi đầu năm.
Tập Cận Bình tạo tiền lệ hiếm về Ủy viên Bộ chính trị TQ? - Ảnh 2.
Trương Xuân Hiền là quan chức cấp cao nhất trong cuộc "điều binh khiển tướng" trước Đại hội đảng CSTQ vào mùa thu 2017. (Ảnh minh họa: VCG)
Theo Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) bản tiếng Hoa, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3, ông Trương đã đáp gọn lỏn "Để nói sau" khi được báo giới hỏi về thái độ ủng hộ đối với vai trò "lãnh đạo cốt lõi" mà Trung Nam Hải muốn xây dựng cho ông Tập.
Dù vậy, vẫn có quan điểm bác bỏ thông tin Tập Cận Bình đang "trừng phạt" Trương Xuân Hiền, bởi những thành tích Trương đạt được trong 6 năm lãnh đạo ở Tân Cương khá nổi bật.
Đa Chiều cho biết, Trương đã thúc đẩy các chính sách cốt lõi nhằm tăng cường phát triển và quản lý người Duy Ngô Nhĩ, cơ bản kiểm soát được sự lan tỏa của cái mà Bắc Kinh gọi là làn sóng cực đoan. Nhìn chung, Trương Xuân Hiền nhận được đánh giá tốt của dư luận địa phương.
Đáng chú ý, 2 tổ phó của tiểu tổ xây dựng đảng Trung Quốc hiện nay là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương, ông Vương Kỳ Sơn - nhân vật quyền lực phụ trách chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, và Trưởng ban tổ chức trung ương Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
Khả năng trở thành cộng sự với các ông Vương, Triệu ở một mức độ nào đó có thể xem là sự "thăng tiến" đối với Trương Xuân Hiền.
Bài toán quyền lực trước thềm cuộc chuyển giao quyền lực "nhỏ" của Trung Quốc năm 2017 vẫn còn nhiều bí ẩn.
theo Trí Thức Trẻ