Bài và ảnh của Phạm Viết Đào.
Sáng nay ngày 28/12/2015, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn Đỗ Đức Dục; tổ chức hội luận về cuộc đời sự nghiệp của nhà văn-nhà giáo dục-nhà văn hóa- nhà hoạt động dân chủ Đỗ Đức Dục, một trí thức lớn của đất nước…
Đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật bạn bè và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm…
Mở đầu Lễ ký niệm, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN đã nêu lý do: vì sao Hội nhà văn VN không tổ chức kỷ niệm đồng thời với Hội Sử học đúng dịp ngày sinh của ông vào tháng 8/2015; Là để có thời gian chuẩn bị kỹ và muốn kéo dài hơn sự tưởng niệm đối với nhà văn Đỗ Đức Dục, một nhà lý luận-phê bình-dịch thuật văn học xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn cho văn học nước nhà.
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Đỗ Đức Dục được giới sử học đánh giá là một Trí thức cách mạng dấn thân…
Mở đầu lễ kỷ niệm, cử tọa đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những công lao đóng góp cho văn học của nhà văn Đỗ Đức Dục, ông là người hoạt động văn học cùng
thời với nhà văn Nam Cao…
Nhà văn Đỗ Đức Dục sinh năm 1915 tại Xuân Đỉnh Hà Nội trong một gia đình có truyền thống Nho học.
Ông theo học luật khoa trường Viện Đại học Đông Dương khóa 1935-1938 và đậu cử nhân loại ưu năm 1938; Ông đã từ chối bổ nhiệm làm tri huyện và chuyển qua hoạt động viết báo, viết văn, hoạt động chính trị, xã hội…
Đỗ Đức Dục là chủ bút tạp chí Thanh Nghị, chủ bút báo Độc lập cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Việt Nam từ những ngày đầu báo mới ra đời năm 1944.
Sau 1945 ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam (1945-1960), Đại biểu Quốc dân đại hội Tân Trào, Đại biểu Quốc hội khóa I, Ủy viên Tiểu ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục (1946).
Sau hòa bình lập lại năm 1954 ông lần lượt đảm nhiệm: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Xô (1955-1960), Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (1946-1960)[1].
Sau năm 1960, do những quan điểm chính trị khác biệt ông không còn tham gia nhiều vào hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1960 đến năm 1975 ông trở thành chuyên viên nghiên cứu văn học Pháp của Phòng văn học nước ngoài, Viện Văn học.”
Mở đầu hội thảo, Giáo sư Hà Minh Đức đã nhắc đến một phát hiện của Đỗ Đức Dục về phong trào Tự lực văn đàn; GS Hà Minh Đức cho biết: theo Đỗ Đức Dục, cần phải đánh giá cao những đóng góp to lớn về tư tưởng của Tự lực văn đoàn ở khía cạnh: Dòng văn học này đòi hỏi được giải phóng tự do cá nhân; một khía cạnh của tư tưởng dân chủ…Đánh giá về những đóng góp cho cách mạng không chỉ ở những việc làm như cầm súng ngoài chiến trường mà cả những người cầm bút, những hoạt động văn hóa-văn nghệ bảo vệ những lý tưởng, giá trị chân thiện…
GS Hà Minh Đức cho biết: Theo Đỗ Dức Dục, nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu là một mẫu nhân vật hiện thân, nạn nhân của chủ nghĩa tập thể, tập quyền…
Phó GS-Tiến sĩ Phong Tuyết với tư cách là người nghiên cứu Văn học Pháp đánh giá cao những đóng góp của Đỗ Đức Dục trong việc dịch và giới thiệu văn học Pháp tại nước ta; Đỗ Đức Dục là người có công trong việc dịch với giới thiệu chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp qua các các tác phẩm của Balzac…
Dịch giả Thúy Toàn nói về một phát hiện của Đỗ Đức Dục trong Tập bút ký “ Một tháng ở Liên Xô” sau chuyến thăm Liên Xô năm 1954, đó là ở Bảo tàng Armeni cò giữ lại được những pho sách cổ dịch từ nền văn học Hy Lạp-La Mã, trong khi bản gốc không còn…
Nhà nghiên cứu phê bình trẻ Phùng Kiên nói về những tâm nhãn phê bình của Đỗ Đức Dục đã phóng tới những ngưỡng xa nhất của chân trời văn học; ngay từ năm 1940, trên Tạp chí Thanh Nghị, Đỗ Đức Dục đã viết và đăng những bài đánh giá rất cao về André Gide, Marcel Proust…những nhà văn ngay thời điểm đó ở Pháp cũng chưa được nhiều người biết đến họ…và sau này điều Đỗ Đức Dục đánh giá được thừ nhận…
Kết thúc lễ kỷ niệm và hội thảo “ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nhà văn Đỗ Đức Dục”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã nhắc lại một câu chuyện để thấy Hội Nhà văn VN hết sức kính trọng Đỗ Đức Dục.
Trong đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ 3 tổ chức năm 1983, hồi đó Hội Nhà văn VN có hơn 300 nhà văn nhưng đại biểu 3 nhà văn được bầu 1 đại biểu. Tham dự đại hội ngoài các nhà văn trong BCH là đại biểu đương nhiên, đến trường hợp nhà văn Đỗ Đức Dục, nhà văn Nguyễn Đình Thi, lúc đó là Tổng Thư ký Hội Nhà văn VN đã cho ý kiến: trường hợp Đỗ Đức Dục không trong diện phải bầu, ông là đại biểu đương nhiên…
Nhà thơ Hữu Thỉnh có đặt ra cho giới nghiên cứu văn học và dịch thuật: tại sao Đỗ Đức Dục lại gắn bó sự nghiệp dịch văn học của mình với một mình Balzac; Trong khi đó tác phẩm của Victor Hugo cũng đồ sộ, ảnh hưởng rất lớn không chỉ ở Pháp, Việt Nam và thế giới…
Hữu Thỉnh nhắc lại một câu chuyện với nhà thơ Lê Đạt để hé “đáp án” của ông về ‘tuệ nhỡn” văn học của Đỗ Đức Dục vì sao ông chỉ dịch và giới thiệu Balzac. Trong một lần, nhà thơ Lê Đạt có nói với Hữu Thỉnh ý kiến của một nhà phê bình Đức nhận xét về Victor Hugo: “Victor Hugo viết nhiều nhưng lao động ít”…Đõ là câu trả lời cho “ đáp án” vì sao Đỗ Đức Dục chuyên tâm và chỉ dịch giới thiệu Balzac…
Nhắc đến Đỗ Đức Dục, nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao nhân cách văn hóa và những đóng góp to lớn của Đỗ Đức Dục cho sự nghiệp văn hóa thông qua những công trình nghiên cứu về văn hóa. Đó là những đóng góp để đời của Đỗ Đức Dục…
Đỗ Đức Dục là một trong những trí thức hàng đầu có khả năng tiếp biến văn hóa Đông-Tây, những trí thức được Pháp đào tạo nhưng đã quay về bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc, chống lại sự nô dịch của thực dân Pháp…
Đỗ Đức Dục là một trong những trí thức hàng đầu có khả năng tiếp biến văn hóa Đông-Tây, những trí thức được Pháp đào tạo nhưng đã quay về bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc, chống lại sự nô dịch của thực dân Pháp…
Do là người có chân trong tiểu ban soạn thảo Hiến pháp 1946, Đỗ Đức Dục là một trong những người say mê giới thiệu Hiến pháp 1946… Tên tuổi của Đỗ Đức Dục được gắn cho 2 con đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những đóng góp của ông còn mãi với thời gian.
Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Bên ngoài hội thảo, người viết bài này có tranh thủ hỏi thêm một số nhà văn lớn tuổi và gia đình vì sao Đỗ Đức Dục bị thất sủng: Đang là Thứ trưởng Bộ Văn hóa chuyển qua làm chuyên gia nghiên cứu văn học Pháp…
Một nhà văn cho biết, Đỗ Đức Dục thất sủng có mấy lý do: Ông quá kỳ vọng vào tư tưởng “ dân chủ-cộng hòa” của Hiến pháp 1946, ông luôn tỏ ra nhiệt tâm và tìm mọi cách để bảo vệ tư tưởng đó vì ông tham gia soạn thảo nó…
Thế nhưng xã hội, đất nước Việt Nam thời ông sống, người ta soạn ra Hiến pháp 1946 mang tư tưởng “ dân chủ, cộng hòa” là “nói và viết vậy nhưng không phải vậy…”; Ông vô tình hay cố tình không hiểu cách ứng xử theo kiểu đó nên người ta cho ông “tụt xích” vì nghĩ ông là kẻ có dã tâm muốn tranh quyền với Đảng CS…
Không chỉ Đỗ Đức Dục mà cả cái Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội đều bị siết vòng kim cô và buộc phải giải tán sau năm 1975…
Thực ra, cùng với Đỗ Đức Dục và lớp trí thức cách mạng giai đoạn 1945, họ đều muốn tìm một mô hình phát triển cho đất nước, dân tộc để có khả năng tập hợp được mọi nguồn lực, thúc đẩy xã hội lành mạnh, đất nước hùng cường, nhân cách con người được đảm bảo, tạo điều kiện phát triển tự do…
Đại diện gia đình nhà văn Đỗ Đức Dục đã lên phát biểu cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình và tin rằng, ở thế giới bên kia, chắc ông Đỗ Đức Dục sẽ mỉm cười về lễ chiêu tuyết này cho ông…
P.V.Đ.
Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiến pháp
1946
Hiến pháp 1946 là
bản hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, được Quốc hội khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11năm 1946.[1] Do chiến tranh Đông
Dương bùng nổ ngay sau
khi bản hiến pháp này được thông qua nên nó chưa được chính thức công bố và thi
hành.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập
theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm
1945 gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy(tên của vua
Bảo Đại sau khi thoái vị), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng,
Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) [2].
Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và
công bố vào tháng 11 năm 1946.
Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp)
được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm
1946 gồm có 11 thành viên: Tôn Quang Phiệt,Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thục Viên,Đỗ Đức Dục (Dân chủ Đảng), Cù Huy Cận (Dân
chủ Đảng), Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Huỳnh
Bá Nhung, Trần
Tấn Thọ, Nguyễn
Cao Hách, Đào
Hữu Dương, Phạm Gia
Đỗ(4 vị thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân
Đảng). Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.
Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm
1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm,
các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc
hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.
Bản hiến pháp được Quốc hội thông qua vào
ngày 9 tháng 11 năm 1946,
tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu.[3] Sau
đó, Quốc hội ra nghị quyết giao nhiệm vụ cho Ban Thường trực Quốc hội
"cùng với chính phủ ban bố và thi hành hiến pháp khi có điều kiện",
"trong thời kì chưa thi hành được Hiến pháp thì chính phủ phải dựa vào
những nguyên tắc đã định trong hiến pháp để ban hành các sắc luật". Tuy
nhiên, Kháng chiến chống
Pháp bùng nổ vào ngày
19 tháng 12 năm 1946 đã làm việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân
không có điều kiện để thực hiện. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa
được chính thức công bố[1] và
chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý.[4]
Tác phẩm chính của Đỗ Đức Dục:
Cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Đức Dục, "khởi đầu bằng văn học và kết thúc cũng bằng văn học, âu cũng là định mệnh" như lời ông đã nói[2]. Khi còn làm báo trước đây, Đỗ Đức Dục từng viết và dịch một số tác phẩm văn học in trên tạp chí Thanh Nghị, báo Độc lập và sáng tác một số truyện ngắn và thơ. Trong quãng đời hoạt động cách mạng với tư cách một chiến sĩ hết mình đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ của nhân dân, ông đã để lại những tác phẩm có tiếng vang lớn, đáng chú ý là những bài báo:
· Nhiệm vụ và triển vọng của Mặt trận Dân tộc thống nhất (Độc lập, số 19-20, 1950)
· Đảng Dân chủ Việt Nam phải làm gì trong giai đoạn chuyển mạnh sang tổng phản công (Độc lập, số 23, 1950)
· Chính sách khôi phục kinh tế (đọc trước Quốc hội khóa V, Độc lập, số 125-126, 1955)
· Người trí thức trong cuộc thống nhất văn hóa tư tưởng giữa hai miền (Độc lập, số 1088, 1976)
· Thanh niên trí thức Việt Nam đi vào cuộc Cách mạng tháng 8 như thế nào (Hồi ký, tạp chí Xưa và Nay, số 9, 1995)
Với tư cách là nghiên cứu viên, dịch giả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, chưa kể những công trình in trên các tạp chí chuyên ngành, ông đã xuất bản những tác phẩm chính sau:
· Trước ngôi nhà sàn của Bác Hồ (nghĩ về lối sống Việt Nam ) (1985)
· Hành trình văn học (2003)
· Truyện ngắn chọn lọc (G.Mopatxăng, dịch, 1960)
· Vỡ mộng (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1964, tái bản 2001)
· Miếng da lừa (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1973, tái bản 1985, 2001)
· Bà Bovary (dịch của Flaubert, 1978)
· Nông dân (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1981)
· Ở Mỹ (dịch của Gorky , 1992).
( Theo WikiPedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét