Thất thủ!
27/09/2016
27-9-2016
Sài Gòn thất thủ, Biên Hòa thất thủ, Huế thất thủ, Hà Nội thất thủ… Cả nước đang thất thủ bởi những trận mưa ngập ngoài sức tưởng tượng với mức độ ngày một tăng dần.
Không chỉ ngập trong biển nước mênh mông sau những trận mưa mà thậm chí giới chính quyền bây giờ cũng ngượng ngập và “thất thủ” trong việc tìm cách giải thích dư luận, chính xác hơn, Việt Nam đang thất thủ toàn diện.
Kinh tế thất thủ bởi lý thuyết “kinh tế XHCN” đã và tiếp tục dẫn đất nước đến vùng trũng ngập của những khoản nợ này đến những khoản nợ khác.
Giáo dục đang thất thủ vì ngập trong tư duy lạc hậu.
Xã hội đang thất thủ bởi ngập sâu trong tội ác.
Y tế thất thủ khi ngập trong sự bất lực của giới điều hành.
Môi trường thất thủ bởi cuộc tấn công không thể kiểm soát của những Formosa trước sự bất lực, tuyệt vọng, bế tắc và vô tâm.
Con người cũng thất thủ khi ngập trong lối sống đầu độc nhau, bằng hóa chất và nhiều phương cách khác.
Sự thất thủ nguy hiểm nhất và ảnh hưởng tương lai đất nước nhiều nhất vẫn là sự thất thủ trước Trung Quốc. Việt Nam đã không thể “thoát Trung”. Việt Nam vẫn bám chặt vào Trung Quốc. Việt Nam đang thất thủ. Toàn diện.
Có con đường nào cho tương lai đất nước? Không và không bao giờ, nếu người ta chấp nhận sự thất thủ này mà không thay đổi thể chế. Không thay đổi, Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất để đi: con đường đi đến chỗ chết.
____
Giá Như
27-9-2016
Nếu Sài Gòn có một hệ thống cống thoát nước thật to thì đã không có cơn ngập hôm qua. Nhưng chữ NẾU ấy to quá bởi nó kéo theo biết bao chữ “giá như”. Giá như chính quyền thành phố biết lo xa, giá như quan chức không tham nhũng hàng nghìn tỉ, giá như chính phủ đừng phí tiền bao bọc những tập đoàn nhà nước làm thất thoát tiền thuế của dân, giá như những người lãnh đạo có đầu óc sáng láng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cất cánh, giá như hệ thống trong sạch để các doanh nghiệp không phải bôi trơn, đồng tiền ấy sẽ được vào ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, giá như quan chức là những người có lý tưởng cháy bỏng đưa đất nước đi lên và một chữ giá như cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng là Giá Như người dân đừng im lặng ngoan ngoãn như bầy cừu nhiều năm qua.
Không có phép mầu nào đảm bảo sẽ không còn ngập lụt mà tình trạng này sẽ ngày càng tồi tệ hơn cùng với việc biến đổi khí hậu và hệ thống thoát nước hiện đại không xuất hiện tức thì bởi cây đèn Aladin chỉ có trong chuyện cổ tích.
Các ông lãnh đạo hãy lấy yếu tố bảo vệ môi trường là tiêu chuẩn hàng đầu xét duyệt các dự án. Đừng vì chút quyền lợi riêng mà nhắm mắt kí. Khi bị ung thư thì tiền tấn cũng không cứu được mạng các ông đâu. Đừng tưởng nhiều tiền mà có thể thoát ra được hệ luỵ chung. Các ông có thể ăn thực phẩm nhập khẩu nhưng các ông không thể bay bằng trực thăng khi cả thành phố ngập lụt và các ông cũng sẽ phải ngửi cái mùi xú uế từ cống rãnh thoát lên.
Hãy đi thăm hệ thống thoát nước ở các thành phố lớn trên thế giới và hãy xây dựng hệ thống như vậy ở Việt Nam. Nhưng tiền đâu mà xây?
Đúng vậy, tiền đâu mà làm những việc ấy bởi có quá nhiều chữ Giá Như. Giá như… giá như… giá như…
Ảnh st trên FB. Trước thảm hoạ thiên nhiên thì con người cũng sẽ làm được như chú chuột này mà thôi. À, mà làm sao leo trèo giỏi và dai sức được như chuột nhỉ. Hãy quan tâm và lên tiếng trước khi quá muộn.
Vì sao Sài Gòn “thất thủ” tối 26/9?
Lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch; tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước cộng với mưa lớn kéo dài, khiến Sài Gòn “thất thủ” trong đêm 26/9.
Mưa lớn, phố Sài Gòn thành sông
Chiều 26/9, cơn mưa kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ tại TP HCM khiến nhiều tuyến đường ngập sâu ...
|
Trận mưa chiều tối 26/9 kéo dài khoảng 2 giờ, khiến nhiều tuyến đường ngập nặng. Theo Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP HCM, tuy một số tuyến đường đã được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước nhưng vẫn bị ngập trong thời gian mưa như Phan Xích Long, Trường Sơn, Phan Văn Hớn, Tô Ngọc Vân, Song hành Quốc lộ 11…
Qua thống kê sơ bộ của Trung tâm Chống ngập TP HCM, trong trận mưa chiều tối 26/9, trên địa bàn thành phố đã xảy ra ngập tại 59 tuyến đường, chiều sâu ngập từ 0,1m đến 0,5m; diện tích ngập từ 100m2 đến 30.000m2.
Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa từ 16h30 – 17h50, lượng mưa đạt 170,3mm đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30cm, thời gian nước rút khoảng 1 giờ sau mưa.
Nước chảy siết trên đường Tô Ngọc Vân, Thủ Đức, cuốn trôi nhiều xe máy |
Nguyên nhân ngập nặng tối 26/9 theo Trung tâm chống ngập là do lượng mưa lớn, nước không thoát kịp. Cụ thể, tại trạm Mạc Đỉnh Chi đo được 204,3mm; trạm Thanh Đa đo được 172,2mm; trạm Tân Sơn Hòa 170,3mm; trạm Lý Thường Kiệt 169,4mm; trạm cầu Bông 133,3mm…
Bên cạnh đó, tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến. Khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn trôi rác vào lưới chắn rác làm cản trở dòng chảy.
Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch còn phổ biến, khiến dòng chảy bị thu hẹp, ách tắc nên nước không thoát nhanh, gây ngập cục bộ.
Cụ thể, tính đến ngày 15/7/2016, hệ thống thoát nước của TP HCM bị lấn chiếm nghiêm trọng. Có đến 59 vị trí lấn chiếm cửa xả tại 23 tuyến đường; 104 vị trí lấn chiếm hầm ga thuộc 41 tuyến đường; 92 tuyến đường có tuyến cống bị xây dựng lấn chiếm với chiều dài 13,85km và 394 hầm ga; 61 vị trí lấn chiếm kênh, rạch phục vụ thoát nước.
Ngoài ra, một số dự án thoát nước đang triển khai thi công nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu.
Nhiều tuyến đường đã xử lý ngập bằng giải pháp tạm là đấu nối mở thêm hướng thoát nước mới, cải tạo miệng thu…. trong khi chờ các dự án lớn triển khai đã xuất hiện ngập khi mưa to.
Sân bay Tân Sơn Nhất hoãn nhiều chuyến bay do mưa lớn
Chiều 26/9, cơn mưa lớn kéo dài 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở TP HCM ngập nặng, nhiều sân ...
|
Mưa lớn khiến khu vực ở Sài Gòn... 'thất thủ'
Chiều 26/9, trận mưa lớn kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ khiến hầu hết các tuyến đường trên địa ...
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét