La Vũ, một cựu quan chức Trung Quốc, gần đây đã viết thư kêu gọi Tập Cận Bình, rằng chủ nghĩa Mác-Lê vốn là điều sai lầm, biện pháp duy nhất để chỉnh đốn tham nhũng chính là từng bước đưa Trung Quốc hướng đến chế độ dân chủ hóa một cách bình ổn.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
La Vũ, con trai của Tổng tham mưu trưởng La Thụy Khanh, từng nhậm chức Cục trưởng Cục Vũ trang Không quân Bộ Tổng tham mưu quân giải phóng, quân hàm đại tá. Từ sau cuộc thảm sát sinh viên ở quảng trưởng Thiên An Môn mùng 4/6, ông đã vạch rõ giới tuyến với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trở thành Hồng nhị đại nổi tiếng nhất trốn khỏi Trung Quốc vào những năm 80.
Ngày 3/12/2015, La Vũ đăng tải lá thư đầu tiên trên trang wed Apple Daily của Hồng Kông với nhan đề “Thương thảo với người em Tập Cận Bình”, từ đó trở đi ông đã liên tục đăng tải những lá thư công khai kêu gọi Tập Cận Bình.
Ngày 20/9 vừa qua, La Vũ lại lần nữa đăng tải lá thư công khai thứ 12, chỉ ra tính quan trọng trong việc dân chủ hóa đối với Trung Quốc.
Trong thư nói rằng, hội nghị thượng đỉnh ở Hàng Châu đã đạt được nhận thức chung về vấn đề chống tham nhũng là một thành quả trọng đại. Bởi Trung Quốc không có luật pháp chung với quốc tế, không có tư pháp độc lập, vậy nên nếu muốn thiết lập mối quan hệ cụ thể là rất khó khăn.
Ông cho biết, chủ thể của thế giới hiện nay là chế độ dân chủ. Chỉ có Trung Quốc, một quốc gia lớn, vẫn đang kiên trì với chế độ chuyên chế. Vậy nên Trung Quốc không thể nào hòa mình cùng thế giới được.
Tuyệt đại đa số tham quan trong bộ máy chính quyền cộng sản Trung Quốc đều đã chạy đến Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc, nhân viên phá án của Trung Quốc có tư duy độc tài chuyên chế, bởi vậy làm sao có thể cùng với nhân viên tư pháp của các nước dân chủ trên thế giới điều tra tham quan Trung Quốc?
Trong lá thư La Vũ còn nói rằng, tham nhũng tại Trung Quốc hiện nay, chính là kết quả của ĐCSTQ truy cầu quyền lực tuyệt đối. Tham quan tại Trung Quốc, một khi tham đủ rồi liền chạy sang các nước dân chủ. Họ ở trong nước hoành hành, coi thường pháp luật, nhưng đều biết chạy đến những nơi có pháp chế dân chủ, hơn nữa lúc nhập cảnh còn biết che giấu thân phận đảng viên. Chốn quan trường, thương trường khi Tập Cận Bình nhậm chức đã là một mớ bòng bong, tham ô hủ bại vốn đã không còn có cách nào ngăn chặn được nữa.
La Vũ chia sẻ: “Nếu như dựa vào Ban Kỷ luật Thanh tra để chống tham nhũng, thì chẳng khác nào lấy tay trái đánh tay phải, điều đó mãi mãi không thể trừ sạch tham nhũng được. Tôi cảm thấy Tập Cận Bình là người rất thông minh, chú ấy hiển nhiên sẽ hiểu rõ được vấn đề này, nhưng điều chú ấy muốn bây giờ là làm thế nào có thể từng bước dân chủ hóa đây? Chú ấy dường như vẫn còn chưa có tiết lộ cho mọi người, vì vậy những điều tôi viết trong lá thư, chính là tích cực khuyên giải chú ấy”.
Khi La Vũ tiếp nhận phỏng vấn của đài truyền hình Tân Đường Nhân đã bày tỏ rằng: “Từ sau vụ thảm sát mùng 4/6 ở quảng trưởng Thiên An Môn đến hôm nay, thời gian chưa đến 30 năm, không kể là quan trường hay thương trường hoặc là toàn bộ xã hội, đều đã đạt đến mức không còn ra hình thù gì nữa, vì vậy Tập Cận Bình chống tham nhũng, tôi ủng hộ chú ấy, bởi vì nếu không chống tham nhũng thì toàn bộ xã hội đều sẽ sụp đổ mất. Nhưng chống như thế nào? Nếu như chỉ dựa vào Ban Kỷ luật Thanh tra thì không thể nào chống tham nhũng được”.
La Vũ chia sẻ rằng, biện pháp duy nhất để quét sạch tham nhũng chính là từng bước hoàn thiện thể chế dân chủ. Bởi vì một khi có dư luận giám sát, có đảng đối lập, tư pháp độc lập, quan chức là do dân bầu chọn, quốc gia hóa quân đội, có được 5 điều này, tham nhũng sẽ không còn có nữa. Ông cũng cho rằng chủ nghĩa Mác-Lê vốn là điều sai lầm.
La Vũ nói: “Cái gọi là chuyên chính giai cấp vô sản, nó không phải là phục vụ cho nhân dân, nó phục vụ cho một bộ phận thiểu số những người trong đảng, vậy nên vốn đã bị quần chúng nhân dân vứt bỏ từ lâu.
Tôi mong rằng, ở Trung Quốc sẽ chuyển sang chế độ đa đảng này, không kể là đảng nào bước ra để tranh cử quyền lãnh đạo đất nước với ĐCSTQ cũng được, hay là tranh giành tín nhiệm của nhân dân cũng được, đất nước Trung Quốc vốn sẽ không bị người dân vứt bỏ, thứ mà người dân vứt bỏ chính là đảng nắm quyền tham ô hủ bại”.
Từ đầu năm 2015, trong lá thư công khai đầu tiên của La Vũ, đã kêu gọi Tập Cận Bình: “Bây giờ chú đang ngồi lên vị trí cao, đây là cơ hội không dễ có được. Bởi vì thể chế chuyên chế chính là không là cơ chế thay ca, vậy nên ở trong đó có bao nhiêu cái gọi là ‘ma xui quỷ khiến’, chú càng hiểu rõ hơn tôi.
Chú trước tiên đã thành công loại trừ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai. Nhưng chống tham nhũng, thì chú chống như thế nào đây? Toàn bộ cơ chế của đảng đều tham nhũng cả, không quan chức nào là không tham, chú chống tham nhũng, chính là chống lại đảng. Ở trong Thường ủy, nếu có một người ủng hộ chú, một người trung lập, thì lại có đến bốn người đang đợi chú rớt đài”.
Theo NTDTV
Nội tình TQ trong tiểu thuyết Hồ Cẩm Đào (Phần cuối): Kết thúc cuộc chiến Hồ – Giang
Hồ Cẩm Đào đã khóc ngay tại hội nghị. Hồ nghĩ lại thời mình nắm chính quyền trong 10 năm thật không dễ dàng; nghĩ lại còn có nhiều việc không dám làm hoặc làm không tốt, xấu hổ với lịch sử với nhân dân; nghĩ lại việc không dám ra lệnh dừng bức hại Pháp Luân Công, nghĩ lại việc hoàn cảnh chính trị và nhân quyền ở Trung Quốc lúc mình nắm quyền lại không cải biến được gì, Hồ khóc là vì thế.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Tiếp theo phần 2: Mưu sát tổng bí thư
Hồ quyết định, vào đại hội Đảng thứ 17, ông sẽ loại bỏ Giang khỏi cuộc chơi. Không ngờ Giang cũng đã sớm chuẩn bị, đưa một số người tích cực bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai…vào danh sách các thường ủy viên, nên bây giờ là 9 thường ủy, lại quy định mỗi thường ủy trông coi một việc, không can thiệp vào nhau, việc lớn việc nhỏ đều báo cho Giang, để ông ta quyết định.
Trong tổng số các thường ủy, bởi phe của Giang đông người, thiểu số phục tùng đa số, các người như Ôn Gia Bảo… đành im lặng chịu đựng. Lúc đưa tên Bạc Hy Lai vào danh sách thường ủy, Hồ chịu đựng hết nổi, nói, nếu đưa Bạc vào, Hồ sẽ từ chức tổng bí thư ngay.
Tăng Khánh Hồng và Giả Khánh Lâm đành nhượng bộ, nên Hồ điều Bạc đến Trùng Khánh. Kết cuộc số người hai phe Giang, Hồ ngang nhau.
Giang Trạch Dân vẫn chưa chịu thôi, chưa mưu sát được Hồ thì Giang vẫn chưa ngủ yên, nên thành tâm bệnh. Do vậy trong buổi hội nghị quốc tế tại Thượng Hải lại tìm cách mưu sát Hồ. Nhưng Hồ đã cho kiểm tra trước, tìm ra một trái bom gài nơi đó, một lần nữa Giang đã thất bại.
Khi biết Hồ lại thoát chết, mặt Giang tím lại, vỗ mạnh tay lên bàn làm sách vở, ly tách đổ ngổn ngang, đưa ánh mắt tóe lửa nhìn Tăng Khánh Hồng, nói: “Ai để lộ việc này, đem đầu nó về đây cho tôi”. Tăng tự nhận lỗi và an ủi Giang, hứa hẹn lần sau sẽ không để thất bại nữa.
Sau mấy lần bị mưu sát, Hồ vô cùng hoảng sợ, ông lập tức tổ chức một ban tham mưu thân tín tìm kế đối sách, nhưng tất cả đều bó tay. Sau cùng, vị cao nhân bên Đạo gia nói: “Xã hội và bản thân anh có được yên ổn hay không, hãy tìm một vị có mở thiên mục ở tầng thứ cao xem xét mới biết rõ, anh hãy tìm học viên Pháp Luân Công”.
Hồ liền tìm cách mời học viên Pháp Luân Công tham gia vào ban tham mưu của mình, nhưng học viên Pháp Luân Công không tham gia chính trị đã từ chối, và giới thiệu Hồ một vị phương trượng chùa Tu Di nơi có hoa Ưu Đàm nở, bên Hàn Quốc. Vị phương trượng nói với Hồ: Hoa Ưu Đàm đã nở, Pháp Luân Thánh Vương đã giáng hạ cứu người, nên ông cần đi vân du tìm Pháp Luân Công để luyện; nếu Hồ muốn xã hội phát triển, dân chúng sống thái bình an lạc, phải thả ngay tất cả học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ, đồng thời phải đưa Giang Trạch Dân, La Cán, Tăng Khánh Hồng tạ tội cùng thế giới.
Hồ biết rõ, nếu làm vậy chẳng khác nào làm cho đảng cộng sản tan rã, đồng thời bản thân ông sẽ ra sao đây? Hồ không dám làm vậy nên im lặng không nói gì.
Năm 2008, tại Trung Quốc phát sinh địa chấn lớn ở Vấn Xuyên, Thượng Thiên một lần nữa giáng tội những kẻ tư dục cường bạo. Giang lệnh cho Quách Bá Hùng không được đưa quân đội đi cứu giúp.
Cuối cùng, đang lúc Hồ Cẩm Đào đi thực tế vùng tai nạn tại Vấn Xuyên, ngoài việc nhà cửa đổ nát hoang tàn, còn lại là thảm tượng dân chết hoặc thương tích nằm lăn lóc đầy đất, không có một quân nhân nào cứu viện, chỉ có vài người tự nguyện hợp sức cùng dân sở tại đang thu dọn phế vật, săn sóc giúp đỡ cứu trị các nạn nhân bị thương và chôn cất người chết. Hồ Cẩm Đào hỏi thăm vài người đang làm công tác cứu trợ: “Vùng này không có người cứu trợ, các anh từ đâu đến giúp vậy? Các anh là đảng viên hả?”.
Không ngờ họ trả lời: “Chúng tôi từ thành thị xuống đây cứu trợ, chúng tôi không phải là đảng viên mà là học viên Pháp Luân Công”.
Hồ Cẩm Đào thấy sững sờ, tựa hồ không nghe rõ, hỏi thêm:“Có người phái các anh đi cứu trợ phải không?”.
Nhưng những người cứu trợ nói: “Không, chúng tội tự ý tình nguyện, thấy nơi nào tai nạn nghiêm trọng, nạn nhân nhiều mà không ai cứu giúp thì chúng tôi giúp đỡ. Sư Phụ chúng tôi nói rằng, làm người cần phải trọng đức, coi trọng tâm tính, phải làm người tốt và người tốt hơn nữa, giúp đỡ người khổn nạn, do vậy chúng tôi đi cứu trợ một cách tự nguyện”. Nói xong họ lại tiếp tục lo cứu trợ, thu dọn…
Sau khi xuất hiện ngụy án tự thiêu giả mạo nhất thế kỷ tại Thiên An Môn, trong xã hội, không một ai dám đứng trước mặt một người lãnh đạo đảng mà đàm luận về Pháp Luân Công, huống chi là nói với tổng bí thư. Vì thế Lệnh Kế Hoạch giận dữ ton hót: “Thật lớn gan, dám tự xưng như vậy với tổng bí thư, phải thủ tiêu chúng ngay”. Nói xong định phái người đi bắt họ, nhưng Hồ khoát tay: “Không được, để họ đi cứu người thôi”.
Do vậy lúc khai mạc Thế vận hội Olympic 2008, Giang Trạch Dân cố tình đến trước mặt Ôn Gia Bảo, sai người của Giang khiêu khích, còn có người của Giang trực tiếp khiêu chiến với Hồ. Trong giới truyền thông lại đăng tải: “Không có lý lịch quân nhân, không có kinh nghiệm chiến đấu, không có năng lực quản lý kinh tế, làm sao có có tư cách quản lý chính trị trên quốc tế? Trong lịch sử, kỷ luật của đảng quy định: bí thư đảng có thể bị đa số đảng viên phế trừ”. Lời đăng tải này cũng bằng như mạ lị Hồ Cẩm Đào không xứng đáng, cần loại bỏ.
Giang Trạch Dân trực tiếp nói với Bạc Hy Lai: “Anh đến Trùng Khánh, học vài kinh nghiệm quản lý, sao cho có năng lực trấn áp được học viên Pháp Luân Công và Chân Thiện Nhẫn; lấy lý do tư bản chính trị, loại Trần Lương Vũ khỏi ghế bí thư, rồi anh ngồi vào đó”.
Do vậy tại Trùng Khánh, Bạc Hy Lai mặc sức ngang ngược, vận dụng các phương pháp kỳ quái, bắt chước “Cách mạng Văn hóa” tạo hình tượng sùng bái cá nhân, để tích lũy kinh nghiệm chính trị. Ông ta ra lệnh dùng mọi thủ đoạn để lùng bắt học viên Pháp Luân Công, đem họ nhốt vào các khu quân sự bỏ hoang, rồi kiểm tra máu của họ, nếu như ở bệnh viện có bệnh nhân có tiền muốn cấy ghép nội tạng thì liên lạc với ông, ông sẽ cho mổ sống cướp lấy nội tạng của học viên Pháp Luân Công đem bán cho việc cấy ghép mà kiếm tiền.
Có mấy hung thần ác độc, đem 3 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến suy yếu, rồi đưa vào tầng hầm dưới đất; một tên hung dữ cầm cây gậy to, đánh một vị học viên Pháp Luân Công đến bất tỉnh, sau đó cầm dao mổ bụng vị này và hỏi tên kia: “Mày muốn ăn phần nào?”. Hắn cắt lấy phần ấy đưa cho tên kia, thân thể người chết bị các tên ác ôn cắt ra từng phần đem xào nấu mà ăn. Hai vị học viên còn lại vẫn không nói một lời, một người rơi nước mắt, một tên ác ôn liền chỉ vào vị này cười man rợ, nói: “Ngày mai mi sẽ bị làm thịt’. Một tên ác nhân ăn no xong còn đem về cho vợ ăn, người vợ không biết gì nên cùng ăn với hắn, ăn xong hắn nói: “Ngày mai ta sẽ làm món chưng ăn”.
Có học viên Pháp Luân Công sau khi bị giết cướp đi nội tạng đem bán xong, còn bị mấy tên cắt lấy bao tử, đem tẩm gia vị mà nướng ăn, lấy phổi đem nấu canh. Bởi tại Sơn Đông có rất nhiều các loại động vật như: nhện, muỗi, kiến, rết… cảnh sát để bắt các học viên Pháp Luân Công viết hối quá thư (giấy cam kết từ bỏ tu luyện)… chúng đánh đập khảo tra khiến họ máu me thương tích đầy mình, chúng trói tay chân học viên vào các cột sắt, côn trùng ngửi thấy mùi máu từ các vết thương, bò lại cắn hút…
Có nữ học viên nhìn thấy con nhện to, sợ hãi co rút người lại, bọn cảnh sát thấy vậy, bèn cởi hết đồ cô ấy ra, cột tay chân lại cho nhện bò lên người, cô quá sợ nên viết hối quá thư và được thả ra, chúng dụ dỗ cô đi thuyết phục chuyển hóa các học viên khác.
Một tên đứng đầu phòng 610, bắt hai con rắn độc bỏ đói nhốt vào lồng, một nam học viên bị nhốt đơn độc trong phòng nhỏ, chúng đem rắn vào dụ cho rắn cắn vào cổ vị này, hôm sau chúng trở lại, mở to mắt kinh ngạc, thấy học viên này vẫn sống, chúng lấy từ chỗ cổ bị cắn ra một cái nanh rắn.
Sau một thời gian, cảnh sát thấy các học viên bị côn trùng cắn chích mà vẫn không hề hấn gì, giống như có thần thông bảo hộ, chúng rất sợ hãi, vài tên không dám quá tàn nhẫn nữa. Cũng có tên không tin, đem chó săn đến cho cắn những học viên không chịu viết thư bảo chứng, chó cắn đến thương tích đầy mình, rồi chúng còn dội nước lạnh lên mình vị này, rồi nói với nhau đem vị học viên này chôn sống… người học viên này liền bị khuất phục, viết hối quá thư; vị này được thả ra, nhưng cuối cùng cũng chết tại nhà.
Có cảnh sát còn bắt học viên Pháp Luân Công ăn phân uống nước tiểu. Chúng nói họ luyện công bị điên rồi, nên ăn phân uống nước tiểu.
Sau đó Bạc Hy Lai trở lại báo cáo cho Giang rằng, hắn đã học đủ kinh nghiệm chính trị tư bản “xướng hồng đả hắc” và kinh nghiệm bức hại Pháp Luân Công. Nghe xong, Giang vô cùng thích chí, nói: “Bây giờ là lúc cho tên Hồ hạ đài, rồi anh lên làm tổng bí thư, đem các kinh nghiệm trên nhân rộng ra toàn quốc, tôi mới yên tâm”.
Năm đó một cuộc diễn tập quân đội quốc tế được tổ chức tại vùng biển Thanh Đảo. Giang dự định lấy mạng của Hồ trong buổi diễn tập này. Hồ Cẩm Đào cũng cảnh giác, sợ bị mưu sát như lần trước, nên ngay lúc diễn tập, Hồ cho thay đổi đảo lộn vài chương trình và còn cho vài tên thân tín của Giang luôn theo mình, trong lúc theo dõi buổi diễn tập, đề phòng nếu Giang có cho bắn cũng phải kiêng dè.
Tăng Khánh Hồng thấy cuộc mưu sát Hồ bị trở ngại, liền báo cho Giang; Giang giận dữ la lớn: “Không cần quái gì hết, mấy tay thân tín của ta có chết theo Hồ cũng chẳng sao, cứ thấy Hồ ở tàu nào là bắn vào đó, tôi muốn Hồ phải chết”.
Pháo thủ được lệnh liền chuẩn bị, ngay lúc buổi diễn tập vừa kết thúc, nhân lúc quân hạm Hồ quay về, chúng định cho súng bắn vào quân hạm đó, nhưng thật kỳ quái, ngay lúc ấy trên mặt biển xuất hiện một đám sương mù che mắt tất cả, khiến các pháo thủ không xác định được vị trí các quân hạm; đến lúc sương mù tan đi thì quân hạm chở Hồ đã không còn dấu tích.
Nghe được tin Hồ lại thoát chết, như có thần phù hộ, Giang bật ngửa người trên ghế, mặt tím ngắt, vừa sợ vừa tức, không nói được một lời.
Hồ được mật báo: âm mưu ám sát tại buổi diễn luyện quân không thành, Giang, Tăng, Chu, Bạc bốn người đang mật nghị tại nhà Chu, chuẩn bị bắt chước phương thức Đặng Tiểu Bình đã dùng phế truất Hoa Quốc Phong, để phế truất Hồ, rồi đưa Bạc lên thay thế. Hồ Cẩm Đào vội vã triệu tập ban tham mưu của mình để thương nghị kế sách; có người đề nghị cho Hạ (Hạ Quốc Cường) đi bắt Bạc trước để Giang mất đi vây cánh tương lai, có người nói: tuy Hạ có cừu hận với Bạc, vì Bạc trong lúc ở Trùng Khánh tích lũy tài phú chính biến đã phế trừ nhiều tay chân cũ của Hạ, nhưng Hạ là kẻ hai lòng, không thể tin tưởng.
Hồ nghĩ một hồi rồi nói: “Bắt Bạc để thị uy với Giang, tôi đã có cách”.
Hồ bí mật triệu Hạ đến nhà mình, đưa ra một tập hồ sơ, rồi nói, trung ương có người đưa cho Hồ danh sách báo cáo việc tham ô của gia đình Hạ, cấp trên đã bí mật ghi lại thời gian, địa điểm, phương thức và số loại tham ô của người nhà Hạ.
Hạ sợ hãi toát mồ hôi, hai tay đan vào nhau, đầu óc quay cuồng, cầu xin Hồ đứng ra giải quyết giùm. Bấy giờ Hồ mới thủng thẳng nói: “Tôi mời anh đến nhà riêng của tôi, đây không phải chỗ làm việc. Việc nhà anh có nhiều người tham ô, có việc còn hơn thế nữa, anh cũng không nên quá căng thẳng”.
Hạ tỏ vẻ không hiểu, đưa mắt nhìn Hồ, Hồ ngừng một chút, rồi nói: “Còn có người muốn làm hủ bại đảng, làm tan rã đảng. Đảng mà bị hạ đài, mọi người sống không yên đâu. Ví như Bạc ở Trùng Khánh, là một tay âm mưu nham hiểm, là phần tử đại tham ô. Tôi cho anh phụ trách một đoàn đội đi thực tế về việc tham ô của Bạc, anh nhận không?”.
Hạ đứng dậy, chắp hai tay nói: “Hạ tôi đáng muôn lần chết, xin lãnh lệnh đi thực tra kỹ lưỡng”.
Do vậy mới có việc Bạc Hy Lai bị kỷ luật đảng. Hạ cũng nghĩ ra cách ly gián Bạc với Vương Lập Quân – một tâm phúc chuyên bức hại Pháp Luân Công của Bạc. Hạ Quốc Cường đã ba lần nói với Bạc về vấn đề Vương Lập Quân phạm tội, khiến Bạc vô cùng hoang mang.
Lần thứ nhất, Hạ đôn đốc đảng ủy Trùng Khánh, xét xử án Vương Lập Quân trước kỳ điều tra. Hạ cường điệu nói với Bạc: đây là chỉ thị quan trọng, nhiệm vụ cốt lõi của trung ương đưa xuống lần đầu để kiểm tra tư cách chính trị, tư tưởng, tác phong của anh.
Lần thứ hai, tại buổi sinh hoạt chính trị của trung ương cục, Hạ nói với Bạc, trong nội bộ có báo cáo về Vương Lập Quân lúc làm cục trưởng công an tại thị trấn Thiết Lĩnh và lúc làm cục trưởng công an tại thị trấn Cẩm Châu ở Liêu Ninh, khi thu quét phần tử hủ bại hắn đã làm nhiều án giả, án oan khiến nhiều người bị gia phá nhân vong. Làm sao giải quyết vấn đề này đây? Hạ nói thêm, cần phải cách chức rồi mới thanh trừ được, nếu không sẽ là áp lực rất lớn cho trung ương, với anh áp lực cũng không nhỏ đâu.
Bạc hỏi: “Đây là ý kiến của cục chính trị thường ủy trung ương, của trung kỷ ủy hay của Hạ thư ký vậy?”. Hạ không đáp thẳng, chỉ nói: “Vì để duy hộ việc thanh lý Trùng Khánh, duy hộ danh dự của đảng ủy và chính phủ”.
Sau đó Hạ lại kêu riêng Vương Lập Quân lại, lấy tội tham ô hủ bại và việc thăng chức công an bộ để vừa uy hiếp vừa dụ dỗ Vương, yêu cầu Vương bí mật thu thập lời nói, ý kiến của Bạc lúc riêng tư cũng như trong hội nghị, yêu cầu Vương giám sát lời nói của Bạc. Ngay lần đầu tiên lúc Vương báo cáo với Hạ các tin tức về nội bộ của Bạc, Hạ lại cho người báo cho Bạc biết là Vương đang bán đứng Bạc.
Lần thứ ba, Hạ lại yêu cầu Bạc điều tra Vương cho kỹ. Bạc hiểu rõ quan trường hiểm ác, biết rõ cuộc đấu tranh chính trị sắp phát khởi, không thể tránh được. Bạc đành phải “đoạn vĩ cầu sinh” (cắt đuôi để giữ mạng sống) quyết định “tiên hạ thủ vi cường”.
Trước nhất Bạc cần xử lý Vương Lập Quân trước, không để Vương rơi vào tay trung ương ở Bắc Kinh. Bạc bắt đầu giám sát Vương, đợi đúng thời sẽ bắt Vương.
Trước tiên Bạc Hy Lai lo thanh lý vây cánh của Vương Lập Quân. Các người của Vương như: bảo mẫu, đầu bếp, tài xế…tất cả 11 người đều bị bắt. Bạc còn bức Vương “thoát cảnh” (rời ngành công an) bằng cách điều Vương vào chức vị phó thị trưởng về văn hóa.
Vương đến chỗ Bạc khóc lóc kể khổ, bị Bạc tát tai chảy máu mũi, nổ đom đóm mắt. Vương nghĩ đến Liễu Văn Cường, nguyên là cục trưởng cục công an kiêm cục tư pháp, trước khi bị Vương giết, từng nói với Vương: “Vương à! Mày vì tên Bạc mà bán mình, số phận tao hôm nay sẽ là số phận mày trong tương lai đó”.
Vương bị quản thúc tại gia, Bạc nói với mọi người là Vương không làm tròn công tác, tâm lý bị ức chế (người đời gọi là bệnh tâm thần), cần an dưỡng một thời gian. Vương biết rõ Bạc muốn lấy mạng mình, không những thế cả Chu Vĩnh Khang và người của bộ công an, bên trung ương cũng muốn lấy mạng mình. Muốn giữ mạng sống, chỉ còn cách duy nhất là trốn vào đại sứ quán Mỹ.
Vì thế, nhân lúc tối trời, lính canh gác không đề phòng, Vương giả bộ bên cửa sổ uống rượu say cho lính canh thấy, rồi vào phòng nghỉ, giả trang thành phụ nữ má phấn môi son độn ngực, nhân trời chưa sáng lái xe đi thẳng đến đại sứ quán Mỹ.
Bên phía Mỹ báo cho Hồ Cẩm Đào. Hồ thất kinh, lập tức lệnh cho khâm sai của bộ công an và bộ an ninh quốc gia đến Thành Đô, lệnh cho quân đội Tứ Xuyên cô lập quân đội Trùng Khánh. Khi khâm sai đến sứ quán Mỹ, thì thấy quân của Bạc Hy Lai đã bao vây sứ quán Mỹ, lúc ấy quân đội Tứ Xuyên và quân đội Trùng Khánh cũng đang bắn nhau. Giải quyết mọi việc xong, khâm sai đưa Vương về Bắc Kinh.
Vương đưa ra chứng cớ các việc: Bạc Hy lai nghe lén điện thoại của Hồ, Ôn, việc tổ chức chính biến, việc mổ sống cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công, của người nước ngoài nhập cư làm thuê không giấy tờ, của người lang thang, ăn xin, lấy nội tạng đem bán, thân thể đem nấu ăn, đặc biệt rút lấy não tủy của nạn nhân cung cấp cho Giang Trạch Dân, và âm mưu giết Tập Cận Bình để đoạt chính quyền. Hồ và Ôn quyết định bắt Bạc Hy Lai.
Vì Giang Trạch Dân sắp xếp việc nghe lén điện thoại của Hồ, Ôn, nên hắn lập tức triệu tập hội nghị lâm thời đặc biệt để giải quyết việc Trùng Khánh. Giang nói: “Cần phải xét đến ảnh hưởng quốc tế và sự đoàn kết trong nội bộ đảng, cần xem lại hình tượng của đảng, kết tội Vương, còn đối với Bạc chỉ cần giáo dục là đủ”.
Giang bao che cho Bạc vì có ý phế bỏ Tập Cận Bình, cho Bạc giữ chức tổng bí thư, để làm cái máy cho Giang điều khiển, tiếp tục thao túng chính trường.
Lần đầu tiên Hồ dám cả gan lên tiếng phản đối Giang: “Không bắt Bạc thì làm sao còn có luật pháp quốc gia, làm sao còn có kỷ luật của đảng? Làm sao ăn nói với nhân dân, với lịch sử?”.
Giang khóc, nói: “Tôi có thoải mái được gì đâu? Vì để thúc đẩy cải cách khai phóng, tôi hứa cho các nhà tư bản gia nhập đảng, cải sửa tư tưởng Mác – Lê; vì để giữ gìn quyền lực của đảng, tôi đã chịu toàn thế giới lăng mạ khi tranh đấu với Pháp Luân Công; vì để ổn định chính trị xã hội, tôi đã bị thế giới lên án; vì để có dân chủ trong nội bộ đảng, lập ra cửu quyền phân vị (9 người thường ủy), mỗi người trông một việc, phá đi quy củ lịch sử. Kuhn nói tôi đã cải cách được Trung Quốc, tôi vì sự phát triển của đảng mà hao tổn tâm huyết, có ai biết được cái khổ của tôi, có ai hiểu được lòng tôi? Có ai chịu tội cùng với tôi? Đặng Tiểu Bình có thể cải cách, có thể chỉ định người tiếp ban, tại sao tôi không thể làm như vậy?”.
Nói xong, Giang cho tay vào túi lấy vật gì đó, mọi người tưởng hắn lấy lược ra chải đầu, không ngờ hắn lấy ra khăn tay lau nước mắt. Đây là lần thứ hai, Giang lấy khăn lau nước mắt trước mặt mọi người.
Hồ không biết làm thế nào, bèn nói: “Xin các lão thường ủy quyết định cho”.
Giang Trạch Dân đổi khóc thành cười, cho là sẽ dựa vào các người của Giang như Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm mà tăng số phiếu quyết định để thủ thắng.
Không ngờ ngoài các tay chân của Giang trong các lão thường ủy, thì tất cả các lão thường ủy còn lại đều quyết định bắt Bạc.
Tranh luận tới lui, cuối cùng Tập Cận Bình quyết định. Tập là người do Hồ, Ôn và tay chân của Giang thỏa thuận cho tiếp nhận chức tổng bí thư kế tiếp, Giang muốn nhân lúc Tập trong thời kỳ quá độ, vào đại hội thứ 19, Chu Vĩnh Khang và Quách Bá Hùng sẽ sử dụng lực lượng quân đội mà hạ bệ Tập, đưa Bạc lên thay thế.
Tập Cận Bình suy nghĩ rất lâu, lý trí bảo Tập viết hai chữ “đồng ý”. Kỳ thực Tập Cận Bình là người vô tình mà ngồi vào ghế tổng bí thư. Tập biết rõ, trong lịch sử ĐCSTQ, những người lãnh đạo đảng, bao gồm cả những người bị bức hại chết trước và sau lúc Cách mạng văn hóa như Bành Đức Hoàn, Lý Lập Tam, Lưu Thiếu Kỳ…không ai có kết cục tốt đẹp cả. Đối với việc Giang Trạch Dân, La Cán dàn dựng ngụy án tự thiêu dối trá nhất thế kỷ, cùng những lời hoang ngôn xảo trá bôi nhọ vu cáo Pháp Luân Công với mục đích bức hại Pháp Luân Công trên phạm vi toàn cầu, Tập Cận Bình không muốn làm việc dối trá lịch sử, cũng không muốn bị liên can. Đây là lý do chính khiến Tập không muốn nhận chức tổng bí thư. Sau này Hồ, Ôn bắt Chu Vĩnh Khang giao cho Tập xử lý.
Sau khi Bạc bị bắt, Chu Vĩnh Khang phản kháng quyết liệt, đem lực lượng vũ cảnh xung kích Trung Nam Hải, cũng lại ám sát Tập Cận Bình. Do Tập yêu cầu, nên Hồ, Ôn cùng lệnh bắt Chu Vĩnh Khang. Tăng Khánh Hồng vì muốn chiếm lấy quyền lực nên đảo loạn liên tục. Chuyển kế sách từ bạo lực khủng bố quốc gia chuyển sang khủng bố giới bình dân, tại xã hội liên tục xảy ra các hoạt động sát hại người dân bình thường, bao gồm các việc: chém chết người ở nhà ga Quảng Đông, Vân Nam; kho hóa dược phát nổ tại Thiên Tân, Hồ Bắc, Tứ Xuyên; tàu đắm chìm ở Trường Giang… Thậm chí hắn còn phái người ở 610 người đi Malaysia dự hội nghị Phật giáo, trên đường về, phi cơ MH30 đang bay qua biển Nam Hải của Trung Quốc, thì lệnh cho quân đội bắn rơi, phi cơ bị vỡ tan rơi xuống biển cách đảo Hải Nam 300 dặm về phía đông nam. Cũng tại Hồng Kông, hắn cho phát hành “sách trắng” yêu cầu đảng cộng sản lãnh đạo, khiến dân chúng kháng nghị, để cho quân đội trấn áp, mục đích của hắn là làm loạn xã hội; lấy cớ xã hội đảo loạn để cho Giang Trạch Dân xuất hiện đổ trách nhiệm cho Tập Cận Bình mà phế truất Tập.
Sau này cuộc trấn áp tại Hồng Kông bị Tập ra lệnh đình chỉ. Còn các loại hoạt động khủng bố tại Trung Quốc, vì dân chúng trải qua các năm tháng bị đảng cộng sản đe dọa làm cho sợ hãi nên cũng không dám biểu tình phản đối, gây loạn xã hội… các âm mưu của Giang, Tăng đều thất bại.
Trước lúc thoái hưu, Hồ Cẩm Đào đã sực tỉnh, biết được vì sao các tai nạn luôn xảy ra tại Trung Quốc. Sau này Hồ lại phát hiện ra tên Lệnh Kế Hoạch – bí thư thân tín của Hồ là kẻ hai mặt, là kẻ do Giang Trạch Dân phái đến, để đôn đốc việc bức hại Pháp Luân Công, kết hợp với Tăng, Chu làm loạn. Do đó sau này khi Tập ra lệnh bắt Lệnh Kế Hoạch, có hỏi ý Hồ. Hồ nói: “Lệnh là đứa vô nhân tính, hắn không phải người của tôi”.
Tại đại hội thứ 18, Hồ thoái hưu, mọi người muốn Hồ trông coi quân quyền, nhưng Hồ đề nghị tất cả quyền lực giao cho Tập Cận Bình, Hồ lại quy định là tất cả lãnh đạo thoái hưu không được can thiệp vào cách làm việc của Tập. Đây chính là giữa đại chúng mà Hồ đánh vào mặt Giang Trạch Dân, từ đây Giang không có quyền ra ý kiến, chỉ thị hay kiến nghị gì đối với Tập trong việc chính trị, đồng thời Hồ cũng triệt tiêu phòng làm việc của Giang tại lầu 81.
Sắp xếp đâu đó xong xuôi, Hồ đã khóc ngay tại hội nghị. Hồ nghĩ lại thời mình nắm chính quyền trong mười năm thật không dễ dàng, nghĩ lại còn có nhiều việc không dám làm hoặc làm không tốt, xấu hổ với lịch sử với nhân dân, nghĩ lại việc không dám ra lệnh ngưng việc bức hại Pháp Luân Công, nghĩ lại việc hoàn cảnh chính trị và nhân quyền ở Trung Quốc lúc mình nắm quyền lại không cải biến được gì, Hồ khóc là vì thế.
Do vậy, sau này khi Tập Cận Bình “đả hổ diệt ruồi”, Hồ đã thoái hưu không can thiệp, nhưng cũng biểu thị đồng tình, ủng hộ.
Về sau Trung Quốc có một trận động đất lớn, do áp lực của các quốc gia chính nghĩa trên toàn thế giới và do trước cảnh thiên tai nhân họa, đảng cộng sản phải giải thể. Giang Trạch Dân bị các đoàn thể chính nghĩa trên thế giới treo cổ tại Thiên An Môn, Hồ Cẩm Đào trầm mặc không nói một lời, công và tội của Hồ sẽ ghi lại trên thiên thượng, ghi lại trong nhân dân và lịch sử.
(Hết)
Lưu ý: Bài viết không phải là tác phẩm văn học kỷ thực, mà chỉ là tiểu thuyết, vậy nên mời quý độc giả đọc tham khảo.
Chánh Bình, dịch từ Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét