Phạm
Viết Đào.
Phiên tòa mở ngày 14-15/9/2016 tại trụ sở Tòa án quận Cầu Giấy: vi phạm Điều 21, 44, 207 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 vì không có đại diện Viện kiểm sát đồng cấp tham gia ?
Trong
2 ngày 14-15/9/2016, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy-Hà Nội đã mở
phiên tòa sơ thẩm dân sự xử vụ kiện của bà Nguyễn Thị Mùi, trú quán tại Vân Đồn,
Quảng Ninh, khởi kiện Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam, cơ quan chủ quản:
Trung ương Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, địa chỉ số 2 Lê Đức Thọ Hà Nội.
TBT
BÁO Gia đình Việt Nam đã cho đăng trên 5 kỳ trên báo Gia đình và Cuộc sống ( phụ
bản của Báo Gia đình Việt Nam) từ số 34 ngày 14/5/2013 tới số 38 ngày 28/5/2013
loạt bài: “Sự thật chuyện tử tù phạm trọng tội hiếp dâm và giết người hàng loạt
kêu oan”…
Loạt
bài báo trên viết về những vụ án cướp, giết, hiếp xảy ra liên tiếp tại địa bàn
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007, thủ phạm theo các cơ quan pháp luật tỉnh Quảng
Ninh và Tòa phúc thẩm tối cao đã tuyên là Bùi Đức Lợi, con trai của bà Nguyễn
Thị Mùi. Bùi Đức Lợi đã bị tuyên án tử hình và đã thi hành án năm 2009. Báo Gia
đình và cuộc sống đã tường thuật lại tỷ mỉ 4 vụ án cướp giết hiếp mà thủ phạm
được cơ quan pháp luận kết án là Bùi Đức Lợi…
Về
vụ án này, blog Phạm Viết Đào đã từng đăng loạt bài điều tra nhiều kỳ phản biện
lại các kết luật của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh và Bản án
phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao…
Về
phía gia đình bà Nguyễn Thị Mùi, sau khi Bùi Đức Lợi bị chết trong tù, cho đến
nay bà vẫn chưa nhận được giấy chứng tử của con trai bà; bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi
nhiều đơn khiếu nại tới nhiều cơ quan hữu quan yêu cầu cơ quan thi hành án cấp
giấy chứng tử Bùi Đức Lợi, con trai bà theo luật định.
Cho
đến nay, việc các cơ quan pháp luật không cấp giấy chứng tử của Bùi Đức Lợi chứng
tỏ vụ án buộc tội con trai bà phạm trọng tội cướp, giết, hiếp là thiếu căn cứ
pháp lý và việc thi hành án tử hình Bùi Đức Lợi cũng đã không được thực hiện
đúng quy trình luật định…
Bà
Nguyễn Thì Mùi đã gửi đơn kêu oan tới nhiều cơ quan cho rằng: các cơ quan pháp
luật đã gán tội cướp, giết, hiếp… của kẻ khác cho Bùi Đức Lợi; Cơ quan thi hành
án đã thủ tiêu Bùi Đức Lợi vì Lợi không nhận tội để thoát tội cho các thủ phạm chính đã gây ra các trọng
tội có thật xảy ra tại Quảng Ninh…
Trong
khi bà Nguyễn Thị Mùi đang làm đơn và tự thân tới các cơ quan bảo vệ pháp luật
kêu oan, chứng minh con trai Bùi Đức Lợi không liên quan tới các vụ án cướp, giết,
hiếp đã tuyên gán cho Bùi Đức Lợi thì một số nhà báo tại báo Gia đình Việt Nam
và báo Pháp luật và thời đại ( chủ quản là Bộ Tư pháp), giống như một “bầy kền
kền” xô vào rỉa rói số phận bất hạnh của người dân thấp cổ bé họng…Hai tờ báo này
đã cử phóng viên viết bài nhiều kỳ có thể là để bán được báo vì các vụ án cướp
giết hiếp đang chấn động tỉnh Quang Ninh; cũng có thể những loạt bài này nhằm mục
tiêu bịt, che, lấn át tiếng kêu oan của bà Nguyễn Thị Mùi, một người dân thấp cổ
bé họng…
Theo
Luật Báo chí thì báo chí được phép đưa tin theo thông tin mà các cơ quan pháp
luật đã công bố, quyết định…Thế nhưng báo Gia đình và cuộc sống phụ bản của Gia
đình Việt Nam đã cử phóng viên tiếp cận gia đình bà Nguyễn Thị Mùi không nhằm mục
đích tìm kiếm sự thật, bênh vực sự oan sai mà nhằm tiếp thị cho những bài báo họ
đăng theo kết luận của cơ quan điều tra tỉnh Quảng Ninh và Tòa phúc thẩm tối
cao…
Mặc dù bà Mùi là người dân bình thường những đã chứng minh trong nhiều lá
đơn về sự vô lý và sự gán tội của cơ quan pháp luật cho con trai bà Bùi Đức Lợi.
Báo
Gia đình Việt Nam đã tự tiện đăng ảnh bà Nguyễn Thị Mùi, một người dân không vi
phạm pháp luật, đang gánh nỗi đau về mất con, báo còn đưa đời tư của bà Mùi, đưa ảnh
thờ tự của gia đình bà lên báo để mỉa mai; đưa những thông tin không đúng như bản
án tuyên về Bùi Đức Lợi là vi phạm Luật Báo chí và Luật Dân sự…
Bà
Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn khiếu nại tới Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông và
Bộ Thông tin-Truyền thông đã tước giấy phép phụ bản Gia đình và Cuộc sống, xử
phạt hành chính Tổng biên tập báo Gia đình Việt Nam.
Sau
khi bị Thanh tra Bộ TT-TT xử phạt, đáng lẽ TBT báo Gia đình Việt Nam ngoài việc
đăng cải chính xin lỗi còn phải trực tiếp gặp bà Mùi để xin lỗi, đề nghị tha thứ
nhưng đã không làm.
Bà
Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn khởi kiện tới Tòa án quận Cầu Giấy, địa bàn nơi báo
Gia đình Việt Nam có trụ sở. Tại phiên xử sơ thẩm, Tòa sơ thẩm quận Cầu Giấy đã
bác đơn khởi kiện của bà Mùi vì cho rằng bà khởi kiện TBT báo Gia đình Việt Nam
của bà Mùi là “không đúng đối tượng nên không được xem xét”…
Để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bà Nguyễn Thị Mùi đã làm đơn kháng án gửi
Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy và Tòa phúc thẩm Hà Nội yêu cầu phúc thẩm lại bản
án 17/2016/DSST đã tuyên ngày 15/9/2016…
Sau
đây là Đơn kháng án của bà Nguyễn Thị Mùi chứng
minh 4 điểm trái pháp luật của Bản án sơ thẩm 17/2016/DSST…
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà
Nội ngày 26 tháng 9 năm 2016
ĐƠN
KHÁNG ÁN
Kính gửi: -TÒA ÁN NHÂN
DÂN QUẬN CẦU GIẤY
Tên tôi là Nguyễn Thị Mùi; Địa chỉ nơi cư trú: Tổ 1-khu
4-thị trấn Cái Rồng-huyện Vân Đồn-Tinh Quảng Ninh; CMTND số:... do Công
an Quảng Ninh cấp ngày 4/3/2003. Đt: 0946098252.
Tôi là bên nguyên của vụ kiện Tổng Biên tập Báo Gia đình
Việt Nam; Địa chỉ: số 2 Lê Đức Thọ-Cầu Giấy-Hà Nội là người phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật theo khoản 3 Điều 13 của Luật Báo chí 1999, đã duyệt cho đăng
trên phụ bản báo Gia đình và cuộc sống 5 bài ” Sự thật chuyện tử tù phạm trọng
tội hiếp dâm và giết người hàng loạt hiện về kêu oan”…
Loạt bài báo kể trên đã đưa thông tin xâm phạm đến đời tư
của cá nhân tôi, đưa ảnh của tôi lên 2 kỳ báo mà không xin phép tôi; đưa hình ảnh
nơi thờ tự của gia đình tôi và đưa tin sai với nội dung bản án của con trai tôi
Bùi Đức Lợi.
Vụ kiện của tôi đã được Hội đồng xét xử của Tòa án nhân
dân quận Cầu Giấy đưa ra xét xử trong 2 ngày 14 và 15/9/2016 tại trụ sở Tòa án
nhân dân quận Cầu Giấy.
Sau khi nhận được phán quyết của Tòa và nhận được Bản án
sơ thẩm số 17/2016/DSST ngày 15/9/2016, theo quy định pháp luật, tôi làm đơn
kháng cáo Bản án sơ thẩm này vì đã xét xử và phán quyết trái pháp luật.
Tôi xin chứng minh những hành vi trái pháp luật trong
phiên xét xử ngày 14-15/9/2016 và những phán quyết trái pháp luật trong Bản án
sơ thẩm số 17/2016/DSST của Tòa án Quận Cầu giấy do Thẩm phán Nguyễn Thị Hồng
Vân chủ tọa và ký.
1/ Vi phạm nguyên tắc, trình tự thủ tục
pháp lý và quyền hạn tổ chức xét xử một vụ án dân sự được quy định trong Bộ Luật
tố tụng dân sự năm 2004:
-Tại
phiên tòa xét xử trong 2 ngày 14-15/9/2016 đã không có sự tham dự của đại diện
Viện Kiểm sát cùng cấp, điều này thể hiện ngay tại trang 1 của Bản án sơ thẩm số
17/2016 DSST.
Việc vắng mặt của đại diện Viện Kiểm sát đồng cấp đã vi
phạm Điều 21 ( Kiểm sát việc tuân theo pháp luật là điều quy định Nguyên tắc
xét xử cơ bản một vụ án dân sự), Điều 44 ( Nhiệm vụ quyền hạn của VKS và cơ quan
tố tụng..); Điều 207 tại chương Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm ( Sự có mặt
của Kiểm sát viên quy định: Trong trường hợp không có kiểm sát viên dự khuyết
thay thế thì Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa và thông báo cho Viện trưởng
Viện Kiếm sát cùng cấp)… của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004…
2/ Vụ án có dấu hiệu vi phạm Điều 16 của Bộ Luật tố tụng Dân sự về “ Đảm bảo
sự vô tư của người tham gia tố tụng…”
Chiều 14/9/2016 sau khi kết thúc buổi xét xử thứ nhất,
tôi và người nhà tôi gồm 3 người ra đến cửa Tòa án thì luật sư của báo Gia đình
Việt Nam là ông Phạm Ngọc Minh-Luật sư Công ty TNHH Everest thẻ luật sư số 1393/LS
cấp ngày 1/08/2010 đã chặn chúng tôi tại cửa tòa án quận Cầu Giấy; ông Minh đe
dọa chúng tôi không được đưa ảnh ông ta lên báo và lên tiếng cảnh báo: chúng
tôi sẽ bị thua và sẽ không được nhận một sự đền bù nào hết?
Tuyên bố này của Luật sư Phạm Ngọc Minh hoàn toàn trùng
khớp với tuyên bố của Tòa vào buổi sáng 15/9/2016; Tại sao kết quả phán xử của
vụ án này lại được LS của báo Gia đình Việt Nam biết trước khi tuyên án ? Đây
là bằng chứng về sự tác động chạy án của báo Gia đình Việt Nam?
Bằng chứng LS Phạm Ngọc Minh đe dọa chúng tôi vào chiều
14/9/2016, ngoài 3 người của gia đình tôi có bảo vệ của Tòa án nhân dân quận Cầu
Giấy chứng kiến và nghe thấy; Vì LS Phạm Ngọc Minh to tiếng ngay tại cửa bào vệ
ra vào và người nhà tôi đã cự lại ?
3/ Bản án số 17/2016/DSST đã cắt xén những
cơ sở pháp lý tôi viết trong đơn và đưa ra tại tòa đế chứng minh việc vi phạm pháp
luật của Tổng biên tập báo Gia đình VN; hành vi này vi phạm Điều 300 của Bộ Luật
Hình sự: Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án
Tôi đã viết trong đơn và trình bày rành mạch trước tòa cụ
thể, rõ ràng các điều luật có liên quan tới những hành vi vi phạm pháp luật của
Tổng biên tập báo Gia đình Việt Nam, chứng minh trách nhiệm pháp lý phải bồi
thường thiệt hại của TBT báo Gia đình Việt Nam đối với việc cho in loạt bài
trên Gia đình Cuộc sống- phụ bản của báo Gia đình Việt Nam vì: xâm phạm đời tư
và vi phạm Luật Báo chí, Luật Dân sự 2005 và Luật Hình sự 1999.
Cơ sở pháp lý để tôi kiện TBT báo Gia đình Việt Nam là
căn cứ vào các quy định sau đây của pháp luật:
a/-Báo
Gia đình Việt Nam tờ báo đã đăng 5 kỳ từ số 34 ngày 14/5/2013 đến số 38 ngày
28/5/2013 có 5 hành vi sau đây vi phạm Luật Báo chí, Luật Hình sự và Luật Dân sự:
b/-2
lần đưa ảnh của tôi lên các số báo 34-35; đưa chuyện đời tư của vợ chồng tôi
lên báo mà không xin phép tôi là vi phạm khoản 4 Điều 10 của Luật Báo chí: Những điều không được phép thông tin trên
báo; vi phạm khoản 3, khoản 4 của Điều 5: Những điều không được phép thông
tin trên báo của Nghị định 51/2002/ND-C; Hành vi này còn vi phạm Điều 3: Quyền cá nhân đối với hình ảnh và
Điều 38: Quyền bí mật đời tư của Bộ Luật Dân sự 2005…
c/Tổng
Biên tập báo Gia đình Việt Nam đã cho đăng lên báo ảnh nơi thờ tự của gia đình
tôi, dùng những lời lẽ mỉa mai, thóa mạ: “hương tàn khói lạnh”…Hành vi này là
vi phạm Điều 129 của Bộ Luật hình sự 1999 quy định về quyền tự do tín ngưỡng của
công dân, vi phạm đời tư của công dân.
Những hành vi này được Điều 271 của
Bộ Luật Hình sự 1999 khép vào tội danh: Tội
vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách báo…quy định tại khoản 1: Người
nào vi phạm các quy định về xuất bản thì
sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Để điều chỉnh những vi phạm pháp luật trong quan hệ dân sự
về báo chí xuất bản, Điều 28 của Luật Báo chí 1999 đã quy định cụ thể tại khoản
1 đã được chính Bản án số 17/2016/DSST trích dẫn:” Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân thông tin gây thiệt hại đến
lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật dân sự…”
Tại khoản 2 của Điều 28 Luật báo chí 1999 quy định cụ thể:”
Người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo,
người hoạt động báo chí vi phạm các quy định tại khoản 1 điều này ( Điều 28)
thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Để điều chỉnh quan hệ pháp luật này, Điều 307 của Bộ Luật
Dân sự 2005 quy định cụ thể Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 3: “Người gây thiệt hại về tinh thần cho người
khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn
phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt
hại.”
Trong bản án số 17/2016/ DSST Thẩm phán Nguyễn Thị Hồng
Vân chỉ tóm tắt sơ sài, vắn tắt về vụ án và khoản đền bù thiệt hại mà tôi yêu cầu
TBT báo Gia đình Việt Nam phải đền bù là 200 triệu đồng; Bản án đã cắt xén, đưa
không đầy đủ những cơ sở pháp lý mà tôi khởi kiện, chứng minh trước tòa về các
hành vi sai phạm của Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam.
4. Bản án số 17/2016/DSST đã phán quyết
trái pháp luật, vi phạm Điều 296: Tội ra quyết định trái pháp luật
Hành vi ra quyết định trái pháp luật này thể hiện tại phần
Xét thấy của Bản án số 17/2016/DSST:”
Xét việc xác định đối tượng khởi kiện của bà Mùi là không chính xác bởi lẽ theo
quy định tại Điều 13 Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 chỉ xác định người đứng đầu
cơ quan báo chí là người điều hành và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản
và pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí. Còn theo quy định tại khoản
1 Điều 28 của Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 quy định,” Cơ quan báo chí, nhà báo
thông tin gây thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự…”
“ Do vậy, việc bà
Mùi cho rằng bà có tổn thất về tinh thần và vật chất do ấn phẩm của báo Gia
đình Việt Nam đăng thông tin sai, nên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp
luật. Nhưng việc bà Nguyễn Thị Mùi yêu cầu cá nhân Tổng Biên tập báo Gia đình
Việt Nam xin lỗi công khai và trực tiếp bồi thường là không đúng quy định của
pháp luật, không xác định đúng đối tượng khởi kiện, nên không được chấp nhận.
Do đối tượng khởi kiện của nguyên đơn là Tổng Biên tập là báo Gia đình Việt Nam
không đúng nên các vấn đề khác có liên quan…yêu cầu bồi thường của nguyên đơn sẽ
không được xem xét. Vì vậy cần bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị
Mùi..”
Xuất phát từ việc xét thấy sai pháp luật đã dẫn tới bản
án Quyết định:” Bác toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của bà Nguyễn Thị Mùi đối với Tổng biên tập báo Gia đình Việt Nam yêu cầu
xin lỗi công khai và đòi bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm hại…”
Với quyết định này, Bản án số 17/2016/DSST do Thẩm phán
Nguyễn Thị Hồng Vân đã vi vi phạm Luật báo chí 1999…
Bằng chứng: Việc tôi viết đơn khởi kiện và yêu câu TBT
báo Gia đình Việt Nam cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại là
hoàn toàn đúng với điều 13, Điều 28 của Luật báo chí và Điều 307 của Luật Dân sự.
Điều 13 của Luật báo chí 1999 quy định:” Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng Biên
tập ( báo in)…lãnh đạo và quản lý cơ
quan báo chí về mọi mặt, đảm bảo thực hiện tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí
và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi
hoạt động của cơ quan báo chí”…
Tổng biên tập báo Gia đình Việt Nam đã chính thức có công
văn xin lỗi tôi về các sai phạm trên báo; Cá nhân Tổng biên tập báo Gia đình Việt
Nam đã bị Thanh tra Bộ thông tin truyền thông đã ra quyết định xử phạt hành
chính đã nộp phạt tại Kho bạc nhà nước; Bộ Thông tin-Truyền thông đã đình bản
phụ bản Gia đình Cuộc sống của báo Gia đình Việt Nam sau khi nhận và thụ lý đơn
khiếu nại của tôi.
Cán cân công lý bị ngiêng cổ...
Trong phần xét thấy và quyết định của Bản án số
17/2016/DSST Tòa đã không bác bỏ được những bằng chứng, cơ sở pháp lý về hành
vi vi phạm pháp luật của Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam mà chỉ bác bỏ đơn
khởi kiện của tôi với lý do “ không xác
định đúng đối tượng khởi kiện nên không được chấp nhận”?
Như vậy, Bản án 17/2016/DSST nhận thấy rằng tôi khởi kiện
Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam là không đúng đối tượng khởi kiện nên bác bỏ
là một sự nhận thấy và phán xử trái Điều 13 Luật Báo chí 1999.
Do các vi phạm pháp luật trong phiên tòa, trong bản án
17/2016/DSST, tôi Nguyễn Thị Mùi làm đơn kháng cáo và yêu cầu Tòa phúc thẩm Hà
Nội mở phiên xét xử phúc thẩm để:
1/ Hủy bản án sơ thẩm số 17/2016/DSST của Tòa án Quận Cầu
Giấy do trái pháp luật;
2/ Phán quyết, sửa bản án, buộc Tổng biên tập báo Gia
đình Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho tôi 200.000.000 đồng ( Hai trăm triệu
đ) theo quy định tại Điều 28 của Luật Báo chí 1999 và Điều 307 của Luật Dân sự
2005 vì Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam đã:
-Có 5 hành vi thông tin trên 5 bài báo vi phạm khoản 4 Điều
10 của Luật báo chí 1999: Những điều không được phép thông tin; Vi phạm khoản
3,4 của Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP; Vi phạm Điều 31 về Quyền của cá nhân đối
với hình ảnh và Điều 38 về Quyền Bí mật đời tư của Luật Dân sự 2005; Vi phạm
khoản 1 của Điều 129 của Bộ Luật Hình sự về quyền tự do tín ngưỡng.
Người làm đơn:
Nguyễn Thị Mùi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét