Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Những câu hỏi đằng sau việc phê duyệt dự án thép Hoa Sen ở Ninh Thuận

2 days trước1,950 Lượt xem

Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận với tổng mức đầu tư 10.6 tỷ USD vừa được Bộ Công Thương bổ sung vào Quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận sáng 27/8.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội)
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội)

Có vội vàng khi bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển ngành

Vào 25/8/2016, trước Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận 2 ngày, Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3516/QĐ-BCT bổ sung Dự án “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” vào Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020 xét đến 2025.  Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen sẽ triển khai Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất dự kiến đạt 16 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư 10.6 tỷ USD, tương đương với khoảng 230.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói là quy hoạch phát triển ngành thép là quy hoạch ngành cấp quốc gia thuộc thẩm quyền Chính phủ ban hành. Cho dù ngày 21/5/2012, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ủy quyền cho Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020, xét đến 2025 thì việc xây dựng, phê duyệt, bổ sung quy hoạch ngành cấp quốc gia vẫn cần tuân thủ các trình tự pháp luật. Có nghĩa là phải có phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch, ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch, ý kiến của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch, cuối cùng mới đến bước Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh theo ủy quyền và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan thực hiện. Vậy việc phê duyệt bổ sung “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” vào Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020 xét đến 2025 đã đúng trình tự chưa? Có bị đốt cháy giai đoạn không?
Lãng phí và kém chất lượng là tình trạng chung của hệ thống quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chuyên ngành. Việc tái cấu trúc hệ thống quy hoạch gặp khó khăn vì đây cũng chính là vấn đề về tư duy quản lý đã gắn chặt nhiều thập kỷ qua nên không dễ thay đổi – Theo Báo điện tử diễn đàn doanh nghiệp.

Trước khi có quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Hoa sen, cam kết nhiều ưu đãi “khủng”

Theo thông tin trên Báo Dân Việt, bản thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) do ông Lê Phước Vũ đại diện cho HSG và ông Lưu Xuân Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ký ngày 24/10/2015 cho thấy, HSG được ưu ái với hàng loạt các chính sách khi thực hiện dự án Khu liên hiệp luyện cán thép Hoa Sen – Cà Ná (Ninh Thuận).
Cụ thể, HSG sẽ được cấp khoảng 1.400 ha diện tích đất để đầu tư siêu dự án. Trong đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cam kết giao đất sạch, đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và tái định cư, đáp ứng kịp thời tiến độ triển khai dự án như hai bên đã cam kết. Thời hạn thực hiện dự án là 69 năm, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hai bên sẽ tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Bộ GTVT để cho chủ trương xây dựng tuyến đường sắt nối dự án đến ga Cà Ná sớm nhất và vận hành tuyến đường sắt này để phục vụ cho dự án của HSG.
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng cam kết thực hiện các hành động cần thiết để đạt được sự chấp thuận hoặc cấp phép từ Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của HSG về việc cung cấp đủ điện cho dự án.
Đáng chú ý, Ninh Thuận là tỉnh thường xuyên chịu hạn hán khốc liệt trong thời gian gần đây và đã phải Công bố tình trạng hạn hán khẩn cấp trong năm 2015, nhưng UBND tỉnh vẫn cam kết sẽ cung cấp đủ 250.000 -300.000 m3 nước/ngày đêm cho HSG đảm bảo sản xuất từ 6 -12 triệu tấn thép. Đặc biệt, UBND tỉnh cũng chấp thuận tách hai kênh nước khác biệt nhau để đảm bảo cung cấp nước cho nông nghiệp và công nghiệp.
Không chỉ ưu đãi về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng cam kết cùng với chủ đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 69 năm triển khai dự án; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp, (5%) cho 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân; được miễn thuế đối với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện sản xuất…; được miễn thuế đất, thuế mặt nước và ưu đãi mức cao nhất đối với thuế tài nguyên nước…  Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế, nếu doanh nghiệp bị lỗ được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

Sự sẵn sàng của chủ đầu tư

Chủ đầu tư Dự án là Tập đoàn Hoa Sen – một công ty Cổ phần đã niêm yết trên sàn HOSE (mã HSG). Tập đoàn Hoa sen thành lập năm 2001, chuyên sản xuất và kinh doanh tôn, thép với vốn điều lệ hơn 1.300 tỷ đồng, khoảng 6000 cán bộ công nhân viên, gần 200 chi nhánh bán hàng trên toàn quốc. Sản phẩm chính của Tôn Hoa sen bao gồm Tôn, Xà gồ, Ống thép, Ổng nhựa thương hiệu Tôn Hoa sen, phân phối chủ yếu trong nước và một phần xuất khẩu.
Để được triển khai dự án, ngày 6/9/2016, công ty tổ chức họp Đại hội Cổ đông bất thường xin ý kiến cổ đông về chủ trương triển khai dự án Khu liên hợp luyện cán thép tại Cà Ná, Ninh Thuận. Tài liệu họp ĐHĐCĐ đã được Tập đoàn này gửi tới các cổ đông cho biết phân kỳ I. Tập đoàn Tôn Hoa sen dự kiến đầu tư công suất 1,5 triệu tấn/năm với Tổng mức đầu tư là 460 triệu USD (khoảng 10258 tỷ đồng), tương đương 4.6% tổng mức đầu tư tổng thể dự án đã cam kết với tỉnh Ninh Thuận.
Tập đoàn này dự kiến sẽ huy động 12.958 tỷ đồng để đầu tư vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó, nguồn vốn tự có là 2.321,6 tỷ đồng. Vốn đi vay sẽ chiếm 82,08% tổng nguồn vốn đầu tư dự án, gồm 8.206,4 tỷ đồng vốn vay ngắn hạn, còn lại vốn vay dài hạn.
Phần đầu tư tiếp theo, HĐQT Tập đoàn Hoa sen sẽ lập phương án trình ĐHCĐ thông qua tại các kỳ họp sau, sau khi phân kì I.1 – giai đoạn 1 đi vào hoạt động có hiệu quả.
Được biết, từ đầu năm 2016, Tập đoàn Tôn Hoa Sen đồng loạt triển khai nhiều dự án tại các tỉnh khác nhau như Dự án Nhà máy Hoa sen Nghệ An tại khu công nghiệp Đông Hồi với tổng mức đầu tư 7000 tỷ, Dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam với tổng mức đầu tư 3000 tỷ, Dự án Khu Trung tâm Thương mại, Khách sạn Hoa Sen Yên Bái với tổng mức đầu tư 1200 tỷ, Dự án Nhà máy Thép Hoa Sen Nhơn Hội – Bình Định với tổng mức đầu tư 2000 tỷ,… Với Quy mô doanh thu khoảng 17.500 tỷ/ năm, lợi nhuận ước đạt khoảng 1300 tỷ/ năm, riêng các dự án Tập đoàn đang triển khai đầu tư trên đây cũng phải dựa vào nguồn vốn vay là chủ đạo.

Các chuyên gia ngành và chuyên gia kinh tế đều bày tỏ sự lo ngại sâu sắc

Mặc dù Dự án “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” chưa tới giai đoạn thẩm định chính thức nhưng sau sự cố Formosa xả thải ra môi trường biển, các chuyên gia ngành thép cũng như các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ sự lo ngại sâu sắc.
Ông Phạm Chí Cường chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật đúc – luyện kim Việt Nam cho rằng tình hình chung của cả khu vực và thế giới là thép đang dư thừa, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc đang tìm mọi cách xả lượng thép dư thừa sang các nước trong khu vực thông qua cạnh tranh giá. Hiện nay, nhà nước phải ban hành chính sách thuế tự vệ để bảo hộ mặt hàng thép trong nước, tuy nhiên cũng chỉ áp được đến năm 2020.Việt Nam phát triển ngành thép trong điều kiện gọi không có gì thuận lợi, do quặng không có cũng phải nhập, than mỡ để làm ra than cốc cung cấp cho lò cao cũng phải nhập. Nếu phải nhập tất cả mọi thứ như thế vào đầu tư ban đầu, trong khi Trung Quốc dư thừa công suất, họ đã có những liên hợp cực lớn rồi, đã sản xuất và khấu hao từ lâu rồi thì việc cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế là điều hết sức khó khăn…, nhất là khi Hoa Sen bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, hay nói cách khác chi phí cao cho vấn đề xử lý nước thải, chất thải kể cả khói thải.
GS.TS Dương Đức Tiến, nguyên giảng viên cao cấp ĐH Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp cùng đoàn khảo sát của các nhà khoa học đi thực địa tại biển miền Trung sau sự cố môi trường nghiêm trọng Formosa cũng cảnh báo, bài học nhãn tiền Formosa vẫn còn đó và đến nay hậu quả của nó vẫn chưa thể giải quyết hết, vì thế Ninh Thuận phải hết sức cân nhắc.
GS Tiến lo ngại, nước ở Ninh Thuận luôn thiếu, không biết tỉnh sẽ lấy nước ở đâu để cung cấp cho dự án thép có công suất lớn như Hoa Sen-Cà Ná (16 triệu tấn/năm). Chưa kể, người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào nghề đi biển, làm cá hấp và muối, nếu chất thải của nhà máy thép tràn ra biển và cánh đồng muối, cuộc sống của người dân cũng như môi trường sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng.

Người dân Cà Ná nói sao?

Một cán bộ môi trường của tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: “Nếu mà nói về vấn đề nhà máy thép thì cần phải coi lại chuyện môi trường. Bài học Formosa vẫn còn đó. Cần phải trưng cầu dân ý, để cho người dân họ quyết”. Cũng theo vị cán bộ môi trường này, điều khiến ông lo ngại nhất hiện nay là mặc dù dự án sắp sửa thi công nhưng người dân hoàn toàn không có thông tin gì về nó. Chưa có cuộc họp báo hoặc trưng cầu dân ý nào cả. Trong khi đó, mọi rủi ro và tai họa về sau đều do người dân gánh chịu.
Có thể nói, Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận là một Siêu dự án dấy lên sự lo lắng, bất an của nhiều chuyên gia cũng như các tầng lớp nhân dân. Không lo lắng sao được khi một vấn đề hệ trọng như vậy, được Bộ quản lý ngành cũng như Tỉnh nhà nhìn nhận, thực thi một cách rất đơn giản thiếu thông tin như vậy. Trong khi Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn Tôn Hoa Sen sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tới, được cho là có trọng lượng quyết định với sự tồn tại hay không của Siêu dự án này.

Nguyên  Hương
Xem thêm:

Sự ưu đãi cho Tôn Hoa Sen và dự án 11,8 tỉ USD còn hơn cho Forrmosa

Nhiều người bất ngờ trước thông tin sẽ có thêm một "Fornosa" thứ hai tại Cà Ná, Ninh Thuận. Đó là Dự án khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group). Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch tập đoàn tuyên bố nhà máy thép có công suất lên đến 16 triệu tấn/năm, số vốn đầu tư 10,6 tỉ USD. Cho đến thời điểm này, chưa một doanh nghiệp nội nào dám vẽ ra một dự án với quy mô vốn như ông Vũ tuyên bố.

http://media.docbao.vn/files/images/site-1/20160903/web/sieu-du-an-thep-10-ty-usd-hoa-sen-dua-ra-giai-phap-khoa-hoc-vien-tuong-30-112527.jpg

• 2.500 tỉ đồng và 247.000 tỉ đồng.

Ngày 24-10-2015, UBND tỉnh Ninh Thuận và Hoa Sen Group ký thoả thuận hợp tác chiến lược, để Hoa Sen Group đầu tư Dự án hạ tầng khu công nghiệp Cà Ná và Dự án khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná. Thời điểm này, dự án thép có công suất từ 6-12 triệu tấn, vốn đầu tư từ 3-6 tỉ USD.

Đến ngày 1-8-2016, Hoa Sen Group gửi công văn đến UBND tỉnh Ninh Thuận về dự án thép, công suất nâng lên 16 triệu tấn.

Ngày 22-8-2016, UBND tỉnh Ninh Thuận lấy ý kiến các sở ngành để ký lại bản thoả thuận hợp tác chiến lược với Hoa Sen Group. Đến thời điểm này, riêng dự án thép vốn đầu tư là 10,6 tỉ USD. Tính cả dự án cảng biển và hạ tầng khu công nghiệp Cà Ná, Hoa Sen cam kết sẽ đầu tư 11,8 tỉ USD, tức khoảng 247.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngày 6-9-2016, tức còn vài ngày nữa, Hoa Sen sẽ họp đại hội cổ đông bất thường để lấy ý kiến quyết định việc đầu tư cài dự án thép và cảng biển ở Cà Ná. Theo Báo cáo đầu tư sẽ được trình bày trong đại hội cổ đông tới, dự án thép mà Hoa Sen xin ý kiến cổ đông phê duyệt mới chỉ dừng ở công suất 6 triệu tấn. Vốn đầu tư mới chỉ tính toán được cho 1/4 dự án là 500 triệu USD, tức khoảng 13.850 tỉ đồng. Trong đó, vốn tự có của Hoa Sen Group là 2.500 tỉ đồng.

• Công nghệ sản xuất có hiện đại không?

Theo Báo cáo dự án đầu tư trình đại hội cổ đông, Hoa Sen Group dùng công nghệ lò cao như Formosa. Tức quá trình từ than đưa vào luyện cốc, quặng sắt vào thiêu kết, tiếp đó vào lò luyện gang, tiếp theo là phôi thép, cuối cùng là cán thép.

Vậy, tâm lý lo lắng về một Formosa thứ hai sẽ tàn phá môi trường biển là dễ hiểu. Để trấn an dư luận, ông Vũ lên báo khẳng định, nếu gây ô nhiễm môi trường, Hoa Sen sẽ đóng cửa nhà máy và giao hết tài sản cho nhà nước.

Lại một lần nữa, ông Vũ tuyên bố điều chưa doanh nghiệp nào dám nói. Dự án mấy trăm ngàn tỉ đồng mà nghe ông Vũ nói cứ tưởng vài chục tỉ đồng.

Vậy có tin được không? Sao mà tin được, khi trong bản thoả thuận hợp tác giữa Hoa Sen Group và UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen không hề có điều khoản cam kết nào về môi trường. Phía Ninh Thuận cũng không đề cập đến vấn đề này.

• Ưu đãi hơn cả Formosa

Để Hoa Sen Group triển khai dự án thép và cảng biển Cà Ná, Ninh Thuận đã ký cam kết giao toàn bộ 1.500 ha mặt bằng sạch, tức nhà nưỡ chi toàn bộ tiền giải phóng mặt bằng, hạ tầng điện, nước...

Hoa Sen Group được miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 9 năm tiếp theo, mức thuế thu nhập chỉ là 5%. Thời gian còn lại của dự án, mức thuế thu nhập là 10%.

Dự án của Formosa ưu đãi vào hàng khủng nhưng Hà Tĩnh vẫn cố vớt vát được 94 tỉ đồng tiền thuê đất trong 70 năm. Còn dự án thép Cà Ná, theo ký kết giữa Hoa Sen Group và UNBD tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong suốt vòng đời của dự án là 70 năm.

Bạch Hoàn

(FB. Bạch Hoàn)

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Xung quanh chuyện hoàn thuế của Formosa

Vũ Thành Tự Anh | 

Xung quanh chuyện hoàn thuế của Formosa
Hậu quả Formosa đang để lại là những bãi biển vắng hoe. Ảnh: ĐỨC NGỌC

Việc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa), doanh nghiệp gây ra thảm họa môi trường ở miền Trung hồi tháng 4, đã được hoàn thuế hơn 13.000 tỉ đồng (*) đang thu hút sự chú ý của dư luận. Sự thật về khoản tiền hoàn thuế này là như thế nào?

Theo Công văn 3475/TCT-KK ngày 4-8-2016 của Tổng cục Thuế, từ tháng 4-2014 đến tháng 5-2016, Cục Thuế Hà Tĩnh đã hoàn tổng cộng 13.483 tỉ đồng thuế giá trị gia tăng (GTGT) choFormosa. Việc này hợp pháp vì theo Thông tư 205/2009/TT-BTC, đối với các máy móc, thiết bị... trong nước chưa sản xuất được thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu. (Xem thêm box Cơ sở pháp lý để hoàn thuế GTGT cho Formosa).
Tuy nhiên, có một số khe hở từ các quy định của Việt Nam đã bị Formosa lợi dụng triệt để.
Thứ nhất, nếu Formosa giữ công nghệ xử lý cốc khô như ban đầu thì việc hoàn thuế GTGT để khuyến khích nhập khẩu công nghệ thân thiện với môi trường là điều nên làm. Tuy nhiên, khi Formosa tự tiện đổi sang công nghệ xử lý cốc ướt, với nguy cơ gây ô nhiễm rất cao, thì chẳng nhẽ Chính phủ vẫn phải hoàn thuế cho công nghệ lạc hậu, chỉ vì công nghệ lạc hậu này trong nước chưa sản xuất được?!
Rõ ràng quy định của Việt Nam hiện nay quá lỏng lẻo khi việc hoàn thuế chỉ dựa vào năng lực sản xuất trong nước (vốn rất yếu) chứ không dựa vào trình độ công nghệ, do vậy vô hình trung mở đường cho công nghệ thải ngang nhiên vào Việt Nam.
Thứ hai, lấy lý do bị tổn thất vì “sự kiện 14-5-2014”, Formosa khai vống số thiệt hại, lấy đó làm đòn bẩy để gây sức ép. Cụ thể là Formosa khai báo tổng thiệt hại lên tới 5.533 tỉ đồng, cao gấp 75 lần so với kết quả đánh giá thiệt hại của cơ quan bảo hiểm và cơ quan chức năng Hà Tĩnh.
Chính phủ đã có chủ trương không thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá. Chính phủ cũng không nên giữ chân FDI bẩn bằng mọi giá.
Tại sao mức thiệt hại do Formosa ước lượng lại cao ngất ngưởng như vậy?
Lý do là công ty này tính cả các “thiệt hại trong tương lai”. Về mặt kinh tế, cách tính này hoàn toàn có lý. Song vô lý là ở chỗ khi Formosa trở thành thủ phạm thì họ lại không chấp nhận nguyên tắc do chính họ sử dụng, không đếm xỉa tới những thiệt hại gián tiếp và trong tương lai của người dân, doanh nghiệp, và môi trường mà họ đã làm tổn thương.
Đến nay Chính phủ chưa hề có một công bố chính thức nào về ước lượng tổng thiệt hại do Formosa gây ra, song nếu tính đúng, tính đủ những thiệt hại kể cả hiện tại và tương lai, cả trực tiếp và gián tiếp, chắc chắn con số thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với 500 triệu đô la Mỹ mà Formosa cam kết bồi thường.
Thứ ba, là trong hồ sơ nộp cho Cục Thuế và Hải quan Hà Tĩnh để nhận hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do “sự kiện 14-5-2014”, Formosa đã kê khai sai, lập hợp đồng xây dựng bổ sung không đúng quy định, kê khai bổ sung khấu trừ và hoàn thuế GTGT của 19.497 hóa đơn, chứng từ, với tổng số tiền khai man lên tới hơn 1.730 tỉ đồng!
Thứ tư, lợi dụng tư cách “nạn nhân”, công ty này đã đòi miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền phạt cho cả những vi phạm xảy ra trước “sự kiện 14-5”?! Tổng số tiền Formosa trục lợi từ hành vi này lên tới 281 tỉ đồng!
Khi cấp giấy phép đầu tư cho Formosa, chính quyền Hà Tĩnh kỳ vọng dự án này sẽ làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của tỉnh, sẽ đem tới thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế và lao động cho tỉnh. Tất cả những điều này đều đang xảy ra, chỉ có điều theo chiều ngược lại. Những bãi biển vắng hoe, ngư dân không thể bám biển, sống vất vưởng, còn diện mạo và môi trường kinh doanh - đầu tư của Hà Tĩnh thì xấu hơn bao giờ hết.
Khi cấp giấy phép đầu tư cho Formosa, chính quyền cũng nuôi hy vọng là dự án này sẽ trở thành động lực đột phá cho cả vùng Bắc Trung bộ. Giờ đây, người dân từ Nghệ An cho đến Huế chưa thấy quả ngọt đâu mà chỉ thấy trái đắng do vụ thảm sát môi trường mà Formosa gây ra.
Không những thế, với 53 sai phạm lớn nhỏ, với chất thải rải khắp nơi, từ công viên cho tới trang trại hay rừng dự án, thậm chí vượt hơn 500 cây số ra tận Phú Thọ, Formosa đang trở thành một của nợ không ai muốn bị liên lụy.
Chính phủ đã có chủ trương không thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá. Chính phủ cũng không nên giữ chân FDI bẩn bằng mọi giá, nhất là khi cái giá phải trả là sinh kế của hàng vạn con người và sự tồn vong của hàng vạn héc ta hệ sinh thái ven biển.
(*) Các trích dẫn về thông tin và số liệu trong bài lấy từ Công văn 3475/TCT-KK ngày 4-8-2016 của Tổng cục Thuế.
Cơ sở pháp lý để hoàn thuế GTGT cho Formosa
Việc hoàn thuế cho Formosa dựa trên cơ sở pháp lý là Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế và Luật Thuế giá trị gia tăng. Từ thời điểm Formosa được hoàn thuế đến nay, các luật này đã có những sửa đổi, bổ sung nhưng hai chính sách trong việc hoàn thuế ở giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (chưa đi vào hoạt động) vẫn được giữ nguyên.
Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dây chuyền... trong nước chưa sản xuất được dùng làm tài sản cố định. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp thực hiện đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT với cơ quan hải quan ngay ở khâu thông quan. Sau đó, cơ quan thuế nội địa sẽ hoàn lại thuế GTGT trên cơ sở những chứng từ, hồ sơ doanh nghiệp nộp. Và đây là trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào 10% trong quá trình xây dựng cơ bản. Ví dụ, để xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp sẽ phải mua sắt thép từ doanh nghiệp trong nước và trong giá mua có 10% thuế GTGT. Số thuế GTGT này cũng sẽ được cơ quan thuế xem xét hoàn lại từ những hồ sơ, chứng từ doanh nghiệp nộp.
Trao đổi với TBKTSG, một cán bộ thuế làm việc lâu năm ở TPHCM cho biết, không chỉ doanh nghiệp FDI, như trường hợp của Formosa mới được hoàn thuế GTGT như vậy mà các doanh nghiệp trong nước có hoạt động đầu tư cũng được hưởng chính sách tương tự.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, vẫn có thể có những kẽ hở mà doanh nghiệp lợi dụng. Chẳng hạn như việc khai tăng giá trị của thiết bị máy móc nhập khẩu làm tài sản cố định, kiểu giá trị thực một đồng nhưng khai mười đồng. Mục đích là để nâng tiền thuế GTGT lên cao (để nhận lại số tiền hoàn thuế lớn sau đó) cũng như tăng giá trị khấu hao sau này (nhằm đẩy chi phí hoạt động tăng).
Đây là cách mà không ít doanh nghiệp FDI đã làm trong thời gian vừa qua, là lý do lý giải tại sao báo lỗ liên tục (nhằm không phải đóng thuế cho Nhà nước Việt Nam) nhưng "lỗ hoài không chết"! Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan hải quan, cơ quan chức năng về khoa học công nghệ với cơ quan thuế trong việc xác định giá trị thật của máy móc, dây chuyền nhập khẩu làm tài sản cố định. Mục tiêu là đảm bảo số tiền hoàn thuế doanh nghiệp được nhận là đúng.
Minh Tâm
theo thegioisaigontime

Mở rộng Tân Sơn Nhất vì ‘lãnh chúa’ cho dùng ‘lãnh địa’

 03/09/2016

2-9-2016
Phi trường Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều 26 tháng 8. Đây là hệ quả của việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam tùy tiện lập ra các khu dân cư vây quanh phi trường này. (Hình: Facebooker Biên Hòa Young)
Phi trường Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều 26-8. Đây là hệ quả của việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam tùy tiện lập ra các khu dân cư vây quanh phi trường này. (Hình: Facebooker Biên Hòa Young)
VIỆT NAM– Chính phủ Việt Nam vừa chính thức giao cho ba bộ và chính quyền thành phố Sài Gòn trách nhiệm phối hợp thực hiện việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất.
Theo báo chí Việt Nam thì chủ trì kế hoạch phối hợp mở rộng phi trường dân sự lớn nhất Việt Nam là… Bộ Quốc Phòng! Lý do Bộ Quốc Phòng giữ vai trò chủ trì vì phần đất 21 héc ta nơi sẽ xây dựng thêm các nhà ga, trung tâm bảo trì – sửa chữa phi cơ, bãi đậu phi cơ là đất… của Bộ Quốc Phòng Việt Nam!
Phi trường Tân Sơn Nhất khởi công năm 1930 tại xã Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Năm 1933 đón chuyến bay đầu tiên từ Pháp tới. Năm 1956 được mở rộng với phi đạo dài 3,000 mét bằng bê tông. Trước đó phi đạo ở Tân Sơn Nhất chỉ chừng 1,500 mét và mặt là đất nện.
Trước tháng 4 năm 1975, khu vực Tân Sơn Nhất vừa có phi trường dân sự, vừa có một số căn cứ quân sự và phi trường quân sự. Tổng diện tích ban đầu của khu vực Tân Sơn Nhất chừng 1,900 héc ta, phần lớn được để trống vừa vì lý do an ninh, vừa nhằm có thể mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất khi cần.
Sau tháng 4 năm 1975, các căn cứ quân sự ở khu vực Tân Sơn Nhất trở thành “chiến lợi phẩm” của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Từ giữa thập niên 1980, Bộ Quốc Phòng Việt Nam bắt đầu phân lô, cấp đất cho các sĩ quan làm nhà và các đơn vị có tài sản để liên doanh. Khu vực Tân Sơn Nhất trở thành hỗn loạn trong tình trạng “vô chính phủ” – các viên chức dân sự, kể cả công an không có quyền lai vãng – khoảng một thập niên. Đến giữa thập niên 1990, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới giao các khu dân cư do họ tạo ra cho chính quyền thành phố Sài Gòn để chính quyền thành phố này xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước, cấp hộ khẩu cho cư dân trong các khu dân cư trên đất quân sự. Bộ Quốc Phòng Việt Nam tiếp tục sở hữu phần đất còn lại.
Đó là lý do tổng diện tích phi trường Tân Sơn Nhất giảm từ 1,900 héc ta xuống còn… 850 héc ta.
Do lưu lượng phi cơ, hành khách dân sự càng ngày càng tăng mà không thể mở rộng, phi trường Tân Sơn Nhất trở thành quá tải. Cục Hàng Không Việt Nam và Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam trình kế hoạch vay $18.7 tỷ để xây dựng một phi trường mới tại Long Thành, Đồng Nai.
Kế hoach này bị nhiều chuyên gia kinh tế và hàng không phản đối vì phí tổn quá lớn và mức độ tác động đến kinh tế – xã hội theo hướng tiêu cực rất khó lường. Chẳng hạn nợ nần của quốc gia sẽ tăng mà không có gì bảo đảm dự án phi trường Long Thành sẽ sinh lợi. Theo một báo cáo của chính quyền tỉnh Đồng Nai, nếu phải sử dụng 5,000 héc ta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người. Theo nhiều chuyên gia, thay vì xây dựng phi trường Long Thành thì nên mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về hướng Bắc bởi tại đó đang còn 157 héc ta đất. Tuy nhiên đề nghị đó lại bất khả thi bởi 157 héc ta đất ấy là… tài sản của Bộ Quốc Phòng.
Giống như các “khu đất quốc phòng” trên khắp Việt Nam, trước nay, Bộ Quốc Phòng có thể sử dụng các “khu đất quốc phòng” như tài sản để góp vốn vào nhiều liên doanh, hoặc đem bán hay cho thuê, kể cả cho thuê chứa hàng buôn lậu chứ dứt khoát không giao lại để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quốc gia, Bộ Quốc Phòng cũng không chịu từ bỏ quyền sở hữu 157 héc ta đất ở cạnh phi trường Tân Sơn Nhất để mở rộng phi trường này.
Sau các chuyên gia, tới lượt dân chúng và báo giới đả kích kịch liệt việc chính phủ Việt Nam chấp nhận cho Bộ Quốc Phòng thủ giữ và đem 157 héc ta đất cạnh phi trương Tân Sơn Nhất cho thuê làm sân golf 18 lỗ, rồi đi vay $18.7 tỷ xây dựng phi trường Long Thành.
Những câu hỏi như tại sao lại dùng “đất quốc phòng” làm sân golf (?), nếu Bộ Quốc Phòng không có nhu cầu, tại sao không thu hồi đất đó dùng vào các mục tiêu công ích như mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất (?), chính quyền có biết nhiều dự án sân golf không sinh lợi, đầu tư sân golf về thực chất chỉ là kiếm đất xây dựng biệt thự, nhà hàng, không (?), chính quyền có biết nếu có sân golf thì chủ đầu tư sẽ phải dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, lượng thuốc này sẽ làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hay không (?),… đều không được trả lời.
Trước sự phẫn nộ càng lúc càng tăng, tháng 2 năm ngoái, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam loan báo đã tính toán lại, theo đó chi phí thực hiện dự án phi trường Long Thành không tới mức $18.7 tỷ mà chỉ cần vay chừng… $15.8 tỷ.
Nói cách khác, dự án phi trường Long Thành vẫn được duyệt, Bộ Quốc Phòng vẫn giữ được 157 héc ta đất cạnh phi trường Long Thành.
Tuy nhiên thực tế luôn luôn không như mong muốn, khu vực Tân Sơn Nhất không chỉ bị kẹt xe, ngập lụt nặng nề vì những khu dân cư do Bộ Quốc Phòng Việt Nam tạo ra bất chấp qui hoạch hồi giữa thập niên 1980 mà phi cơ cũng bị kẹt. Theo thiết kế, vào lúc này, phi trường Tân Sơn Nhất chỉ có thể tiếp nhận khoảng 25 triệu lượt khách/năm nhưng con số khách đến và đi hiện đã xấp xỉ 30 triệu lượt/năm.
Văn phòng chính phủ Việt Nam thừa nhận, do hạ tầng thiếu đủ thứ nên nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải lượn trên trời để chờ đáp, vừa gây thiệt hại lớn về kinh tế, vừa đe dọa an ninh, an toàn hàng không. Đó cũng là lý do phải gấp rút mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất. Theo thông báo của ông Trịnh Đình Dũng, một trong các phó thủ tướng Việt Nam thì Bộ Quốc Phòng đã đồng ý giao 21/157 héc ta đất!
Hiện chưa rõ chính quyền Việt Nam đem đổi những gì cho Bộ Quốc Phòng để có thể sử dụng 21 héc ta đó. Dựa trên tường thuật của báo chí Việt Nam thì chỉ có thể biết là Bộ Quốc Phòng sẽ đảm trách việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng và “chủ trì, phối hợp với Bộ Giao Thông-Vận Tải để chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện việc cải tạo, mở rộng đường lăn, bãi đậu phi cơ.” Bộ Quốc Phòng cũng là phía “chủ trì việc nghiên cứu quy hoạch thêm các nhà ga khoảng 10 – 20 triệu hành khách/năm và trung tâm bảo trì, sửa chữa phi cơ…”

Chỉ riêng các diễn biến xoay quanh việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất và xây dựng phi trường Long Thành cũng đã đủ để cho người ta mường tượng rằng tại Việt Nam, ngoài lãnh thổ thuộc nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ít nhất còn có lãnh thổ thuộc về một nhóm khác mang tên “quân đội nhân dân Việt Nam.” (G.Đ)

Phải thành công trong cuộc chống “nội xâm”

03/09/2016 08:29 GMT+7

TTO - Bài viết với nhiều gửi gắm tâm huyết của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “Trước tương lai, sao thể yên lòng?” đã thu hút thêm nhiều chia sẻ hướng đến đòi hỏi phải xử lý tận gốc vấn nạn tham nhũng.
Phải thành công trong cuộc chống “nội xâm”
GS Nguyễn Minh Thuyết - Ảnh: V.V.TUÂN
Bài viết của nguyên Chủ tịch nước sâu sắc, có tính khái quát cao và không phải viết ra chỉ để than phiền về hiện trạng mà quan trọng hơn là đặt ra trách nhiệm với lịch sử và tương lai, để đất nước có tương lai tốt đẹp hơn.
Trong bài viết, tác giả có điểm lại lịch sử, mở đầu đầy hàm ý bằng chiến thắng vẻ vang của Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, chấm dứt gần 1.000 năm đô hộ của phương Bắc. Nhưng ông tập trung nhiều hơn về việc chống giặc nội xâm - vấn nạn tham nhũng.
Trách nhiệm đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước là phải lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh chống nội xâm này, để đáp ứng nguyện vọng tha thiết của chiến sĩ, đồng bào, của các vị lão thành cách mạng - những người đã không tiếc xương máu để xây dựng nên chế độ này.
Phải thành công trong cuộc chống “nội xâm”
Những dự án ODA đội vốn góp phần làm tăng nợ công - gánh nặng cho tương lai. Trong ảnh: dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn hơn 300 triệu USD - Ảnh: VIỆT DŨNG
Điểm lại lịch sử dân tộc và lịch sử của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, có thể rút ra những bài học rất sâu sắc.
Trong bài viết, ông Trương Tấn Sang cũng nói rằng từ sau chiến thắng của Ngô Quyền, “các vương triều đều xây dựng được những đỉnh cao rực rỡ về mọi lĩnh vực, nhưng rồi lại suy vong do tranh đoạt quyền lợi nội bộ, ức hiếp dân lành, có kẻ làm tay sai cho ngoại bang”.
Tôi hiểu là ông gửi gắm trong những câu ấy nhiều cảm xúc, mong mỏi nóng bỏng.
Vì sao suốt hàng nghìn năm lịch sử, mặc dù có những vị vua sáng, có những thời kỳ đỉnh cao nhưng đất nước ta vẫn không phát triển nhanh được? Đó là do cơ chế cha truyền con nối, thiếu dân chủ, thiếu bứt phá của chế độ phong kiến.
Còn trong thời kỳ ta đang sống, từ Đại hội 9, Đảng đã nhìn rõ một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái và trước đó đã chỉ ra bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, thế mà tới nay vẫn không chỉ ra được “bộ phận không nhỏ” ấy ở đâu, vẫn không đẩy lùi được suy thoái, tham nhũng, đất nước vẫn không sao cất cánh bay lên được để “bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như ước mong cháy bỏng của cả dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên trong bức thư Người gửi học sinh, sinh viên cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Phải chăng đây là vấn đề cơ chế? Khi một hiện tượng tiêu cực chỉ xảy ra ở một vài người, một vài địa phương, thì những người ấy, địa phương ấy là nguyên nhân chính và mình giải quyết được những trường hợp cụ thể đó là xong.
Nhưng khi tiêu cực đã lan rộng, không có cách gì khắc phục được triệt để thì phải nghĩ đến nguyên nhân về cơ chế. Vì vậy, phải đổi mới cơ chế để nó vượt qua được những hạn chế, tiêu cực.
Nhìn sang các nước phát triển, có thể nói không nước nào không có vấn đề cản trở con đường phát triển. Nhưng người ta đã xây dựng được cơ chế khá hoàn hảo để nó có thể tự động vượt qua khó khăn, gạt được những phần tử suy thoái.
Ta phải làm được việc này. Bởi có một vị “vua tốt” là cơ may, nhưng nếu không thiết kế được bộ máy hoàn hảo thì giỏi lắm vị “vua tốt” cũng “chỉ biên soạn được những bản anh hùng ca dang dở”.
Phải đổi mới cơ chế để thời nào cũng có thể chọn được “vua tốt” và không ai có thể làm chệch được hướng đi của đất nước.
Trong bài viết, nguyên Chủ tịch nước chủ yếu đặt vấn đề về gánh nặng trước lịch sử và tương lai cho lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, những vị đã được Đảng trao quyền lực tập trung thống nhất trong tay. Nhưng ở đời, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Mỗi trí thức, mỗi người dân cũng phải suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân mình trước lịch sử, trước con cháu mai sau và có những hành động thiết thực góp phần đổi mới, đưa đất nước cất cánh bay lên, sống xứng đáng để không hổ thẹn với tiền nhân và hậu thế.
PGS-TS - trung tướng TRẦN VĂN ĐỘ (nguyên chánh án Tòa án quân sự trung ương):
Phải thành công trong cuộc chống “nội xâm”
Trung tướng Trần Văn Độ - Ảnh: LÊ KIÊN
Đừng để đám cháy bùng lên rồi mới dập
Bài viết của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rất thẳng thắn, chỉ rõ thực trạng tình hình đất nước, đặc biệt là thực trạng tham nhũng, tiêu cực. Thực trạng đó xót xa, đau đớn và mọi người đều đã thấy rõ.
Nguyên Chủ tịch nước cũng cảnh báo rằng thực trạng tiêu cực đó chưa từng có trong hơn 70 năm qua, đồng thời điểm mặt một số biểu hiện tham nhũng, áp phe “khủng”, trong đó thấp thoáng bóng dáng cán bộ cấp cao...
Vấn đề tôi băn khoăn là: nhìn thấy rõ thực trạng rồi thì đã tìm cách giải quyết từ gốc rễ chưa? Tôi thấy là chưa.
Nguyên Chủ tịch nước kêu gọi người dũng cảm đứng lên đấu tranh với những kẻ làm nhem nhuốc đội ngũ. Đúng. Ông cũng kêu gọi những người cảm thấy không xứng đáng thì hãy tự giác giao mái chèo cho người khác. Đúng.
Nhưng đó là các giải pháp về quyết tâm chính trị và kêu gọi đạo đức. Chưa đủ. Tôi là người nghiên cứu tội phạm học, có một kết luận quan trọng là: tội phạm phát sinh từ nền tảng kinh tế, xã hội, thể chế; vậy thì trước hết phải giải quyết bằng các biện pháp kinh tế, xã hội, sửa đổi thể chế.
Có một triết lý rất quan trọng rằng: đừng để đám cháy bùng phát lên rồi mới tìm cách dập.
Nói về chống tham nhũng, trên thế giới người ta đề cập bốn điều kiện cần và đủ.
Một là làm sao để đội ngũ cán bộ, công chức “không cần tham nhũng” (muốn vậy phải cải cách chế độ tiền lương, đồng thời với đổi mới công tác thi tuyển, bổ nhiệm cho xứng đáng).
Hai là “không muốn tham nhũng” (đây là công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, đề cao đạo đức).
Ba là “không thể tham nhũng” (hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế, tiền tệ, đấu thầu, giao dịch...).
Thứ tư mới đến “không dám tham nhũng” (tức là chế tài xử lý phải mạnh, đủ sức răn đe).
Như vậy, trong công tác phòng chống tham nhũng thì người ta coi phòng là thượng sách, chống là hạ sách và là điều kiện cuối cùng, chúng ta thì đang làm ngược lại.
Tôi hi vọng từ bài viết thẳng thắn của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, những người có trách nhiệm hãy nhìn vấn đề từ nguồn gốc của nó để xử lý, có như vậy mới tạo được chuyển biến.
LÊ KIÊN ghi
GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) - V.V.TUÂN ghi