Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Nhiều bất ngờ khó chịu trong chuyến đi của ông Obama tới Trung Quốc

Chiếc Air Force One chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có màn hạ cánh không êm ái xuống Hàng Châu trong ngày 3/9, khi ông tới thăm chính thức Trung Quốc.
 >> Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật biển quốc tế
 >> Những vấn đề "gai góc" trong chuyến công du châu Á cuối cùng của ông Obama

Ông Obama phải đi xuống từ bụng chiếc Air Force One, theo quy trình an ninh cao. (Nguồn: New York Times)
Ông Obama phải đi xuống từ bụng chiếc Air Force One, theo quy trình an ninh cao. (Nguồn: New York Times)
Nhưng điều đó chẳng thấm vào đâu với những chuyện xảy ra sau khi máy bay dừng lăn bánh.
Phóng viên tờ New York Times cho biết khi các nhà báo tham dự hội nghị G20 cùng ông Obama xuống máy bay và đi từ phía dưới cánh lên đầu để ghi lại chuyến thăm, họ đã bị an ninh dùng băng xanh chặn lại.
Vị phóng viên này nói rằng "trong 6 năm đưa tin về Nhà Trắng," ông chưa từng thấy một quốc gia chủ nhà mời Mỹ tới thăm lại ngăn báo chí theo dõi màn rời khỏi máy bay của ông Obama.
Khi một thành viên của Nhà Trắng phản đối điều trên với một quan chức an ninh Trung Quốc, rằng chuyện diễn ra không đúng quy trình thông thường, vị này liền hét tướng lên: "Đây là đất nước của chúng tôi."
Trong một sự kiện khác cũng không theo quy trình thông thường, hoàn toàn không có xe chở thảm đỏ tới đón để ông Obama đi xuống trước các camera ghi hình của báo giới đã chờ sẵn. Thay vì thế, ông xuất hiện từ một cánh cửa nằm ở bụng chiếc máy bay, điều chỉ diễn ra trong các chuyến đi an ninh cao, như tới Afghanistan.
Chứng kiến cảnh đó, Cố vấn an ninh quốc gia Susan E. Rice trông đầy kinh ngạc và có vẻ không hài lòng. Cùng viên phó Benjamin J. Rhodes, bà đã phải chui xuống dưới dải băng xanh an ninh để tới gần ông Obama. Nhưng cả hai người lập tức bị chặn lại bởi cùng quan chức an ninh Trung Quốc kể trên.
Lúc được hỏi rằng chuyện gì đã xảy ra, bà Rice trả lời rất ngoại giao: "Họ đã làm một số điều mà chúng tôi không tính toán trước được."
Nhưng bất ngờ chưa dừng lại ở đó, trong cuộc gặp của ông Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại tòa nhà của chính quyền ở Tây Hồ, Hàng Châu, các trợ lý của Nhà Trắng, quan chức phụ trách nghi thức ngoại giao và Mật vụ đã có một loạt cuộc cãi nhau to tiếng với phía Trung Quốc về việc có bao nhiêu người Mỹ được vào tòa nhà, trước khi ông Obama tới. Thậm chí người ta đã lo sợ cuộc tranh cãi có thể trở thành ẩu đả.
"Hãy bình tĩnh lại, làm ơn đi," New York Times trích lời một quan chức Mỹ nói. Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc bèn trả lời: "(Các vị) dừng lại, làm ơn đi. Có nhiều nhà báo ở đó."
Với một số người trong phái đoàn của ông Obama, chuyện diễn ra trong năm 2016 đã lặp lại sự đối xử khá thô lỗ mà ông nhận được trong chuyến đi đầu tới Trung Quốc vào năm 2009. Thời điểm ấy, Trung Quốc đã từ chối phát sóng trên truyền hình quốc gia một cuộc họp với các quan chức chính quyền và kiểm duyệt nội dung cuộc phỏng vấn của ông với một tờ báo Trung Quốc.
Đã có những nhận xét cho rằng hành vi của Trung Quốc hồi năm 2009 là sự phô trương sức mạnh của một cường quốc đang lên với vị tổng thống trẻ tới từ một siêu cường đang suy yếu.
Trong những chuyến thăm sau đó, Nhà Trắng​ gây sức ép buộc Trung Quốc cho báo chí tiếp cận với ông Obama tốt hơn và thu được chút thành công. Hồi tháng 11/2014, phía Trung Quốc đồng ý để ông Tập Cận Bình nhận câu hỏi cùng ông Obama tại cuộc họp báo ở Đại lễ đường Nhân dân.
Nhưng ở chuyến đi lần này, Trung Quốc kiểm soát chặn báo chí nước ngoài tới đưa tin. Khi ông Tập đưa ông Obama đi dạo sau bữa ăn tối vào hôm 3/9, an ninh Trung Quốc cắt giảm số lượng nhà báo Mỹ được chứng kiến sự kiện từ 6 người xuống còn 3 người và cuối cùng là 1 người.
"Sự sắp xếp của chúng tôi là như thế," một quan chức Trung Quốc giải thích với người đồng cấp Mỹ. "Sắp xếp của các vị thay đổi liên xoành xoạch," quan chức Mỹ trả lời./.
Theo LINH VŨ (VIETNAM+)
http://www.vietnamplus.vn/nhieu-bat-ngo-kho-chiu-trong-chuyen-di-cua-ong-obama-toi-trung-quoc/404192.vnp

Nhà phiên dịch Nguyễn Vinh Quang được trao giải thưởng lớn của Trung Quốc

2016-09-02 21:37:03     cri

Trời thu Bắc Kinh trong xanh, mát mẻ dễ chịu. Mùa thu là mùa thu hoạch không những của các nhà nông mà còn của nhiều lĩnh vực. Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam mồng 2 tháng 9, từ Bắc Kinh Ngọc Ánh xin thay mặt Ban Việt Ngữ CRI chúc đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một sung túc hạnh phúc.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông trao giải cho ông Nguyễn Vinh Quang
Các bạn đang nghe bản nhạc sáo "Giấc mơ trưa" do anh Nguyễn Vinh Quang nguyên Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc trình bày. Phải chăng chính bản nhạc "giấc mưa trưa" này đã đưa anh trở lại Bắc Kinh để nhận một giải thưởng lớn đó là Giải Cống hiến đặc biệt sách in Trung Hoa lần thứ 10 do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông ngày 25 tháng 8 thay mặt Chính phủ Trung Quốc trao giải cho 19 nhà văn, nhà xuất bản và nhà phiên dịch nước ngoài, trong đó có anh Nguyễn Vinh Quang. Anh là người Việt Nam duy nhất nhận giải lớn này bởi đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm quan trọng như "Tập Cận Bình: Quản lý Nhà nước Trung Quốc", "Con đường pháp trị của Trung Quốc", "Những bước ngoặt và sáng tạo đổi mới chủ nghĩa xã hội",v.v.
Vào buổi trưa thứ bảy ngày 27 tháng 8 vừa qua, Ngọc Ánh rất hân hạnh có dịp gặp lại anh Nguyễn Vinh Quang ngay tại Bắc Kinh. Trước đây, trong các trường hợp ngoại giao, Ngọc Ánh và các anh chị em Ban Việt ngữ CRI thường gọi anh là đồng chí hoặc ông, nhưng ngày thường gặp nhau, chúng tôi thường xưng hô bằng anh em thân mật với nhau. Lần này gặp lại, sau khi tay bắt mặt mừng, Ngọc Ánh đã có dịp nghe anh Quang kể nhiều câu chuyện về những từng trải truyền kỳ trên dòng đời của của anh. Anh từng là "Bộ độ Cụ Hồ", từng là Nhà Ngoại giao, nhà Phiên dịch kỳ cựu. Sau khi hết nhiệm kỳ về nước, tuy đã về hưu, nhưng anh không nghỉ việc. Hiện nay anh là Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt-Trung, anh vẫn sốt sắng góp phần đáng kể của mình cho tình hữu nghị Trung-Việt.
Anh Nguyễn Vinh Quang cho biết, được trao Giải Cống hiến đặc biệt sách in Trung Hoa lần thứ 10 là niềm vinh dự của anh, cũng là sự khẳng định đối với anh về những đóng góp cho giao lưu hữu nghị Việt-Trung.
Buổi gặp ông Nguyễn Vinh Quang tại Bắc Kinh
Buổi gặp giữa anh Nguyễn Vinh Quang và Ngọc Ánh được thực hiện trong một nhà hàng ở phố Vương Phủ Tỉnh Bắc Kinh nổi tiếng, mặc dù xung quanh người đông tiếng ồn, nhưng Ngọc Ánh vẫn muốn chia sẻ với các bạn buổi chuyện trò thân mật sau đây:
Ngọc Ánh: Xin chào anh Quang, Ngọc Ánh rất là phấn khởi lại có dịp gặp anh ở Bắc Kinh, tin chắc tại đây cảm xúc của anh khác hẳn so với những lần trước đây anh có mặt tại Bắc Kinh.
Nguyễn Vinh Quang: Vâng, tôi rất là vui được gặp Ngọc Ánh trong dịp sang nhận giải thưởng này. Lần này tôi không còn là Vụ trưởng của Ban Đối ngoại Trung ương Việt Nam, nhưng tôi bây giờ vẫn đang hoạt động với danh nghĩa là một tổ chức nhân dân, Tổ chức Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, tôi là Phó Chủ tịch. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để nhân dân hai nước có cơ hội hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, tăng cường tình hữu nghị. Trong số tôi muốn tăng sự hiểu biết về Trung Quốc thì có các bạn độc giả và thính giả của Hộp Thư Ngọc Ánh CRI.
Ngọc Ánh: Anh có những lời gửi gắm gì dành cho các bạn thính giả và đặc biệt là các bạn trẻ, và các bạn trung niên hoặc các bạn lứa tuổi khác nhau quan tâm đến Hộp Thư, bến hẹn tình bạn Hộp Thư Ngọc Ánh CRI ạ ?
Nguyễn Vinh Quang: Việt Nam-Trung Quốc vẫn có những vấn đề tiếp tục giải quyết, và có rất nhiều chuyện nhạy cảm trong dư luận xã hội. Nhưng mà lại có rất nhiều bạn Việt Nam ở các lứa tuổi quan tâm đến Trung Quốc và quan tâm đến mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Đó là mối quan hệ từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông xây dựng nên cho đến bây giờ, trong lúc này các bạn vẫn còn theo dõi và đóng góp ý kiến cho Hộp Thư Ngọc Ánh, tôi cảm thấy rất mừng. Còn bản thân tôi đã gần 40 năm làm công tác nghiên cứu về Trung Quốc, làm công tác ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tôi là càng cảm thấy rằng, mặc dù về hưu nhưng mà trách nhiệm chúng tôi về làm thế nào để củng cố mối quan hệ hữu nghị đó, vẫn là trách nhiệm tiếp tục của chúng tôi, bởi vậy cho nên là sau khi về hưu nhưng không có nghĩa là tôi nghỉ hoan toàn, mà tôi còn tham gia công tác của Hội Hữu nghị Việt –Trung. Hơn nữa, như các bạn đã biết hôm nay sang nhận giải thưởng về đóng góp đặc biệt cho sách in, trong đó có sách nghiên cứu về Trung Quốc, những vấn đề về Trung Quốc để cho các bạn Việt Nam tham khảo, đặc biệt cho các đồng chí lãnh đạo tham khảo, tôi cảm thấy rất hữu ích, bởi vì chỉ có đọc sách của nhau thì mới hiểu biết nhau một cách sâu sắc hơn, chỉ có thể hiểu nhau, thì mới có thể nói có hay không có quan hệ hữu nghị với nhau. Cho nên ngoài công việc của Hội ra, tôi vẫn tiếp tục làm công việc phiên dịch, dịch sách, dịch tài liệu, dịch các bài báo mà tôi cảm thấy cho người Việt Nam hiểu Trung Quốc hơn, và cho người Trung Quốc hiểu Việt Nam hơn.
Cố vấn Hội đồng chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu dịch thuật văn hóa Trung Quốc (Ông Nguyễn Vinh Quang bên phải)
Ngọc Ánh: Vâng, anh Quang công tác ở Trung Quốc đã nhiều năm, tiếp xúc với rất nhiều người dân Trung Quốc, Trung Quốc cũng như Việt Nam có một câu là "trăm nghe không bằng một thấy", rất nhiều các bạn thính giả Việt Nam thực ra không hiểu biết về Trung Quốc lắm, vậy anh là người tiếp xúc với nhiều các tầng lớp khác nhau trong xã hội Trung Quốc thì ấn tượng của anh đối với người Trung Quốc như thế nào, anh có thể chia sẻ với các bạn đang có mặt bên máy thu thanh không ạ?
Nguyễn Vinh Quang: Tôi có 38 năm nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc, và tôi vẫn học tiếng Trung Quốc, cho nên nghiên cứu Trung Quốc đối với tôi cũng dần dần thành thạo. Trong 38 năm công tác nghiên cứu về Trung Quốc có 9 năm sống ở Trung Quốc, những năm khác tôi cũng có điều kiện qua lại Trung Quốc rất nhiều lần. Hiện nay tôi đã đi khoảng 25, 26 tỉnh thành Trung Quốc trong 31 tỉnh. Tôi đi tôi tiếp xúc với người Trung Quốc không phải chỉ có quan chức ngoại giao, những người cán bộ làm việc với tôi, mà những người dân thường, từ dân ở ngoài chợ, cho đến người nông dân làm việc trên đồng ruộng, tôi vào tham nhà các gia đình những người dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc, như ở phía tây chẳng hạn, thậm chí ở Tân Cương, tôi vào gia đình người ta, tôi cảm thấy tình cảm của người dân Trung Quốc đối với khách và đặc biệt là đối với khách Việt Nam rất là quý người. Nền văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Quốc rất gần gũi nhau, cho nên khi vào gia đình của những người Trung Quốc, thì tôi cảm thấy khác hẳn với khi vào gia đình của những người ở châu Âu, bởi vì tôi từng có điều kiện học ở châu Âu mà. Tôi cảm thấy sự gần gũi giữa người dân Trung Quốc với người dân Việt Nam khác hẳn đi. Còn một số bạn có định kiến bởi những thông tin này thông tin khác, tôi thông cảm với các bạn. Tôi nghĩ rằng khi mà các bạn tìm hiểu tất cả mọi vấn đề, hiểu nền văn hoá của Trung Quốc, về con người Trung Quốc, thì định kiến của chúng ta chắc sẽ giảm đi. Chúng ta có 14 nghìn thanh niên hiện nay đang học tập ở Trung Quốc, trong đó có rất nhiều thanh niên là được hưởng học bổng của Trung Quốc, còn đa số hơn 90% là con em của các gia đình là tự nguyện bỏ tiền học tự túc, như vậy chứng tỏ, người dân Việt Nam và người dân Trung Quốc vẫn có sự quan tâm lẫn nhau, học tập lẫn nhau. Tôi nghĩ điều này rất tốt, bởi vì chúng ta là bạn bè láng giềng, láng giềng thì sẽ mãi mãi sống bên nhau. Trước mắt tôi phải khẳng định lại còn những vấn đề, nhưng mà những vấn đề đó cũng không thể ngăn cản quan hệ láng giềng, quan hệ láng giềng là vĩnh cửu.
Nhà phiên dịch Nguyễn Vinh Quang tại hoạt động trao giải tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh
Ngọc Ánh: Anh có thường xuyên lướt mạng và cũng thường xuyên quan tâm đến Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trong đó có Hộp Thư Ngọc Ánh vậy anh có sự gọi ý cho nội dung chương trình sau này của Hộp Thư Ngọc Ánh CRI ạ ?
Nguyễn Vinh Quang: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc là một đơn vị tuyên truyền của Trung Quốc mà cũng hợp tác với chúng tôi, hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc, hợp tác với cơ quan đồng nghiệp của Việt Nam, ví dụ như VOV. Tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trong việc giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì Đài Phát thanh Quốc tế vẫn giữ thái độ, vẫn giữ cái tình cảm giữa độc giả và thính giả Việt Nam đối với Trung Quốc, tôi thấy đây là cái rất quý.Tôi chỉ mong sau này Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đó, và đồng thời tìm hiểu nghiên cứu các dư luận Việt Nam để làm thế nào đáp ứng yêu cầu của dư luận Việt Nam về Trung Quốc. Tuy rằng hiện nay cũng có những vấn đề cực kỳ nhạy cảm, phải nói thẳng với nhau, khi đưa lên Đài , đưa lên trang wed thì phải chọn lọc làm thế nào đó để các thính giả Việt Nam hay là độc giả Việt Nam nghe xong đọc xong có thể thông cảm được, hiểu được. Có hiểu được, có thông cảm được thì nói chuyện được và tiếp tục giao lưu với nhau, để truyền thống của Đài Phát thanh Quốc tế sẽ tiếp tục đóng góp cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta.
Trong buổi gặp gỡ thân mật trên đây còn có chị Loan phu nhân của anh Nguyễn Vinh Quang, chị Yến Hoa mà các đã rất đỗi quen thuộc, ngoài ra còn có Thu Huyền công tác viên người Việt Nam làm việc tại ban Việt ngữ. Mong nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn, mong tình hữu nghị Trung –Việt sẽ qua những thăng trầm và trở nên ngày càng gắn bó.

Người lao động: Phí đóng bảo hiểm cao, lương hưu trí thấp và đồng tiền mất giá nhanh

Ngõ hẹp của người lao động: Phí đóng bảo hiểm cao, lương hưu trí thấp và đồng tiền mất giá nhanh

Công nhân ngủ ngồi trong giờ nghỉ trưa tại một công trình đang thi công ở góc đường Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Q.1, Sài Gòn, tháng 6/2010. (Ảnh: nld.com.vn)
Công nhân ngủ ngồi trong giờ nghỉ trưa tại một công trình đang thi công ở góc đường Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Q.1, Sài Gòn, tháng 6/2010. (Ảnh: nld.com.vn)
Mỗi tháng người lao động trích một phần tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn phí, chưa kể thuế thu nhập cá nhân, sẽ là một khoản khá lớn kể từ 2016.
Bản thân người lao động phải trích từ lương và thu nhập để nộp 11,5%, còn người sử dụng lao động sẽ phải nộp 24%, tổng cộng là 35,5%, đây là con số quá lớn.
Người lao động và doanh nghiệp không hài lòng về khoản đóng góp quá lớn này, doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm lao động để giảm đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian qua, nhiều báo đã phản ảnh về những lo lắng của người lao động, họ không hài lòng vì số tiền mà họ phải đóng góp là quá cao so với thu nhập ít ỏi của họ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, mức đóng bảo hiểm của người lao động lớn thế, nhưng chế độ lương hưu thì rất thấp, thường từ 2-3 triệu đồng/tháng thì người hưu trí không đủ sống. Nhiều người nói, lương hưu không đủ đi mừng đám cưới, thực tế là hầu hết người hưu trí đều phải đi làm thêm thì mới đủ sống trong bối cảnh đồng tiền mất giá (năm 2015 mất giá 6%, số liệu do Thống đốc NHNN mới công bố; còn những năm trước rất cao, ví dụ 2011, chỉ số CPI là 18,5%), hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng cao, giá điện, nước, chi phí y tế, giáo dục… đều tăng cao.
Nếu phải nộp nhiều như vậy, sẽ dẫn đến hiện tượng cả người lao động và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận để lao động chui, để khai thấp mức lương, cả 2 bên sẽ giảm chi được 35,5% trên tổng tiền lương, khi đó lại càng khó khăn cho việc quản lý và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động trong tương lai.
Thành Long
Xem thêm:

Phi lý giá điện Việt Nam: Bán cho dân khoảng 1.700đ/KWh; bán cho khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI) bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh

17/01/2016 Gửi bình luận 20,213 lượt xem


Nếu phân tích trên thực tế, thì rõ ràng giá điện Việt Nam lẽ ra phải đắt hơn giá điện thế giới. (Ảnh: Internet)
Nếu phân tích trên thực tế, thì rõ ràng giá điện Việt Nam lẽ ra phải đắt hơn giá điện thế giới. (Ảnh: Internet)
Nếu phân tích trên thực tế, thì rõ ràng giá điện Việt Nam lẽ ra phải đắt hơn giá điện thế giới. (Ảnh: Internet)
Liên quan đến giá điện, đặc biệt “quái dị”, là trong khi tính giá cho khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI) bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh thì EVN lại tính cho người dân Việt Nam bình quân khoảng 1.700đ/KWh…


Và thực tế là mỗi năm họ đã bù giá điện cho DN FDI 8,6 tỷ USD từ tiền thuế của người dân, với lý do là “hỗ trợ giá điện cho sản xuất công nghiệp”?

1. Rẻ nhất thế giới

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá điện ở nước ta hiện nay bình quân là 1.700 đ/KWh, tương đương 8 cents USD. Còn giá điện ở nước ngoài bình quân là 20 cents USD, nghĩa là giá điện Việt Nam rẻ hơn 2,5 lần thế giới.
Dĩ nhiên là người Việt Nam, ai cũng muốn mua được giá điện rẻ. Nhưng nếu phân tích trên thực tế, thì rõ ràng giá điện Việt Nam lẽ ra phải đắt hơn giá điện thế giới. Vì sao?
Đầu tiên, thiết bị chủ chốt của ngành điện Việt Nam (như turbin, máy phát, thiết bị tự động hóa, …) đều là hàng nhập khẩu, đắt hơn nhiều so với nước ngoài. Giá thiết bị cao hơn, dẫn đến giá điện Việt Nam buộc phải cao hơn.
Hơn nữa, trình độ quản lý của Việt Nam (quản lý thiết bị, quản lý kinh tế, quản lý vận hành …), đều kém xa nước ngoài, cũng là nguyên nhân khiến giá điện Việt Nam cao hơn.
Đặc biệt, tổn hao kỹ thuật và thất thoát quản lý của hệ thống điện năng Việt Nam đều cao hơn tổn hao và thất thoát của nước ngoài, cũng là lý do không thể chối cãi.

2. Quá rẻ so với mặt bằng giá hàng tiêu dùng

Mỗi lần giá điện, giá xăng tăng, dân chúng cũng như báo chí đều “giật mình”. Nhưng thực tế bao nhiêu mặt hàng khác tăng giá thì không ai nói gì.
Khi EVN còn chưa minh bạch giá thành sản xuất điện “thật”, thì không có con số để so sánh giá điện Việt Nam hiện nay với mặt bằng giá hàng tiêu dùng.
Nhưng cũng có thể nhận xét như sau: 15 năm trở lại đây, mặt bằng giá hàng tiêu dùng ở nước ta (nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, lương…) đã tăng thêm từ 6 đến 7 lần, trong khi giá điện chỉ tăng 2 lần. Từ đây có thể suy ra giá điện hiện nay rẻ hơn so với mặt bằng giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam từ 3 đến 3,5 lần.
3. Tù mù, không minh bạch
Đã có nhiều tiếng nói của giới khoa học, giới kinh tế, yêu cầu EVN phải minh bạch giá điện, nghĩa là EVN phải công khai phương pháp tính giá điện của mình.
Tính toán giá bán sản phẩm của mình là chuyện hàng ngày của người kinh doanh, từ cô bán ốc luộc ở vỉa hè, giá bao nhiêu một đĩa, đến đại tập đoàn sản xuất ô tô, giá bao nhiêu 1 chiếc ô tô.
EVN cũng là một đơn vị kinh doanh, tất yếu phải thường xuyên tính giá bán sản phẩm. Tại sao EVN lại bán sản phẩm của mình với giá rẻ hơn giá thực tới hơn 3 lần? Đó là bí mật của EVN. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao EVN không dám minh bạch giá thành sản xuất điện.
Chúng tôi đã nghiên cứu và thiết lập một Chương trình phần mềm tính toán giá điện tổng quát, có thể tính giá điện cho mỗi nước, mỗi địa phương, ở mọi thời điểm, tính đủ, tính đúng tất cả những yếu tố thành phần, tính theo thời giá của của các thành phần đó.
Chương trình này chính là luận văn Thạc sĩ, của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Dương, đã được bảo vệ thành công vào tháng 10/2015 ở Hội đồng của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Dùng chương trình này, tính giá điện ở Việt Nam năm 2015 sẽ được kết quả là 5.600 đ/KWh, tương đương 25 cents USD/KWh.

4. Nhà nước bù tiền điện cho dân

Cả thế giới chỉ duy nhất ở Việt Nam có chuyện nhà nước bù tiền điện cho dân. Mọi người chúng ta đều tâm niệm rằng đó là ân huệ của nhà nước, thương dân, lo cho dân. Dân ta nói chung còn khổ, được bù tiền điện là rất mừng, rất cảm ơn.
Bù tiền điện, sao không lo bù giá gạo (cơm ăn), bù giá vải (áo mặc), bù học phí (học hành)?
Còn nhiều thứ thiết yếu cho sự sống của người dân, như nước sạch, chỗ ở, thuốc, chữa bệnh, đi lại… bức xúc hơn nhiều so với điện, tại sao chúng ta không bù giá, bù tiền cho những thứ thiết yếu đó, mà lại đi bù cho điện, thứ hàng tiêu dùng cao cấp. Xin nhớ rằng năm 1945 người Việt Nam không được dùng điện chiếm 95% dân số, năm 1954 là 90%, năm 1975 là 85%, cho đến hôm nay vẫn còn dăm ba % đồng bào chúng ta chưa được dùng điện.

5. Ai bù lỗ và tiền đâu bù lỗ cho EVN?

Theo cách hạch toán “kỳ lạ” của EVN, thì suốt bao nhiêu năm nay EVN không hề lỗ xu nào, mặc dù giá điện của EVN bán ra rẻ hơn 3 lần giá thực.
Từ điều này có thể khẳng định rằng EVN hằng năm lỗ rất nặng. Dù EVN lỗ rất nặng triền miên, nhưng EVN vẫn “sống” được, vẫn không bị phá sản. Điều “kỳ lạ” này vẫn tồn tại được, là nhờ ai, nhờ đâu? Nó phi kinh tế thị trường không?
Câu trả lời đơn giản và rõ ràng là EVN đã thường xuyên được Nhà Nước bù lỗ. Nhà nước lấy tiền ở đâu bù lỗ cho EVN? Đơn giản và rõ ràng là lấy tiền ngân sách Quốc gia.
Ngân sách Quốc gia có tiền là nhờ đâu? Chủ yếu là từ thuế và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp nộp vào, là từ tiền bán tài nguyên khoáng sản, thực chất đều là từ tiền của người dân.
Thu ngân sách còn bao gồm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng rất đáng tiếc hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều lỗ, chỉ có một số ít doanh nghiệp Nhà nước là có lời, với khoản tiền lời không đáng kể, và nếu hạch toán đầy đủ minh bạch sẽ thấy rõ chỉ là “lời giả, lỗ thật.”

6. EVN dùng tiền thuế của dân bù tiền điện cho doanh nghiệp FDI-Cái này là điều thậm tệ vô lý

Nhất là với một nước nghèo như nước ta lại đi “vỗ béo” cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tất cả các Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (FDI) đều được hưởng giá điện rất rẻ của EVN, nghĩa là tiền mồ hôi nước mắt của người dân Việt Nam đóng vào ngân sách được EVN chuyển vào lợi nhuận của giới đầu tư nước ngoài thông qua giá điện rẻ của EVN.
Điều “quái dị” là EVN tính tiền điện cho doanh nghiệp khối FDI với giá bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh, tương đương 4,5 cents USD/KWh, so với giá điện thực 25 cents USD/KWh thì chỉ bằng 4,5/25 = 18%.
Cũng có nghĩa là các doanh nghiệp FDI cứ xài mỗi KWh điện thì EVN đã lấy tiền thuế của dân VN tặng cho họ 25 – 4,5 = 21,5 cents USD. Hiện nay Khối FDI xài mỗi năm khoảng 40 tỷ KWh điện, tương đương EVN đã lấy tiền thuế của người dân VN nghèo khổ lam lũ tặng cho giới đầu tư nước ngoài giàu có nước ngoài mỗi năm:
 21,5 cents USD/KWh x 40 tỷ KWh = 8,6 tỷ USD.
Nhìn thấy con số mà không khỏi xót xa!
Đặc biệt “quái dị”, là trong khi tính giá cho khối FDI bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh thì EVN lại tính cho người dân Việt Nam bình quân khoảng 1.700đ/KWh.

Người dân Việt Nam từ vị Nguyên thủ Quốc gia đến anh thợ hồ, chị ve chai đều phải trả tiền điện cho EVN đắt gấp 1,7 lần so với các ông tư bản nước ngoài giàu sụ, thế mà EVN vẫn bảo là bù giá điện cho dân!

Hành vi này được EVN giải thích là “hỗ trợ giá điện cho sản xuất công nghiệp”.

7. EVN loanh quanh lấp liếm và đánh lừa công luận bằng câu chuyện giời ơi “3 phương án bậc thang giá điện”

Bức xúc chính của câu chuyện giá điện ở Việt Nam hiện nay là EVN phải minh bạch cách tính giá điện, tính đúng, tính đủ, nhưng EVN vẫn không chịu, không dám làm việc này.
Khi giá điện được minh bạch, sẽ không còn nỗi xót xa vì 8,6 tỷ USD của người dân Việt Nam nghèo khổ lam lũ hàng năm bị EVN đem tặng cho các ông tư bản giàu sụ. Tại sao EVN thản nhiên làm việc đó, mà không đau lòng? Không nghĩ ra “3 phương án mới,” như đã nghĩ ra “3 phương án bậc thang giá điện” cho dân?
Cả thế giới chỉ có ở Việt Nam có cái bậc thang giá điện. Bản chất và mục đích của bậc thang giá điện VN là: người nghèo được bù nhiều, trả tiền điện ít theo giá bậc thang thấp, còn người giàu được bù ít, trả tiền điện nhiều theo giá bậc thang cao.
Chúng tôi thấy hết sức lạ lùng khi nghe EVN giải thích về 3 phương án mới. Ví dụ, điều chỉnh sao cho người dùng nhiều điện thì trả giá thấp. Điều này đúng theo những nguyên lý kinh tế vĩ mô, nhưng trái ngược hoàn toàn với mục đích của bậc thang giá điện Việt Nam là hỗ trợ người nghèo.
Hoặc EVN đưa ra một nguyên tắc mà đông tây kim cổ chưa bao giờ có: khách hàng phải trả tất cả tiền điện theo hợp đồng với EVN, cho dù họ xài điện ít hơn so với hợp đồng?
EVN còn bày trò yêu cầu công luận góp ý cho 3 phương án, để công luận quên đi những điều bức xúc nhất, và bị lạc hướng vào chuyện giời ơi vô bổ của EVN. Nếu EVN thực lòng muốn lắng nghe ý kiến công luận, thì hãy công khai phương pháp tính giá điện của mình, nhất là phương pháp tính giá điện cho doanh nghiệp FDI, cho doanh nghiệp nhà nước.
Theo nongnghiep.vn
TS NGUYỄN BÁCH PHÚC
Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học EEI.
Xem thêm:

Sợ gián điệp Trung Quốc nhìn trộm, nữ thủ tướng Anh phải trùm mền thay đồ


Kiệt Anh | 

Sợ gián điệp Trung Quốc, nữ thủ tướng Anh phải trùm mền thay đồ

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nữ thủ tướng Anh được yêu cầu phải trùm mền thay đồ để tránh nguy cơ bị điệp viên Trung Quốc theo dõi.

Theo tờ Daily Mail, nữ thủ tướng Anh Theresa May đã được yêu cầu đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ gián điệp Trung Quốc khi đến Hàng Châu dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Bà thậm chí còn được yêu cầu khi thay đồ thì phải trùm mền mà thay, chứ không được đứng thay thoải mái bình thường trong phòng.
Sợ gián điệp Trung Quốc, nữ thủ tướng Anh phải trùm mền thay đồ - Ảnh 1.
Trong chuyến công du G20, bà Theresa May có thể sẽ trao đổi với ông Tập về dự án điện hạt nhân Hinkley đang bị trì hoãn
Đội an ninh của nữ thủ tướng cũng đã được cảnh báo về các nguy cơ bị điệp viên Trung Quốc dùng “mỹ nhân kế” để khai thác thông tin.
Trong một buổi tóm tắt tình hình an ninh, các nhân viên tháp tùng thủ tướng Anh được giao cho điện thoại chỉ dùng trên đất Trung Quốc, và được yêu cầu không nhận bất kỳ một món quà nào vì sợ bị cài “bọ nghe lén”.
Toàn bộ đoàn tháp tùng bà Theresa May đều được cảnh báo đặc biệt cẩn trọng về tình trạng bảo mật thông tin. Họ được cho biết căn phòng của họ cũng không phải là nơi an toàn.
“Họ bảo rằng, nếu chúng tôi ngại bị nhìn thấy khỏa thân, thì tốt nhất nên trùm mền mà thay đồ”, một nhân viên trong đoàn công du Anh cho biết.
Vào năm 2008, khi thủ tướng Gordon Brown sang thăm Trung Quốc, một quan chức Anh cũng từng bị “dính bẫy”. Vị quan chức tháp tùng này khẳng định đã bị đánh thuốc mê và bị ai đó trộm mất điện thoại cùng tài liệu mật.
Các nhân chứng cho biết, lần cuối cùng được nhìn thấy trước khi biến mất, vị quan chức này đang tản bộ cùng một phụ nữ Trung Quốc xinh đẹp.
theo Pháp luật TPHCM

​Trung Quốc, Úc ăn miếng trả miếng chuyện đầu tư

Nguyễn Quân | 

​Trung Quốc, Úc ăn miếng trả miếng chuyện đầu tư
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) gặp song phương Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull sáng 4-9 tại Hàng Châu - Ảnh: Reuters

Lãnh đạo hai nước nói chuyện đầu tư và giao thương trong cuộc gặp song phương sáng nay nhưng cả hai đều nhắc nhở nhau chuyện “mở cửa”.

Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Hàng Châu sáng 4-9, trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc.
Trong cuộc gặp, có vẻ nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa thể nguôi giận chuyện chính quyền Canberra đình chỉ vụ mua lưới điện Úc của các nhà đầu tư Trung Quốc lẫn chuyện Quốc hội Úc ban hành cẩm nang nhắc nhở lưu ý ý đồ của các nhà đầu tư của Bắc Kinh.
Theo Reuters, trong cuộc gặp song phương, ông Tập đã bày tỏ hi vọng chính quyền Canberra tiếp tục thực thi chính sách về môi trường đầu tư “công bằng, minh bạch và rõ ràng” cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hãng tin Reuters cho biết phía Trung Quốc đã rất giận dữ với sự kiện chính quyền Canberra đình chỉ hợp đồng trị giá đến 7,7 tỉ USD bán lưới điện cho nhà đầu tư Trung Quốc vì lo sợ vấn đề an ninh.
Phía Bắc Kinh cho rằng hành động đó của Úc – một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc – là hành vi bảo hộ thương mại.
Trong cuộc gặp tại Hàng Châu sáng nay, ông Tập cũng nhắn nhủ thủ tướng Turnbull cần “tôn trọng lựa chọn của mỗi bên trong quá trình phát triển và tôn trọng những lợi ích cốt lõi của nhau cũng như các lợi ích lớn khác”.
Theo Reuters, đây được xem là sự “cảnh báo” đối với vấn đề Biển Đông bởi Úc – một đồng minh của Mỹ - vẫn thể hiện quan điểm ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông trong các tuyên bố liên quan những hành vi bồi đắp đảo hoặc quân sự hóa đảo trái phép của Trung Quốc tại khu vực này.
Trong khi đó theo báo Úc The Australian, trong cuộc gặp, thủ tướng Malcolm Turnbull đã nhắn nhủ Chủ tịch Tập cần "tiếp tục cải cách kinh tế Trung Quốc" để "tạo cơ hội cho các phát minh, cho giao thương và cho đầu tư".
Đây là một cách nhà lãnh đạo Úc đáp trả khi cho rằng phía Bắc Kinh thường chơi đòn bảo hộ khéo léo để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước giành được thị phần hoặc chống lưng cho các nhà đầu tư trong nước đi giành thị trường ở bên ngoài.
theo Tuổi trẻ