2016-09-02 21:37:03 cri
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông trao giải cho ông Nguyễn Vinh Quang
Các bạn đang nghe bản nhạc sáo "Giấc mơ trưa" do anh Nguyễn Vinh Quang nguyên Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc trình bày. Phải chăng chính bản nhạc "giấc mưa trưa" này đã đưa anh trở lại Bắc Kinh để nhận một giải thưởng lớn đó là Giải Cống hiến đặc biệt sách in Trung Hoa lần thứ 10 do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông ngày 25 tháng 8 thay mặt Chính phủ Trung Quốc trao giải cho 19 nhà văn, nhà xuất bản và nhà phiên dịch nước ngoài, trong đó có anh Nguyễn Vinh Quang. Anh là người Việt Nam duy nhất nhận giải lớn này bởi đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm quan trọng như "Tập Cận Bình: Quản lý Nhà nước Trung Quốc", "Con đường pháp trị của Trung Quốc", "Những bước ngoặt và sáng tạo đổi mới chủ nghĩa xã hội",v.v.Vào buổi trưa thứ bảy ngày 27 tháng 8 vừa qua, Ngọc Ánh rất hân hạnh có dịp gặp lại anh Nguyễn Vinh Quang ngay tại Bắc Kinh. Trước đây, trong các trường hợp ngoại giao, Ngọc Ánh và các anh chị em Ban Việt ngữ CRI thường gọi anh là đồng chí hoặc ông, nhưng ngày thường gặp nhau, chúng tôi thường xưng hô bằng anh em thân mật với nhau. Lần này gặp lại, sau khi tay bắt mặt mừng, Ngọc Ánh đã có dịp nghe anh Quang kể nhiều câu chuyện về những từng trải truyền kỳ trên dòng đời của của anh. Anh từng là "Bộ độ Cụ Hồ", từng là Nhà Ngoại giao, nhà Phiên dịch kỳ cựu. Sau khi hết nhiệm kỳ về nước, tuy đã về hưu, nhưng anh không nghỉ việc. Hiện nay anh là Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt-Trung, anh vẫn sốt sắng góp phần đáng kể của mình cho tình hữu nghị Trung-Việt.
Anh Nguyễn Vinh Quang cho biết, được trao Giải Cống hiến đặc biệt sách in Trung Hoa lần thứ 10 là niềm vinh dự của anh, cũng là sự khẳng định đối với anh về những đóng góp cho giao lưu hữu nghị Việt-Trung.
Buổi gặp ông Nguyễn Vinh Quang tại Bắc Kinh
Buổi gặp giữa anh Nguyễn Vinh Quang và Ngọc Ánh được thực hiện trong một nhà hàng ở phố Vương Phủ Tỉnh Bắc Kinh nổi tiếng, mặc dù xung quanh người đông tiếng ồn, nhưng Ngọc Ánh vẫn muốn chia sẻ với các bạn buổi chuyện trò thân mật sau đây:Ngọc Ánh: Xin chào anh Quang, Ngọc Ánh rất là phấn khởi lại có dịp gặp anh ở Bắc Kinh, tin chắc tại đây cảm xúc của anh khác hẳn so với những lần trước đây anh có mặt tại Bắc Kinh.
Nguyễn Vinh Quang: Vâng, tôi rất là vui được gặp Ngọc Ánh trong dịp sang nhận giải thưởng này. Lần này tôi không còn là Vụ trưởng của Ban Đối ngoại Trung ương Việt Nam, nhưng tôi bây giờ vẫn đang hoạt động với danh nghĩa là một tổ chức nhân dân, Tổ chức Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, tôi là Phó Chủ tịch. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để nhân dân hai nước có cơ hội hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, tăng cường tình hữu nghị. Trong số tôi muốn tăng sự hiểu biết về Trung Quốc thì có các bạn độc giả và thính giả của Hộp Thư Ngọc Ánh CRI.
Ngọc Ánh: Anh có những lời gửi gắm gì dành cho các bạn thính giả và đặc biệt là các bạn trẻ, và các bạn trung niên hoặc các bạn lứa tuổi khác nhau quan tâm đến Hộp Thư, bến hẹn tình bạn Hộp Thư Ngọc Ánh CRI ạ ?
Nguyễn Vinh Quang: Việt Nam-Trung Quốc vẫn có những vấn đề tiếp tục giải quyết, và có rất nhiều chuyện nhạy cảm trong dư luận xã hội. Nhưng mà lại có rất nhiều bạn Việt Nam ở các lứa tuổi quan tâm đến Trung Quốc và quan tâm đến mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Đó là mối quan hệ từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông xây dựng nên cho đến bây giờ, trong lúc này các bạn vẫn còn theo dõi và đóng góp ý kiến cho Hộp Thư Ngọc Ánh, tôi cảm thấy rất mừng. Còn bản thân tôi đã gần 40 năm làm công tác nghiên cứu về Trung Quốc, làm công tác ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tôi là càng cảm thấy rằng, mặc dù về hưu nhưng mà trách nhiệm chúng tôi về làm thế nào để củng cố mối quan hệ hữu nghị đó, vẫn là trách nhiệm tiếp tục của chúng tôi, bởi vậy cho nên là sau khi về hưu nhưng không có nghĩa là tôi nghỉ hoan toàn, mà tôi còn tham gia công tác của Hội Hữu nghị Việt –Trung. Hơn nữa, như các bạn đã biết hôm nay sang nhận giải thưởng về đóng góp đặc biệt cho sách in, trong đó có sách nghiên cứu về Trung Quốc, những vấn đề về Trung Quốc để cho các bạn Việt Nam tham khảo, đặc biệt cho các đồng chí lãnh đạo tham khảo, tôi cảm thấy rất hữu ích, bởi vì chỉ có đọc sách của nhau thì mới hiểu biết nhau một cách sâu sắc hơn, chỉ có thể hiểu nhau, thì mới có thể nói có hay không có quan hệ hữu nghị với nhau. Cho nên ngoài công việc của Hội ra, tôi vẫn tiếp tục làm công việc phiên dịch, dịch sách, dịch tài liệu, dịch các bài báo mà tôi cảm thấy cho người Việt Nam hiểu Trung Quốc hơn, và cho người Trung Quốc hiểu Việt Nam hơn.
Cố vấn Hội đồng chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu dịch thuật văn hóa Trung Quốc (Ông Nguyễn Vinh Quang bên phải)
Ngọc Ánh: Vâng, anh Quang công tác ở Trung Quốc đã nhiều năm, tiếp xúc với rất nhiều người dân Trung Quốc, Trung Quốc cũng như Việt Nam có một câu là "trăm nghe không bằng một thấy", rất nhiều các bạn thính giả Việt Nam thực ra không hiểu biết về Trung Quốc lắm, vậy anh là người tiếp xúc với nhiều các tầng lớp khác nhau trong xã hội Trung Quốc thì ấn tượng của anh đối với người Trung Quốc như thế nào, anh có thể chia sẻ với các bạn đang có mặt bên máy thu thanh không ạ?Nguyễn Vinh Quang: Tôi có 38 năm nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc, và tôi vẫn học tiếng Trung Quốc, cho nên nghiên cứu Trung Quốc đối với tôi cũng dần dần thành thạo. Trong 38 năm công tác nghiên cứu về Trung Quốc có 9 năm sống ở Trung Quốc, những năm khác tôi cũng có điều kiện qua lại Trung Quốc rất nhiều lần. Hiện nay tôi đã đi khoảng 25, 26 tỉnh thành Trung Quốc trong 31 tỉnh. Tôi đi tôi tiếp xúc với người Trung Quốc không phải chỉ có quan chức ngoại giao, những người cán bộ làm việc với tôi, mà những người dân thường, từ dân ở ngoài chợ, cho đến người nông dân làm việc trên đồng ruộng, tôi vào tham nhà các gia đình những người dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc, như ở phía tây chẳng hạn, thậm chí ở Tân Cương, tôi vào gia đình người ta, tôi cảm thấy tình cảm của người dân Trung Quốc đối với khách và đặc biệt là đối với khách Việt Nam rất là quý người. Nền văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Quốc rất gần gũi nhau, cho nên khi vào gia đình của những người Trung Quốc, thì tôi cảm thấy khác hẳn với khi vào gia đình của những người ở châu Âu, bởi vì tôi từng có điều kiện học ở châu Âu mà. Tôi cảm thấy sự gần gũi giữa người dân Trung Quốc với người dân Việt Nam khác hẳn đi. Còn một số bạn có định kiến bởi những thông tin này thông tin khác, tôi thông cảm với các bạn. Tôi nghĩ rằng khi mà các bạn tìm hiểu tất cả mọi vấn đề, hiểu nền văn hoá của Trung Quốc, về con người Trung Quốc, thì định kiến của chúng ta chắc sẽ giảm đi. Chúng ta có 14 nghìn thanh niên hiện nay đang học tập ở Trung Quốc, trong đó có rất nhiều thanh niên là được hưởng học bổng của Trung Quốc, còn đa số hơn 90% là con em của các gia đình là tự nguyện bỏ tiền học tự túc, như vậy chứng tỏ, người dân Việt Nam và người dân Trung Quốc vẫn có sự quan tâm lẫn nhau, học tập lẫn nhau. Tôi nghĩ điều này rất tốt, bởi vì chúng ta là bạn bè láng giềng, láng giềng thì sẽ mãi mãi sống bên nhau. Trước mắt tôi phải khẳng định lại còn những vấn đề, nhưng mà những vấn đề đó cũng không thể ngăn cản quan hệ láng giềng, quan hệ láng giềng là vĩnh cửu.
Nhà phiên dịch Nguyễn Vinh Quang tại hoạt động trao giải tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh
Ngọc Ánh: Anh có thường xuyên lướt mạng và cũng thường xuyên quan tâm đến Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trong đó có Hộp Thư Ngọc Ánh vậy anh có sự gọi ý cho nội dung chương trình sau này của Hộp Thư Ngọc Ánh CRI ạ ?Nguyễn Vinh Quang: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc là một đơn vị tuyên truyền của Trung Quốc mà cũng hợp tác với chúng tôi, hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc, hợp tác với cơ quan đồng nghiệp của Việt Nam, ví dụ như VOV. Tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trong việc giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì Đài Phát thanh Quốc tế vẫn giữ thái độ, vẫn giữ cái tình cảm giữa độc giả và thính giả Việt Nam đối với Trung Quốc, tôi thấy đây là cái rất quý.Tôi chỉ mong sau này Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đó, và đồng thời tìm hiểu nghiên cứu các dư luận Việt Nam để làm thế nào đáp ứng yêu cầu của dư luận Việt Nam về Trung Quốc. Tuy rằng hiện nay cũng có những vấn đề cực kỳ nhạy cảm, phải nói thẳng với nhau, khi đưa lên Đài , đưa lên trang wed thì phải chọn lọc làm thế nào đó để các thính giả Việt Nam hay là độc giả Việt Nam nghe xong đọc xong có thể thông cảm được, hiểu được. Có hiểu được, có thông cảm được thì nói chuyện được và tiếp tục giao lưu với nhau, để truyền thống của Đài Phát thanh Quốc tế sẽ tiếp tục đóng góp cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét