Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

RFI: Tại sao ASEAN luôn nói dối là mình đoàn kết ?

RFI

media(Ảnh của ASEAN qua Shutterstock.com)
Nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh với các cường quốc thế giới tại Lào bắt đầu từ ngày 06/09/2016, khối ASEAN lại tìm cách che giấu sự chia rẽ trong nội bộ trên vấn đề chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách phô trương một bề ngoài đoàn kết. Báo South China Morning Post, Hồng Kông, ngày 05/09/2016 trích dẫn các chuyên gia đã nêu lên nhận định trên.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, tổng thống Nga Valdimir Putin, thủ tướng Nhật Shinzo Abe, tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với một số đại diện khác sẽ họp với lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á trong khuôn khổ Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á, EAS, mở ra trong ba ngày tại Vientiane ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu.
Thượng đỉnh ASEAN, lần đầu tiên tổ chức tại Lào từ 12 năm nay, diễn ra trong bối cảnh không thuận thảo giữa các thành viên có lập trường đối nghịch nhau về đòi hỏi chủ quyền hầu như trên toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei có tranh chấp với Trung Quốc, còn Cam Bốt và Lào – hai quốc gia được trợ giúp nhiều nhất và đầu tư hậu hỉnh của Trung Quốc– thì đã nỗ lực hậu thuẫn Bắc Kinh.
Giới quan sát cho rằng tình trạng chia rẽ trong ASEAN vẫn in đậm trong tâm trí các lãnh đạo khi họ gặp nhau, cho dù ngoài mặt, họ vẫn phô diễn tình đoàn kết trước các lãnh đạo thế giới.
Charles Santiago, một nghị sĩ đối lập Malaysia và là chủ tịch nhóm Nghị Sĩ ASEAN vì Nhân Quyền nhận định : « Lãnh đạo ASEAN sẽ rón rén giữa họ với nhau…với sự hiện diện của Obama và Lý Khắc Cường, họ sẽ chơi trò đoàn kết, trong lúc thật ra không có đoàn kết gì cả. »
Theo phân tích của ông Santiago, thiện chí phô trương bề mặt đó xuất phát từ « việc Mỹ và Trung Quốc sử dụng các ‘đại diện’ trong vùng để thay họ đánh nhau ».
Thitinan Pongsudhirak, một chuyên gia về ASEAN ở Đại học Chulalongkorn University, Bangkok, nhận định : « Có lẽ chúng ta sẽ thấy một loại hành động như giấm giúi vấn đề Biền Đông dưới chiếc thảm ‘ASEAN đoàn kết’ một lần nữa ».
Đây là Thượng Đỉnh ASEAN đầu tiên sau phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, cho rằng đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý.
Đại sứ lưu động Singapore Ong Keng Yong nhận thấy sẽ không có một thượng đỉnh « nẩy lửa » vì lẽ Philippines, nước đệ đơn kiện Trung Quốc đã cho biết là họ sẽ không nêu vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị.
Đơn kiện được chuyển đến Tòa Trọng Tài vào năm 2013, dưới thời tổng thống Philippines tiền nhiệm Benigno Aquino. Đương kim tổng thống Rodrigo Duterte thì giữ khoảng cách với quyết định đó, không có thái độ cứng rắn với Trung Quốc như người tiền nhiệm.
Theo nhân vật nguyên là tổng thư ký ASEAN này thì « nếu không có sự khơi mào của Philippines, thì Trung Quốc và Hoa Kỳ khó có thể lao vào những điểm tranh cãi nếu không muốn tỏ ra là mình quá đáng ».
Tuy nhiên, ông Ong Keng Yong cho rằng « phía Mỹ chắc chắn sẽ nhấn mạnh trên tính chất thiêng liêng của quyền tự do hàng hải và hàng không, trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế ».
Trung Quốc đã cực lực bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài và đã thành công trong việc thuyết phục hai đồng minh Cam Bốt và Lào đảm bảo sao cho Tuyên bố chung của Hội Nghi Ngoại Trưởng ASEAN mấy tuần lễ sau đó, không nêu vấn đề phán quyết.
Trung Quốc vẫn gia tăng công việc xây dựng tại các vùng tranh chấp cho dù vấn đề được nêu lên trước Tòa Trọng Tài. Hành động của Trung Quốc bị Hoa Kỳ xem là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thống trị khu vực, coi thường luật biển quốc tế.
Giới phân tích cho là các lãnh đạo ASEAN sẽ làm mọi cách để không tái lập lại tình trạng như Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN năm 2012 tại Cam Bốt : Cuộc họp đã không ra được Tuyên Bố Chung do bất đồng trên vấn đề tranh chấp biển đảo.
Richard Javad Heydarian, một giáo sư chính trị học tại đại học De La Salle tại Philippines cho rằng Tuyên Bố Chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Lào sẽ « không quá bất thân thiện đối với Trung Quốc ».
Theo chuyên gia này : « Người ta có thể thấy những câu như ‘bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc về Biển Đông’, nhưng phán quyết của Tòa La Haye « có lẽ sẽ không được nhắc đến ».
Ông cũng nói thêm : « Điều đó chứng tỏ là Trung Quốc có một sức ảnh hưởng cực kỳ to lớn nhằm kềm chế tác hại xấu về mặt ngoại giao mà người ta chờ đợi sau phán quyết của Tòa Trọng Tài ».
Cho dù vấn đề tranh chấp biển đảo phủ bóng lên Hội nghị Thượng đỉnh tại Lào, theo giới chuyên gia, các lãnh đạo ASEAN cũng sẽ sử dụng cơ hội này để bàn về an ninh và hợp tác kinh tế, trong đó có việc thảo luận về thái độ khiêu khích của Bắc Triều Tiên và cảnh cáo Bình Nhưỡng, cũng như phương thức hợp tác chặt chẽ hơn để chống lại đe dọa khủng bố trong vùng.
Năm 2015, ASEAN đã cho hình thành Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN hầu xây dựng một thị trường chung cho hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề và luồng vốn được tự do lưu chuyển trong khối. Trong nghị trình các cuộc họp còn có kế hoạch nối mạng rộng lớn giữa 10 quốc gia Đông Nam Á.
Theo ông Mustafa Izzuddin, một chuyên gia tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore : « Nền ngoại giao kinh tế, sự lệ thuộc lẫn nhau và hội nhập cũng sẽ là những chủ đề lớn trong các cuộc họp nhân hội nghị thượng đỉnh Vientiane.
Một nét khác rất được chú ý : Đây là Thượng đỉnh ASEAN cuối cùng trước khi tổng thống Mỹ Obama rời Nhà Trắng. Ông Obama có lẽ sẽ sử dụng Hội Nghị như diễn đàn để nhấn mạnh đến chiến lược xoay trục qua Châu Á của Mỹ.
Nhưng nhiều người ở Đông Nam Á sợ rằng chiến lược này của ông Obama đã mất đi động lực và sẽ mất thêm hơi sức còn lại với chính quyền mới tại Mỹ vào năm tới đây

RFA: Từ Formosa Hà Tĩnh đến HSG Cà Ná

Viết Từ Sài Gòn

Câu chuyện biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt ở biển Bắc miền Trung bởi một cú xả nước rửa ống của Formosa Hà Tĩnh dường như chưa hề nguội trong nhân dân thì liền sau đó, biển Nam miền Trung cũng chuẩn bị đón thêm một mối họa bởi tập đoàn Hoa Sen Group chính thức đầu tư xây dựng nhà máy luyện cán thép với công suất 16 triệu tấn mỗi năm.
Ngoài ra, bời biển Cà Ná còn gánh thêm 25 cụm cảng và hàng loạt công trình khác. Xem như bờ biển này chính thức bị công nghiệp hóa.
Và chẳng biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Người quan tâm chỉ nhớ một điều là trước đây, bài phát biểu trong buổi khởi công xây dựng Formosa, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng nói như đinh đóng cột rằng bảo đảm công nghệ xử lý nước thải của Formosa hiện đại hàng đầu thế giới.
Và cái hiện đại hàng đầu thề giới mà Thủ tướng Dũng nói đó cũng rất rõ ràng, vì nó quá hiện đại nên xả một phát súc ống thì cả biển miền Trung đi toi! Giờ biết kêu ai, ông Dũng về hưu, bận “làm người tử tế” rồi!
Tới lượt ông Phúc, ông cũng tuyên bố như đinh đóng cột là phải đảm bảo xử lý nước thải để làm sao “cá có thể bơi được trong nước thải”! Hay nói như một lãnh đạo Cộng sản là nước thải có thể múc lên rửa mặt được, rửa rau và luộc rau được. Xin lỗi, đây chỉ là tư duy của các lãnh đạo Cộng sản, kiểu tư duy của Phạm Văn Đồng rằng một ký rau muống có hàm lượng chất bổ ngang với một ký lô thịt bò.
Và cũng kiểu lý luận này, có một thời người ta ác ý với nhau bằng kiểu phân biệt người Bắc, người Nam bằng câu chuyện hai anh em kết nghĩa, một người Bắc, một người Nam, họ thân thiết và quí mến nhau đến mức cùng mặc chung một kiểu áo quần, để chung một kiểu tóc, ngày Tết thì mặc chung bộ áo quần màu đỏ, có in hình ngôi sao vàng. Tình bạn của họ tượng trưng cho mối hợp nhất Bắc – Nam chung một nhà. Một tình bạn được xem là mẫu mực và lý tưởng nhất trong lịch sử.
Thế rồi đôi bạn lịch sử này bị tai nạn trên đường sắt Bắc – Nam, vụ tai nạn cũng kinh hoàng ở mức lịch sử. Người ta không tài nào phân biệt đâu là người bắc, đâu là người Nam bởi không còn nhận dạng thân thể được. Cuối cùng, buộc phải làm pháp y, phân tích mẫu gen. Công an đang làm việc thì có một ông mới đi cải tạo về, bán cà rem, đi ngang qua, cũng dừng lại xem. Nhìn một hồi, ổng nói: Cái này dễ như chơi, có chi đâu mà phải phân tích gen cho nó mệt. Nhìn là biết ai Bắc ai Nam liền!”.
Công an nghe vậy quát: “Ông đừng có mà đứng đó nói dóc! Mau đi bán cà rem về nuôi vợ con!”.
Ông cà rem tỉnh bơ: “Nếu cán bộ mua hết thùng cà rem cho tôi là tôi chỉ ngay ai Bắc ai Nam! Tôi nói thật chứ không có dóc đâu!”.
Ông cán bộ công an nói: “Ông mà chỉ được, tôi mua hết thùng cà rem cho ông!”.
Ông cà rem bảo, cán bộ chịu khó mở quần của người chết ra xem đi!”.
Ông sĩ quan công an mở quần ra.
Ông cà rem chỉ: “Cái anh này là Bắc, còn anh kia là Nam”.
Tay công an quát: “Ông giỡn ,mặt với tôi hả? Nhìn qua môt cái rồi nói sàm vậy là được à!”.
Ông cà rem tỉnh bơ: “Không có nói sàm, nói có cơ sở luận chứng về sinh học và văn hóa học đàng hoàng. Xác ông Bắc còn dính cọng rau muống ngoài sau mông, xác ông Nam có cái gì đó tựa như miếng thịt bò. Vì ngài Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng một ký rau muống bổ ngang với một ký thịt bò, giá tiền cũng bằng nhau. Nhưng do thói quen, ông Nam chọn thịt bò còn ông Bắc chọn rau muống. Thói quen và văn hóa là thứ mang theo cho đến lúc chết!”.
Câu chuyện kết thúc với tình huống ông cà rem bán hết thùng cà rem nhưng không kết luận ông ấy chỉ đúng hay chỉ sai. Và có vẻ như câu chuyện đó kéo dài mãi cho đến bây giờ, nó không còn nguyên vạn câu chuyện thời bao cấp mà biến tấu theo nhịp điệu kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuyện cán bộ kiểm tra chất thải, nước thải bằng cách lấy tay không vốc lên một vốc rồi đưa lên mũi ngửi, khẳng định biển sạch, cá sạch bằng cách cởi áo nhảy xuống biển tắm và cùng nhau ăn cá, chụp hình, quay phim.
Hay gần đây là Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng với một đám cán bộ khác cởi áo nhảy xuống biển tắm để khẳng định nước đã sạch, đã an toàn. Tất cả kiểu làm việc, trình diễn của họ đều cho thấy thứ tư duy “trực quan sinh động xã hội chủ nghĩa” vẫn còn chiếm vị trí rất lớn trong hệ thống công quyền.
Và dường như khoa học không có chỗ trong các quyết định của hệ thống cầm quyền Cộng sản Việt nam. Mà vấn đề then chốt trong các quyết định từ đầu tư cho đến cải cách vẫn là cảm tính. Chỗ nào ông lớn thấy có hứng là đưa ra quyết sách, có hứng thì phát biểu, có hứng thì ký cái rụp, cho tiền đầu tư, cho vay vốn, cho làm… Hoàn toàn không cần đến cơ sở khoa học của nó. Bởi nếu có cơ sở khoa học, người ta nhất định phải buộc lòng cần nhắc giữa cái lợi của một tập đoàn với cái lợi của môi trường, của đời sống cả một khu vực.
Bởi muốn nói gì cũng được nhưng có một vấn đề không thể chối cải là kinh tế Việt Nam tuy là kinh tế nông nghiệp nhưng mũi nhọn và tiềm lực phát triễn của nó vẫn là kinh tế biển. Ngư nghiệp chiếm chỉ số thu nhập rất cao. Và những ngành du lịch hay nuôi trồng thủy sản đều [phải dựa lưng vào biển. Một khi biển có vấn đề thì nguyên một dải đất một bên là núi, một bên là biển hình chữ S này sẽ khủng hoảng trầm trọng. Bài học về cú xả thải súc đường ống của Formosa là một bài hco5 xương máu. Tuy nhiên, hình như nó chẳng xi-nhê gì đối với giới lãnh đạo Việt Nam thì phải!
Và người ta vẫn tiếp tục cho đầu tư khu công nghiệp gần bờ biển. Trong khi đó, chỉ cần suiy nghĩ thấu đáo một chút thì chẳng mấy ai tin rằng nhà đầu tư lại đi chọn những diện tích sát bờ biển để mở nhà máy thép. Bởi giả sử như nhằm mục đích dễ vận chuyển, dễ đưa ra cảng thì cũng không bù nổi khoản khấu hao máy móc và chất lượng sản phẩm mau xuống nước, hoen gỉ vì hơi muối từ nước biển. Chỉ có một hướng duy nhất để người ta chọn nhà máy gần biển, đó là xả thải. Nếu làm nhà máy trong khu vực đồng bằng, lượng chất thải sẽ bị quan sát rất kĩ do nguồn thải là những chất cực độc như cyanua, asen, phenol… Và khi thải nó ra biển thì chỉ cần một đường ống là coi như xong. Bởi xây dựng một hệ thống xử lý chất thải như vậy tốn kém vô cùng.
Và nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra lượng tiền bằng một phần ba lượng tiền xử lý nước thải để bôi trơn hệ thống công quyền là coi như mọi việc xong xuôi tất. Và họ đã thành công với lối làm việc này tại Việt Nam. Cho dù là nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước gì cũng thế, chỉ cần có tiền bôi trơn là coi như xong mọi việc!
Và, bù vào đó, lối tư duy của lãnh đạo Cộng sản Việt nam là lối tư duy đầy cảm tính, không cần luận chứng khoa học. Một kiểu tư duy làm sao để cá bơi trong nước thải hoặc làm thế nào để nước thải có thể dùng rửa mặt, rửa rau, luộc rau, rồi một ký rau muống bổ ngang với một ký thịt bò… Rất tiếc, vẫn có rất nhiều nhà khoa học, tiến sĩ, phó tiến sĩ, thay vì phản biện, thay vì đưa ra những luận cứ để chứng minh rằng một ký rau muống cho dù có hô biến kiểu gì thì cũng không thể bổ bằng một ký thịt bò, hoặc tắm biển và hội nghị thì không thể làm biển sạch… Mà họ chỉ biết ton hót, nịnh bợ và xun xoe giới quan chức để được cho ăn, được vinh thân phì gia.
Đất nước này ngày càng nát bét bởi đám quan chức có lối tư duy thời đồ đá và đám nhà khoa học mang sự thật ra đánh đổi bữa ăn, lấy sự quì gối làm đà thăng tiến. Thực sự, chẳng biết rồi đây sẽ ra sao?!
Viết Từ Sài Gòn, 02/09/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

BBC: Tại sao Putin lại 'bênh Trung Quốc'?

  • 9 giờ trước
Image copyrightEPA
Image captionÔng Putin đưa ra phát biểu gây bất ngờ tại cuộc họp báo hội nghị G20 ở Trung Quốc
Hôm 5/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ngạc nhiên khi tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ gây hại cho tình hình.
Đây là lần đầu tiên Nga công khai ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề liên quan tới tòa trọng tài quốc tế.
Ông Putin giải thích rằng lập trường của ông "hoàn toàn mang tính chất pháp lý, chứ không phải chính trị".
"Mọi thủ tục trọng tài cần do các bên liên quan tranh chấp đề xuất, và tòa trọng tài nên nghe luận điểm và lập trường các bên liên quan tranh chấp. Trung Quốc đã không ra Tòa Trọng tài The Hague và không ai ở đó nghe lập trường của họ."
BBC đã hỏi một số chuyên gia về Biển Đông về phát ngôn bất ngờ và gây tranh cãi của Tổng thống Putin.
Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga ở Moscow:
"Phần đầu trong tuyên bố của Putin chỉ là lặp lại lập trường lâu nay của Nga, rằng chúng tôi không có ý kiến gì về tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và các nước láng giềng, nhưng chúng tôi cực lực phản đối các thế lực ngoài khu vực (ám chỉ Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề này.
Phần thứ hai thì quan trọng hơn. Đây là lần đầu tiên ông Putin tuyên bố Nga không thừa nhận phán quyết của tòa trọng tài PCA.
Phát biểu của Putin có thể nói là thành tựu to lớn của phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã rất nỗ lực để kêu gọi ủng hộ của quốc tế nhưng cho tới nay mới chỉ có một số quốc gia, đa phần không có biển, lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh cũng vận động Moscow một thời gian rất dài nhưng không có kết quả.
Có một giải thích rất đơn giản cho câu hỏi tại sao Nga lại đột ngột thay đổi lập trường: Nga có thể sắp lâm vào tình trạng phân xử tương tự với Ukraine.
Hồi cuối tháng Tám, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho hay Ukraine đang cân nhắc kiện Nga lên Tòa Trọng tài PCA theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Crimea.
Image captionNgoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho hay có thể nước này sẽ kiện Nga ra tòa về các vùng biển quanh bán đảo Crimea
Khiếu nại có thể bao gồm các vùng biển Azov, Biển Đen và Eo biển Kerch cùng tài nguyên tại các vùng biển đó.
Bởi vậy, lập trường của Trung Quốc về phán quyết của tòa theo UNCLOS đâm ra lại trở nên có lợi cho Nga."
TS Ian Storey, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute) ở Singapore:
"Trước đây Nga luôn kiềm chế không giữ lập trường mạnh mẽ về tranh chấp Biển Đông vì muốn duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Việt Nam, hai đối tác chính của Nga ở Á châu. Thế nhưng nay Putin dường như đã bước hẳn sang phía Trung Quốc với tuyên bố không thừa nhận phán quyết của Tòa PCA.
Trong khi tinh thần của phán quyết này là có lợi cho Việt Nam, chắc chắn Hà Nội sẽ rất tức giận.
Tuy nhiên phát biểu của Putin cho thấy ông ta không hiểu biết lắm về quá trình phân định trước khi đưa ra phán quyết.
Ông ta nói rằng Trung Quốc không có điều kiện trình bày quan điểm của mình nhưng thực ra không phải vậy. Trung Quốc đã có nhiều cơ hội, nhưng họ từ chối không làm."

VOA: Việt Nam gặp khó khi Tổng thống Nga ủng hộ TQ về Biển Đông

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại 1 cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, 5/9/2016.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại 1 cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, 5/9/2016.
Phát biểu với báo giới mới đây ở Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông. Ông cũng nói Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba vào vấn đề Biển Đông.
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng quan điểm của nhà lãnh đạo hàng đầu của Nga đang đặt Việt Nam vào một thế khó. Việt Nam là một bên tranh chấp chính tại vùng biển. Các bên khác là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Tổng thống Nga đã nói với các phóng viên hôm 5/9 rằng: "Chúng tôi tin rằng can thiệp của bất kỳ nước nào ngoài khu vực sẽ chỉ làm hại cho việc giải quyết. Tôi tin rằng sự can dự của bất kỳ bên thứ ba ngoài khu vực là có hại, gây trở ngại. Thứ hai, về Tòa Trọng tài Hague và phán quyết của tòa, chúng tôi tán thành và ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa”.
Ông Putin cũng nói về cuộc tập trận Nga-Trung sẽ diễn ra ở Biển Đông. Ông cho rằng hoạt động đó “không ảnh hưởng lợi ích của ai mà có lợi cho an ninh của cả Nga và Trung Quốc”.
Nhiều báo Việt Nam đã đưa tin này, đồng thời nhận xét phát biểu của ông Putin thật “bất ngờ” và đây là “lần hiếm hoi” khi nhà lãnh đạo Nga công khai nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông.
Cho đến cuối ngày 6/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng chính thức nào về phát biểu của ông Putin.
Một nhà nghiên cứu Việt Nam đưa ra nhận định trên tư cách cá nhân với VOA rằng phía chính phủ Việt Nam sẽ phải nghiên cứu, đánh giá trong ít ngày tới. Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói:
“Nói thật là mình hơi bất ngờ vì từ trước đến nay ít khi đích thân Tổng thống Putin bày tỏ lập trường đối với vấn đề quốc tế. Nội dung của nó khá là khác với lập trường trước đây mà Bộ Ngoại giao Nga hay là các học giả Nga, chính giới Nga bày tỏ từ trước đến nay về vấn đề Biển Đông. Trước mắt thì bọn mình chưa đánh giá được cái chiến lược của Nga là gì, tính toán của họ là cái gì. Mình cũng chưa có thông tin chính thức về quan điểm của Việt Nam. Người phát ngôn cũng chưa nói gì. Mình nghĩ là trong một, hai hôm nữa chắc là các cơ quan nghiên cứu, rồi chính phủ Việt Nam sẽ phải có cái đánh giá”.
Trong khi đó, một chuyên gia về Biển Đông nói với VOA rằng ông đã dự đoán Nga sẽ ủng hộ Trung Quốc ngay từ sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết hồi tháng 7 không công nhận tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giải thích rõ hơn:
“Thứ nhất là Nga sau lần chiếm Crimea thì bị nhiều quốc gia phản đối, đặc biệt là nhiều quốc gia phương Tây. Nga bị cô lập khá nhiều, và vì vậy Nga rất cần tìm đồng minh, và người đó chính là Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc cũng là đối tác kinh tế quan trọng của Nga. Đặc biệt là nền kinh tế của Nga vẫn còn nhiều vấn đề, thì Trung Quốc là đối tác mà hỗ trợ về kinh tế cho Nga khá nhiều. Vấn đề thứ ba là thái độ của Nga và Trung Quốc đối với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển có nhiều điểm tương tự”.
Chuyên gia Hoàng Việt nhận định rằng trong bối cảnh hiện đại với những lợi ích, tính toán của các quốc gia đan xen nhau rất phức tạp, các nhà chính trị Việt Nam đang đứng trước bài toán khó khi tìm cách bảo vệ lợi ích của đất nước. Ông cho rằng việc vạch ra chiến lược mới không phải điều một sớm một chiều có thể làm được.
Phát biểu ủng hộ Trung Quốc của Tổng thống Nga cũng đã một lần nữa làm dấy lên câu hỏi rằng Việt Nam có cần phải lựa chọn rõ ràng một nước lớn nào đó làm đồng minh hay không. Về vấn đề này, Thạc sỹ Hoàng Việt nhắc lại quan điểm chính thức trong Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam về không liên minh, liên kết quân sự với nước ngoài. Ông nói chính sách đó đặt Việt Nam vào thế khó.
Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam có thể còn ngần ngại khi nhìn vào quan hệ đồng minh Philippines-Mỹ và giữa Việt Nam và Mỹ chưa tuyệt đối tin tưởng nhau.
Ông Việt nói:
“Rất nhiều người bảo Việt Nam cần là đồng minh của Hoa Kỳ thì sẽ được tốt hơn. Thế nhưng có những người đặt ngược lại, ngay cả Philippines đang là đồng minh của Hoa Kỳ đó, nó cũng có những vấn đề của nó. Và ngay cả Philippines nhiều lúc cũng cảm thấy thất vọng, đặc biệt trong sự kiện Scarborough năm 2012, bởi vì là hiệp ước đồng minh với cả Hoa Kỳ dường như không ngăn nổi các tham vọng, các hành động của Trung Quốc. Giữa người Việt Nam với cả Hoa Kỳ cái độ tin cậy càng ngày càng phát triển, nhưng mà tin tưởng tuyệt đối có lẽ là chưa đâu. Vì vậy, họ cũng phải tính toán là đồng minh thì sẽ giải quyết được vấn đề gì, và không đồng minh thì sẽ có vấn đề gì”.
Vị chuyên gia về Biển Đông lưu ý rằng có thể Việt Nam thận trọng trong việc trở nên thân thiết với các nước lớn còn vì về mặt địa lý Việt Nam ở ngay cạnh và có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, dễ bị tác động nhiều mặt từ Trung Quốc, dễ thấy trước mắt là trong quan hệ kinh tế.

Biển Đông : Pháo phản lực Việt Nam chống căn cứ quân sự Trung Quốc

RFI

mediaViện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vào tháng 02/2016 xác nhận Israel đã giao cho Việt Nam 20 quả tên lửa đối đất EXTRA(@defence-blog.com)
Tin Việt Nam đã âm thầm triển khai một số giàn bắn pháo phản lực EXTRA ra 5 hòn ‘đảo’ mà Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa tiếp tục thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Trong bài phân tích đăng ngày 28/08/2016 trên trang blog của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Đối Ngoại Foreign Policy Research Institute tại Mỹ, chuyên viên nghiên cứu cao cấp Felix K. Chang cho rằng nếu quả đúng là như vậy, thì rất có thể là phản ứng đáp trả của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự trên những đảo đá mà họ kiểm soát trong vùng.
Chuyên gia này trước hết nêu bật sự kiện đã đượcReuters tiết lộ : là Việt Nam được cho là đã phân tán và che giấu các giàn phóng pháp phản lực EXTRA, nhưng chỉ cần một vài ngày chuẩn bị là có thể đưa phương tiện này vào hoạt động.
Đối với Felix Chang, trong bối cảnh Việt Nam thiếu (phương tiện) để theo dõi và giám sát tức thời các mục tiêu di động là tàu Trung Quốc trên biển, hệ thống pháo phản lực EXTRA vẫn có thể đe dọa các căn cứ cố định của Trung Quốc trên các đảo đá. Với tầm bắn tối đa là 150 cây số và độ chính xác chỉ sai lệch khoảng 10 mét, EXTRA có thể phá hỏng các phi đạo mới xây của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Mỹ, Việt Nam không phải là một nước nhát gan, suy sụp trước các thách thức, kể cả khi phải đối phó với những khó khăn chồng chất. Đấy có thể là trường hợp ở Biển Đông, khi với sức mạnh hải quân đang gia tăng và thái độ kiên quyết áp đặt chủ quyền trên toàn vùng, Bắc Kinh đang làm cho việc kháng cự lại ngày càng khó thêm.
Thế nhưng, Hà Nội đã làm những gì có thể làm được. Đã vung tiền ra mua tàu ngầm lớp Kilo và khu trục hạm lớp Gephard của Nga. Đã chấp nhận sự giúp đỡ của Nhật để củng cố lực lượng tuần duyên, đã thắt chặt thêm quan hệ quân sự với Philippines, cho dù vẫn quan ngại trước thái độ (thiếu dứt khoát) cũng như sức mạnh quân sự (không cao lắm) của nước này.
Việc Việt Nam tăng cường quân sự ở Biển Đông có thể khiến Trung Quốc tiến thêm nhiều bước để nắm chặt hơn quyền kiểm soát khu vực. Trung Quốc đã không để sót điều gì. Họ đã xây dựng những cơ sở kiên cố và an toàn để bảo vệ máy bay của họ trên các đảo đá. Đầu hè này, Không Quân Trung Quốc bắt đầu gởi chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đi « tuần tra tác chiến » trong khu vực.
Trong suốt thời gian đó thì Trung Quốc tiếp tục các cố gằng nhằm xua đuổi Philippines và Việt Nam ra khỏi những hòn đảo mà hai nước này kiểm soát bằng cách phong tỏa đường tiếp tế cho các đơn vị trú đóng trên các đảo.
Tuy nhiên, việc củng cố hệ thống phòng thủ trên các đảo mà Philippines và Việt Nam nắm giữ có mục tiêu là khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong mưu đồ chiếm thêm lãnh thổ mới. Cách thức dễ dàng mà Trung Quốc chiếm bãi Scarborough năm 2012 có vẻ khó lập lại. Những đảo còn lại trong vùng mà bây giờ được xem là dễ tấn công là các đảo của Malaysia, như James Shoal chẳng hạn.
Thoạt nhìn thì sự leo thang vũ trang trên các đảo ở Biền Đông có thể đáng ngại. Nhưng bản thân sự hiện diện của thêm nhiều vũ khí không có nghĩa là xung đột không thể tránh khỏi, mà nó mang ý nghĩa là nếu bùng lên, thì xung đột có nguy cơ nhanh chóng trở thành vòng xoáy.
Do tính chất dễ bị chiếm đoạt của các đảo liên can, việc triển khai vũ khí tấn công, như giàn phóng pháo phản lực có thể làm cho các chỉ huy tại chỗ phải lựa chọn giữa sử dụng hay là chịu thua khi khủng hoảng bùng lên. Điều đó có thể rất đáng ngại.
Cùng chủ đề

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Việt Nam vay nước ngoài thêm gần 5 tỷ USD trong 8 tháng



(CLO) Sáng nay (6/9), Bộ Tài chính đã phát đi thông cáo về tình hình thu, chi ngân sách và trả nợ vay nước ngoài của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2016.


vayvon5ty

Về công tác giải ngân, lũy kế đến tháng 8/2016 (tính đến 20/8/2016) đã giải ngân khoảng 2,244 tỷ USD. (Ảnh minh hoạ, nguồn Internet)

Theo đó, lũy kế 8 tháng năm 2016, Việt Nam đã đàm phán, ký kết 28 Hiệp định vay vốn nước ngoài với tổng trị giá quy đổi khoảng 4,816 tỷ, trong đó chủ yếu vay từ các nhà tài trợ lớn như World Bank, ADB và Nhật Bản.
Về công tác giải ngân, lũy kế đến tháng 8/2016 (tính đến 20/8/2016) đã giải ngân khoảng 2,244 tỷ USD.
Đối với công tác trả nợ nước ngoài, lũy kế đến 25/8/2016 tổng giá trị chi trả nợ là 162.992 tỷ đồng (trong đó trả nợ trong nước là 132.433 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài là 30.559 tỷ đồng). Việc trả nợ được thực hiện đúng hạn, kịp thời, đảm bảo theo đúng cam kết đối với nhà tài trợ
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước thực hiện trong 8 tháng ước đạt 649,46 nghìn tỷ đồng, bằng 64% dự toán năm, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó thu nội địa ước đạt 523,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2015. Thu từ dầu thô đạt 27 nghìn tỷ đồng, giảm 43,2% so cùng kỳ năm 2015.
Riêng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 173 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ thì thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt chỉ còn 96,5 nghìn tỷ đồng.
Về chi ngân sách Nhà nước, trong 8 tháng qua đã chi 770,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 120,85 nghìn tỷ đồng, chi trả nợ và viện trợ đạt 104,2 nghìn tỷ đồng, chi phát triển các sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính khoảng 540,5 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm 2016 là 121,27 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 47,7% dự toán năm.
Để tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, tháng 8, Bộ Tài chính cũng đã phát hành 22,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án trái phiếu hóa các khoản vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhằm thống nhất quản lý các khoản vay từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu Chính phủ của khối ngân hàng thương mại và kéo dài kỳ hạn bình quân trái phiếu Chính phủ.
Giang Phan

Đường sắt Việt Nam có 188 đoàn đi nước ngoài trong 3 năm

Hoạt động kinh doanh trì trệ, kém hiệu quả, tuy nhiên trong 3 năm (2010-2013) ngành đường sắt Việt Nam tổ chức 188 đoàn đi nước ngoài.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN).
Kết luận này chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm của ĐSVN liên quan đến dự án đầu tư, phê duyệt giá, góp vốn kinh doanh ngoài ngành, hoạt động kinh doanh trì trệ, kém hiệu quả...
Từ năm 2010 tới tháng 12/2013, ĐSVN đã tổ chức 188 đoàn đi nước ngoài với tổng số tiền lên đến gần 14 tỷ đồng, trong đó có 23 đoàn đi nước ngoài không có văn bản mời hay hợp đồng học tập với đối tác (tổng số tiền gần 2 tỷ đồng). Kiểm tra hồ sơ 5 đoàn đi nước ngoài (năm 2012 và 2013), cả 5 đoàn đi đều hợp đồng đi qua các công ty du lịch trong nước (theo tours), với nội dung đi nước ngoài tham quan, học tập, tổng số tiền thanh toán trên 1,7 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cho rằng các khoản chi phí đi học tập nước ngoài của ĐSVN nêu trên là sai quy định của Bộ Tài chính, sai chế độ tài chính về quản lý chi phí.
duong-sat-viet-nam-chi-dinh-thau-trung-quoc-san-xuat-toa-xe-sai-quy-dinh
Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm của ngành ĐSVN. Ảnh minh họa: Bá Đô
Về dự án mua đầu máy, toa xe, ĐSVN đã lựa chọn các nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh đối với dự án đóng mới 300 toa xe hàng (có giá trị trên 2 tỷ đồng) sai quy định Luật đấu thầu.
Việc ĐSVN chỉ định nhà thầu là Công ty TNHH Đầu máy Tư Dương – Tập đoàn Đầu máy Toa xe Phương Nam (Trung Quốc), trúng gói thầu cung cấp thiết bị tổng thành, phụ kiện phục vụ lắp ráp chế tạo đầu máy D19E thuộc dự án với giá gói thầu trên 14,5 triệu USD, nhưng không có trong kế hoạch đấu thầu của dự án được duyệt là sai quy định theo Nghị định 85/2009 của Chính phủ.
ĐSVN cũng đã phê duyệt giá không đúng thẩm quyền, sai căn cứ, làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí ngân sách. Cụ thể như dự án mua ray bảo trì, sửa chữa đường sắt bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Áo với giá cao bất thường so với giá ray có tính năng tương tự cùng thời điểm...
Bá Đô