Blog Phạm Viết Đào:
Hà Nội những ngày tháng mười:
Cùng với dịch cá chết tại nhiều hồ lớn vừa xảy ra do " sáng nắng to chiều mưa lớn"; Sự kiện những tay giang hồ lưu trữ cả kho súng quân dụng tại địa bàn thủ đô để khử nhau; hôm qua một trận hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tai 3 quán karaoke ở phố Trần Nhân Tông làm 13 người chết trong đó có 11 cán bộ tạo nguồn của Đảng...
Trong bầu không khí oi nồng của Hà Nội những ngày này, chúng ta cùng theo dõi, chứng kiến thêm một sự bùng cháy những cuộc khẩu chiến, bút chiến của giới văn nhân Hà Nội vào dịp Hội này tổ chức đại hội...
Xin lấy một cậu tiêu biểu của nhà văn Văn Chinh cật vấn nhà thơ Bằng Việt người đang có tìn hiệu được Đảng bộ Hà Nội cơ cấu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội vào cái tuổi xưa nay cực kỳ hiếm " tuổi 76":
Xin hỏi ông ( Bằng Việt) khi ông đứng đái cùng tôi, ông nói thật hay nói dối?
Nếu thật, vậy tức là ông coi Đảng khác ông và anh em ta. Thế rồi, gần 40 năm qua, ông làm lãnh đạo Hội VHNT Hà Nội, ông có làm KHÁC NHỮNG GÌ ĐẢNG CHỈ ĐẠO LÃNH ĐẠO KHÔNG?
Xin lấy một cậu tiêu biểu của nhà văn Văn Chinh cật vấn nhà thơ Bằng Việt người đang có tìn hiệu được Đảng bộ Hà Nội cơ cấu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội vào cái tuổi xưa nay cực kỳ hiếm " tuổi 76":
Xin hỏi ông ( Bằng Việt) khi ông đứng đái cùng tôi, ông nói thật hay nói dối?
Nếu thật, vậy tức là ông coi Đảng khác ông và anh em ta. Thế rồi, gần 40 năm qua, ông làm lãnh đạo Hội VHNT Hà Nội, ông có làm KHÁC NHỮNG GÌ ĐẢNG CHỈ ĐẠO LÃNH ĐẠO KHÔNG?
NHÀ THƠ BẰNG VIỆT LÊN
TIẾNG
Bằng Việt
Thứ tư ngày 2 tháng 11
năm 2016 6:45 AM
VỀ Ý KIẾN ĐỀ CẬP ĐẾN BẢN “TUYÊN BỐ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”, DO MỘT HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI CHẤT VẤN, TẠI ĐẠI HỘI TRÙ BỊ (NGÀNH THƠ) CỦA HỘI, VỪA TỔ CHỨC NGÀY 29 – 10 – 2016 VỪA QUA.
Ngày 31-10- 2016, tôi
rất bất ngờ nhận được một cú điện thoại và một lời nhắn tin từ nhà văn Nguyên
Ngọc, yêu cầu phải cải chính ngay“lời vu khống” đối với Ban vận động Văn đoàn
độc lập trong câu tôi trả lời chất vấn cho một hội viên Hội Nhà văn Hà Nội ( là
nhà thơ Hương Mộc), khi anh yêu cầu giải thích về Ban Vận động Văn đoàn độc
lập, cũng như thái độ đối với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà
văn Hà Nội, có tham gia vào Ban Vận động đó.
Việc nhà phê bình Phạm
Xuân Nguyên tham gia Ban Vận động Văn đoàn độc lập này thì không có gì phải bàn
cãi, và trong không khí gặp mặt thân tình của anh chị em giới văn nghệ, tôi
cũng chỉ muốn đùa vui, rằng thế là anh hơi tham, vừa có vợ vừa muốn có bồ trẻ,
ôm riết cả hai mang, bắt cá hai tay (Hội cũng ôm mà Văn đoàn cũng ôm), không ổn
đâu! ( trong khi bản “Tuyên bố vận động Văn đoàn độc lập” của anh thì lại phát
ngôn rất rành rọt và hùng hồn như sau: Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức
của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống
tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước!! ).
Còn việc nhà thơ Hương Mộc khăng khăng buộc tôi phải trả lời ngay về “Tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn độc lập”, thì ác hại thay, lúc đó tôi lại không có văn bản trên tay, nên buộc phải trả lời theo trí nhớ: Tôi nêu ý bao quát của bản “Tuyên bố…” là “Văn đoàn muốn chấn hưng văn hóa Việt Nam đang suy thoái ( nay về xem lại thì nguyên văn là phục hưng văn hóa), để tất cả những người làm văn học đích thực không bị xấu hổ vì nền văn học hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Và“Tuyên bố...” cũng có dụng ý phủ nhận nền văn học cách mạng”. Đây là những câu nói vo, tóm lược lời lẽ trong“Tuyên ngôn”,( không có trích dẫn), nhưng nhà văn Nguyên Ngọc cực lực phản đối hai từ “xấu hổ” và “phủ nhận” mà ông cho là xuyên tạc, vu khống nghiêm trọng và ông buộc phải làm cho ra lẽ đối với hai ý xuyên tạc,vu khống trắng trợn này. Ông nhắn tin cho tôi:
“ Cậu đã xem lại clip về cuộc họp của bộ phận thơ trong đó cậu nói sai có tính chất vu khống về tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn độc lập chưa? Cần thiết thì tôi sẽ gửi lại cho cậu nguyên văn tuyên bố ra mắt của chúng tôi. Nếu là người đứng đắn, cậu cần một cải chính và một lời xin lỗi đàng hoàng công khai. Nguyên Ngọc.”
Anh
nói: BVĐVĐĐL phủ nhận nền văn học cách mạng từ 1945 đến nay (mà anh cho là
chính nhà văn Nguyên Ngọc, người đứng đầu BVĐVĐĐL đã từ đó sinh ra), thậm chí bảo rằng tuyên ngôn đó kêu gọi ‘’các nhà văn phải
làm thế nào để không xấu hổ với nền văn học của chúng ta’’, và nói tuyên bố như thế là “ngộ nhận, vội vã”.
Trước cơn giận tày đình
của một nhà văn nhớn, tôi đành phải trích dẫn lại mấy câu khởi đầu bản “Tuyên
bố…” ấy, do chính nhà văn đã tâm đắc cho công bố: “ Sau năm 1975, kết thúc một
thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc
căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay, công cuộc cần thiết và
nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại, văn hóa Việt Nam ngày
càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn
cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”.
Trong mấy câu này có 3 ý
phủ định lớn, mà là phủ định sạch trơn nữa kia:
- Một là: công cuộc phục hưng dân tộc mà nền tảng là phục hưng văn
hóa, tác giả chỉ thèm kể đến từ năm 1975 trở đi! Vậy Cách mạng tháng Tám 1945
là để làm gì, tác giả cố ý quên! Nước Việt Nam DCCH ra đời không phải là một
dấu mốc phục hưng dân tộc vĩ đại ư, nhưng cũng bị bỏ qua! Và nền văn hóa dân
tộc từ 1945 đến 1975 hình thành qua hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, ở đó có cả tác phẩm “ Đất nước đứng lên” đã làm nên tên tuổi tác giả một
thời và hàng trăm tên tuổi lừng lẫy khác, cũng bị xóa sổ sạch trơn chăng? Kết
cục là từ 1945 đến 1975, chúng ta hoàn toàn trắng tay, vì mọi việc cần thiết và
nghiêm trang không hề diễn ra như mong đợi !?.
- Hai là: Tác giả đã cố ý đánh đồng cả trăm năm nô lệ dưới thời
thực dân Pháp từ năm 1858 kéo luôn đến năm 1975, không hề điểm một dấu cách
nào; tức là mặc nhiên cho vào một rọ (kể từ thời nô lệ thực dân) toàn bộ các
thành tựu về chính trị, xã hội, văn hóa 30 năm sau thời Pháp thuộc( 1945 –
1975) khi chính quyền Cách mạng đã thành lập; khỏa lấp toàn bộ quá trình kháng
chiến và kiến quốc vĩ đại. cho tất cả xếp vào cùng một giuộc là thời kỳ đất
nước chưa được phục hưng căn bản, mà văn hóa hẳn còn tệ hại hơn, vì nền tảng để
phục hưng cho nó chưa hề thấy tăm hơi đâu cả?!.
- Ba là: Từ 1975 trở đi thì sao? Cũng chả khá lên gì, nếu không
muốn nói là còn tệ hại hơn nữa. Vẫn theo “ Tuyên bố…” trên, thì : Văn hóa Việt
Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân
bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc!.
Đấy là nói về sự phủ nhận. Còn nói đến tâm lý xấu hổ của văn nghệ
sĩ nữa. Cứ thử đọc những dòng tiếp theo của “Tuyên bố…” trên xem, hẳn ai cũng
phải tự thấy hèn kém và sỉ nhục mà chui đầu xuống đất đen ấy chứ:
- Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước
tiên…là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng
hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó tự hạn chế năng lực sáng tạo.
- Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các
quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng,đương nhiên đè
nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài
năng.
- …Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một
nền văn học đàng hoàng.
Đương nhiên, chúng ta
rất đau xót về nhiều khiếm khuyết, đuối kém, tiếc nuối nhiều cơ hội bị bỏ lỡ,
giận dữ vì xã hội còn thiếu công bằng, còn tham nhũng, còn lợi ích nhóm, còn
mất dân chủ, nhiều lúc cũng rất xấu hổ vì cả sự dốt nát của mình; nhưng cách xử
lý trong mọi quan hệ cá nhân và xã hội sẽ phải khác, không theo cách “chém gió”
của bản tuyên ngôn này! Bản tuyên ngôn thuyết giáo rất trịnh trọng, to tát, lời
lẽ rất kêu. Nhưng bàn soạn để chọn những giải pháp nào tối ưu nhằm ra thoát
tình cảnh đó mới là cần. Đến tuổi này rồi, tôi rất sợ các kiểu tuyên ngôn thùng
rỗng. những kiểu hiệu triệu mị dân. Chỉ xin nói gọn vậy thôi, còn nếu như trong
“Tuyên bố…” còn ẩn khuất những khơi gợi gì quá cỡ, mà cái đầu bã đậu của tôi
không hiểu nổi, thì tôi đành xin các bậc trưởng thượng thứ lỗi.
Lần đầu tiên, cực chẳng
đã, tôi phải xin nhờ nhà văn Trần Nhương cho in giùm lời trần tình này lên
trang Web của anh ( nếu có thương thì xin xếp vào mục: “ Bầu bạn góp cổ
phần”,cũng quý lắm). Vả lại, cũng chính vì bài tường thuật về: Đại hội ngành
thơ…thẩn gì đó của Hà Nội… trên trang mạng Trần Nhương, kèm theo cả video clip
của anh, mà bác Nguyên Ngọc mới đọc được và yêu cầu tôi xin lỗi, nếu không, bác
sẵn sàng buộc tội tôi vu khống và xuyên tạc về bản tuyên ngôn văn đoàn độc lập
của bác. Đấy là lý do tôi phải xin phép Trần Nhương để anh cho đăng bài này, dù
đành có làm phiền gì chủ nhân trang Web. Tôi cũng xin cáo lỗi tiếp với nhà thơ
Hương Mộc nữa, do “tai bay vạ gió”, chả may chỉ vì một câu hỏi vô tư giữa hội
trường mà tôi trả lời chưa gãy gọn, nên cũng bị liên lụy vào vụ này!
B.V.
VÀI LỜI VỀ ĐH NHÁP Ở HỘI
NHÀ VĂN HÀ NỘI (30/10/2016)
Vũ Ngọc Tiến
Thứ ba ngày 1 tháng 11
năm 2016 9:10 PM
Bạn bè thân quý!
Mình những muốn có 2 tháng tạm xa làng fb để dồn sức vào việc rất riêng tư, nhưng hôm nay buộc phải ló mặt nói đôi lời về cái ĐH nháp của HNVHN vừa xong (30/10/2016). Hôm đó mình đã buộc phải làm một việc thiếu tế nhị là cướp diễn đàn ngăn chặn một mưu đồ phát động cuộc đấu tố kiểu “hồng vệ binh” bên nước Tầu những năm 60 của thế kỷ trước. Thời gian và sự nóng giận lúc ấy khiến mình không nói được hết ý muốn nói. Nay có thời gian ngẫm ngợi xin thưa lại rõ hơn 3 điều đã nói tại ĐH nháp như sau:
Một là nói thẳng với ông NVL, ông quen bắt nạt một cô Nhã Thuyên
bằng tuổi con mình trên báo VN TpHCM, nay bổn cũ soạn lại theo lệnh ai đó đã
quy chụp thô bạo anh PXN đủ thứ tội chỉ còn thiếu nước đề nghị CA tống giam tên
phản động mà thôi. Điều đó không dễ nữa bởi tại diễn đàn ĐH nháp của HNVHN
chuyên ngành văn xuôi- phê bình dịch thuật có tới già nửa người cỡ tuổi VNT
(71) trở lên đủ trải đời và trải nghề không để ông dắt mũi lao vào cuộc đấu tố
bỉ ổi, tởm lợm, vô nhân tính với anh PXN và BVĐ thành lập “Văn đoàn độc lập”.
Hai là góp ý với BCH cũ về “Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 11” và dự
thảo “Điều lệ Hội” cho nhiệm kỳ 12. Trước hết mình không thể chấp nhận một việc
quá ư vô lý rằng trong khi cả nước đang hướng về miền Trung chia sẻ và giúp đỡ
đồng bào vừa mới qua nạn cá chết, biển chết, giờ lại thêm lũ chồng lên lũ; vậy
mà ở HNVHN chúng ta chỉ vì một vấn đề cỏn con về nhân sự mà ĐH phải hoãn đi
hoãn lại gần cả năm trời, rồi khi họp lại bôi ra 2 ĐH nháp và 1 ĐH thật! Sao
không làm gọn trong một ĐH để giảm bớt tiền thuê hội trường, mua bánh kẹo giữa
giờ và phong bì 100 K cho các ĐB đi tầu đi xe… gửi vào miền Trung cứu đói cho
bà con nông dân? Về bản dự thảo “Điều lệ Hội” do nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
trình bầy giải thích cũng có một điều cần nói thẳng là không ổn. Theo lời anh
NVC thì tại ĐH kỳ này, sau khi đã bầu xong BCH mới sẽ có cuộc họp nhanh của BCH
bầu ra vị Chủ tịch dưới sự điều hành của nhà thơ Bằng Việt- người đã được BCH
cũ tiến cử lên Ban tuyên giáo Thành ủy, Sở tư pháp thành phố HN và một người
nữa cao phiếu nhất trong BCH mới cùng nhau điều hành phiên họp ấy? Vậy là đã
rõ, mọi diễn biến ở HNVHN một năm qua và 2 ĐH nháp vừa xong chỉ nhằm mục đích
hạ bệ PXN và đưa BV quay về làm Chủ tịch ở tuổi 76? Mình không thể chấp nhận
được nên đã nói rõ cuộc họp ấy chỉ có thể do một người có phiếu cao nhất trong
ĐH điều hành mà thôi, nếu không thì mọi sự bầu bán trong ĐH chỉ là trò hề hay
sao? (Một vài nhà văn phát biểu sau mình còn nêu lên một phương án khác rằng,
sau khi bầu ra BCH mới xong thì toàn thể ĐH sẽ tiếp tục bầu chọn Chủ tịch trong
số những người vừa trúng cử. Đó cũng là PA rất hay!)…
Ba là góp ý riêng với nhà thơ Bằng Việt (BV). Vì điều kiện thời
gian không cho phép nói tiếp trong ĐH nháp nên mình mượn diễn đãn trên fb nhắn
gửi tới anh: Thưa anh BV! Trong ký ức tôi vẫn còn in đậm về một nhà thơ BV tài
hoa với tập thơ “Hương cây- Bếp lửa” in chung với Lưu Quang Vũ gần 50 năm
trước. Thủa còn trai trẻ, tôi mê nghe nhạc giao hưởng trên máy quay đĩa than,
trong đó mê nhất là bản giao hưởng số 5 của “BẾT” và bản giao hưởng số 6 của
“TRAI”. Vì vậy, tôi không thể quên, giữ mãi hình ảnh đẹp về anh qua bài thơ anh
viết về bản giao hưởng số 5- giao hưởng Định Mệnh ấy: “Em nghe chăng bốn tiếng
sấm bão bùng/ Bốn tiếng đập dập vùi bao số phận/ Bốn thanh âm dựng đứng tâm hồn
lên/ Trái tim không bình yên, không một phút bình yên…” Rồi tiếp: "Em ở hồ
thu sâu lắng sóng thu/ Nhạc lay động vầng trăng trong thổn thức..." Nay đã
ở vào tuổi 76, anh còn ham hố, cố bám lấy cái chức Chủ tịch Hội NVHN quyền rơm
vạ đá kia làm gì 2 cái ĐH nháp ? Nên chăng anh hãy về với “bếp lửa” năm
xưa, thổi hết tro tàn và nhóm lên ngọn lửa mới cho ấm lòng anh, ấm tình bè bạn
và ấm tình cảm thông chia sẻ với nông dân miền Trung, với các chiến sĩ canh giữ
hải đảo ngoài khơi xa hay trên biên giới phía Bắc?…
Vài lời ngắn gọn thế thôi. Mong các anh/chị trong ĐH nháp tha
lỗi cho việc cướp diễn đàn ngày 30/10/2016 và mong anh Bằng Việt ghi nhận tấm
chân tình của VNT- một người bạn viết cũng đã qua 71 mùa xuân cuộc đời.
HN ngày 1/11/2016
VNT
VNT
Nguồn FB vungoctien
GỚM CHO ÔNG NGUYỄN VĂN
LƯU MẠT SÁT THẲNG CÁNH CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI TẠI ĐẠI HỘI TRÙ BỊ
Theo FB Nguyen Viet Chien
Chủ nhật ngày 30 tháng
10 năm 2016 9:46 PM
TNc: sáng nay Đại hội
ngành Văn xuôi và Lý luận phê bình nhóm họp. Theo bạn bầu kể lại diễn ra rất
kịch tính, có quy chụp kiểu những năm 1958, có cướp diễn đàn, có tranh luận, có
không khí dân chủ đáp trả. Rất nóng, rất căng thẳng và cũng rất vui hơn hẳn Đại
hội của mấy thi sỹ. Trang nhà đưa trước bài trên FB của nhà thơ Nguyễn Việt
Chiến. Sẽ có bài kĩ hơn về Đại hội này...
Sáng 30/10/2016, tại Đại hội trù bị Hội Nhà văn Hà Nội chuyên ngành văn xuôi, bỗng dưng nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu giơ tay xin phát biểu ý kiến. Không cần đợi micro, ông vén quần, nhảy phắt lên thẳng diễn đàn (gần đoàn chủ tịch đại hội), xổ luôn một tràng, mạt sát thẳng cánh nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) đủ điều, theo kiểu “chụp mũ chính trị”. Trong đó có việc Nguyên đầu bạc đã đi ngược lại tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội (chỉ còn thiếu mỗi nước vu cho Nguyên là “phản động” cần phải bắt giữ ngay!?), rồi đến chuyện Nguyên thao túng trong việc trao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2015 cho tiểu thuyết “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn Bình Phương (hiện là đại tá, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội) là cuốn sách mà ông Lưu đã có bài “đánh đập không nương tay” trên một tờ báo ở Sài Gòn. Ngay lập tức, nhà văn Vũ Ngọc Tiến (tác giả tiểu thuyết Rồng Đá) cũng lên diễn đàn phê phán sự thiếu văn hóa trong cách phát biểu của ông Lưu và cho rằng hành vi này “thật sự tởm lợm”!? Tiếp theo, một số nhà văn khác như Phạm Ngọc Tiến cũng thẳng thắn phê bình ông Lưu. Còn Nguyên đầu bạc âm thầm “chịu trận” nghe mọi người phát biểu, rồi sau đó trong phần tổng kết mới thưa rằng: “Mọi hoạt động của Hội 5 năm qua không hề bị thành phố Hà Nội và các cấp, ngành nhắc nhở. Và tiểu thuyết “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn Bình Phương do NXB Trẻ in phát hành trên toàn quốc trước khi trao giải được Hội đồng giải thưởng Hội Nhà văn HN (gồm 9 nhà văn có uy tín) bỏ phiếu cao tuyệt đối” . Một số nhà văn cũng phát biểu tại đại hội, cho rằng cuốn “Mình và họ” là tiểu thuyết đương đại hay nhất hiện nay khi đề cập đến cuộc chiến tranh chống xâm lược ở biên giới phía Bắc từ năm 1979-1984. Để cho ông Lưu “hạ hỏa” và ông Nguyên “bớt buồn”, tôi tặng mỗi ông “một em” trong ảnh dưới đây vì “cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới này và sẽ cứu rỗi các ông qua những cuộc luận chiến văn chương tẩu hỏa nhập ma bất phân thắng bại”.
Vậy có thơ rằng :
Đầu bạc đấu với râu dài
Thằng râu, thằng tóc cãi hoài không tha
Phê bình chỉ điểm đấy à
Nay thì cá kiếm mai là cá mương
_ Tranh tếu của TN
Đôi lời với nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Hà Nội
Posted by adminbasam on
01/11/2016
Hoàng Hưng
1-11-2016
Nhà thơ Bằng Việt. Ảnh: internet
Thưa nhà thơ Bằng Việt
Tình cờ tôi được nghe mấy lời anh nói tại Đại
hội Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) ngày 30 tháng 10 năm 2016 vừa qua về Ban Vận
động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐVĐĐL) khi trả lời chất vấn về trường hợp nhà
phê bình Phạm Xuân Nguyên (qua clip ghi hình trên trang mạng Trần Nhương và
Nguyễn Xuân Diện). Thấy phải có ngay “đôi lời” với anh, vừa theo chỗ thân tình
– bạn học từ thời “áo trắng đơn sơ mộng trắng trong” dưới mái trường Phổ thông
Ba Việt Đức 1958-1960, bạn thơ “bút mới” Hà Nội thời chiến tranh, bạn sinh hoạt
với HNVHN những năm 2002-2008; vừa theo lương tâm của một trong các thành viên
sáng lập BVĐVĐĐL buộc phải phản ứng với những phát biểu công khai gây ngộ nhận
cho tổ chức của mình.
A. Trước hết, xin ghi nhận anh có một số ý
kiến thẳng thắn, tương đối khách quan về BVĐVĐĐL.
Anh đã nói đúng bản chất của BVĐVĐĐL: “Tuyên
ngôn chấn hưng nền văn học dân tộc đang xuống cấp nghiêm trọng”, “hoàn toàn độc
lập, không chịu, không muốn liên quan bất cứ tổ chức chính thống nào…”, “tách
biệt khỏi hệ thống các tổ chức xã hội của chúng ta [ ý là của “Đảng ta” – HH]
trong đó có Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội”.
Xin đối chiếu với “Tuyên bố thành lập BVĐVĐĐL
ngày 3/3/2016”:
“Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử
kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền
tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã
không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái
nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy
hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc…
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp
bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động
thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước
và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần
tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản,
dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng
như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử
đang đòi hỏi…
Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của
xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ
chức và thiết chế trong và ngoài nước”.
Nếu so với bài nói chuyện của ông Chủ tịch Hội
LHVHNT toàn quốc ở Thanh Hoá vài năm trước mà một cây bút mạng đã đưa lên,
trong đó sự xuyên tạc, vu cáo BVĐVĐĐL khá thô bỉ, thì thấy anh hơn hẳn một cái
đầu về nhận thức và ứng xử văn hoá!
Tuy nhiên, không hiểu do nhầm lẫn hay “buộc
phải tỏ ra nhầm lẫn” vì sức ép nào đó, anh đã vô tình hay cố tình bóp méo hai
chi tiết rất quan trọng trong Tuyên bố của BVĐVĐĐL:
1/ Anh nói: BVĐVĐĐL phủ nhận nền văn học cách
mạng từ 1945 đến nay (mà anh cho là chính nhà văn Nguyên Ngọc, người đứng đầu
BVĐVĐĐL đã từ đó sinh ra), và nói tuyên bố như thế là “ngộ nhận, vội vã”.
Xin thưa: Chỉ cần liếc qua mấy dòng trích phía
trên trong Tuyên bố thành lập BVĐVĐĐL, ta thấy ngay không hề có sự “phủ nhận”
nào như anh nói!
Vả lại, việc đánh đồng “nền văn học của chúng
ta” như anh nói đến nhiều lần trong lời phát biểu, với “nền văn học cách mạng”,
là một sự lẫn lộn hoặc đánh tráo khái niệm quá ấu trĩ hoặc khiên cưỡng mà ngày
hôm nay có lẽ chỉ những cây bút “con đẻ của tuyên huấn” mới sử dụng.
Trong nền văn học được Đảng Lao động trước
đây, Cộng sản sau này tài trợ hoặc công nhận, chí ít là không bác bỏ, ta tạm
gọi là “văn học chính thống”, ngoài các tác phẩm “cách mạng” do đa số nhà văn
bị dẫn dắt một cách cưỡng bức hoặc lừa mị, vẫn có không ít tác phẩm của các nhà
văn tài năng, bản lĩnh, cố thoát ra khỏi gông cùm “ý thức hệ” để vươn tới cái
phổ quát, cái nhân bản, cái đẹp. Điều đó khỏi cần chứng minh. Không thể “vơ”
những tác phẩm như thế vào “nền văn học cách mạng”. Đó là tài sản của văn hoá
dân tộc.
Đến nay, các nhà lý luận nghiên cứu phê bình
nghiêm túc chỉ nói đến “văn học kháng chiến 1945-1954”, “văn học miền Bắc
1954-1975”, “văn học sau đổi mới”… Có nói đến “văn học cách mạng” là thường để
trong “…”.
2/ Anh nói: BVĐVĐĐL tuyên bố là “một tổ chức
đối lập”.
Không hiểu anh “trượt miệng” hay cố tình? Anh
không phân biệt được “độc lập”/ “đối lập”? .
Nếu đối lập, thì xin hỏi BVĐVĐĐL đối lập với
ai? Khi rất nhiều thành viên BVĐVĐĐL vẫn là Hội viên Hội Nhà văn VN và Hà Nội,
điển hình là hai anh Thái Kế Toại (đương chức Phó Chủ tịch thường trực Hội điên
ảnh HN sau bầu cử khoá mới), Phạm Xuân Nguyên đương chức Chủ tịch HNVHN (chỉ
sau khi bị Hội Nhà văn ngang nhiên tước bỏ quyền dự Đại hội, 20 thành viên
BVĐVĐĐL mới rút tên khỏi HNVVN)?
Không, chúng tôi không “đối lập” một cách
chung chung vơ đũa cả nắm, chúng tôi chỉ muốn “độc lập”, không muốn bị ai “lãnh
đạo, nuôi nấng và sai bảo, dạy dỗ”. Không, chúng tôi chỉ “đối lập” với những
ai, với những chính sách, những việc làm vi phạm quyền tự do sáng tạo và công
bố tác phẩm của tác giả, đi ngược lại tính nhân bản của văn học.
Nói như thế không phải chúng tôi sợ hãi vì bị
coi là “đối lập” hay đánh giá không tốt những tổ chức “đối lập” đang có và chắc
chắn sẽ có, đơn giản là chúng tôi yêu cầu “gọi sự vật đúng tên”.
B. Một điểm nữa đáng ghi nhận trong phát biểu
của anh về thái độ nên có của anh và “các đồng chí” đối với BVĐVĐĐL: coi anh em
trong BVĐVĐĐL là những người từng đóng góp rất nhiều cho văn học nước nhà, coi
họ như bạn bè, đồng nghiệp, không đẩy họ sang hàng ngũ thù địch, “vì bất mãn
hay vì cách đối xử nào đấy” (mà chuyển sang hàng ngũ thù địch).
Đó là, không kể anh còn ẩn ý “khen” BVĐVĐĐL
khi dùng hình ảnh “cô bồ trẻ trung, xinh đẹp” của anh Phạm Xuân Nguyên, so với
bà vợ (già, xấu xí?) là HNVHN, hihi…
Nhưng ngay trong phát biểu này, anh cũng phạm
sai lầm: quá coi thường các thành viên BVĐVĐĐL, đa số là những cây bút lão
thành đầy bản lĩnh. Họ lập BVĐVĐĐL đâu phải vì “bất mãn cá nhân”, vì “một cách
đối xử” nào đó, mà vì họ có quan điểm rõ ràng về thế giới và nhân sinh, về nghệ
thuật, không đồng nhất với quan điểm mà anh nói là “quan điểm của Đảng”. Không
ít người đã từ chối giải thưởng và/hay tài trợ của chính quyền, vì muốn giữ
đúng chỗ đứng “độc lập” của mình.
Tức họ là những người “bất đồng chính kiến”
nói theo ngôn ngữ thời thượng, và họ công khai sự “bất đồng” ấy. Tôi tin rằng
không sự ve vuốt, phủ dụ nào của các thế lực quyền-tiền có thể “đẩy” họ ra hay
“lôi” họ về đâu anh ạ!
Để kết thúc, tôi chúc anh luôn phát huy nhiều
nữa những nét đẹp mà lương tri, lương tâm của một trí thức, một nhà thơ đích
thực tạo nên, cố hạn chế những nét xấu mà con người tuyên huấn, con người cán
bộ văn nghệ ăn lộc Đảng nó tiêm nhiễm vào anh. Để chúng ta vẫn luôn là bạn. Để
ngày mai bạn đọc chỉ nhớ “nhà thơ Bằng Việt”, quên đi một “ông Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân hữu danh vô thực ”, một “ông Chủ tịch cái hội gì đó trong tay áo
tuyên huấn thành ủy”!
Chúng ta đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, là bậc đàn
anh, bậc thầy của tất cả các vua và quan đầu triều, còn gì phải “lăn tăn” nữa
anh!
_____
THƯ NGỎ GỬI ÔNG BẰNG VIỆT, CHỦ TỊCH HỘI VHNT HÀ NỘI
Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 2016
Ông Bằng Việt thân mến!
Xin cùng nhau nhớ lại hơn 40 năm trước: Đại
hội thành lập Hội VHNT Vĩnh Phú (lần I) diễn ra vào tháng 3 – 1975 sau hơn 3
năm Ban Vận động do nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi làm Thường trực Ban có những hoạt
động nổi tiếng lẫy lừng nửa nước – đúng hơn là cả nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Các vị Trưởng, Phó ban Vận động như Trần Quốc Phi, Nguyễn Chí Vượng mát
mặt vì nhờ có ông Vợi, nên các văn nghệ sỹ TW và các tỉnh biết đến mình, đến
Vĩnh Phú. Nhưng do thói GATO, các văn nghệ sỹ bất tài ghét ông Vợi, xúm nhau
vạch lá tìm sâu, xắc mắc um lên ngay bên thềm đại hội ông Vợi là Nhân văn Giai
phẩm, rồi việc bóp vú cô nọ cô kia.
Bằng cách ấy, ông Vợi bị gạt ra rìa.
Bằng cách ấy, người ta gạt hoạt động văn nghệ
thứ thiệt ra rìa.
Hồi ấy tôi còn ngây thơ cay đắng lắm: Tại sao
văn nghệ sỹ mà cư xử với nhau trắng trợn và thấp hèn đến thế.
Lại nhân vì gần suốt đêm ấy anh em từ Quảng
Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…ngồi với nhau than vãn về việc trên hội trường ban
ngày. Ông Huyền Kiêu xin kiếu đi nằm sớm, rồi lần lượt các ông Trịnh Hoài
Giang, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương đi nằm. Ông và tôi là 2 người đi ngủ sau
cùng. Trước khi đi ngủ, còn rủ nhau ra nhà vệ sinh công cộng (khá xa) ông vừa
đái vừa nói với tôi:
– Thế đấy Văn Chinh ạ, Đảng không bao giờ tin
anh em văn nghệ sỹ.
Sớm hôm sau, tôi làm bài tứ tuyệt, ngồi hý
hoáy chép lại tặng ông:
“Anh nói đúng, chả bao giờ họ tin văn nghệ sỹ
Là nhà văn, ta chỉ nên sống chết với nghề
Tin yêu thế thì càng đau đớn thế
Bão mưa chiều ập đến. Bão mưa đi”
Ôi cái dấu chấm (giữa câu) tưởng dứt khoát
đoạn tuyệt mà rồi ra, 41 năm qua, phải đến mấy mươi lần tôi ngậm ngùi với câu
Kiều: “Tiếc thay nước lã đánh phèn/ Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần.” Là bởi vì
cái phẩm tố nghệ sỹ là tin yêu!
Về sau, ông dùng câu thơ của tôi (có chú
thích) trong bài “Bè bạn một vùng đồi” rất hay của mình. Ông làm chứng nhân của
lịch sử bằng thơ, ghi lại cái quá khứ huy hoàng của Ban Vận động Thành lập Hội
VHNT Vĩnh Phú.
Ông không thể có được bài thứ hai về Hội VHNT
Hà Nội, nơi đã hơn 30 năm ông gắn bó rồi lãnh đạo nó. Không, không thể. Vì hội
của ông không thể có cái tinh thần của ban Vận động thành lập Hội VHNT Vĩnh
Phú, nơi có ông Vợi làm Ủy viên Thường trực Ban. Cổ nhân nói: “Văn dĩ hội hữu,
hữu dĩ hựu nhân” – Văn khả dĩ dùng để kết bạn, bạn khả dĩ giúp nhau Người hơn –
đó là cái TINH THẦN HỘI mà tôi muốn nói, là tứ bài thơ “Bè bạn một vùng đồi”
của ông.
Cho đến nay, Hội VHNT có Tô Hoài, Vũ Quần
Phương rồi có ông; cả ba ông với các cấp độ khác nhau, nhưng đều tài hơn ông
Vợi. Chỉ có điều, ba ông đều không có một chút xíu cái mà ông Vợi có: Khát vọng
vì một nền văn nghệ thứ thiệt. Chính vì vậy, VHNT Hà Nội không bằng TP HCM,
Huế; chỉ là một thứ hội loàng xoàng văn nghệ quần chúng suốt từ ngày thành lập
đến 2010.
Từ năm Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch Hội Nhà
văn Hà Nội, tôi thấy ông ta làm được nhiều việc hay: Trao Giải thưởng cho các
cuốn sách quan trọng bậc nhất của nền văn hóa văn nghệ, đó là cuốn “Văn học cổ
cận đại Việt Nam, từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” (Nguyễn Huệ Chi)
và tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương.
Trao Giải cho ông Chi là Hà Nội thay mặt cả
nước ghi nhận cả đời một con người khảo cứu văn học, chính trị, xã hội thời Lý
Trần – là thời huy hoàng đệ nhất trong lịch sử nước Việt; trục vớt cái tinh
thần sỹ khí quan trọng nhất của Hồn Việt đã bị chìm khuất sau cái thời khác làm
náo hoạt quá mức và sau rất nhiều nhảm nhí của nền khoa học nhân văn mang tên
“cut – paste.” Thời đại Hồ Chí Minh cũng đệ nhất huy hoàng, nhưng khác thời Lý
Trần ở chỗ: Ta đánh thắng hai đế quốc to cùng với cả thế giới giúp vật chất và
cổ vũ tinh thần; còn thời Lý Trần, nó đánh bại cả thế giới nhưng thua nhục nhã
ở Đại Việt chỉ với dăm bảy triệu dân và lại chỉ tự lực cánh sinh.
Trao Giải cho ông Phương là một cách Hội Nhà
văn Hà Nội làm sáng danh tinh thần cởi mở của Đảng, tinh thần ĐỔI MỚI của Đảng
về mọi phương án tìm tòi sáng tạo văn chương của nhà văn trước quốc dân và bè
bạn thế giới.
Tôi biết, có cách khác phụng sự Đảng. Nhưng
kiểu những Nguyễn Văn Lưu chỉ là làm cho thế giới nhìn Đảng ta KHÔNG đổi mới mà
thôi.
Anh em có các ý kiến khác nhau là bình thường.
Đây là thời không thể nhất nhất “cả nước cùng đọc thơ Phạm Tiến Duật, cả nước
cùng đọc “Hòn đất” của Anh Đức”. Nếu khư khư như thế, tức là duy ý chí trì trệ
đấy.
Xin hỏi ông, lúc ông đứng đái cùng tôi, ông
nói thật hay nói dối? Nếu thật, vậy tức là ông coi Đảng khác ông và anh em ta.
Thế rồi, gần 40 năm qua, ông làm lãnh đạo Hội VHNT Hà Nội, ông có làm KHÁC
NHỮNG GÌ ĐẢNG CHỈ ĐẠO LÃNH ĐẠO KHÔNG?
Phạm Xuân Nguyên khác một số người, cả cấp
trên lẫn đồng cấp; nhưng 5 năm qua, Nguyên có làm KHÁC NHỮNG GÌ ĐẢNG CHỈ ĐẠO
LÃNH ĐẠO KHÔNG? Còn ông nói dối tôi cái lúc đi đái đêm tháng 3 năm 1975 ấy, thì
hóa ra ông hai nhân cách à? Nếu ông cũng hai nhân cách thì khác đếch gì ông
Nguyên?
Là người khác, tôi kệ.
Là ông, Hà Nội (tức là Đảng) coi ông là Nhân
sỹ. Tức như sỹ phu xưa. Là sỹ phu thì phải coi trọng lẽ phải và sự công bằng.
Là sỹ phu, y phải có bổn phận nói với vua cái lẽ phải và sự công bằng.
Vả lại, ông là bạn tôi, nên tôi phải thưa cùng
ông vài điều.
Chúc mọi sự tốt đẹp.
_____
31-10-2016
Ông Bằng Việt nói về Ban vận động Văn Đoàn Độc
lập ra tuyên bố phủ nhận nền văn học dân tộc tại Đại hội chuyên ngành thơ Hội
Nhà văn Hà Nội (29/10/2016). Nhà văn Trần Nhương quay clip đưa lên trang mạng
của mình. Nhà văn Nguyên Ngọc xem được, gọi điện cho Bằng Việt chất vấn sao lại
ăn không nói có như vậy, VĐĐL không hề có một tuyên bố nào như thế cả. Bằng
Việt chối là không nói, cho Trần Nhương tường thuật sai. NN nói đây không phải
tường thuật lại, mà là quay clip hẳn hoi, nếu cần tôi gửi cho anh xem. Mà các
đại biểu hôm ấy cũng đều nghe, đều nhớ. Mới hai ngày trước thôi. Khổ, đã 75
tuổi rồi, vừa nói xong miệng đã chối ngay được!
_____
ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI (ngành thơ)
30-10-2016
TNc: Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội kì này hóa ra
sướng, có tới 3 cuộc họp để gặp nhau tay bắt mặt mừng (Thơ, Văn xuôi và Đại hội
toàn thể) . Không tiệc tùng, chỉ có cái phong bì 100k cho đại biểu đi taxi.
Sáng nay (29-10) tại Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam, đại hội ngành Thơ đã nhóm họp. Số hội viên hơn 300 thì chỉ có gần 200
người dự. Thông lệ đại hội ở xứ ta đều có báo cáo kiểm điểm nhiệm kì, báo cáo
kiểm tra, báo cáo tài chính. Công bằng mà nói nhiệm kì này BCH hoạt động tốt,
tổ chức nghe chuyên đề hàng 100 cuộc, đi thực tế các vùng nhiều cuộc…Chủ tịch
Phạm Xuân Nguyên năng nổ sáng kiến nên hoạt động của Hội khá phong phú. Giải
thưởng hàng năm có tiếng vang.
Cũng còn khuyết điểm nhất là giải thưởng năm
qua và chưa làm được website của Hội nhà văn Thủ đô.
Hội trường nóng rừng rực khi nhà thơ Hương Mộc
chất vấn Bằng Việt về việc Phạm Xuân Nguyên tham gia Văn đoàn độc lập. Ý kiến
có vẻ gay gắt như quả điểm huyệt với Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Hương Mộc cho
rằng Chủ tịch Hội Phạm Xuân Nguyên tham gia Văn đoàn là không chấp nhận được.
Vậy Bằng Việt xử lí ra sao xin được trả lời.
Phạm Xuân Nguyên trả lời đại ý: Tôi tham gia
Ban vận động VĐĐL chứ chưa là một hội, chỉ là Ban vận động. Tôi là đảng viên,
trưởng phòng của Viện Văn học. Tôi chưa nhận một lời nào yêu cầu tôi rời văn
đoàn, nhà nước và các cơ quan hữu quan chưa có chỉ thị hay thông báo về Ban vận
động này. Vừa rồi nhà thơ Thái Kế Toại người có chân trong Ban vận động VDĐL
vẫn được bầu vào BCH Hội Điện ảnh thành phố. Sao với tôi thì có ý kiến nọ kia.
Nhà thơ Hương Mộc yêu cầu nhà thơ Bằng Việt trả lời. Bằng Việt nói đại ý: Ban
vận đông VDĐL có nhiều người tài danh, nhiều người là bạn tôi. Trong chỉ đạo
của thành phố cũng nhắc rằng không được đẩy họ sang phía thù địch, đều là anh
em mình cả. Nhưng nhiều lần tôi nói với Phạm Xuân Nguyên rằng ông có vợ lại có
một cô bồ xinh đẹp, thế là bắt cá hai tay. BVĐ Văn đoàn tuyên bố độc lập nghĩa
là không nằm trong hệ thống của Nhà nước, cho nên một chủ tịch Hội Nhà văn thì
không nên tham gia…Tóm lại vấn đề này vẫn là cái cấn cái của Hà Nội.
Trần Nhương xin được phát biểu để ĐH không sa
đà vào Văn đoàn. Tôi nói đừng phong thánh cho Văn đoàn, mới chỉ là Ban vận động
thì biết hình hài sẽ ra sao. Nước ta đã có Tự lực văn đoàn làm rạng danh văn
học Việt, biết đâu trong mươi năm nữa đúng sai thế nào. Ta rất hay chỉ mình
đúng còn người khác sai. Trong tình hình cởi mở và Luật về Hội sắp ban hành thì
tôi cho rằng không nên quá lo lắng cho những hội đoàn khác. Ta đang thực hiện
Hiến pháp tự do lập hội, tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến. Hội trường vỗ tay
rào rào…
Thế là Đại hội bỏ lại chuyện Văn đoàn mà bàn
về công việc của nhà văn. Cuối cùng là giới thiệu nhân sự BCH khóa mới. BCH cũ
giới thiệu 11 nhân sự gồm 5 chấp hành cũ và thêm 6 người như Hữu Việt, Lưu
Khánh Thơ, Đỗ Bích Thúy…Cuối cùng để cử lên tới 32 vị. lại rút, bất ngờ Nguyễn
Sỹ Đại phó CT khóa cũ xin rút…
Hơn 12 giờ chưa xong, tôi đói quá và phóng xe
về nhà làm bát cơm sau khi đã làm xong nghĩa vụ hội viên…