Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Gần 10.000 tấn gạo Việt bị Mỹ, Nhật trả về vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép đã đi đâu?; Vì sao 32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về?

305

Các doanh nghiệp đã làm gì với gần 10.000 tấn gạo và hàng trăm container gạo Việt xuất sang Mỹ và Nhật,… bị trả về do vượt mức dư lượng thuốc BVTV cho phép? Liệu chúng có bị tiêu hủy?

    Gần 10.000 tấn gạo Việt bị Mỹ, Nhật trả về vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép đã đi đâu?
    Theo Cục chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), tình trạng gạo Việt Nam bị các thị trường trả về ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật.
    Ước tính trong vòng 4 năm qua, khoảng 10.000 tấn gạo của 16 doanh nghiệp Việt Nam xuất sang đã bị Mỹ trả về. Nguyên nhân là do một số dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt mức giới hạn cho phép.
    Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài thị trường Mỹ thì gạo Việt Nam cũng từng nhiều lần bị Nhật Bản trả về do không đảm bảo chất lượng theo quy định.
    Tuy nhiên, điều kỳ lạ là danh sách các DN này không được tiết lộ. Các lô hàng bị trả về sẽ xử lý ra sao thì không ai biết!
    GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo cho rằng, thực tế, nhiều DN có thể lựa chọn cách tiêu hủy những sản phẩm bị trả về song rất tốn kém. Do đó, nhiều khả năng các lô gạo bị trả về sẽ được DN tuồn vào tiêu thụ nội địa bằng nhiều cách.
    Căn cứ đưa ra những ngoài nghi này theo ông Xuân là trước đó, các mặt hàng khác của Việt Nam bị trả về như tôm, cá tra, cá basa… cũng được chính DN đem tiêu thụ nội địa.
    "Các DN không bao giờ chấp nhận mất cả chì lẫn chài nên bằng mọi cách sẽ đưa gạo quay trở lại trong nước và bán thị trường nội địa", chuyên gia này cho hay.
    Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) - Nguyễn Như Tiệp, những sản phẩm xuất khẩu bị trả về có cơ chế để xử lý.
    Cụ thể, những lô hàng đó sẽ được kiểm định lại, nếu dư lượng chất kháng sinh hay hóa chất khác vượt mức cho phép phải tiêu hủy, không vượt ngưỡng thì DN có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau.
    Tuy nhiên, việc giám sát nguồn hàng này chưa thực sự chặt chẽ. Hiện Cục cũng đang phối hợp với các DN để tìm ra giải pháp kiểm soát, quản lý một cách hiệu quả hơn.
    M.Lan
    Theo Trí Thức Trẻ

    Vì sao 32.000 tấn tôm, cá Việt bị trả về?

    • 23
    Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.
    Việt Nam là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết thị trường. Tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng bị trả về. Riêng 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam có đến 582 lô hàng bị 38 nước trả hàng về, trung bình mỗi công ty có năm lô. Cá biệt có một công ty có đến 54 lô hàng bị trả về, một công ty khác số lô hàng bị trả về lên tới 70.
    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tam đã báo động đỏ như trên đối với thủy sản Việt Nam tại hội nghị “Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu” ngày 29/10 tại TP HCM.

    Mất nhiều thị trường vì sản phẩm bẩn

    Tại hội nghị, các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thủy sản thừa nhận, các lô hàng bị trả về chủ yếu do nguồn nguyên liệu không sạch và hiện nay kiếm con tôm, con cá nuôi sạch còn… khó hơn tìm con tôm, cá bẩn.
    Ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), phải thốt lên: “Chưa bao giờ môi trường ở ĐBSCL lại tệ như bây giờ. Môi trường quá bẩn, sông ngòi đều nhiễm chất thải. Đặc biệt là con tôm, từ đầu năm đến nay, nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Người nuôi bắt buộc phải tăng lượng kháng sinh, thuốc thú y để giảm thiệt hại. Họ dùng thuốc kháng sinh tá lả không kiểm soát khiến DN thu mua đều dính nguồn nguyên liệu bẩn”.
    Theo ông Lực, hiện nay phần lớn cá tra đều do DN tự nuôi nên có thể kiểm soát được thức ăn, thuốc kháng sinh, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Còn con tôm thì chủ yếu nuôi nhỏ lẻ vì vốn đầu tư cao, mất nhiều diện tích nên DN không đủ tiền. Vì vậy tôm nguyên liệu nhiễm kháng sinh, mầm bệnh nhiều.
    “Thuốc thú y được quảng cáo, bán tràn lan khiến người nuôi không biết đâu là thuốc có thể sử dụng được và không để lại tồn dư kháng sinh cấm trong con tôm”, ông Lực ca thán.
    Tiếp lời, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, nói kết luận của cơ quan quản lý rằng, do khâu nuôi trồng (khiến sản phẩm bị bẩn - PV) là không thuyết phục.
    Ông Lĩnh chỉ ra nguyên nhân: “Kháng sinh bán tràn lan, cộng thêm tôm bệnh… nhưng không ai hỗ trợ nông dân. Dịch bệnh tôm đã xảy ra mấy năm nay nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa tìm được liều thuốc phòng trị nên tỷ lệ nuôi tôm thành công ở Việt Nam chỉ được 30%-35%, trong khi Ấn Độ, Thái Lan trên 70%. Giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác 1-3 USD/kg. Và để giảm giá thành, nhiều DN tăng cường sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản tôm”.
    Minh Phú là một trong những DN xây dựng được vùng nuôi, đảm bảo được nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu. Trong ảnh: DN giới thiệu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tại một hội chợ.
    Minh Phú là một trong những DN xây dựng được vùng nuôi, đảm bảo được nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu. Trong ảnh: DN giới thiệu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tại một hội chợ.
    Hệ quả, theo ông Lĩnh, dù giảm được một phần nhỏ giá thành nhưng lại khiến chất lượng tôm Việt Nam giảm đi rất nhiều, rủi ro bị trả về lớn hơn. Thậm chí DN mất nhiều thị trường quan trọng.
    “Tôm thu mua thì nhiễm chất cấm, ngày càng khan hiếm nguyên liệu. Vì thế chúng tôi phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ Ấn Độ về chế biến xuất khẩu”, ông Lĩnh cho biết thêm.

    Thưởng cho người phát hiện chất cấm

    Theo ông Hồ Quốc Lực, hiện nay những DN kiểm soát được nguyên liệu thủy sản xuất khẩu là nhờ xây dựng vùng nuôi. Cụ thể với các hộ nuôi nhỏ lẻ, DN chủ động liên kết lại thành những tổ hợp tác với vùng nuôi 50-70 ha trở lên, sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
    “Đến giờ chúng tôi đã có 10 tổ hợp, qua đó không chỉ kiểm soát được chất kháng sinh mà còn tăng được năng suất. Sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng nhiều hơn mô hình này”, ông Lực nói.
    Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm sạch siêu thâm canh trong nhà kính, ông Đặng Quốc Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt-Úc, nói mỗi năm nuôi tôm được ba vụ, tổng năng suất có thể lên đến 100 tấn/ha/năm.
    “Không chỉ năng suất cao mà tôm thương phẩm còn đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn, do quy trình nuôi không sử dụng kháng sinh, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất trên thế giới”, ông Tuấn chia sẻ kinh nghiệm.
    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh, để có thủy sản sạch thì chính DN phải kiểm tra được nguồn nguyên liệu, xây dựng liên kết vùng nuôi. Bộ sẽ có chính sách hỗ trợ phát triển những mô hình sản xuất sạch của DN.
    “Đề nghị Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản và các địa phương, DN lập danh mục những DN bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài. Từ đó phân loại và tăng tần suất kiểm tra đối với DN có nhiều lô hàng bị cảnh báo, trả về”, ông Tám chỉ đạo.
    Ông Tám cũng cho hay, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công an lập đoàn thanh tra tập trung xử lý nghiêm một số đường dây buôn lậu vật tư nông nghiệp, kháng sinh cấm.
    “Bộ cũng sẽ treo giải thưởng cho tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về đường dây buôn lậu và kinh doanh chất cấm, kháng sinh xuống các vùng nuôi, đồng thời công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin”, Thứ trưởng cho biết.
    Nhiều nước “dọa” ngưng nhập thủy sản Việt
    9 tháng đầu năm nay, có 27 lô hàng xuất sang Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, tăng 6 lô so với năm 2014. Số lô hàng bị cảnh báo chỉ tiêu kháng sinh cấm vượt ngưỡng cho phép tăng 2,5-3,7 lần so với năm 2014 (tùy từng chất cấm). Nhật đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt và có thể áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không cải thiện.
    EU cũng cảnh báo 27 lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm kháng sinh và đã có văn bản nêu rõ 24 DN nếu không cải thiện sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt.
    Với thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng sáu lần so với năm 2014.
    Úc cũng cho biết sẽ ngừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam nếu tỉ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng.

    Vua tôm Minh Phú bết bát và nỗi lo của ngành thủy sản Việt

    Báo cáo tài chính bán niên Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho thấy, doanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, và điều này cũng đã trở thành nỗi lo của ngành thủy sản.
     http://phapluattp.vn/kinh-te/vi-sao-32000-tan-tom-ca-viet-bi-tra-ve-587888.html
    Theo Quang Huy/

    Việc điều động giáo viên làm lễ tân, tiếp khách: "Đây là nét lịch sự, là vinh dự"; Giáo viên đi tiếp khách là làm nhiệm vụ chính trị !?

    Việc điều động giáo viên làm lễ tân, tiếp khách: "Đây là nét lịch sự, là vinh dự"

    Gia Hưng | 
    Việc điều động giáo viên làm lễ tân, tiếp khách: "Đây là nét lịch sự, là vinh dự"
    Ông Nguyễn Văn Hổ - Chủ tịch UBND TX Hồng Lĩnh. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).

    Khẳng định với PV, Chủ tịch UBND TX Hồng Lĩnh cho biết, có điều động các nữ giáo viên làm công việc lễ tân tiếp khách nhưng việc này đều rõ ràng bằng văn bản.

    Liên quan đến vụ việc Uỷ ban nhân dân TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh điều động cán bộ, giáo viênlàm lễ tân, phục vụ hoạt động ngoại khoá gây xôn xao dư luận vừa qua, tối 11/11, PV đã có cuộc trao đổi ông Nguyễn Văn Hổ - Chủ tịch UBND TX Hồng Lĩnh.
    Ông Hổ khẳng định việc UBND thị xã điều động cán bộ, giáo viên trên địa bàn làm nhiệm vụ lễ tân đón khách là có. Tuy nhiên, ông khẳng định việc làm này công khai, đàng hoàng và có văn bản phân công nhiệm vụ rõ ràng.
    Theo ông Hổ thông tin, trong tháng 8 vừa qua, trên địa bàn TX Hồng Lĩnh diễn ra 2 cuộc hội nghị lớn gồm Hội nghị xúc tiến đầu tư và Liên hoan dân ca ví dặm.
    Để thể hiện nét lịch sự của địa phương, UBND thị xã đã điều động cán bộ để làm lễ tân, đón tiếp các đoàn khách về dự hội nghị. Tuy nhiên do cán bộ văn phòng không đủ, nên Ủy ban đã điều động thêm các giáo viên trên địa bàn để làm nhiệm vụ đón tiếp khách.
    Ông Hổ khẳng định khi có chủ trương thực hiện kế hoạch thì đã tiến hành họp và ra văn bản, giao nhiệm vụ đàng hoàng cho từng bộ phận cụ thể. Khi điều động cán bộ, giáo viên đón tiếp khách cũng đều có văn bản rõ ràng, công khai.
    "Chúng tôi điều động cụ thể họ làm những việc gì? ai phụ trách. Mà không phải mỗi mình giáo viên, chúng tôi điều động cả những cán bộ của uỷ ban, cấp uỷ khác.
    Điều động ở đây làm việc đàng hoàng, công khai và là làm việc chính trị. Khi điều động có văn bản của Chủ tịch, Phó chủ tịch thị xã cử đi, điều động đi chứ không phải làm theo kiểu nói mồm, gọi điện thoại hay gọi nhau đi.
    Sắp tới có các lễ hội lớn sẽ vẫn phải tiếp tục điều động để làm nhiệm vụ. Do cán bộ văn phòng không đủ, nên khi có lễ hội lớn hàng chục đoàn thì phải điều động thêm người để làm nhiệm vụ đón tiếp chứ làm sao đủ?
    Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ", ông Hổ nói.
    Cũng theo ông Hổ, khi những cán bộ được điều đi nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ được cơ quan có trách nhiệm vì đây là được tổ chức điều đi làm nhiệm vụ chính trị.
    "Đặt giả thiết, nếu như trong khi làm nhiệm vụ mà có chuyện gì xảy ra thì sẽ liên quan đến việc ai điều? rồi điều làm nhiệm vụ gì? Nếu có xảy ra chuyện gì thì cơ quan chức năng nhà nước sẽ có trách nhiệm", ông Hổ nói thêm.
    Về thông tin việc các giáo viên nữ phản ánh sau khi làm nhiệm vụ đón tiếp đoàn còn phải đi ăn uống, hát karaoke, ông Hổ khẳng định không có chuyện này và cho rằng sau khi xong nhiệm vụ thì mọi người về. Còn người nào đi đâu hay làm gì đó là quyền cá nhân chứ không ai ép buộc.
    Ông Hổ cũng đặt nghi vấn có thể đã có người nào đã "bịa chuyện". "Họ tự thêm thắt chuyện vào rồi để đánh lạc hướng và nhận xét là cán bộ thị xã thế này thế kia. Nhưng thực tế là không hề có", ông Hổ thẳng thắn.
    Để có thêm thông tin về sự việc, chúng tôi đã liên hệ nhiều lần vào số máy riêng của ông Lê Bá Thiềm - Trưởng phòng GD&ĐT TX Hồng Lĩnh nhưng không được.
    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến quý độc giả!
    theo Trí Thức Trẻ

    Lời bình của Ls Trần Vũ Hải (fb): Không chấp nhận loại quan (nhất là quan giáo dục) coi các cô giáo như tiếp viên, bắt các cô phải làm theo ý của cấp trên, dù không thuộc nhiệm vụ của các cô. Nếu không xử lý các quan này, mai sau các quan lớn và khách tai to yêu cầu được thoả mãn nhu cầu "lớn hơn", lại điều họ như ca ve, thậm chí như nô lệ tình dục vì không "trả công" cho họ. Các nhà báo làm tới nhé!

    • Hình người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
    Về việc 21 nữ giáo viên ở thị xã Hồng Lĩnh bị điều động đi làm lễ tân, tiếp rượu quan khách, sáng nay tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh qua điện thoại với ông Lê Bá Thiềm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.

    Bạch Hoàn: Tại sao anh lại điều động giáo viên đi tiếp khách, trong khi giáo viên...

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi xin nói với cô, một là là tôi không điều động. Hai là, điều động để làm những việc rất là chính đáng. Uỷ ban thị xã điều động trong lúc nhân lực thiếu, cả tỉnh người ta tập trung về đấy.

    Còn câu chuyện mà xong đó rồi bắt đi hát karaoke này nọ là không phải với thực tế. Tôi cam đoan với cô không có văn bản nào yêu cầu đi hát karaoke. Nếu mà có thì cô cứ làm tới đi.

    Bạch Hoàn: Dạ đúng rồi, văn bản thì yêu cầu đi tiếp khách...

    Ông Lê Bá Thiềm: Không phải, đi làm lễ tân ở chỗ cái lễ đấy, cái liên hoan ấy.

    Bạch Hoàn: Dạ, đi làm lễ tân ạ. Nhưng giáo viên lại nói rằng, sau đó lại bị điều đi nhà hàng quán ăn uống rượu tiếp khách. Nếu không đi thì bị cấp trên phê bình gay gắt.

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi nói với chị nhé, giáo viên nào nói thế thì cứ trực tiếp đối thoại với nhau. Còn xong công việc thì họ đi đâu tôi không biết.

    Bạch Hoàn: Thế giáo viên có được trả thêm tiền không ạ? Có được trả lương không ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi cũng không biết luôn.

    Bạch Hoàn: Nhưng anh là trưởng phòng thì anh phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của giáo viên chứ ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi nói với chị thế này nhé, sau buổi lễ thì họ có thể mời đội phục vụ, đội lễ tân đi ăn. Còn chế độ họ trả bao nhiêu cho cái ngày đó làm sao mà tôi biết được.

    Bạch Hoàn: Nhưng anh cũng không hỏi khi điều giáo viên đi ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi nói với chị, nếu họ điều động theo công văn của thị xã, thì anh em ở dưới trường phải bố trí dạy thay cho họ, để họ đi làm việc, với quan điểm đó là phục vụ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn, chứ không phải là đi hội hè, đi chơi đi bời.

    Bạch Hoàn: Nhưng trong tuyển dụng giáo viên thì có yêu cầu giáo viên đi làm lễ tân cho các sự kiện đó không ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Đương nhiên làm gì có chuyện đó chị. Làm gì có chuyện tuyển giáo viên đi làm lễ tân.

    Bạch Hoàn: Không có chuyện đó thì làm sao mình yêu cầu giáo viên đi được ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Ở đây không phải là lễ tân. Tôi nói với chị là không phải là đi làm lễ tân.

    Bạch Hoàn: Thế thì trong buổi hôm đó, giáo viên đi làm gì ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Giáo viên á? Giáo viên đến đó để cùng với ban tổ chức phát tài liệu, hướng dẫn các đoàn khách...

    Bạch Hoàn: Công việc đó không gọi là lễ tân thì gọi là gì anh?

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi thì tôi không biết lễ tân là cái gì. Tôi không hiểu lễ tân là gì.

    Bạch Hoàn: Thế thì tôi hỏi anh, khi tuyển giáo viên thì có điều khoản nào yêu cầu giáo việ phải đi tham gia các sự kiện ngoài ngành giáo dục để đến phát tài liệu, hướng dẫn đoàn quan khách không ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Tôi nói với chị, giáo viên cũng là một công dân trên địa bàn. Trong điều lệ quy định giáo viên phải làm những việc khác do hiệu trưởng phân công.

    Bạch Hoàn: Thế cái này hiệu trưởng có phân công không ạ?

    Ông Lê Bá Thiềm: Cái gì? Thôi chị không chất vấn tôi như vậy được đâu. 

    ------

    Tôi chưa kịp hỏi 4 câu hỏi:

    1. Tại sao khi tôi nói giáo viên bị điều đi tiếp khách thì anh nói rằng không phải tiếp khách, mà đi làm lễ tân cho buổi liên hoan, nhưng khi tôi hỏi về quy chế tuyển dụng giáo viên có điều khoản nào quy định giáo viên phải đi làm lễ tân ở sự kiện ngoài ngành giáo dục không, thì anh lại bảo đó không phải đi làm lễ tân? Anh tự tát vào mặt mình có đau không?

    2. Là quan chức trong ngành giáo dục mà anh dám nói không biết lễ tân là gì, thì anh có nghĩ là chính anh đang góp phần làm cho nền giáo dục nước nhà be bét như hôm nay không?

    3. Theo cách nói của anh và thực tế công việc giáo viên phải làm hôm ấy, tôi có thể hiểu giáo viên đi tiếp khách là làm nhiệm vụ chính trị?

    4. Hiệu trưởng có quyền phân công giáo viên đi phục vụ ở quán karaoke không?

    Lê Bá Thiềm, anh vui lòng trả lời tiếp nhé. Đừng để tôi phải post văn bản có đóng dấu, ghi rõ tên một số giáo viên bị yêu cầu đến nhà hàng Hoàng Quân để tiếp quan khách trong tiệc rượu sau buổi Liên hoan Dân ca ví dặm.



    Bạch Hoàn

    (FB Trần Vũ Hải)

    CẦU PHAO TPP với VN, XEM NHƯ ĐÃ BỊ TRUMP... KHAI TỬ HẲN!

    Ngày 10/11/2016, lãnh đạo của cả phe đa số Cộng Hòa lẫn thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện Mỹ đều xác nhận rằng hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, mà Mỹ đã ký kết với 11 nước khác - trong đó có Việt Nam - sẽ không được đưa ra xem xét trước ngày tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng 2017.
    Như vậy, quyết định của Thượng Viện Mỹ - tức là ngành lập pháp - đã có tác dụng KHAI TỬ HẲN hiệp định TPP, vì về phía hành pháp, bản thân ông Donald Trump đã từng hứa với cử tri là ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định TPP ngay trong ngày đầu làm tổng thống Mỹ.
    Theo nhật báo Mỹ USA Today, việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP có tác dụng khai tử hẳn văn kiện này, kể cả khi được 11 nước còn lại phê chuẩn vì sẽ thiếu mất điều kiện hội đủ 85% trọng lượng các nền kinh tế thành viên của hiệp định.

    RFI: TPP ĐANG BỊ KHAI TỬ
    Ngày 10/11/2016, lãnh đạo của cả phe đa số Cộng Hòa lẫn thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện Mỹ đều xác nhận rằng hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, mà Mỹ đã ký kết với 11 nước khác - trong đó có Việt Nam - sẽ không được đưa ra xem xét trước ngày tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng 2017.
    Như vậy, quyết định của Thượng Viện Mỹ - tức là ngành lập pháp - đã có tác dụng khai tử hẳn hiệp định TPP, vì về phía hành pháp, bản thân ông Donald Trump đã từng hứa với cử tri là ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định TPP ngay trong ngày đầu làm tổng thống Mỹ.
    Theo nhật báo Mỹ USA Today, việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP có tác dụng khai tử hẳn văn kiện này, kể cả khi được 11 nước còn lại phê chuẩn vì sẽ thiếu mất điều kiện hội đủ 85% trọng lượng các nền kinh tế thành viên của hiệp định.

    « Với Donald Trump, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ "diều hâu" hơn »; Ông Trump làm Tổng thống, quan hệ Việt-Mỹ không nồng ấm hơn?



    Trọng Nghĩa


    mediaTổng thống tân cử Donald Trump phát biểu tại Manhattan, New York rạng sáng ngày 09/11/2016 ngay sau khi có kết quả thắng cử.REUTERS/Carlo Allegri
    Sự kiện ông Donald Trump bất ngờ được bầu làm tổng thống Mỹ tiếp tục được giới quan sát phân tích và bình luận rộng rãi. Trong một bài phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ từ viện Đông Nam Á tại Singapore nơi ông đang được mời đến nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường đại học George Mason (Hoa Kỳ) đã nêu bật ý nghĩa của sự kiện ông Trump đắc cử, cũng như một số hệ quả đối với nước Mỹ và thế giới.
    Trong lãnh vực đối ngoại, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh đến khả năng đường lối của Mỹ sẽ « diều hâu và cứng rắn hơn », trong lúc thách thức đặt ra là cần phải trấn an các đồng minh ở cả châu Âu lẫn châu Á.
    GS Nguyễn Mạnh Hùng10/11/2016Nghe
    Trump đắc cử : Một vài ý nghĩa
    1/ Đây là một cái tát vào mặt giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Nó là cuộc nổi loạn của đám đông bất mãn đối với giới trí thức, truyền thông. Nó là cái thắng của cảm tính trước suy luận, của cực đoan trước ôn hòa.
    Nó là biến thể mới của đảng Know Nothing (chống di dân) thập niên 1840 và 1850 thế kỷ thứ 19, và bảo thủ cực đoan của Barry Goldwater trong cuộc bầu cử năm 1964 với câu tuyên bố bất hủ « Cực đoan trong việc bảo vệ tự do không phải là điều xấu.” Khuynh hướng chính trị này tiềm ẩn trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ và nay được Trump khơi dậy thành công.
    Đó là thắng lợi của chính sách bảo hộ kinh tế, chống di dân, kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, và giới tính trong một thế giới toàn cầu hóa và đa diện.
    2/ Nó là thất bại của giới truyền thông chính mạch và các thăm dò dư luận cứ phần lớn dựa vào phỏng vấn qua điện thoại với một mẫu phỏng vấn (sample) cũ không còn hiệu lực nữa.
    Nhưng điều ấy không có nghĩa là mọi mô hình phỏng đoán khoa học đều sai. Trong khi các mô hình khác sai, mô hình tiên đoán của giáo sư Allan J. Litchman tiên đoán đúng về bầu cử tổng thống, từ năm 1984 cho đến nay vẫn đúng. Ông quả quyết Trump sẽ thắng ngay cả khi đa số các đồng nghiệp và các cuộc thăm dò dư luận trong giai đoạn cuối đều đoán là Clinton sẽ thắng.
    3/ Nó là thái độ vô trách nhiệm, từ bỏ vai trò lãnh đạo của giai cấp cầm quyền Mỹ (abdication of leadership). Người dân bầu ra những người đại diện cho quyền lợi của mình, nhưng họ cũng muốn những người đón vì hiểu biết hơn, hướng dẫn họ.Chính trị gia phải làm đủ 2 bổn phận: đai diện và lãnh đạo.
    Giới lãnh đạo trong nhiều nước ở Âu Châu không có can đảm hướng dẫn và thuyết phục người dân trong các vấn đề khó khăn nên chọn giải pháp dễ dàng là dựa vào chính sách mị dân. Brexit là một trường hợp điển hình: Thủ tướng Anh (Cameron) có quyền vẫn ở trong Cộng Đồng Âu Châu, nhưng vì bị chống đối và tin vào các cuộc thăm dò dư luận nghĩ rằng buộc người dân phải chọn thì mình sẽ thắng, và ông đã thua và nước của ông cũng thua.
    Trong trường hợp của Trump, lãnh đạo của đảng Cộng Hòa không có can đảm đoàn kết chống Trump ngay từ đầu vì nghĩ rằng dân chúng sẽ cho ông ấy ngã ngựa giữa đường. Họ đã làm, và Hoa Kỳ có một tân tổng thống Donald Trump! Ông là người duy nhất có hai địa chỉ trên đại lộ Pennsylvania: một ở Nhà Trắng, 1600 Pennsylvania Ave. và một ở Trump International Hotel ở 1100 Pennsylvania Ave.
    4/ Chỉ có dân chủ mới cho ta thấy được thực tế chính trị : người dân có quyền phát biểu bất mãn của họ qua cuộc bỏ phiếu để thay đổi chính sách công theo ý của họ. Người ta bất mãn vì hiện tượng toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế làm họ mất việc làm, địa vị xã hội đi xuống, chi phí bảo hiểm y tế tăng, sự áp đặt của chính trị phải đạo (political correctness), chia rẽ và bất lực của giới lãnh đạo ở trung ương, thất vọng vì 8 năm cầm quyền của một vị tổng thống da đen.
    Ông Trump và những lời hứa khó thực hiện
    Đảng Cộng Hòa nay đã nắm được cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp. Họ có ủy nhiệm để thay đổi. Họ không thể làm việc chỉ để phá đám và chọc gậy bánh xe (ông Obama) nữa. Họ phải chứng tỏ mình làm được việc, và chịu trách nhiệm trước nhân dân và sẽ bị nhân dân trừng trị nếu thất bại.
    Chính quyền Trump sẽ phải đối phó với những vấn đề hết sức khó khăn để thực hiện lời hứa tranh cử của Trump: xây bức tường ngăn di dân giữa Mỹ và Mêhicô và buộc Mêhicô trả tiền ; giải quyết và trục xuất 11 triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ ; cải tổ bảo hiểm y tế, lập chương trình mới thay thế cho Obamacare; đánh bại ISIS (tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo), trừng phạt Iran, giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Libya và Syria, chế tài kinh tế đối với Trung Quốc, đàm phán lại hiệp ước NAFTA và TPP, trấn an các đồng minh ở Âu Châu và Á Châu…
    Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi khả năng chuyên môn và một thái độ cẩn trọng, trong khi ấy, tổng thống tân cử rất ít hiểu biết về chính trị quốc tế, và các cố vấn hiện có của ông không sẵn sàng.
    Tờ báo có khuynh hướng bảo thủ thiên giới tài phiệt Wall Street Journal cho biết trong giai đoạn tranh cử, các cố vấn của Trump chỉ đưa ra những talking points ghi trên 1, 2 trang giấy hoặc bản ghi nhớ (memos) dài tối đa là 20 trang, khác hẳn với các ứng viên khác khi bộ máy tranh cử của họ soạn các nghiên cứu chính sách một cách chi tiết và rõ rệt hơn.
    Đối nội : bảo thủ lâu dài ; đối ngoại : diều hâu hơn
    Về chính sách đối nội thì vì khả năng bổ nhiệm một số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có khuynh hướng bảo thủ của tân tổng thống, nước Mỹ sẽ đi vào một khuynh hướng chính trị bảo thủ trong nhiều năm tới.
    Về đối ngoại, vì chưa biết các cố vấn của ông Trump sẽ là ai cho nên khó đoán được chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng căn cứ vào tuyên bố của ông Trump và một số tướng lĩnh ủng hộ ông, người ta có thế đoán rằng chính sách đối ngoại mới có tinh cách “diều hâu” và cứng rắn hơn.
    Chính sách ấy có thế làm hài lòng những người chỉ trích thái độ “nhu nhược” của chính quyền Obama, nhưng cũng có thể đưa Hoa Kỳ vào những cuộc chiến tốn phí và không lối thoát.
    Về khía cạnh tích cực, ông Trump có thể làm một cái deal với Nga để yên vấn đề ở Trung Âu và Trung Đông, mà dồn toàn lực đối phó với Trung Quốc ở Á châu.
    Thách thức lớn : Trấn an các đồng minh Âu Á
    Dưới mắt các nhà lãnh đạo và giới chuyên viên ngoại quốc, ông Trump thể hiện hình ảnh của một Nước Mỹ Xấu Xí (The Ugly America) của thế kỷ 21, thay thế cho hình ảnh Người Mỹ Xâu Xí (The Ugly American) của thập niên 1950 trong cuốn tiểu thuyết của William Lederer và Eugene Burdick.
    Vi thế, thách thức lớn của ông Trump là làm sao hàn gắn và trấn an được các đồng minh Âu châu và Á châu của Mỹ. Nước Mỹ không có khả năng trí lực, tài lực, và nhân lực để hành động một mình như ông ấy tưởng.
    Điều làm người ta lo ngại là :
    (1) sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm của ông Trump về những vấn đề thế giới phức tạp ;
    (2) tính nóng nẩy, hiếu thắng, và độc tôn của ông không thích hợp với những tình huống phức tạp, tế nhị, và đòi hỏi sự tự chế.
    Điều hy vọng là với tính quyết liệt và sự khôn ngoan của một con buôn, ông ấy có thế có những quyết định thực tiễn và làm được một số thương lượng có lợi cho nước Mỹ.


    Ông Donal Trump của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
    Ông Donal Trump của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
    Việt Nam không ở vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ giữa hai nước sẽ không nồng ấm hơn so với hiện nay khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Đó là những nhận định giống nhau của ba người Mỹ gốc Việt là giáo sư, nhà văn và doanh nhân.

    Ông Donal Trump của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ông sẽ chính thức nhậm chức vào cuối tháng 1/2017.

    Những người quan tâm đến quan hệ Việt-Mỹ đang phỏng đoán nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump sẽ tác động ra sao đến quan hệ hai nước.

    Từ Đại học Maine, Giáo sư Ngô Vĩnh Long hôm 9/11 đã nêu ra với VOA những nhận định rằng trong 6 tháng đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, quan hệ hai nước sẽ lạnh nhạt hơn. Giáo sư Long giải thích thêm:

    “Ít nhất là 6 tháng, sau đó khi họ sắp xếp lại, họ sẽ bắt đầu nối kết lại những quan hệ mà ông Obama và ê-kíp của ông đã thúc đẩy đối với Việt Nam. Kinh tế thì đối với Mỹ trao đổi với Việt Nam rất là nhỏ. Tôi nghĩ ông Trump sẽ chú ý đến Trung Quốc hơn. Còn vấn đề Biển Đông, tôi nghĩ là ông Trump tạm thời sẽ không đụng đến vì ông không rõ vấn đề Biển Đông như thế nào. Nhưng tôi nghĩ cuối cùng ông cũng sẽ theo chính sách của ông Obama. Bởi vì thật ra Mỹ mà muốn là nước mạnh trong thế kỷ tới, vấn đề sức mạnh của Mỹ ở trên biển rất là quan trọng. Vấn đề nhân quyền thì tôi nghĩ so sánh với Trung Quốc, vấn đề nhân quyền cũng là nhỏ. Hay là so sánh với Nga, ông Trump không có nói gì về nhân quyền ở bên Nga, thành ra đối với Việt Nam mặc dầu ông nói về nhân quyền thế này thế kia, nhưng tôi thấy ông sẽ bỏ lơ chứ không thúc đẩy như Đảng Dân chủ thúc đẩy”.

    Một doanh nhân gốc Việt trong lĩnh vực bất động sản, ông Michael Hùng ở Sacramento, California, cũng cho rằng khi ông Trump nhậm chức, quan hệ Việt-Mỹ có thể “giảm xuống một chút”. Ngoài ra, ông Hùng dự báo ông Trump sẽ không quá chú trọng vấn đề Biển Đông trong chính sách đối ngoại.

    Ông nói:

    “Có thể là ông Trump chỉ sử dụng vấn đề Biển Đông như một lá bài để mặc cả cho lợi ích của nước Mỹ hơn là tìm mọi cách để giữ vấn đề an ninh của nước Mỹ ở khu vực đó như quan điểm của các nội các trước đây. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam thì tôi cho là dưới cái nội các của ông Trump, dưới chính quyền của ông Trump thì có thể nó giống như hiện nay hoặc là nó giảm xuống một chút, nhưng không hẳn là đi ngược lại”.

    Bình luận với VOA từ Pennsylvania, nhà văn Bruce Nguyễn, một người có nhiều ảnh hưởng đối với cộng đồng gốc Việt, cho rằng về phía Mỹ “không có động cơ gì đặc biệt” có thể dẫn đến quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên nồng ấm hơn.

    Trong khi đó, về vấn đề Biển Đông, ông Bruce Nguyễn chỉ ra rằng tính cách mạnh mẽ, quyết đoán của ông Trump sẽ có lợi cho Việt Nam. Ông nêu ra lý do:

    “Nếu ông Donald Trump mà [bị] đụng, khiêu khích, va chạm, sỉ nhục đến chủ quyền của Hoa Kỳ thì ông sẽ phản ứng. Và chắc chắn là ông [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình hiểu rõ điều đó nên trong lòng chắc chắn ông Tập Cận Bình không muốn ông Trump lên. Cho nên sự cứng rắn của ông Trump chỉ có lợi cho Việt Nam và những nước ở Biển Đông chứ không có hại. Tôi biết rõ một điều ông không chấp nhận sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu ông bảo vệ Biển Đông, bảo vệ quyền hàng hải quốc tế theo luật quốc tế ở Biển Đông thì đương nhiên Việt Nam được thừa hưởng cái đó”.

    Mặc dù vậy, ông Bruce Nguyễn lưu ý rằng việc Mỹ và ông Trump trên cương vị Tổng thống quan tâm đến Biển Đông là vì “họ muốn bảo vệ quyền lợi của họ” chứ không phải vì có “mối quan tâm riêng” đến Việt Nam.

    Nhà văn ở Pennsylvania cho biết bên cạnh nỗi khắc khoải về vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, cộng đồng người Việt ở Mỹ luôn “cảm thấy đau lòng” về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

    Liệu cá nhân ông và cộng đồng người gốc Việt có thể kỳ vọng về hành động gì của vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ đối với tình hình nhân quyền bị nhiều chỉ trích dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam? Nhà văn Bruce Nguyễn dự báo:

    “Mình phải xác thực một sự thực hết sức phũ phàng là nước Mỹ quan tâm đến nhân quyền của nước nhược tiểu, nhưng nhiều khi vì quyền lợi của chính họ mà họ cũng làm ngơ đi. Mình nói đơn cử một cái thôi, họ biết Trung Quốc là nước rất là không có nhân quyền. Nhưng mà tại vì sự tiêu thụ về kinh tế, cho nên Mỹ phải bắt tay, phải làm ăn, phải ngoại giao, phải trao đổi. Sự thực Mỹ cũng không thể can thiệp để sửa đổi tình trạng nhân quyền của Việt Nam được”.

    Cả giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà văn Bruce Nguyễn và doanh nhân Michael Hùng đều cho rằng ở thời điểm này “vẫn còn quá sớm” để dự báo chính xác về các chính sách và động thái của vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

    Các cử tri gốc Việt này nói rằng khi ông Donald Trump thực sự điều hành đất nước, ông sẽ không thể hành động “một cách cảm tính” như những gì ông thể hiện qua những lời phát ngôn bộc trực, thậm chí gây sốc. Theo họ, những cố vấn của ông và cơ cấu tam quyền phân lập có tác dụng “sẽ ghìm cương” ông Trump.

    An Tôn

    (VOA)