Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Trương Ðức Giang đến Hà Nội không phải để cầm tay Kim Ngân

Trương Ðức Giang, chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc tới Hà Nội nhiều phần không phải để cầm tay bà Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân mà là chuyện gì khác.

Ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Chủ Tịch Quốc Hội Trung Quốc Trương Ðức Giang. (Hình: VGP)
 Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) loan tin ông Trương Ðức Giang, ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, ủy viên trưởng Ủy Ban Thường Vụ Ðại Hội Ðại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (gọi tắt là Nhân Ðại), tức là chủ tịch Quốc Hội cũng kiểu “đảng cử dân bầu” giống Việt Nam tới Hà Nội theo lời mời của chủ tịch Quốc Hội CSVN, bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tới Hà Nội hôm 9 tháng 11, 2016, ông Trương Ðức Giang đã gặp một loạt từ Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Nước Trần Ðại Quang và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ngày hôm sau 10 tháng 11, 2016, ông này mới tới Quốc Hội ngồi dự một buổi họp, nghe những lời chào mừng của bà chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và những lời ca tụng tình nghĩa và mối quan hệ Việt-Trung.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón Trương Đức Giang.
Dĩ nhiên, có cả cảnh hai người bắt tay nhau để chụp hình.

Cũng giống như những lần các lãnh tụ cấp cao của hai đảng Cộng Sản, những lời lẽ và nội dung các bản tin mà TTXVN đưa ra hầu như rất giống nhau, chỉ cần đổi ngày tháng, và ai gặp ai.

Lời “bày tỏ vui mừng” khi được gặp, “hoan nghênh” cuộc thăm viếng làm việc, ‘trân trọng gửi lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp” tới lãnh tụ cao nhất không có mặt, hô hò “làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống, sự tin cậy chính trị giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân Việt Nam-Trung Quốc.”

Một đặc điểm của các bản tin này là TTXVN nói các lãnh tụ Việt Nam hay nhắc tới “nhận thức chung” đã thỏa thuận các các người cầm đầu đảng và “kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, không để cho mâu thuẫn leo thang và mở rộng, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hai bên.”

Trong 4 bản tin nói về chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Ðức Giang, tuy bà Nguyễn Thị Kim Ngân mời ông ta sang thăm viếng và dự họp Quốc Hội, bản tin này ngắn nhất và chỉ vỏn vẹn có 4 câu. Ba bản tin gặp ba ông của “tứ trụ triều đình đỏ” thì dài hơn rất nhiều, đặc biệt bản tin nói về cuộc gặp mặt giữa ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trương Ðức Giang.

Ngoài chuyện lập lại lời thề thốt “đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc; coi đây là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam,” ông Nguyễn Xuân Phúc được thuật lời kêu gọi “trước mắt hai bên cần tập trung giải quyết ổn thỏa các vấn đề còn vướng mắc, tồn tại trong hợp tác kinh tế-thương mại; áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả, từng bước thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, ổn định; chỉ đạo và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các dự án hợp tác…”

Những gì thấy liệt kê ra trên các bản tin Trương Ðức Giang gặp ‘tứ trụ triều đình đỏ’ có vẻ không nêu ra chủ đích chuyến thăm Hà Nội của ông ta.

Ông Trương Ðức Giang đến Hà Nội vào dịp Hoa Kỳ tổ chức bầu cử lựa chọn tổng thống mới mà người đắc cử, tỉ phú Donald Trump, từng kêu gọi và đưa ra các chính sách đối nội cũng như đối ngoại ảnh hưởng đến cả thế giới trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.

Nhiều hơn một lần ông ta đe dọa, nếu đắc cử, sẽ xé bỏ Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương rất có lợi cho Việt Nam trong khi gạt Trung Quốc ra ngoài. Nhưng ông Trump cũng hơn một lần cáo buộc Việt Nam và một số nước Á Châu khác “cướp việc làm” của người Mỹ khi sản xuất hàng hóa và nông thủy sản giá rẻ bán sang thị trường Mỹ.

Một số nhà phân tích cho rằng chủ trương của ông Trump sẽ đem nước Mỹ “co cụm” lại, không còn làm “cảnh sát quốc tế” và như vậy, vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Ðông và Hoa Ðông, vấn đề Trung Ðông, sẽ ra sao khi ông thay đổi chiến lược “xoay trục” hoặc đối phó khác kiểu ông Obama?

Rất có thể chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc tới Hà Nội để dò ý, dụ dỗ Hà Nội bỏ thói “đu dây,” đem một ít mồi ra nhử mong Hà Nội cắn câu trở thành một thứ “phên giậu” trung thành và dễ sai bảo hơn nửa ở mặt Ðông Nam cho Trung Quốc?

Không ai biết được. Nhưng những tin tức gần đây từ Hà Nội tiết lộ rằng Hà Nội muốn dựa vào nguồn tín dụng khổng lồ của Trung Quốc để tài trợ cho kế hoạch “tái cơ cấu” nền kinh tế hiện đang không biết đào ở đâu ra tiền trong khi ngân sách thì thiếu trước hụt sau.

Nếu điều này có thật thì, chuyến đi Hà Nội của Trương Ðức Giang lần này, chắc chắn không nhằm nắm lấy tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân để xem còn mềm mại hay đã chai theo ngày tháng.

 Tư Ngộ

Tiến sĩ bị đấm rách miệng đề nghị Công an giải quyết đúng pháp luật

BẢO MINH

(GDVN) - Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, vị Tiến sĩ bị đấm vào mặt, rách miệng đề nghị cơ quan chức năng giải quyết vụ việc đúng pháp luật.
Ngày 10/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) cho biết, hiện tại đơn vị tiếp tục thu thập thêm chứng cứ để làm rõ hành vi của đối tượng có liên quan trong vụ Tiến sĩ Nguyễn Khanh (76 tuổi, từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội) bị hành hung.
“Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã cử lực lượng tới hiện trường để làm rõ nguyên nhân, thu thập chứng cứ vụ việc.
Người gây ra vụ việc trên là ông Nguyễn Đức Hoàng (39 tuổi, trú phường Đồng Tâm, quân  Hai Bà Trưng), Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại (Sở Ngoại vụ Hà Nội). 
Nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ việc va chạm giao thông giữa vợ ông Hoàng với tiến sĩ Khanh.
Tại cơ quan điều tra, Tiến sĩ Khanh đề nghị cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật”, Thượng tá Tín thông tin.
Tiến sĩ Khanh bị hành hung với thương tích quanh miệng (ảnh đăng trên Báo Pháp luật TP.HCM).
Trong khi đó, theo xác nhận của ông Đỗ Tiến Hữu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đối ngoại (Sở Ngoại vụ TP Hà Nội), ông Hoàng, sự việc xảy tại thời điểm cán bộ này đang trong thời gian nghỉ phép, ngoài giờ hành chính, ngoài phạm vi sở.
"Việc xử lý sẽ phải chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền", ông Hữu nói.
Nguồn tin cho biết thêm, sau khi nắm bắt được sự việc lãnh đạo Sở Ngoại vụ Hà Nội đã họp khẩn về vụ việc, đồng thời xác định đây là sự việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tới uy tín hình ảnh cán bộ thành phố.
Sở Ngoại vụ đã yêu cầu liên hệ ngay với ông Hoàng để nắm tình hình; yêu cầu ông Hoàng báo cáo, giải trình về sự việc một cách rõ ràng trong thời gian sớm nhất.
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng nhiều lần liên hệ với ông Hoàng nhưng không nhận được hồi âm.
Trước đó, theo phản ánh của gia đình Tiến sĩ Khanh, vào sáng 6/11, trong lúc đi tập thể dục qua khu vực ngã ba
Trần Đại Nghĩa - Tạ Quang Bửu, Tiến sĩ Khanh va chạm với người phụ nữ điều khiển xe máy, khiến hai người ngã ra đường.
Thời điểm trên, ông Hoàng lái ô tô đến, xuống xe lao tới đấm thẳng vào mặt, khiến ông Khanh choáng váng, máu chảy rất nhiều. Vụ việc chỉ dừng lại khi người dân can thiệp.
Liên quan tới vụ việc nói trên, hôm 9/11, trả lời trên Báo điện tử Vietnamnet.vn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói: "Vụ việc đang được công an làm rõ. Nguyên tắc nếu anh sai thì phải xử lý nghiêm. Bởi đã là công chức, mà công chức Hà Nội thì phải xử nghiêm hơn nữa", ông Hải nói.
BẢO MINH

Mỹ – Tàu: Ai thắng ai sau khi ông Trump đắc cử Tổng Thống?; Trump sẽ làm gì với Bắc Kinh ở Biển Đông và tại sao dư luận Trung Quốc hả hê?; Obama sẽ gặp Tập Cận Bình trấn an về Trump, giải thích về TPP với 11 đối tác

Global Times canh bao chien tranh Trung-My o Bien Dong

Sự kiện ông Donald Trump thắng cử trước đối thủ của ông là cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tạo một chấn động không riêng tại Hoa Kỳ, mà còn tạo một làn sóng bất ngờ đối với đồng minh của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.

Một trong các quốc gia theo dõi rất kỹ cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua là Trung Cộng; bởi vì việc ông Trump thắng cử sẽ là một nhát dao đâm thẳng vào tiến trình toàn cầu hóa; tiến trình giúp cho Trung Cộng đi từ một quốc gia nghèo đói trở thành một quốc gia đứng hàng thứ nhì về kinh tế trên thế giới.

Chưa hết, những điều mà ông Trump nêu ra khi tranh cử tổng thống là sẽ trừng phạt Trung Cộng về việc thao túng tiền tệ nhằm tạo thế thuận lợi cho họ trong giao dịch ngoại thương, và sẽ đánh thuế hàng hóa Trung Cộng lên đến 45%.

Nếu ông Trump giữ đúng lời hứa với cử tri lúc vận động tranh cử thì Trung Cộng sẽ đối mặt với cuộc chiến tranh kinh tế có thể xảy ra với Mỹ, nhưng lại có lợi thế hơn Hoa Kỳ ở mặt địa-chính trị.

Về mặt kinh tế, nếu ông Trump áp mức thuế 45% trên các hàng hóa của Trung Cộng khi nhập vào Hoa Kỳ, thì chắc chắn Trung Cộng sẽ trả đũa lại với các mặt hàng Hoa Kỳ nhập vào Trung Cộng, và sẽ đánh thuế nặng các công ty Mỹ đang đầu tư tại Trung Cộng như Boeing, Apple, General Electric, Walmart, IBM, P&G, vân vân, từ đó đưa đến chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Cộng.

Về mặt địa-chính trị, ông Trump tuyên bố sẽ rút bớt lính Mỹ ra khỏi Nam Hàn và Nhật Bản nếu cả hai nước không chịu chi thêm tiền để giúp Hoa Kỳ trang trải chi phí.

Nếu cả Nam Hàn lẫn Nhật Bản cảm nhận rằng Hoa Kỳ đang thu vén về thì 2 quốc gia này có thể sẽ quyết định tự chế vũ khí nguyên tử để tự vệ trước chủ nghĩa bá quyền Trung Cộng, và dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí tại Á Châu. Phi Luật Tân quyết định không mua súng trường của Mỹ, mà sẽ mua vũ khí của Nga và Trung Cộng.

Thủ tướng Mã Lai, ông Najib vừa tuyên bố sẽ mua ít nhất 4 tàu hải quân do Trung Cộng sản xuất. Trong lúc tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ hiệp ước xuyên Thái Bình Dương TPP, và sẽ không chuyển trục về Á Châu.

Nếu ông Trump thực thi đúng như ông tuyên bố lúc tranh cử thì trật tự toàn cầu tại vùng Đông Nam Á sẽ rung chuyển mạnh. Đông Nam Á sẽ bị bỏ ngỏ, Trung Cộng sẽ thản nhiên áp đặt luật chơi kinh tế cho toàn vùng, và biến toàn bộ biển Đông trở thành ao nhà của Trung Cộng.

Nếu chiến tranh kinh tế xảy ra giữa Mỹ và Tàu thì cả hai cùng thua; nhưng nếu Mỹ thu vén về thì Trung Cộng sẽ thắng ở mặt địa-chính trị.


Trump sẽ làm gì với Bắc Kinh ở Biển Đông và tại sao dư luận Trung Quốc hả hê?

HỒNG THỦY

(GDVN) - Donald Trump được sử dụng làm ví dụ để chứng minh, nền chính trị Trung Quốc vẫn là ưu việt.

South China Morning Post ngày 12/11 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tuần tới sẽ đánh dấu cho một sự khởi đầu các nỗ lực của Trump thu hút sự hỗ trợ của Nhật Bản, chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.
Trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy còn CHDCND Triều Tiên thì hung hăng hơn, trước phát biểu đòi Nhật Bản trả thêm tiền cho lính Mỹ đồn trú tại nước này, Trump đã khiến Nhật Bản lo lắng về độ an toàn của liên minh Nhật - Mỹ.
Tuy nhiên, một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc và một lời kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò an ninh lớn hơn trong cuộc gặp Trump - Abe sẽ phù hợp với chính sách của Thủ tướng Nhật Bản, trong đó bao gồm việc cho phép quân đội Nhật hoạt động tự do hơn ở nước ngoài.
Dư luận Trung Quốc hả hê rằng, "chú hề" Donald Trump thắng cử có lợi cho họ hơn bà Hillary Clinton, ảnh: Andy Wong / AP.
Shinzo Abe sẽ gặp Donald Trump ở New York vào thứ Năm tới trước khi sang Peru dự hội nghị thượng đỉnh APEC. Một cố vấn của Trump xin giấu tên nói với Reuters, Trump đã tìm cách để Nhật Bản đóng một vai trò tích cực hơn ở châu Á.
Trong 100 ngày đầu tiên sau nhậm chức, Donald Trump sẽ tiếp tục nốt phần ngân sách đã được duyệt, trong đó có ngân sách quân sự bị cắt giảm, đồng thời chuẩn bị dự thảo chi tiêu ngân sách năm tài khóa tới, trong đó ông đề nghị tăng kinh phí xây dựng thêm hàng chục tàu chiến mới.
Cố vấn của Trump cho hay, động thái này sẽ giúp gửi thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh cũng như các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và đối tác khác về sự hiện diện của Mỹ ở châu Á trong thời gian dài.
Tuy nhiên các quan chức Mỹ hiện nay cảnh báo rằng, cho dù có tiền cũng không thể xây dựng các tàu chiến mới chỉ qua một đêm. Kể cả có tàu chiến mới, cũng phải có thời gian để đào tạo thủy thủ.
Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, việc thuyết phục Quốc hội Mỹ chi thêm tiền cho quân sự không phải việc đơn giản, ngay cả khi đảng Cộng hòa kiểm soát cả lưỡng viện.
Cố vấn của Trump nói rằng, Tổng thống đắc cử muốn xoa dịu những "lo ngại vô căn cứ" của ông Shinzo Abe và tái khẳng định cam kết liên minh của họ.
Còn Thủ tướng Shinzo Abe biết rất ít về Trump. Ông hy vọng thông qua cuộc gặp tại New York tuần tới để xây dựng một mối quan hệ. [1]
Dư luận Trung Quốc hả hê vì "chú hề" Donald Trump chiến thắng
John Pomfret, một cựu phóng viên The Post tại Trung Quốc, tác giả một cuốn sách sắp xuất bản về quan hệ Mỹ - Trung từ 1976 đến nay hôm 11/11 bình luận trên The Washington Post cho biết, ông được mời tham gia một cuộc tọa đàm trên đài Phượng Hoàng, Hồng Kông, Trung Quốc về chủ đề bầu cử Tổng thống Mỹ thứ Tư tuần qua.

Mặt Trời vẫn mọc vào buổi sáng

Ông cảm thấy rõ nềm sung sướng từ dư luận Trung Quốc về chiến thắng của Donald Trump mà truyền thông nước này quen gọi là "chú hề". Donald Trump được sử dụng làm ví dụ để chứng minh, nền chính trị Trung Quốc vẫn là ưu việt.
Đằng sau niềm vui sướng ấy, hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc hoặc các nhà cựu ngoại giao nước này đều "phấn khởi" tin rằng, chính quyền Trump sẽ phải nhường lại Thái Bình Dương cho Trung Quốc, hạ cấp liên minh với Nhật, Hàn và ngừng đe dọa đánh thuế các mặt hàng nước họ.
Nhiều người trong chính phủ Trung Quốc không ưa Hillary Clinton, vì bà cựu Ngoại trưởng đã từng chỉ trích chính sách 1 con của Trung Quốc, là tác giả chiến lược tái cân bằng của Mỹ sang châu Á trong chính quyền Obama.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, quả thật Donald Trump có từng đe dọa xem lại liên minh với Mỹ - Hàn, các nhà phân tích Trung Quốc đã hý hửng với viễn cảnh một cuộc triệt thoái của Hoa Kỳ khỏi châu Á.
Nhưng hôm thứ Tư tuần qua, Donald Trump lên tiếng trấn an bà Park Geun-hye rằng, Mỹ sẽ bảo vệ Hàn Quốc khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào từ CHDCND Triều Tiên.
Trump cũng đã đồng ý gặp ông Shinzo Abe vào tuần tới tại New York, tuyên bố sẽ trang bị thêm 70 chiến hạm tiên tiến cho hải quân Mỹ.
Nhân sự dự kiến cho Bộ trưởng Hải quân tiếp theo là Randy Forbes, ông ủng hộ tăng ngân sách quân sự và chống bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuần này, hai trong số các cố vấn thân cận của Trump trong chiến dịch tranh cử, một Giáo sư kinh tế tên là Peter Navarro nổi tiếng vì chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc, cùng với Alexander Gray, cố vấn của Forbes đã viết trên tạp chí Foreign Policy cho rằng, chính quyền Obama đã không đủ cứng rắn với Trung Quốc.
Hai ông cũng loan báo, Tổng thống Donald Trump sẽ theo đuổi chính sách "hòa bình thông qua sức mạnh" ở châu Á. Navarro và Gray gọi chiến lược "xoay trục" của Obama là thùng rỗng kêu to, đồng thời cam kết sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn với các hành động leo thang ở Biển Đông và Hoa Đông.
Michael Pillsbury, một cựu quan chức Bộ Quốc phòng làm cố vấn cho Trump cũng cáo buộc, chính quyền Obama đã bị Bắc Kinh lừa và đưa ra những gì ông tuyên bố là một âm mưu của Trung Quốc hòng thống trị toàn cầu. [2]
Cá nhân người viết cho rằng, những thông tin từ các cố vấn của Donald Trump liên quan đến chính sách mới của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ là đáng quan tâm, tham khảo.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, Donald Trump là một doanh nhân thành đạt và sành sỏi trước khi bước lên vũ đài chính trị toàn cầu, cho nên thiên hướng chính sách của ông ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tư duy "chi phí tối thiểu, lợi nhuận tối đa."
Và là một tỉ phủ hàng đầu thế giới, chắc chắn Donald Trump sẽ tìm cách giữ túi tiền của mình cũng như của nước Mỹ, cho nên chiến tranh hay xung đột, đối đầu không phải là lựa chọn của ông.
Vì vậy các diễn biến tiếp theo trên Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung sẽ còn phải quan sát thêm từ nhiều khía cạnh và góc độ. 
Tài liệu tham khảo:
[2]https://www.washingtonpost.com/opinions/global-opinions/china-wanted-president-trump-it-should-be-careful-what-it-wished-for/2016/11/11/41e79a36-a82a-11e6-ba59-a7d93165c6d4_story.html

Obama sẽ gặp Tập Cận Bình trấn an về Trump, giải thích về TPP với 11 đối tác

HỒNG THỦY

(GDVN) - Chính quyền Tổng thống Obama đã dừng các nỗ lực vận động Quốc hội phê chuẩn TPP trước khi Donald Trump nhậm chức.
The Straits Times ngày 12/11 đưa tin, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama sẽ gặp gỡ lãnh đạo các nước đồng minh chủ chốt ở châu Âu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi rời Nhà Trắng, hy vọng sẽ trấn an các đối tác sau kết quả bầu cử "gây sốc" - Donald Trump.
Obama dự kiến sẽ gặp lãnh đạo các nước Anh, Pháp và Đức trong chuyến thăm Berlin, đồng thời tổ chức một cuộc họp song phương với ông Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Lima, Peru.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: The New York Times.
Cố vấn hàng đầu của ông Obama, Rhodes cho biết: "Chúng tôi hy vọng cuộc bầu cử sẽ là chủ đề chính trong tâm trí mọi người, bất cứ nơi nào chúng tôi đến".
Nhà Trắng muốn nhấn mạnh rằng, các Tổng thống của đảng Cộng hòa hay Dân chủ đều nhanh chóng gặp gỡ với các đồng minh ở châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tuy nhiên ông Rhodes thừa nhận rằng, chính quyền sắp tới sẽ đưa ra quyết định của riêng mình. [1]
Cũng The Straits Times hôm nay dẫn nguồn tin Reuters nói rằng, chính quyền Tổng thống Obama đã dừng các nỗ lực vận động Quốc hội phê chuẩn TPP trước khi Donald Trump nhậm chức.
Ông Obama sẽ cố gắng giải thích với lãnh đạo của 11 quốc gia khác tham gia TPP vào tuần tới khi ông tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Peru.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã chống lại TPP khi gọi hiệp định này là thảm họa, "hiếp dâm Hoa Kỳ", mất việc làm của người Mỹ...Ông tuyên bố sẽ bỏ TPP, đàm phán lại hiệp định thương mại tự do đã 22 năm với Trung Quốc. [2]
South China Morning Post ngày 12/11 dẫn lời một chuyên gia phân tích hàng đầu ủng hộ TPP cho biết, 11 thành viên TPP nên nhanh chóng đàm phán sửa đổi hiệp định này mà không có Mỹ, trước khi Donald Trump nhậm chức.
Trung Quốc đã nhanh chóng lợi dụng sự không chắc chắn xung quanh TPP để tìm kiếm sự hỗ trợ cho hiệp định thương mại Bắc Kinh dẫn đầu trong khu vực Thái Bình Dương khi ông Tập Cận Bình đi dự APEC.
Nguồn tin ngoại giao và giới phân tích từ Washington được South China Morning Post dẫn lời nhận định, TPP chắc chắn không cứu được khi ông Obama từ bỏ nỗ lực cuối cùng, Jeffrey Schott, thành viên cao cấp Viện Peterson cho biết.
Hiệp ước Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương có lợi cho nền kinh tế trong nước của 11 quốc gia thành viên ngoài Mỹ, Schott cho rằng họ nên đưa ra một TPP tạm thời mà không có Mỹ. [3]

Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy
Hồng Thủy

Nghĩ mãi vẫn chưa ra cách trị tội Vũ Huy Hoàng

Kết quả hình ảnh cho vũ quang hải sabeco
Ông Vũ Huy Hoàng khi còn là bộ trưởng Công Thương. (Hình: Tuổi Trẻ)
“Cũng đã bàn ngay, bàn nhiều rồi đấy nhưng bàn chưa ra được.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc Hội CSVN trả lời báo chí như thế về việc “xử lý” cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng.

Tại hành lang Quốc Hội CSVN, buổi sáng ngày 11 Tháng Mười Một, 2016, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã trả lời báo chí một số câu hỏi liên quan “việc xử lý về mặt chính quyền” đối với nguyên Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, sau khi đã bị “xử lý” về mặt đảng.

Cho tới nay, sau mấy tuần lễ báo chí tường thuật khá nhiều tin tức liên quan tới những quyết định nhân sự của ông Vũ Huy Hoàng từ chuyện Trịnh Xuân Thanh, con trai ông là Vũ Quang Hải đến Vũ Đình Duy, chế độ Hà Nội vẫn còn vô cùng lúng túng với việc trị tội một người từng là bộ trưởng Bộ Công Thương, tức một đảng viên cao cấp, dù đã cả quyết ông ta vi phạm cả điều lệ đảng đến pháp luật của chế độ.

Tại sao đã có các kết luận rằng ông ta vi phạm cả điều lệ đảng và pháp luật của nhà nước thì sao không có lệnh tống giam và khởi tố mà lại “vòng vo tam quốc?”

Tuần trước, sau cuộc họp của Ban Bí Thư do chính Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng chủ tọa, cái ban này đã ra quyết định “cách chức” về mặt đảng đối với cái chức “bí thư đảng ủy” của ông ta nắm giữ khi còn là bộ trưởng Bộ Công Thương. Ngay sau đó, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc vội vàng ra lệnh họp hành báo cáo để có quyết định “hành chính” đối với ông ta về mặt chính quyền, tức là “cách” cái chức bộ trưởng mà ông ta không còn ngồi ở cái ghế đó nữa.

Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị việc này phải báo cáo ông trước ngày 10 Tháng Mười Một, 2016 nhưng tới hôm nay vẫn không có tin gì.

“Thủ tướng nói thế, nhưng các cơ quan còn đang nghiên cứu chưa xong, chính phủ chưa gửi hồ sơ sang Quốc Hội,” ông Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo chí.

Dịp này ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay nguyên nhân của sự lúng túng trong việc trị tội một đảng viên cấp cao với những dấu hiệu phạm tội rành rành nhưng chưa có tiền lệ khiến người ta ngạc nhiên.

“Chưa có, trước đây chưa có bao giờ cả nên mới khó. Tiền lệ pháp luật chưa có quy định nào như thế cả nên bây giờ làm phải đảm bảo đúng pháp lý. Các cơ quan đang nghiên cứu để tham mưu cho chính xác.”

Dưới đây là một phần bản tin của tờ Dân Trí ngày 3 Tháng Mười Một, 2016 (và nhiều báo khác cũng viết tương tự) tường thuật nội dung cuộc họp của “Ban Bí Thư” do ông Nguyễn Phú Trọng chủ tọa, xác định ông Vũ Huy Hoàng vi phạm cả điều lệ đảng lẫn pháp luật nhà nước:

“Đối với Nguyên Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, Ban Bí Thư nhận định, với vai trò, trách nhiệm là bí thư Ban Cán Sự Đảng, bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của ban cán sự đảng Bộ Công Thương.

“Ông Vũ Huy Hoàng đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam; quyết định điều động và đề cử đồng chí Vũ Quang Hải tham gia Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Bia, Rượu, Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) để bầu làm thành viên Hội Đồng Quản Trị, phó tổng giám đốc Sabeco.

“Những việc làm đó đã vi phạm quy định của Ban Chấp Hành Trung Ương về những điều đảng viên không được làm và quy định của Ban Bí Thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, Chống Tham Nhũng, gây bức xúc trong xã hội.

“Nguyên bộ trưởng Công Thương cũng vi phạm các quy định của đảng, pháp luật của nhà nước về công tác cán bộ trong một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, gây hậu quả nghiêm trọng.”

Tại sao ông ta có những vi phạm pháp luật mà lại không bị tống giam rồi lôi ra tòa kết án mà lại họp hành lên xuống mãi vẫn không tìm ra được cách nào? Tại sao bắt bỏ tù những người vận động cho nhân quyền, tự do tôn giáo, kêu gọi tự do dân chủ thì rất nhanh và độc ác, dù trái với các công ước quốc tế về nhân quyền mà chế độ đã ký cam kết tuân hành?
Ngày 9 Tháng Mười Một, 2016, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn vạch ra rằng chỉ có thể cách chức của một người chứ không thể “cách chức… một chức vụ.”

“… Việc cách chức một người đã về hưu, không còn giữ chức vụ đó nữa vừa không thực chất vừa tạo ra những hệ lụy quan trọng…,” tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết.

“Ông Vũ Huy Hoàng được chính phủ đề nghị, Quốc Hội phê chuẩn và chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ bộ trưởng Công Thương. Quốc Hội khóa trước cũng đã miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng của ông này khi chính phủ trước hết nhiệm kỳ. Nay xét về mặt quy định pháp luật, chuyện cách chức bộ trưởng theo kiểu ‘hồi tố’ là không khả thi.” Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn phân tích như thế và viết tiếp rằng: “Giả thử bằng cách nào đó vẫn tiến hành việc cách chức này được theo đúng luật định, hóa ra việc này chỉ là nhằm không công nhận ông Hoàng là bộ trưởng Bộ Công Thương trong nhiệm kỳ 2011-2016? Mà không công nhận ông ta là bộ trưởng, vậy ai là bộ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn đó?”

Ngày 25 Tháng Mười, 2016, cũng tại hành lang quốc hội, Ủy Viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương MTTQ (cơ quan ngoại vi của đảng CSVN) Vũ Trọng Kim khi được hỏi ý kiến về vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, kêu rằng “Phải khởi tố, điều tra mới có có cơ sở pháp luật xem xét cụ thể trách nhiệm.”

Tại sao có những chứng cứ liên quan các quy định tại Bộ Luật Hình Sự mà vẫn lòng vòng?

Tư Ngộ