Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Dân Trí: Giám đốc Sở (Khoa học Công nghệ Quảng Bình) dùng kho cơ quan để cất giữ gỗ trái phép; Xe của sư trụ trì chùa Trấn Quốc được cấp biển xanh, miễn phí cầu đường toàn quốc ?

Dân trí Chiều 18/11, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện một khối lượng gỗ không có bảng kê lâm sản và xác nhận của kiểm lâm theo quy định, được cất giữ tại trụ sở của đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.

Nhận được thông tin phản ánh về việc tại trụ sở của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm, 2 đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đóng ở tổ dân phố 10, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới đang cất giữ gỗ trái phép, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra.
Qua kiểm tra, lực lượng kiểm lâm phát hiện tại đây có 4mgỗ lim hộp là có hồ sơ hợp pháp khi có bảng kê lâm sản, lý lịch gỗ và trên lô gỗ này có dấu búa kiểm lâm. Còn lô gỗ với 35 hộp gỗ chua nhóm 3 thì không rõ nguồn gốc và không có giấy tờ hợp pháp.
Lô gỗ không rõ nguồn gốc và không có giấy tờ hợp pháp. (Ảnh Q.N)
Lô gỗ không rõ nguồn gốc và không có giấy tờ hợp pháp. (Ảnh Q.N)
Chủ nhân của số gỗ này là ông Nguyễn Đức Lý, Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ Quảng Bình. Khi kiểm tra, bà Nguyễn Thị Ái Trinh (vợ ông Lý) chỉ xuất trình được hóa đơn đề ngày 10/12/2014, với khối lượng hơn 2m3, có giá hơn 48 triệu đồng mà không có bảng kê lâm sản hay xác nhận của kiểm lâm theo quy định, trên gỗ cũng không hề có dấu búa kiểm lâm. Vì không có giấy tờ hợp pháp, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ lô gỗ này.
Ngày 8/11, Hạt Kiểm lâm TP Đồng Hới đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với công ty bán gỗ cho ông Nguyễn Đức Lý vì đã thực hiện hành vi bán lâm sản trái quy định của Nhà nước.
Vì không có giấy tờ hợp pháp, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ lô gỗ này. (Ảnh Q.N)
Vì không có giấy tờ hợp pháp, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ lô gỗ này. (Ảnh Q.N)
Mức phạt tiền là 30 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số gỗ chua nhóm 3 với khối lượng hơn 1,8m3 được ông Lý cất giữ tại kho của chi cục. Trong khi đó, trách nhiệm là người mua, cất giữ gỗ lậu chưa được nhắc đến.
Việc ông Nguyễn Đức Lý, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình biến trụ sở của đơn vị trực thuộc thành kho chứa gỗ của gia đình mà trong đó có 1 kho là gỗ trái phép khiến dư luận rất bức xúc.
Đặng Tài






Ngỡ ngàng trước 2 kho gỗ ở Sở KH&CN Quảng Bình

(NLĐO) - Dư luận rất bức xúc khi biết trụ sở của 2 đơn vị trực thuộc Sở KH&CN Quảng Bình trở thành “kho” chứa gỗ.

Đó là trường hợp lạm quyền khó hiểu của ông Nguyễn Đức Lý – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình (KH&CN) khi vị này biến 2 cơ quan trực thuộc sở là Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (chi cục) và Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm (trung tâm) đều có trụ sở tại phường Đồng Phú (TP Đồng Hới) trở thành nơi cất giữ gỗ trong thời gian dài của chính gia đình ông.
Trước đó, nhận được thông tin phản ánh từ người dân, lực lượng của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra.
Tại Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm, các lực lượng chức năng bất ngờ phát hiện một lượng lớn gỗ lim được chất thành đống cao và trùm phủ bạt màu xanh nằm chiếm gần hết diện tích của nhà kho. Tại đây, bà Nguyễn Thị Ái Trinh, Giám đốc Trung tâm (vợ ông Lý) đã xuất trình hóa đơn ghi ngày 22-8-2013 có nội dung: “ông Nguyễn Đức Lý mua của Công ty CP chế biến lâm sản và kinh doanh tổng hợp Quảng Bình (P.Bắc Lý, TP.Đồng Hới) hơn 4 m3 gỗ lim hộp với tổng tiền hơn 97 triệu đồng. Hồ sơ lô gỗ này hợp pháp khi có bảng kê lâm sản, lý lịch gỗ và trên lô gỗ này có dấu búa kiểm lâm”.

Lô gỗ không hề có dấu búa kiểm lâm nhưng bà Trinh vẫn cho là hợp pháp
Lô gỗ không hề có dấu búa kiểm lâm nhưng bà Trinh vẫn cho là hợp pháp
Tiếp đến, tại Trụ sở của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các lực lượng chức năng yêu cầu lãnh đạo của đơn vị này mở cửa để kiểm tra.
Tại đây, mặc dù không có chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản cơ quan này nhưng lạ thay bà Trinh đã tự ý dùng chìa khóa riêng của mình mở nhà kho một cách ngang nhiên. Bước vào trong, đoàn công tác ngỡ ngàng khi cả nhà kho của chi cục được đầu tư xây dựng kiên cố chỉ có chức năng chứa gỗ.
Tiến hành đo đếm, tổ công tác phát hiện trong kho chứa hơn khối lượng hơn 2 m3, với lô gỗ này bà Trinh chỉ xuất trình được đơn đề ngày 10-12-2014, tổng tiền hơn 48 triệu đồng mà không có bảng kê lâm sản và xác nhận của kiểm lâm theo quy định, trên gỗ cũng không hề có dấu búa kiểm lâm. Vì không có giấy tờ hợp pháp, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ lô gỗ trên.
Nhiều người dân bức xúc cho rằng trụ sở, cơ sở vật chất của cơ quan nhà nước được xây bằng ngân sách, từ tiền thuế của dân và để phục vụ việc công chứ không thể bị chính lãnh đạo đơn vị sử dụng vào việc riêng như thế.

Thu giữ gỗ lậu của Giám đốc sở tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình
Thu giữ gỗ lậu của Giám đốc sở tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình
Được biết, khi xác minh nguồn gốc số gỗ tại chính công ty bán gỗ cho gia đình ông Lý, lãnh đạo Công ty không thể xuất trình được bất cứ giấy tờ nào hợp pháp của lô gỗ nói trên. Sau quá trình xác minh, ngày 8-11, Hạt Kiểm lâm TP Đồng Hới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với công ty vì đã thực hiện hành vi bán lâm sản trái quy định của nhà nước. Mức phạt tiền 30 triệu đồng và tịch thu toàn bộ 35 hộp gỗ chua nhóm 3 với khối lượng hơn 1,8 m3 được ông Lý cất giữ tại kho của chi cục.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Độngvào tối 18-11, ông Nguyễn Sĩ Doãn – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đồng Hới, cho biết sẽ không xử lý hình sự vụ việc này vì khối lượng số gỗ chưa đủ để cấu thành tội và chỉ là loại gỗ thông thường. “Vụ việc này chúng tôi đã làm rất nghiêm túc, không bao che và đã xử phạt rất nặng đối với phía công ty bán gỗ nhưng không xử lý người mua vì họ đã có hóa đơn đỏ và bảng kê” – ông Doãn khẳng định.
Bài và ảnh: Minh Tuấn

Trump thắng cử: Liệu Trung Quốc kéo được ASEAN ra khỏi quỹ đạo Mỹ?

Thu Hằng

mediaThủ tướng Malaysia Najib Razak gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh tại Bắc Kinh, ngày 03/11/2016.REUTERS/Jason Lee
Tương lai kế hoạch hình thành một nền hòa bình liên Mỹ (Pax Americana) có thể được quyết định tại chính châu Á, nơi được coi là trung tâm kinh tế của thế kỷ XXI. Trên đây là nhận định của nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Oliver Stuenkel, thuộc Quỹ Fundação Getúlio Varga (Brazil), được đăng trên website The Conversation (15/11/2016).





Việc tiếp tục duy trì trật tự hòa bình này còn phụ thuộc đáng kể vào khả năng của Washington chứng tỏ họ là một tác nhân quan trọng trong vùng, bất chấp sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và hơn hết, Hoa Kỳ vẫn là lực lượng đảm bảo an ninh cho nhiều quốc gia láng giềng của Trung Quốc, như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nếu có thể buộc các nước láng giềng chấp nhận vai trò thủ lĩnh trong vùng (kể cả chấp nhận những yêu sách chủ quyền tại Biển Đông), thì Bắc Kinh có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ tại một khu vực có hơn một nửa dân số toàn cầu sinh sống.
Mong muốn này của Bắc Kinh không có gì là đáng ngạc nhiên. Không một quốc gia nào mang tham vọng trở thành đại cường lại có được vị thế và sự tôn trọng bằng cách nhường trách nhiệm đảm bảo an ninh đối với các nước sân sau của mình cho một nước nằm ngoài khu vực.
Sáng kiến của Trung Quốc và đòn trả đũa của Mỹ
Để nhận được sự ủng hộ trong vùng, Trung Quốc đã tung hàng loạt sáng kiến mang tính biểu tượng cao để lôi kéo các nước láng giềng vào việc thành lập các định chế, như Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (AIIB), Hội nghị thượng đỉnh về Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia, CICA) và xây dựng các hành lang kinh tế đi qua Pakistan và Miến Điện dẫn đến Ấn Độ Dương (CPEC).
Các nỗ lực của Bắc Kinh bị chế giễu là “ngoại giao ngân phiếu” và Trung Quốc bị chỉ trích dùng tiền mua bạn bè. Nhưng nếu thành công, mọi cố gắng của quốc gia Đông Á này sẽ giúp hình hành một châu Á mà Trung Quốc là trung tâm (Sinocentric Asia) ngày càng lớn mạnh.
Dự án tham vọng nhất của Trung Quốc là “Con đường Tơ lụa mới”, còn được gọi là “Một Vành Đai Một Con Đường”. Hành lang kinh tế này sẽ chạy xuyên lục địa Á-Âu, không chỉ kết nối Trung Quốc với Trung Đông và châu Âu, mà còn liên kết nước này vào khu vực.
Trung Quốc đầu tư vào sáng kiến “Một Vành Đai Một Con Đường” từ 800 tỉ đến 1.000 tỉ đô la với gần 900 dự án tại hơn 60 nước đối tác. Dự án của Bắc Kinh đồ sộ đến mức nhiều nhà bình luận so sánh với Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ vào năm 1948 để giúp châu Âu tái kiến thiết sau Thế Chiến II.
Phản ứng của Hoa Kỳ về các sáng kiến của Trung Quốc được thể hiện trên hai mặt. Thứ nhất, Washington tìm cách cản trở ngân hàng AIIB bằng cách gây áp lực để các nước khác không gia nhập. Thế nhưng, nỗ lực này bị thất bại thảm hại khi Anh Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, lại là nước đầu tiên phá rào. Hiện nay AIIB có 50 thành viên, trong đó có rất nhiều đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới.
Tiếp theo, Hoa Kỳ xúc tiến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước tham gia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Úc, New Zealand, Canada, Mêhicô, Chilê và Pêru. Nếu được nghị viện tất cả các thành viên thông qua, đây sẽ là bằng chứng thực tế đầu tiên trong chiến lược “xoay trục sang châu Á” của tổng thống Barack Obama, vốn cho đến nay làm được thì ít mà nói thì nhiều.
Bị gạt ra khỏi TPP, Trung Quốc trả đũa bằng cách xúc tiến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (the Regional Comprehensive Economic Partnership, RCEP) và loại trừ Hoa Kỳ. Hiệp định này cũng được đánh giá là giúp Bắc Kinh và Tokyo xích gần nhau hơn. Hiệp định RCEP gồm một loạt quy định liên quan đến đầu tư, kinh tế, hợp tác kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và quản lý chính phủ.
Những đồng minh đặc biệt của Mỹ
Sự tranh giành ảnh hưởng tại châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc giải thích tại sao hồi chuông báo động đã ngân lên tại Washington khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố“chia tay” với Mỹ. Thật vậy, từ khi đắc cử tổng thống Philippines, rất nhiều phát biểu của cựu thị trưởng Davao đã lật lại vấn đề quan hệ đối tác có từ nhiều thập kỷ với Washington.
Một tháng sau, thủ tướng Malaysia Najib Razak đã làm một việc gần như vậy : xích lại gần với Bắc Kinh khi ông thông báo mua các tầu tuần duyên của Trung Quốc. Đây là hợp đồng quốc phòng lớn đầu tiên giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh, đồng thời là một tín hiệu đáng chú ý, do Hoa Kỳ cũng kỳ vọng đạt được một thỏa thuận tương tự với Malaysia.
Tất cả những động thái trên rất đáng ngạc nhiên vì cả Philippines và Malaysia đều có tuyên bố chủ quyền với các quần đảo và bãi đá đang có tranh chấp tại Biển Đông. Washington từng hy vọng sử dụng mối quan hệ căng thẳng tại đây để xây dựng một liên minh trong vùng chống lại Bắc Kinh và gây sức ép quốc tế với Trung Quốc.
Philippines là nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông duy nhất có hiệp ước đồng minh với Mỹ. Năm 2014, cả hai đối tác đã ký Hiệp định Nâng cao Hợp tác Quốc phòng (The Enhanced Defence Cooperation Agreement, EDCA), cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận với năm căn cứ quân sự của Philippines.
Thế nhưng có nhiều lý do giải thích vì sao Philippines và Malaysia lại “rũ áo ra đi”. Lãnh đạo hai nước này có những lý do đặc biệt để ngả về phía Bắc Kinh và lãnh đạo các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực không thể viện dẫn những lý do tương tự.
“Cuộc chiến chống ma tuý” gây nhiều tranh cãi của tổng thống Duterte vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, buộc Hoa Kỳ phải lên tiếng chỉ trích. Còn tại Malaysia, thủ tướng Najib đang bị áp lực sau khi Mỹ điều tra gian lận của quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
Tương lai trong vùng sẽ ra sao ?
Điều quan trọng không nên quên là các phát biểu hùng hồn thân Trung Quốc thông thường không đi đôi với hành động. Hiện Malaysia đang tập trận chung với Bắc Kinh, nhưng mối quan hệ giữa Kuala Lumpur và Washington vẫn mạnh hơn. Ngoài trường hợp của Bắc Triều Tiên, hai láng giềng của Trung Quốc là Lào và Cam Bốt vẫn gắn bó với Washington hơn là với Bắc Kinh. Hơn nữa, người dân ở châu Á vẫn ưa thích Hoa Kỳ hơn Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua số người châu Á mong muốn sáng Mỹ hơn là đến Trung Hoa.
Tuy nhiên, kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm duy trì mạnh mẽ ảnh hưởng chính trị ở châu Á và xây dựng các quan hệ liên minh để kiềm chế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể. Trước hết, một số đồng minh của Mỹ không tin tưởng nhau, như trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Và điều này có thể dẫn đến nhiều rắc rối trong hoạt động tập thể, như từng được nêu trong lý thuyết “kẻ hưởng thụ miễn phí” (free-riding) trong quan hệ quốc tế, có nghĩa là những người thụ hưởng từ thành quả chung mà không chịu đóng góp.
Ngoài ra, nhiều nước trong khu vực ngày càng phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Thực tế này cũng làm giảm tinh thần chống đối Bắc Kinh. Cho dù nhìn chung, trên nguyên tắc, các nước này dường như chống lại Trung Quốc hơn là ủng hộ, do gần gũi về mặt vị trí địa lý và tham vọng bá quyền trong vùng của Bắc Kinh. Rất ít khả năng tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ủng hộ TPP, trong khi đó Trung Quốc luôn đưa ra những “sáng kiến” để kéo các nền kinh tế trong vùng vào quỹ đạo của mình. Như vậy, rõ ràng thời cơ đang nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh.
Các nước trong vùng có thể chọn một chiến lược tay đôi : vừa duy trì mối quan hệ với Mỹ như một đồng minh bảo đảm an ninh, vừa hưởng lợi từ tiến trình hội nhập kinh tế rộng rãi hơn với Trung Quốc. Theo nhận định của nhà nghiên cứu, một vài nước trong số này, như Việt Nam và Philippines, có thể là những bên được hưởng lợi nhiều nhất từ mối quan hệ năng động này, với điều kiện họ phải sử dụng ngay các lá bài đang có. Ví dụ, tổng thống Duterte có thể chỉ tìm cách đạt thêm được sự đảm bảo chắc chắn hơn về an ninh từ phía Mỹ, đồng thời vẫn nhận được thêm hỗ trợ từ Trung Quốc.
Tác giả bài viết kết luận trong khi Hoa Kỳ đang phải tập trung vào mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Tây phương và Nga, cũng như tình hình bất ổn vẫn dai dẳng ở Trung Đông, thì tương lai trật tự thế giới lại được quyết định ở các khu vực xung quanh Trung Quốc.

Giúp cơ quan điều tra tìm ra kẻ tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài?

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho trịnh xuân thanh ở nước ngoài
Theo một nguồn tin trên mạng (chưa kiểm chứng): Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là sang Canada từ ngả Trung Quốc; Từ Canada, Trịnh Xuân Thanh còn bay qua Đức nhưng đã bị hải quan cử khẩu Đức giữ lại 4, ngày sau đó trục xuất trở lại Canada…
Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?
Nếu nguồn tin này là xác thực thì xin nêu một số suy đoán để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?
Thứ nhất, nếu Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh thì có 2 khả năng: xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ?
Thanh có hộ chiếu này và chỉ bằng hộ chiếu Công vụ thì mới vào được Trung Quốc bằng con đường chính ngạch không cần visa vì Trung Quốc miễn thị thực cho những ai mang hộ chiếu công vụ vào Trung Quốc. Từ con đường chính ngạch này Thanh mới có cơ sở pháp lý để mua vé may bay bay qua Canada…
Khả năng thứ 2: Cũng có thể Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông; Loại hộ chiếu này muốn vào sâu trong Trung Quốc mua vé từ đây để qua Canada đòi hỏi phải được cấp visa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ?
Để bay được sang Canada và sau đó sang Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải có visa vào Canada và Đức; Để có 2 loại visa cực khó này đòi hỏi Thanh phải có một đường giây cực mạnh để xin cấp từ Đại sứ quán Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc ?
Rất có thể Thanh đã xin visa vào Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc còn Thanh vào Đức thì xin visa tại Đại sứ quán Đức tại Canada…Các hãng hàng không quốc tế chỉ bán vé máy bay chuyên chở cho những ai có visa…
Một dấu hỏi đặt ra với một số cơ quan chức năng liên quan tới việc bỏ trốn của Trịnh Xuân Thanh:
Ai đã cho phép Thanh giữ hộ chiếu công vụ, nếu quả thật Thanh sử dụng nó để bỏ trốn ra nươc ngoài ?
Vì theo Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày ngày 24 tháng 12 năm 2012  của Thủ tướng Chinh phủ quy định tại mục 4 và 5 của Điều 4. Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu quy định:                   
“4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác ở nước ngoài, phải nộp lại hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Thủ trưởng cơ quan quản lý hộ chiếu quyết định.
5. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để các cơ quan này thực hiện việc quản lý hộ chiếu theo quy định tại Quyết định này…”
Điều 5 của Quyết định 58/2012/QĐ-TTG Trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ chiếu:
1. Quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thuộc phạm vi quản lý của mình, bao gồm các công việc sau:
a) Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ tại cơ quan quản lý hộ chiếu, không để thất lạc, ẩm ướt, hư hại hoặc không sử dụng được.
b) Bàn giao hộ chiếu cho cán bộ, công chức khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận. Nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng dưới 6 tháng thì thông báo cho đương sự biết để chủ động đề nghị gia hạn hoặc cấp hộ chiếu mới.
c) Chuyển hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu mới khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác.
d) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu theo quy định sau khi nhập cảnh về nước và có biện pháp kịp thời thu hồi hộ chiếu…”
Theo các quy định này, có 2 cơ quan liên đới chịu trách nhiệm về việc Trịnh Xuân Thanh nếu quả thực Thanh sử dụng Hộ chiếu công vụ để bỏ trốn đó là Bộ Công thương và UBND tỉnh Hậu Giang…Vì Thanh công tác tại Bộ Công thương trước khi về làm Phó Chủ tịch tỉnh này.
Theo quy định của Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng thì hộ chiếu công vụ của Thanh phải do Bộ Công thương quản lý; Khi Thanh về Hậu Giang, Bộ Công thương phải bàn giao có ký nhận hộ chiếu công vụ của Thanh cho UBND tỉnh Hậu Giang…Hai cơ quan này sẽ không chịu trách liên đới việc Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn nếu hiện đang quản lý hộ chiếu của Thanh ?
Đây là một trong các dữ liệu quan trọng giúp cơ quan điều tra có thể lần tìm ra manh mối: ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh dung hộ chiếu công vụ và xin được visa để bỏ trốn ra nước ngoài nếu nguồn tin trên là xác thực ?!
Tóm lại điểm đột phá cần điều tra làm rõ: ai đã cấp hoặc lờ cho Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn? Bộ Công thương hay UBND tỉnh Hậu Giang ? Điều này không khó tìm ???

Phạm Viết Đào.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

BBC: Trung Quốc phản đối Việt Nam cải tạo đường băng

  • 2 giờ trước
Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt NamImage copyrightCSIS/AMTI
Image captionHình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc ngay lập tức phản đối khi nghe tin từ một cơ quan nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho biết Việt Nam đang cải tạo đường băng trên đảo Trường Sa Lớn mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu (Asia Maritime Transparency Initiative - AMTI), trụ sở tại Washington DC, nói hình ảnh từ vệ tinh mà tổ chức này có được cho thấy Việt Nam đã kéo dài đường băng trên đảo từ 760m lên 1,2km.
AMTI là một dự án thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).
Cơ quan này cũng nói rằng đường băng kéo dài nay có thể được sử dụng cho các máy bay vận tải, tuần thám biển và chiến đấu cơ.
Ngay lập tức Trung Quốc lên tiếng phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói với các nhà báo tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với quần đảo mà nước này gọi là Nam Sa và "cực lực phản đối sự chiếm đóng trái phép của các nước khác" tại đây.
Ông Cảnh Sảng nói: "Trung Quốc một lần nữa mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia liên quan tôn trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, dừng ngay việc chiếm đóng và xây dựng trái phép, rút ngay người và cơ sở [khỏi Trường Sa]".

Chưa thấm tháp gì

Phúc trình của AMTI nói Việt Nam đã mở rộng diện tích đảo Trường Sa Lớn trong những năm qua thêm 23 hectare nhưng vẫn còn chưa thấm tháp gì so với Trung Quốc.
Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng đường băng cho máy bay quân sự trên ba đảo nhân tạo mà nước này phát triển ở Biển Đông từ năm 2013.
Hoa Kỳ, vốn công khai chỉ trích các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc, đã tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước, nhất là Việt Nam, ở khu vực Biển Đông.
Ngoài việc mở rộng đường băng, Việt Nam cũng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng của mình trên các đảo mà Việt Nam kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.
Hãng tin Reuters dẫn lời Anna Richey-Allen, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có hành động giảm căng thẳng và giải quyết các khác biệt một cách hòa bình".
Cũng hãng tin này dẫn nguồn riêng cho biết hồi tháng Tám rằng Việt Nam đã điều giàn phóng hỏa tiễn ra Biển Đông nhằm tăng năng lực phòng thủ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tin này không chính xác nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Các đảo đang được các nước cải tạo mở rộng ở Trường SaImage copyrightCSIS/AMTI
Image captionCác đảo đang được các nước cải tạo mở rộng ở Trường Sa

Chủ đề liên quan

Một đại gia Nghệ An xây dinh thự mô phỏng theo Tử Cấm Thành; Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng lại được thiết kế bởi người Việt

"Đột nhập" xem nội thất dinh thự như Tử Cấm Thành ở Nghệ An

11/17/2016


Bên trong dãy nhà như Tử Cấm Thành ở xứ Nghệ, người chủ nhân ưu ái sắm toàn những nội thật “độc” và đắt tiền khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ khen ngợi.



Người dân địa phương nơi đây cho biết, trước khi trở thành một đại gia có tiếng, chủ nhân ngôi nhà này cũng từng có một cuộc sống rất khó khăn. Tuy nhiên, gặp thời thế, ông Cường đã sang Lào làm ăn và nổi tiếng từ đó.


Ngôi nhà nằm trên mảnh đất có diện tích rộng hơn 4000m2 gồm có 4 căn nhà làm bằng gỗ. Tất cả các căn nhà nằm tách biệt nhau nhưng nối với nhau bằng một cầu thang bằng gỗ rất đẹp.


Theo tiết lộ của chủ nhân, ngôi nhà này được ông mô phỏng theo thiết kế của Tử Cấm Thành - một khu du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.


Tượng Di Lặc được ông Cường cho chạm từ khúc gỗ nguyên khối và để trước ngôi nhà chính.


Ngôi nhà này được ông Cường khởi công xây dựng năm 2005. Sau 5 năm, toàn bộ dãy nhà này mới được hoàn thiện.


Theo ông Cường, ông đã thuê những người thợ giỏi nhất về chạm khắc gỗ để đưa sang học theo thiết kế của dãy nhà Tử Cấm Thành rồi về làm lại.


Thời điểm cho xây dựng ngôi nhà, biết được tin này, rất đông người dân trong và ngoài tỉnh đã kéo về để chiêm ngưỡng. Cũng vì thế, một số nhà người dân xung quanh được dịp làm ăn nhờ dịch vụ buôn bán và gửi xe.


Hai bên cửa chính ngôi nhà, ông Cường cho đặt 2 tượng con voi lớn có voi nhỏ đi kèm dưới chân. Toàn bộ đều được tạc ra từ những khúc gỗ nguyên khối.


Toàn bộ dãy nhà này đều được làm bằng gỗ.


Nguyên liệu gỗ này chủ yếu là đinh hương, giáng hương và cẩm lai được chủ nhân lấy từ Lào về. Phải mất hơn 2000m3 gỗ, chủ nhân mới hoàn thiện được dãy nhà "có một không hai" này.


Dãy nhà độc đáo này có 4 căn nhà nằm tách biệt nhau.


Dãy nhà 2 tầng bên trên được làm hoàn toàn bằng gỗ nằm phía bên phải của dãy nhà chính.


Các căn nhà nằm tách biệt nhau nhưng được nối với nhau bằng những cầu gỗ.


Những cây cầu gỗ này có thiết kế hoa văn rất đẹp, độc đáo, xung quanh được treo nhiều đèn lồng.


Không gian của một gian trong ngôi nhà chính.


Bộ bàn ghế được làm từ gỗ quý dài và rộng đặt để tiếp khách giữa gian phòng.


Trong nhà này, ông Cường trưng bày rất nhiều đồ, chủ yếu là đồ làm từ gỗ và một số đồ cổ ông sưu tầm được.


Toàn bộ phần mái được làm bằng gỗ và ốp ngói phía ngoài. Bên trên xà vẫn ghi rõ ngày khởi công làm nhà là 12/2 năm Ất Dậu tức năm 2005.


Ngôi nhà này được thiết kế rất công phu, tỉ mỉ từng chi tiết. Bất kể một xà ngang hay bậc cửa nào cũng được chạm trổ các họa tiết hình các loại chim thú, hoa lá cỏ cây.


Phía trên các bức tường, ông Cường cho thợ chạm trổ nhiều bức tranh phong cảnh tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho căn nhà.


Những chiếc đầu con tuần lộc được treo trong căn nhà.


Đầu con hươu làm trang trí trên bức tường.


Không gian nhà chính rộng gần 400m2.


Ông Cường có hai bộ bàn ghế rất quý như này trong căn nhà.


Theo ông Cường, có nhiều người đến hỏi và xin để lại, nhưng ông nhất quyết giữ lại.


Một chiếc sạp lớn nguyên khối gỗ được đặt trong gian phòng ngôi nhà chính.


Một chiếc sạp lớn khác trong căn nhà chính cũng được làm từ khối gỗ nguyên.


Xung quanh các sạp và tủ được ông Cường cho khảm loại ốc Singapore (500 triệu/1kg) tạo nên vẻ sáng đẹp và sang trọng.


Chiếc tủ được khảm ốc sáng loáng.


Ngoài 4 căn nhà, ông Cường còn cho xây một cái chòi, bên trong có bàn ghế để thưởng thức rượu và trà.


Bên trong chòi được thiết kế rất công phu.


Bức tường bao quanh khu nhà này cao khoảng hơn 3 mét, dát toàn đá trắng tròn. Tường có mái lượn sóng. Để xây được bức tường này chủ nhân đã bỏ ra khoảng 2 tỉ đồng.
Căn nhà này được bảo mật rất cao. Bốn phía đều được xây tường rao cao ngất ngưởng. Ngoài những người bạn thân thiết và người làm công thì chẳng ai vào được căn nhà này.


theo Trí Thức Trẻ



Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng lại được thiết kế bởi người Việt

Giữa trung tâm Bắc Kinh là một tòa thành nguy nga, tráng lệ, nơi cư ngụ của nhiều vị hoàng đế 2 triều Minh, Thanh –Tử Cấm Thành. Nếu như người Trung Hoa luôn tự hào về một công trình đồ sộ vào bậc nhất thế giới, thì ít ai biết rằng, công trình ấy lại có đóng góp không nhỏ của một người Việt tên là Nguyễn An.
tu-cam-thanh
Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng được thiết kế bởi người Việt (Ảnh: lotuspro.net)
Nguyễn An là ai?
Theo nhiều ghi chép khác nhau, Nguyễn An (1381-1453), còn được gọi là A Lưu khi sống ở Trung Quốc, là người vùng Hà Đông, nay là địa phận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông từng tham gia vào công cuộc xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông, nhà Trần. Khi đó, Nguyễn An mới gần 16 tuổi.
Năm 1407 (có tài liệu ghi là 1406), nhà Minh đem quân xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép lại thời điểm lịch sử ấy: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…” Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.
tu-cam-thanh1
(Ảnh: lotuspro.net)
Bén duyên với Tử Cấm Thành
Sống dưới triều Minh, Nguyễn An đã trải qua 5 đời vua khác nhau, bắt đầu từ Minh Thành Tổ Chu Đệ (hiệu Vĩnh Lạc).
Chu Đệ vốn là con trai thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương – vị hoàng đế khai quốc triều Minh. Chu Đệ đa mưu, túc trí, tài năng xuất chúng, dũng mãnh hơn người nhưng lại không được truyền ngôi báu mà chỉ được phong làm Yên vương, đóng đô ở Bắc Bình (còn gọi là Yên Kinh). Vì nuôi mộng đế vương, ông đã dấy khởi binh đao và cướp ngôi từ Huệ Đế, vốn là cháu trai của mình. Để hợp pháp hóa việc lên ngôi, ông dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình, sau đổi thành Bắc Kinh, và ra lệnh xây dựng một hoàng cung vĩ đại chưa từng có, mang tầm vóc sánh ngang với đất trời. Đó chính là Tử Cấm Thành mà chúng ta đang nói đến.
tu-cam-thanh2
(Ảnh: lotuspro.net)
Không tin tưởng vào văn võ bá quan mà chỉ trọng dụng thái giám cận thần, Chu Đệ đã giao phó trọng trách này cho Nguyễn An – người được ông tin tưởng là có tài năng lại chính trực, liêm khiết, xứng đáng với vị trí của một “tổng đốc công” (tổng công trình sư). Như vậy, cùng với những kiến trúc sư khác như Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Khoái Tường, và Lục Tường, Nguyễn An đã có đóng góp to lớn để tạo nên một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của lịch sử 5000 năm Trung Hoa.
Tinh hoa phát tiết…
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 thì hoàn tất. Từ các tài liệu ghi chép lại, có thể thấy Nguyễn An đã tham gia vào công trình này từ giai đoạn vẽ đồ án thiết kế, đào tạo nhân lực, cho đến chỉ đạo thi công và giám sát hiện trường. Theo cách gọi của thời đại ngày nay thì ông vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà quy hoạch, đồng thời là kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án.
Sách “Kinh thành ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ mô tả rằng:“Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”
Tài năng của Nguyễn An đã được nhiều sử gia đời Minh và các nhà nghiên cứu sử học trên thế giới hết lời ca ngợi. Thậm chí, các vị vua triều Minh đều xem ông như một bậc “kỳ nhân”, tin tưởng và trọng dụng ông trong mỗi lần trùng tu, sửa chữa, và tái thiết Tử Cấm Thành. Nhiều sử sách Trung Quốc như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục”, hay “Kinh kỳ ký thắng” và “Thủy Động nhật ký”,… đều ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn An.
tu-cam-thanh3
(Ảnh: lotuspro.net)
Cho đến nay, người ta vẫn còn kể lại những giai thoại về chuyện Nguyễn An xây Tử Cấm Thành. Một trong số đó là câu chuyện chiếc lồng ve sầu khởi nguồn cho ý tưởng để ông vẽ họa đồ. Ông cũng cho thấy một trí tuệ thông minh hơn người và tài năng xuất chúng khi tự mình nghĩ ra cách vận chuyển khối cẩm thạch nặng trên 600 tấn từ một nơi cách xa Bắc Kinh đến hàng ngàn kilomet mà không phải hao người tốn của. Giải pháp của Nguyễn An khiến ta liên tưởng đến các kiến trúc sư vĩ đại của Ai Cập đang vận chuyển những khối đá khổng lồ để xây dựng kim tự tháp. (Hai câu chuyện trên đều được kể lại chi tiết trong đoạn phim của ZDF Dokukanal cuối bài viết này).
Kỳ tích Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa, là chứng tích huy hoàng cho một thời phong kiến và là dấu ấn quyền lực của các vị hoàng đế Trung Quốc cuối cùng. Với những tòa điện nguy nga và lối kiến trúc hào nhoáng, diễm lệ, nơi đây quả thực giống như một chốn thiên cảnh giữa trần gian.
tu-cam-thanh4
Với những tòa điện nguy nga và lối kiến trúc hào nhoáng, diễm lệ, nơi đây quả thực giống như một chốn thiên cảnh giữa trần gian – Tử Cấm Thành trong bức tranh từ thời nhà Minh, hiện được lưu giữ ở bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh (Ảnh: Wikipedia)
Mặc dù vậy, Tử Cấm Thành vẫn thấp thoáng lối kiến trúc của người Việt xưa. Theo phân tích của GS. Trần Ngọc Thêm, thì so với cố đô Nam Kinh và các kinh thành trước đó, Tử Cấm Thành có hai điểm mới. Thứ nhất, các kinh thành cũ đều được thiết kế theo hình vuông, nhưng Tử Cấm Thành lại là hình chữ nhật. Thứ hai, Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng thành bảo vệ (tam trùng thành quách) trong khi những công trình khác chỉ có 1 hoặc 2 lớp. Hai sự thay đổi này được đánh giá là chịu ảnh hưởng của tư duy kiến trúc Việt, ví dụ như Cổ Loa cũng có 3 vòng thành.
Nếu nhìn vào cách bố trí của Tử Cấm Thành, ta có thể thấy rằng không một chi tiết nào là ngẫu nhiên, bởi tất cả đều dựa trên những chuẩn mực lâu đời và mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
Từ cách sắp xếp, bố cục, từ tên gọi mỗi điện cung, cho tới từng chi tiết như màu sắc, họa tiết, trang trí, v.v, Tử Cấm Thành quả thực không chỉ là công trình kỳ vĩ bậc nhất, mà còn là tinh hoa của văn hóa Đông phương, như: kính Trời, trọng Đạo, Thiên-Nhân hợp nhất, và Âm-Dương hòa hợp.
Trải qua gần 600 năm với những phong ba bão táp của đời người và biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, Tử Cấm Thành vẫn còn đó như một chứng tích của thời gian. Khi trầm trồ chiêm ngưỡng cái uy nghi kỳ vĩ của cố cung xưa, cũng không thể không nhớ tới người đã có công xây dựng nên công trình ấy.
tu-cam-thanh5
(Ảnh: lotuspro.net)
Xin kết thúc bài viết này bằng lời nhận xét của nhà sử học Trương Tú Dân (Trung Quốc):
“Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An – A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên.”
Phim tài liệu “Tử cấm thành – Bản di chúc của một bạo chúa” do đài ZDF Dokukanal (CHLB Đức) thực hiện đã cho thấy những đóng góp lớn lao của Nguyễn An khi xây dựng Tử Cấm Thành:
(Bài viết có tham khảo nhiều tư liệu khác nhau, trong đó có những đánh giá của GS. Trần Ngọc Thêm, phim tài liệu “Tử cấm thành – Bản di chúc của một bạo chúa”, Wikipedia và một số tài liệu khác)

Theo DKN