Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Giải mã bí ẩn đằng sau tờ tiền giấy đầu tiên của ông vua cá tính nhất trong lịch sử Việt Nam

Untitled-1
Ngày nay ở Việt Nam, người ta dùng tiền giấy, polime rất tự nhiên, phổ biến. Nhưng khởi nguồn cho sự xoay chuyển từ “lượng bạc”, “tiền đồng” của người xưa sang “tiền giấy” để tiêu dùng cũng còn nhiều điều khá bí ẩn. 
Hồ Qúy Ly – cha đẻ của tiền giấy
Hồ Quý Ly (1336 – 1407) khi ấy chỉ là một quý tộc nhưng có quyền lực trong tay thâu tóm toàn bộ triều chính nhà Trần đương thời. Bởi lẽ trước đó tham vọng của ông đã được xây dựng theo một kế hoạch khá vẹn toàn: hai người cô ruột cùng con gái của Hồ Qúy Ly là vợ vua Trần, ông cũng kết hôn với Huy Ninh công chúa làm rể vua Trần Nghệ Tông.
Thời kỳ ấy vào cuối thế kỷ XIV, sau một thời gian dài thịnh trị, triều đình nhà Trần bắt đầu tụt dốc do rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội: thuế dịch nặng nề, người dân điêu đứng vì tệ cho vay nặng lãi, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nước… Đời vua Trần Thuận Tông vào năm 1396 đánh dấu sự thâu tóm quyền lực trong tay Hồ Quý Ly. Ông tiến hành một loạt các cải cách về kinh tế – xã hội. Trong đó, đáng chú ý đến việc thay đổi tài chính, ông phát động thu tiền đồng và cho in tiền giấy, gọi tên là “Thông bản hội sao”.
Chân dung Hồ Quý Ly. Ảnh từ Soha
Chân dung Hồ Qúy Ly
“Thông bản hội sao” chính là cái tên của loại tiền giấy đầu tiên được phát hành tại Việt Nam vào tháng 4/1396. Trước đó, từ Thông bảo là tên gọi chung cho loại tiền đồng, đến khi cải cách thành tiền giấy thì thêm từ Hội sao. Ý nghĩa thể hiện trên tờ tiền với các hình ảnh hội họa nhất định được sao chụp lại trên đó.
Đây là tờ tiền giấy đầu tiên có giá trị được lưu hành phổ thông trong thời đại phong kiến có 7 mệnh giá với những hình vẽ khác nhau. Mỗi hình vẽ dùng để phân biệt mệnh giá của một tờ tiền, đằng sau đó, những hình vẽ cũng hàm chứa ý nghĩa, gắn với đời sống kinh tế văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Đại Việt trong suốt chiều dài lịch sử.
7 mệnh giá là 7 sự khám phá
Hình cây rong trên tờ 10 đồng
Hình ảnh cây rong thuộc nhóm hoa văn thực vật, là cách điệu cho loài cây lương thực chính của Đại Việt, cây lúa nước, cũng là biểu trưng cho mùa màng, ước mơ vụ mùa bội thu, dân chúng no đủ, cũng là mong ước của các vương triều phong kiến bấy giờ. Mặc dù trước đó những mẫu hình quen thuộc là tứ quý Tùng -Trúc -Cúc – Mai tượng trưng cho sự giao hồi 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông với niềm ước vọng của sự may mắn, thịnh vượng, no đủ.
Tờ 10 đồng có hình cây rong.
Tờ 10 đồng có hình cây rong
Hình sóng nước trên tờ 30 đồng
Trong văn hóa Việt từ cổ đại, chữ Thủy khá được trân trọng. Đặc biệt, đối với cư dân nông nghiệp như Đại Việt, là nước là nguồn sống của con người, là sự khởi đầu của vạn vật và là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế phong kiến. Hình ảnh sóng nước gắn liền với các hình tượng như rồng phun nước, cá chép hóa rồng… gắn bó sâu sắc với văn hoá tâm linh người Việt.
Hình mây trời trên tờ 1 tiền
Theo quan niệm của người xưa, mây mang đến những dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc. Đối với cư dân nông nghiệp, mây dấu hiệu báo hiệu cơn mưa, mang đến điềm báo cát tường, như mây ngũ sắc cũng có nghĩa là ngũ phúc. Hình tượng mây trời cũng gắn với hình Long, tức là Rồng trong cội nguồn văn hóa Thần truyền người Việt, khi đức Phật ra đời, có mây ngũ sắc toả ánh hào quang. Trong những lễ tế thần, người xưa quan niệm có ứng nghiệm là khi có những đám mây trắng hoặc mây ngũ sắc hiện ra. Và, một lần nữa, sự “may mắn” này được chọn thể hiện trên tiền giấy.
Hình rùa trên tờ 2 tiền
Hình tượng Rùa là một biểu tượng thiêng liêng, là linh vật mang đến điềm lành, hạnh phúc cho con người. Rùa có chiếc mai dạng mái vòm, là biểu tượng của bầu trời; bụng rùa phẳng được biểu tượng cho mặt đất. Rùa có tuổi thọ tưởng chừng như bất diệt, cho nên rùa là con vật thiêng, biểu tượng cho sự trường sinh, bất lão, cho sinh lực và sự trường tồn vĩnh cửu.
Tờ 3 tiền có hình lân
Kỳ lân là một con vật tưởng tượng, có đầu rồng thân thú, biểu tượng cho sự trường thọ, oai phong, báo hiệu điềm lành, biểu trưng cho hòa hợp âm dương. Kỳ lân là một vật linh thiêng trong bộ Tứ linh. Kỳ lân khi xuất hiện là báo hiệu sự ra đời của minh chúa, hay bậc hiền nhân quân tử.
Trong điêu khắc trang trí đình làng, con lân không ở những vị trí trung tâm, trang trọng như con rồng. Nó có mặt ở trên gác thờ, trên nóc đình, trên cửa nghi môn… để tô điểm và canh chừng các thế lực tà ám.
Tờ 5 tiền vẽ phượng
Phượng là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Chim phượng là biểu tượng cho phúc lộc và sự sang quý.
Chim hoàng là biểu tượng cho hoàng hậu, xuất hiện bên cạnh hình tượng rồng của vua, chính vì vậy hình ảnh long, phụng thường xuất hiện cùng nhau. Phượng hoàng là con vật hiền đức, báo hiệu điềm lành. Theo truyền thuyết, phượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời thịnh trị. Đây cũng là ước mong của vương triều phong kiến Đại Việt.
Tờ 1 quan có hình rồng
Rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là biểu hiện của khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên và chinh phục chính mình của con người.
tờ tiền giấy có giá trị 1 quan in hình Long. Anh Tri thức trẻ
Hình Rồng trên tờ 1 quan
Hình tượng Rồng trong văn hoá Việt rất linh thiêng, nó là hình tượng của cội nguồn, của đoàn kết dân tộc, đó là Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt. Rồng là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, uy lực bất bại trước kẻ thù.
Trong văn hóa nông nghiệp, Rồng là linh vật mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng và thông thái. Đồng thời còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: Cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực. Trên hết, rồng đại diện cho Thiên tử, thể hiện quyền uy, củng cố thêm vương quyền và thần quyền tuyệt đối cho người đúng đầu đất nước.
Sáng tạo chuyên nghiệp nhưng tiền giấy nhận “cái chết yểu”
photo-1-1478159372027
Hình tương rồng thời nhà Hồ
Khi ra đời, tờ tiền đầu tiên mang một sứ mệnh cao cả mà Hồ Qúy Ly mong đợi: giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, thương mại khó khăn vì tiền tệ hiếm hoi do hệ chiến trước đó cùng hiện tượng đầu cơ tích trữ của quý tộc. Chính vì thế tiền giấy như một “đòn đánh” trực diện vào tầng lớp quan lại, quý tộc đại địa chủ nhà Trần.
Việc phát hành tiền giấy của Hồ Quý Ly cũng tạo ra phương tiện chi trả và thu gom kim loại để đúc súng thần công  để góp phần hiện đại hóa quân đội để xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì thế mà những tờ tiền đầu tiên này cũng khẳng định tham vọng thay đổi thể chế chính trị xã hội, thay đổi vương triều của Hồ Quý Ly, đánh dấu sự khác biệt hoàn toàn so với các vương triều trước.
Tuy nhiên niềm ấp ủ thay đổi vận sự quốc gia mà Hồ Qúy Ly đặt niềm tin và hy vọng vào “Thông bản hội sao” đã không thành. Trên thực tế nó còn mang lại những điều không như mong muốn, thậm chí còn bị cự tuyệt’ trong lưu thông.
Cùng với việc phát hành tiền giấy là những quy định của nhà nước trong việc đổi tiền, lưu hành và định giá. Những chính sách đó được cho là độc đoán, mang tính bắt buộc triệt để và đã vấp phải sự “phản kháng” của số đông trong xã hội. Quan chức bị trả lương bằng tiền giấy, dân chúng, đặc biệt là nhà buôn đã chống lại việc sử dụng tiền giấy, một số còn không sử dụng tiền giấy và đóng cửa tiệm khiến giá cả tăng cao gây lạm phát.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến tiền giấy bị cả xã hội phản đối?
photo-1-1478159127571-1478159488628
Hình tượng kỳ lân được sử dụng nhiều trong văn hóa dân gian.
Thứ nhất, đối với xã hội việc phản ứng sâu sắc ấy là điều khó tránh khỏi. Bởi lẽ, tiền đồng đã được lưu thông và sử dụng trong ngàn đời nay; chốc lát thay thế nó là điều khó khăn, tương đương với việc thay đổi tư duy con người đã  được chôn sâu trong tiềm thức.
Thứ hai, cùng với thu hồi tiền đồng, phát hành tiền giấy, Hồ Quý Ly còn chủ trương tiến hành cải cách sâu rộng về kinh tế, xã hội, sử gọi là “hạn điền” và “hạn nô” tấn công và đụng chạm vào “thượng tầng” của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ – vốn là tầng lớp có ảnh hưởng sâu rông tới kinh tế đất nước.
Thứ ba, việc cất giữ, bảo quản làm “của hồi môn”, “tài sản” cho con cháu mai sau dễ dàng, tiền giấy ra đời đã không đáp ứng được yêu cầu này, đặc biệt là việc cất giữ, đầu cơ trở thành vấn đề đối với tầng lớp quý tộc, nhà giàu và cả nhân dân.
Thứ tư, ngoại thương gần như bị cô lập vì tiền giấy không được các nước thừa nhận và buôn bán. Khó khăn chồng chất khó khăn. Hơn nữa, xã hội khi ấy đang khủng hoảng, kinh tế đang suy yếu, sụp đổ là tất yếu.
Ảnh minh họa từ lichsuvn
Thông Bảo hội sao là “tiếng gà gáy sớm” của lịch sử phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, trong khi điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển đặc biệt là quan hệ buôn bán, giao thương chưa có “nhu cầu” sử dụng tiền giấy. Nó thể hiện cho tinh thần đổi mới trong tư duy con người, hướng tới sự mới mẻ, sự phát triển để vượt khỏi vòng kiểm tỏa của cái bóng của chế độ phong kiến.
Nhưng con người vẫn phải thuận theo quy luật của tự nhiên: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, đi theo quy luật của vũ trụ hàng ngàn đời xưa nay. Không phải con người tự vùi dập những sáng chế, phát minh của con người mà vì Thiên tượng chưa cho phép nó xảy ra như thế. Đến đúng thời điểm cần có nó cũng như khi mà nó phù hợp với thực tế xã hội, được đặt đúng lúc-đúng chỗ thì bỗng dưng nó sẽ trở thành điều tất yếu.
Cái kết của tiền giấy phong kiến cũng là cái kết của nhà Hồ, nó được lưu hành 11 năm (1396-1407), trùng với khoảng thời gian từ khi ra đời cho đến khi vương triều Hồ thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của nhà Minh.
Nguyệt Hà
Xem thêm:
Clip hay:

Virus Zika lan nhanh từng ngày ở Sài Gòn

zika_virus_1_810_500_55_s_c1
Theo ghi nhận từ một số quận huyện của TP HCM có bệnh nhân nhiễm virus Zika, con số thống kê cho thấy sốt Zika đang tăng lên từng ngày.
Ngày 19/11,theo con số thống kê từ tin Vnexpress, TP HCM ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm virus Zika, trong khi trước đó phát hiện 14 người bệnh sau 2 ngày liên tục.
Hiện tại, số bệnh nhân được ghi nhận trên cả nước là 65. Đăk Lăk và Bình Dương mỗi nơi đều 2 bệnh nhân, còn Khánh Hòa, Phú Yên và Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện mỗi nơi một ca.
Trước đó, trường hợp đầu tiên mắc di tật đầu nhỏ do mẹ nhiễm virus Zika trong thai kỳ xuất hiện ở ĐăkLăk
embeZika1-7186-1476698613
Bé 4 tháng tuổi tại Đăk Lăk nghi ngờ bị đầu nhỏ do virus zika. Ảnh: H.D.
Hiện có 15/24 quận huyện trong Sài Gòn có bệnh nhận nhiễm virus Zika. Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, Bình Thạnh đang là quận dẫn đầu với 11 ca bệnh. Những quận khác rải rác dưới 10 người: quận 2 (10 ca), quận 9, 12, Tân Phú (6), Hóc Môn, Thủ Đức (3), quận 4, 5, 10, Bình Tân (2). Các quận 1, Cần Giờ, Phú Nhuận, Gò Vấp mỗi nơi một bệnh nhân.
Tại TP HCM, theo thông kê thì ngày 17/11 có 8 ca và 18/11 có thêm 6 người bệnh. Đến thời điểm hiện tại, trong 3 ngày liên tiếp thành phố ghi nhận tổng cộng 19 trường hợp mắc bệnh.

TP HCM tổ chức phun xịt hóa chất diệt muỗi trên diện rộng. Ảnh: SYT
Vì hiện chưa có thuốc đặc trị nên ngành ý tế thành phố khuyến cáo mọi người, đặc biệt là thai phụ cần chủ động phòng tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, muỗi tại nơi sinh sống, sinh hoạt tình dục an toàn… Đồng thời ngành cũng đang tiến hành các biện pháp phun xịt hóa chất diệt muỗi trên diện rộng, vệ sinh môi trường, tuyên truyền người dân chung tay phòng dịch.
Để tránh hậu quả trầm trọng, người dân nên đến các cơ sở ý tế và 30 bệnh viện tại TP HCM để lấy máu xét nghiệm miễn phí khi có biểu hiện nhiễm virus Zika lâm sàng. Dấu hiệu nghi ngờ bệnh là có phát ban và ít nhất 2 trong 4 triệu chứng gồm sốt dưới 38 độ, viêm kết mạc hoặc xung huyết kết mạc, đau khớp hoặc phù quanh khớp, đau cơ.
Mai Nhi
https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8961067036309457652#editor/target=post;postID=2069779368475919222
Xem thêm:

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Sông máu xuất hiện ở Nga, tiên tri trong sách ‘Khải Huyền’ đang dần ứng nghiệm?

Sông máu giống như trong Kinh thánh xuất hiện tại NgaSông máu giống như trong Kinh thánh xuất hiện tại Nga

Cư dân tại một thành phố ở vùng vòng Bắc Cực của Nga đã hoảng hồn khi thấy hiện tượng nước của một con sông đã đột ngột chuyển sang màu đỏ máu giống như trong Kinh thánh.


Hôm 7/9 vừa qua, một video của trang Cosmos News cũng những hình ảnh được đăng trên các trang xã hội của Nga cho thấy dòng sông Daldykan gần thành phố Norilsk bất ngờ chuyển thành màu đỏ như máu.
Nhà chức trách Nga vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dòng sông Daldykan bất ngờ chuyển sang màu đỏ. Ảnh: RT
sông Daldykan bất ngờ chuyển sang màu đỏ. Ảnh: RT
Giới chức của Nga vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng kỳ bí này, nhưng người dân địa phương cho rằng “thủ phạm” có thể là nước thải từ một nhà máy luyện kim lớn ở thượng nguồn. Bộ Môi trường của Nga cho biết đang điều tra xem liệu có phải việc rò rỉ nước thải từ nhà máy luyện kim có phải là nguyên nhân không.
Dòng sông máu xuất hiện ở sông Nil

‘Sông Nile đỏ máu’ ứng với lời tiên tri trong sách Khải Huyền

Trước đó, ESA công bố bức ảnh được chụp từ vệ tinh Sentinel – 3A cho thấy màu sắc cực kỳ bất thường của dòng sông. Bức ảnh chụp “sông Nile đỏ máu” do vệ tinh này gửi về trung tâm điều khiển sau khi nó được phóng lên quỹ đạo vào ngày 16/2.
Phải chăng lời tiên tri trong sách ‘Khải Huyền’ đang ứng nghiệm?
Khải huyền là cuốn sách tiết lộ thiên cơ về nhân loại ngày nay từ hàng nghìn năm trước, nhưng các độc giả hiện đại lại coi đó là chuỗi những điều huyền bí và khó hiểu.

Theo Kinh Thánh, nơi nào xuất hiện dòng sông máu này thì đại dịch đang ập đến, khiến toàn bộ tôm, cá và đất đai bốc mùi tanh tưởi. Sau đó, một loại bệnh nguy hiểm sẽ giết chết toàn bộ gia súc và lây lan tới con người…
Trong Chương thư 6 của Khải Huyền có viết: Tôi nghe từ thánh điện có tiếng nói lớn với bảy thiên sứ:
“Hãy đi và trút xuống trái đất bảy chén chứa cơn giận của Đức Chúa Trời”.



Tranh: Bảy bát thịnh nộ của Đức Chúa Trời.
Khi đó, trên trái đất sẽ xuất hiện nhiều thiên tai dịch bệnh…
2  Thiên sứ thứ nhất đi trút chén mình xuống trái đất thì có ung nhọt độc hại gây đau đớn cho những người có dấu của con thú dữ và thờ tượng nó.

3  Thiên sứ thứ hai trút chén mình xuống biển thì biển biến thành máu, giống như máu người chết, và mọi sinh vật dưới biển đều chết hết.
4  Thiên sứ thứ ba trút chén mình xuống các dòng sông và suối nước thì chúng biến thành máu…
Người ta vẫn thường cho rằng “Khải Huyền” để nói cho tương lai về ngày tận thế, thực ra không phải vì ngày tận thế năm 1999 đã qua, nhưng những điều con người làm ác chắc chắn sẽ bị phán xét trong ngày “Đại Thẩm Phán”.
Ánh Sao












Xem thêm:

" Chú cừu" Duterte và con chó sói Đại Hán

20/11/2016

Bùi Quang Vơm
20-11-2016
Rodrigo Duterte, left, listens to President Vladimir Putin during their meeting [Mikhail Klimentyev, Sputnik via AP
TT Philippines, ông Rodrigo Duterte (trái) đang lắng nghe TT Putin Ảnh: Mikhail Klimentyev, Sputnik/ AP
Sự ấu trĩ hay sự phản bội
Từ ngày trúng cử tổng thống Philippines, Duterte không che giấu một thái độ xoay chuyển lập trường, từ phía đồng minh với Mỹ, và tất nhiên, sau Mỹ có thế giới dân chủ thuộc phần tiến bộ của nhân loại, sang phía đối đầu, mà đại diện của nó là Nga và Trung Quốc, một thiểu số nhỏ bé, vẫn chưa thoát ra khỏi lối tư duy hoài cổ, tiếc nuối lịch sử, những phần tử ham hố quyền lực, hiếm hoi còn sót lại trên mặt địa cầu.
Tại cuộc gặp với ông Putin, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, tại Peru, hôm qua, 19/11/2016, ông Duterte phê phán nhiều nước phương Tây “bắt nạt nước nhỏ” và “đạo đức giả”. Ai cũng biết là ông muốn nói tới Mỹ.
Trước chuyến đi tới Peru, ông Duterte không giấu sự ngưỡng mộ ông Putin, gọi Tổng thống Nga là “anh hùng”.
Khi thăm Trung Quốc vào tháng 10, ông nói: “Có ba nước đối đầu thế giới – Trung Quốc, Philippines, Nga.”
Ông Duterte gắn tên nước mình vào nhóm chống lại nhân lọai, đối đầu với thế giới. Nhưng với quan niệm của ông, cái nhóm chống lại nhân lọai này chỉ gồm có 3 nước, hoặc sẽ do 3 nước này khởi xướng và dẫn dắt.
Ở đây vừa có một ảo tưởng vừa có sự lẫn lộn.
Có thể ông Duterte nghĩ rằng, đang có một mưu đồ chia lại thế giới, hoặc ít nhất cũng là một cuộc chiến đòi sắp xếp lại trật tự thế giới mới. Những kẻ đang cố gắng tìm kiếm một sức mạnh để làm được điều đó đang là thiểu số, không đủ sức, nên có thể rất cần các tình nguyện viên. Những kẻ đầu quân sớm, trong lúc khan hiếm, sẽ được trọng vọng. Duterte sẽ tự nhiên có tên trong những kẻ cầm đầu nổi lọan, Philippines đột nhiên trở thành siêu cường mà không cần phải giầu có hay hiện đại.
Chia lại thế giới hay sắp xếp lại trật tự thế giới mới không còn là âm mưu, nó đang diễn ra công khai và gay gắt, mặc dù không có kẻ nào tuyên bố. Cuộc chiến này chưa có tiếng súng nhưng không vì thế mà không phải là cuộc chiến “một mất một còn”. Gọi tránh đi chỉ là tự lừa dối, hoặc như việc tự uống thuốc an thần. Mỹ vừa xuất hiện tổng thống mới. một người có lẽ ra đời từ cuộc chiến này, cần cho cuộc chiến này.
Nhưng dẫu như thế, sự đầu quân có phần ngô nghê của Duterte không có giá trị gì, với ông Putin và đặc biệt với Tập Cận Bình. Chỉ đơn giản là sự ấu trĩ chính trị và cách hành xử giống một thằng hề rẻ tiền của ông Duterte không đem lại một chút hãnh diện nào cho hai ông này, cho tính chính danh đang rất “vớ vẩn” mà hai ông đang làm.
Tuy nhiên, cả Putin và Tập sẽ rất hoan hỉ bắt tay Duterte.
Nhưng ảo tưởng rằng, bằng sự mẫn cán và sự bộc lộ chân thành, Duterte sẽ nhận được sự đối xử công bằng, “không bị bắt nạt”, như ông nói ông từng bị với người Mỹ, thì chỉ là một ảo tưởng. Cũng như ông nhận ra điều đó từ gần nửa thế kỷ đồng minh với Mỹ, Việt Nam cũng nhận ra đúng như vậy sau 60 năm làm anh em gắn bó với cả Liên Xô và Trung Quốc. Hãy hiểu rằng đó là quy luật, và thừa nhận nó như một quy tắc chơi.
Cái khốn nạn của ông Duterte có thể sẽ không chỉ là sự ấu trĩ trong cái nhìn của ông vào thế giới chính trị. Tệ hơn sự ấu trĩ là sự phản bội. Và càng tệ hơn là sự trâng tráo, trơ trẽn của sự phản bội đó. Ông sẽ đi vào lịch sử chính trị nhân loại bằng sự tráo trở hiếm hoi này.
Một chú cừu trước mũi một con sói.
Trung Quốc không thừa nhận phán xét của Toà án PCA. Trung Quốc không từ bỏ mục đích chiếm đoạt chủ quyền hoàn toàn biển Đông. Chỉ có dân chủ hoá thực sự chế độ chính trị, người Trung Quốc mới có khả năng từ bỏ tư duy cương thổ.
Bắt đầu từ 1909, đặt mốc chủ quyền trên Hoàng sa; năm 1947 vẽ đường “lưỡi bò”; năm 1956 Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa chiếm giữ phần phía Đông của Hoàng Sa; năm 1958 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; năm 1974 chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 đánh chiếm Gạc Ma, Côlin trên quần đảo Trường Sa; năm 1995 đánh chiếm thêm Vành Khăn, phía Nam quần đảo Trường Sa. Tháng 5/2009 chính thức gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc tuyên bố chủ quyền theo đường lưỡi bò, bắt đầu chiến dịch bồi lấp, cơi nới và lắp đặt thiết bị quân sự, xây dựng các công trình phục vụ sinh sống dân sự. Từ năm 2008-2015, Trung Quốc đã đầu tư hơn 10 tỷ Đôla cho khu vực Hoàng Trường Sa.
Trung Quốc chấp nhận cho phép ngư dân Philippines đánh cá trở lại trên vùng biển cận Scarborough, nhưng trả lại nó cho Philippines thì không bao giờ. Và khi 13 tỷ đôla ký kết vừa qua giữa Duterte với Tập bắt đầu được giải ngân những khoản mục đầu tiên, sẽ là lúc Trung Quốc bắt đầu cơi nới, bồi lấp, tất nhiên là bí mật tối đa, nhưng cũng cấp tập và chớp nhoáng tối đa. Tất nhiên sẽ phải có một tuyên bố kiểu như, “tình hữu nghị anh em Trung-Phi là tài sản quý của hai nước và hai dân tộc” và “ nhân dân Philippines không cần người khác để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình”. Đã “hữu nghị” thì mọi chuyện có thể đối thoại. Đã “độc lập” thì không kẻ nào có quyền can thiệp, ngay cả khi cháy nhà. Trung Quốc chỉ cần và chỉ đợi có vậy.
Trung Quốc sở dĩ “biến” được từ chỗ không có gì ở Trường Sa thành chủ sở hữu của ít nhất 7 thực thể nửa chìm nửa nổi trên Trường Sa, và biến được chúng thành những căn cứ quân sự lớn nhất, trang bị vũ khí hiện đại và hoả lực mạnh nhất, trước mũi thiên hạ, mà không ai làm được gì, kể cả sự cay cú cuả những chiến lược gia Mỹ, chỉ nhờ các Hiệp định thương mại song phương với các nước liên quan trực tiếp, và dừng lại vào đúng lúc bùng nổ xung đột gay cấn nhất, rồi lại dẹp yên bằng các Hiệp định hữu nghị và thương mại mới, để bắt đầu lấn chiếm mới. Cứ như thế, cứ song phương, mua chuộc và nhét tiền vào miệng.
Con sói này đang nhìn Duterte như một con cừu non đang từng bước sập bẫy. Nó đang nhỏ giãi thèm khát.
Có rất nhiều tranh cãi về một Duterte khôn ngoan, lão luyện của một kẻ giang hồ. Người ta nói rất nhiều rằng phía sau những hành vi bất thường và thậm chí “du côn”, là những tính toán chuẩn xác, tinh tế.
Nhưng đem so sánh cái sự “khôn ngoan” này cuả ông Duterte với những cái đầu ở Trung Nam Hải, thậm chí chỉ cần so với Hà Nội, thì sự so sánh này sợ còn khập khiễng hơn mọi thứ khập khiễng.
Thế giới đang trở nên vô định với một ông Trump, một Tổng thống Mỹ khác thường. Có thể là dấu hiệu ngày tận thế, cũng có thể một triết lý cổ điển tiếp tục được khẳng định.

Nhưng sự khác thường, còn gọi là điên rồ của Duterte có thể phải chứng kiến ngọn lửa thiêu rụi phát ra từ sự thèm khát trả thù của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán bị giam nhốt bấy lâu.

ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG, BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH

Trong danh mục những hang động đẹp nhất thế giới, động Phong Nha được xếp hạng một trong hai hang động đẹp nhất thế giới với danh hiệu “đệ nhất động”. Tuy nhiên, khi các chuyên gia hang động tìm ra Thiên Đường, nhiều người đã cho điểm Thiên Đường đẹp gấp 10 lần Phong Nha. Động Thiên Đường là một động tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Động này đã được Hội Nghiên cứu hang động Anh quốc phát hiện năm 2005 và được đánh giá là động lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài kỉ lục 31km (chỉ mới khai thác du lịch được 1.6km), với niên đại từ 300 – 400 triệu năm trước và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Nhiệt độ bên trong động Thiên Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16 °C.


Quả không hổ thẹn với tên gọi, động Thiên Đường đứng đầu bảng xếp hạng hang động quốc tế vì tính thẩm mỹ, khoa học lẫn vẻ lộng lẫy, khoáng đạt, với nhiều tầng thạch nhũ đẹp say lòng. Khai trương ngày 3-9-2010 nhưng đến ngày 24-12-2010, động Thiên Đường mới mở cửa đón khách.

 

Cổng xuống Thiên đường là đây...

Có gì hay?

Đến cửa động, thật bất ngờ, cửa chỉ nhỏ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ chổng chơ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Chân chạm nền động, một cảm giác mát lạnh phả vào, cho dù ngoài trời đang nắng nóng, nhiệt kế mang theo chỉ 18 độ, nhiệt độ lý tưởng để thưởng ngoạn thiên nhiên.
 

Đường lên lại "Hạ giới"...

Mỗi khối thạch nhũ đẹp mỗi vẻ, không khối nào giống khối nào, đã tạo nên một thiên đường huyền hoặc. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng, ruộng bậc thang, nhà rơm. Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ. Hay Cung Quần Tiên Hội Tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà, lạc đà hóa nghê châu, thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh, linh vật mình ngựa đầu rồng, Phúc – Lộc – Thọ, tháp Phật. Có những cột nhũ lớn đường kính 1-2 m trông rất giống tượng Phật Bà Quan Âm.
Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ.

Cái này chắc là thạch “snack”, nhìn như mấy miếng bánh, hehe…
 
 
 

Cung Giao trì với thạch nhũ hình 3 ông Phước Lộc Thọ



Thạch "Phòng the"........

Ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau; người thì bảo trông giống như cây thông Noel, người bảo giống tòa sen… Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào.
http://farm6.static.flickr.com/5107/5642526027_6a9f65ab67.jpg
Cổng Thiên Đường.
http://farm6.static.flickr.com/5107/5642526027_6a9f65ab67.jpg
 

Suối trong động...

http://farm6.static.flickr.com/5044/5643101530_b5803ec460_b.jpg
Đây có lẽ là quảng đường động dài nhất, và là tấm hình chụp Panorama đẹp nhất của mình trong động...
http://farm6.static.flickr.com/5189/5642544003_6b43a9da38.jpg
Cung Quần Tiên Hội Tụ
http://farm6.static.flickr.com/5310/5643176852_445501e220_z.jpg

Cao nhất là Cung Đại Thánh Đường, với trần hang cao nhất động.
http://farm6.static.flickr.com/5069/5642554741_f4a27997b5_z.jpg
Thạch “Nhà rông”


Đoạn cuối động, vẫn còn đang khai thác tiếp…

Lời khen cho nhà đầu tư Trường Thịnh

Không chỉ ngạc nhiên khi thưởng lãm một kỳ quan của đất trời mà tôi còn bất ngờ trước sự sạch sẽ, quy củ, đầu tư xây dựng công phu, chăm sóc kỹ lưỡng của đơn vị quản lý khai thác động Thiên Đường – Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. Chắc là của tư nhân nên dàn nhân viên trong đồng phục bắt mắt đón khách rất nhiệt tình, được huấn luyện rất tốt, chào hỏi và mỉm cười rất dịu dàng như khách quý đến chơi, từ bác bảo vệ đến anh quản lý. Sau khi giới thiệu những nét chung về hang động, hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi sâu vào trong hang qua tuyến cầu thang gỗ hàng trăm bậc được xây dựng và lắp đặt công phu dài hơn 1 km.
http://farm6.static.flickr.com/5188/5643015646_c2291c0a45.jpg
 
http://farm6.static.flickr.com/5065/5642551227_7b4d7e2ef8.jpg

Không như các quần thể hang động khác tại Việt Nam, nhà đầu tư đã tôn trọng tự nhiên tối đa, ngay cả đèn chiếu sáng cũng là ánh sáng trắng nhằm giữ nguyên màu sắc tự nhiên, tươi mới của hang động. Trên toàn bộ đường tham quan, chúng tôi đều đi trên những thang gỗ tự nhiên chứ không để mài mòn nền động như những nơi khác. Cô hướng dẫn viên giải thích làm như vậy để khách dễ đi lại, bảo quản nền động không bị tàn phá.



Tấm này không phải được chụp bằng iPhone, nhưng nó mang tính chất tổng quan đường tham quan động, nên để vào cho các bạn tham khảo...

Nguồn Blog Phạm Viết Đào
http://phamvietdao2.blogspot.com/ 

Khu nhà ma số 300 phố Kim Mã chuyện thực hư?

Chuyện về đoàn các nhà tâm linh “bắt ma” tại khu nhà ma số 300 phố Kim Mã (Ba Đình Hà Nội) đang trở thành thông tin nóng.Dù thực hư cũng phải có cách giải quyết rõ ràng để đảm bảo sự bình yên cho nhân dân.
Theo những cư dân gần khu vực nhớ lại thì ngôi nhà này có rất nhiều chủ đến ở nhưng không một ai trụ được. Đầu tiên là một công ty Đài Loan phải bỏ của chạy lấy người, sau có người là nhân viên Đại Sứ quán  Bungari  đến ở rồi gặp nạn chết cả 2 vợ chồng;  thậm chí cả những đơn vị  bộ đội hay công an đến tiếp quản nhưng rồi không ở được vì “thỉnh thoảng sáng dậy thấy dường của mình bị dựng lên; buổi tối  khi ở tầng 1 thì  tầng 3 nghe tiếng động ầm ầm, lên thì không thấy gì”…
maa1Chiều 29/1/2012, nhà văn Phạm Viết Đào đã dẫn đoàn tâm linh đến, khu nhà ma ám này. Theo lời kể của Ông “ đến nơi đoàn cho biết là tại ngôi nhà này hiện có gần 100 vong chết oan và có 26 con quỷ án ngữ giữ các vong không cho siêu thoát nên ai đến ở sẽ bị quấy phá. Tôi hỏi đoàn có khả năng xua đuổi, tiêu diệt được đám quỷ này không ? Các vị trong đoàn cho biết là họ có khả năng. Sau đó đoàn tâm linh bắt đầu giở pháp thuật của mình ra được 10 phút thì bất ngờ một cô gái tên là M. từ góc đường Vạn Bảo đi tới; cô đến để xem vì thấy lạ. Khi cô M. đến cách đoàn khoảng 3 m thì thấy loáng choáng, có dấu hiệu không làm chủ được bản thân; một dấu hiệu bị ma nhập…Mọi người đi đường xúm lại đông để xem và chứng kiến cảnh các nhà tâm linh giải cứu, xua diệt tà ma ra khỏi cô gái. Phải mất hơn nửa tiếng cô gái mới trở lại bình thường người hơi mệt vì bị choáng.”(Ảnh PVĐ).
Khi được thông tin này, tôi tin cho các học trò đang học tại Hà Nội đến xem thực hư. Theo tường thuật, câu chuyện khá khớp với nhà văn đã kể. Khi các cộng tác tìm gặp cô M thì gia đình không cho gặp và giải thích cô có vẫn thường hay bị sốc choáng khi xúc động như vậy và đây không phải lần đầu tiên. Còn nhân viên bảo vệ vẫn khăng khăng nói “ Không  thấy hiện tượng ma quỷ gì, mà chỉ là đồn thổi“. Khi hỏi về sự việc đoàn tâm linh, người bảo vệ cười “Tôi chẳng nhìn thấy con ma nào bị bắt cả”. Chỉ có điều khó nói là Hà Nội từng centimet đất đều quý như vàng mà ngôi nhà này lại đang bỏ hoang…Thực tế này dễ gợi những liên tưởng suy đoán câu chuyện Ma kể trên là có thật.
Sự thật  như thế nào có lẽ chả ai dám kết luận, vì tất cả mọi người không ai nhìn thấy ma và hiện tượng ma nhập vào cô M cũng có thể lý giải theo hướng bệnh lý. Vấn đề đặt ra ở chỗ ai là ngừoi giải quyết sáng tỏ vụ việc này theo cả hướng tâm linh và cả bằng công cụ quản lý văn hóa an ninh để tránh được sự hoang mang trong nhân dân? Câu trả lời dành cho các nhà quản lý phường quận sở tại.

Ai giúp ông Trịnh Xuân Thanh vượt “cửa” Bộ Nội vụ?

(Bạn đọc) - Một trong những câu chất vấn được cử tri rất quan tâm là xử lý trách nhiệm như thế nào đối với ai ở Bộ Nội vụ giúp Trịnh Xuân Thanh vượt qua “cửa” bộ này một cách “đúng quy định” để trở thành Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Minh họa: Ngọc Diệp
ĐB Minh: “Nguyên nhân cốt lõi và trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ”
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu QH chất vấn lần này là trách nhiệm của những vị có trọng trách liên quan đến những nội dung gây bức xúc cho xã hội. Chẳng hạn, các dự án khủng đắp chiếu, gây lỗ triền miên; việc luân chuyển, đề bạt cán bộ “đúng quy trình” nhưng vẫn “lọt lưới” khiến một số đối tượng thay vì bị kỷ luật lại được thăng chức…
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến trường hợp của nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Đây là nhân vật được một số đại biểu chất vấn (tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIV) về trách nhiệm của Bộ Nội vụ để ông Thanh “lọt lưới” bộ này một cách ngoạn mục.
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, không thấy đề cập đến nội dung chất vấn của mình, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) giơ bảng lên để sử dụng quyền tranh luận. Ông Minh bức xúc: “Chất vấn của tôi hôm qua được đông đảo cử tri rất quan tâm và các đại biểu Quốc hội chia sẻ. Đây là vấn đề rất bức xúc trong xã hội nhưng trong trả lời sáng nay, tôi không thấy bộ trưởng nói vấn đề gì về chỗ này.” Tiếp đó, ông đề cập thẳng vấn đề: “Vụ ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên nhân cốt lõi và trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ từ việc tặng thưởng Huân chương Anh hùng lao động cho đến đề bạt, bổ nhiệm về Hậu Giang. Việc đó thì trách nhiệm của bộ như thế nào?”.
Đây là những câu chất vấn mà cử tri rất mong có câu trả lời thỏa đáng về trách nhiệm của từng vị có trọng trách ở Bộ Nội vụ đã giúp Trịnh Xuân Thanh vượt qua “cửa” Bộ Nội vụ một cách “đúng quy trình”. Tất nhiên, không chỉ Bộ Nội vụ giúp Trịnh Xuân Thanh, tuy nhiên, trong phạm vị diễn đàn này chúng tôi chỉ muốn đề cập đến phần chất vấn của các đại biểu QH liên quan đến trách nhiệm của Bộ Nội vụ.
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ đến đâu?
Về việc “luân chuyển” đối với Trịnh Xuân Thanh, 2 bài đăng trên Báo điện tử Dân trí (“Quy trình bầu ông Trịnh Xuân Thanh: Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì?” (ra ngày 25.7.2016) và bài “Quy trình bầu ông Trịnh Xuân Thanh: Làm với tốc độ… siêu thanh! (ra ngày 27.7)) đã đề cập khá rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ.
Theo đó, thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã ký công văn số 2036 (ngày 15.5.2015) khẳng định với với Thủ tướng Chính phủ kết quả HĐND tỉnh Hậu Giang bầu ông Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh là “đúng quy định”. Dù rằng, trước đó, trong công văn số 5959 (22.7.2013) do Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời một số tỉnh, trong đó có Hậu Giang, nêu rõ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: “Giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố như hiện nay theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý…”.
Điểm rất đáng chú ý là, Bộ NV đưa vào tờ trình Thủ tướng chỉ viện dẫn công văn xin tăng thêm Phó Chủ tịch của tỉnh ủy Hậu Giang, mà “quên” đi công văn quan trọng này của Bộ trưởng Vũ Đức Đam để Thủ tướng Chính phủ lưu tâm.
Điều đáng chú ý thứ hai là, công văn số 2036 của Bộ Nội vụ (Bộ NV) trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn việc bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh được làm với tốc độ… siêu thanh.
Chỉ trong một ngày 13.5.2015, HĐND tỉnh Hậu Giang họp và bầu chức danh Phó Chủ tịch tỉnh cho ông Thanh, thì cũng ngay trong ngày, UBND tỉnh Hậu Giang đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ để đề nghị phê chuẩn bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho ông Trịnh Xuân Thanh. Cũng ngay trong ngày 13.5 này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trịnh Xuân Thăng đã ký công văn số 2036 khẳng định với Thủ tướng: “Sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ nhận thấy đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh Hậu Giang là đúng quy định.” Vậy, Bộ Nội vụ làm như thế nào mà có thể thẩm định siêu nhanh đến như vậy?
Dù thứ trưởng Bộ Nội vụ Trịnh Xuân Thăng khẳng định đúng quy trình, nhưng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ( thông báo số 89-TB/UBKTTW, ngày 11.7.2016) đã chỉ rõ: “trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.”
Như vậy, trách nhiệm những cán bộ liên quan đã tương đối rõ. Vấn đề là xử lý trách nhiệm với họ như thế nào mà thôi. Về nội dung này, trong phần trình bày trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào.”
(Theo Dân Trí)