Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Cửu Bình ( 9 quả bom nguyên tử tinh thần) chứng minh: ĐCSTQ- từ văn hóa, tư tưởng, cho đến kết cấu tổ chức đều mang tính xã hội đen

“Cửu Bình vượt ngoài biên giới quốc gia, liên quan đến vận mệnh của nhân loại”

Tròn 12 năm kể từ khi loạt bài xã luận “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc” (Cửu Bình) được đăng tải trên Thời báo Đại Kỷ Nguyên, Giáo sư Trọng Duy Quang cho rằng Cửu Bình có ý nghĩa lịch sử sâu xa, vượt ngoài phạm vi biên giới quốc gia, liên quan đến vận mệnh rộng khắp của nhân loại.

Đảng Cộng sản, Trung Quốc, thoái Đảng, Cửu Bình,
Ông Trọng Duy Quang là nhà văn tự do, học giả nổi tiếng hiện đang sống ở Đức, từ sau sự kiện “thỉnh nguyện 25/4/1999″, ông đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu Pháp Luân Công. (Ảnh: Epochtimes.com)
“Cửu Bình” đã tiến hành phân tích triệt để nhất đối với một đảng chuyên chế
Ngày 19/11/2004, Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung đã bắt đầu đăng tải một loạt bài xã luận có tên “Chín bài bình luận về đảng cộng sản Trung Quốc”, bài viết đã phân tích sâu sắc về bản chất của Đảng Cộng sản, đặc biệt là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tạo tiếng vang lớn trong xã hội, rất nhiều học giả đã lên tiếng khen ngợi Cửu Bình là “9 quả bom nguyên tử tinh thần”, “9 mặt của chiếc kính chiếu yêu”.
Giáo sư Trọng Duy Quang, học giả nghiên cứu chủ nghĩa cực quyền (chế độ toàn trị) đương đại cho rằng, Cửu Bình có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Trung Quốc:
“Cuốn sách đã tiến hành phân tích triệt để nhất đối với một đảng chuyên chế dần dần hình thành và tiến nhập vào Trung Quốc từ 100 năm trước. Gần nửa thế kỷ trở lại đây, nhất là ba bốn chục năm gần đây, trong các giới nhân sĩ, đoàn thể bất đồng ý kiến, vẫn chưa có ai tiến hành phân tích chuyên môn nhắm thẳng vào lịch sử quá khứ của 100 năm này”.
Ông Trọng Duy Quang cho rằng, Cửu Bình dựa trên tư tưởng, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống mà tiến hành phân tích đối với chế độ chuyên chế Trung Cộng, điều này càng khiến cho cuốn sách có được ý nghĩa sâu sắc hơn.
Cửu Bình đã có những phân tích chuyên sâu về bản chất của đảng cầm quyền, không chỉ là hiện tượng của Trung Quốc, mà là vấn đề xuất hiện ở xã hội quốc tế, ở toàn thế giới trong khoảng thời gian 100 năm trở lại đây. Vì vậy, việc phân tích đối với một đảng chuyên chế dựa trên tín ngưỡng, dựa trên nhận thức đối với giá trị truyền thống phương Đông của cuốn sách Cửu Bình, trên thực tế là liên quan đến vận mệnh rộng khắp của nhân loại.
“Chính là ý nghĩa này, vấn đề mà Cửu Bình đưa ra dựa trên cơ sở của tín ngưỡng truyền thống phương Đông, cùng với vấn đề mà những nhân sĩ bất đồng ý kiến, những đoàn thể tín ngưỡng tôn giáo phản đối chuyên chế độc tài của các nước Đông Âu trước đây là khác đường, nhưng cùng mục đích”.
“Cửu Bình vừa đại biểu cho tính đặc thù của Trung Quốc lại vừa phản ánh khát vọng quay về với hết thảy giá trị truyền thống vốn có của nhân loại, về hai phương diện này, Cửu Bình đã đưa ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, phổ biến”.
Đảng Cộng sản, Trung Quốc, thoái Đảng, Cửu Bình,
Cửu Bình, cuốn sách miêu tả chân thực và sâu sắc bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Ý nghĩa của Cửu Bình vượt ngoài biên giới quốc gia, tạo nên sự kiện trọng đại
Đến nay, Cửu Bình đã được phiên dịch sang hơn 30 thứ tiếng, xuất bản ở rất nhiều quốc gia. Trên khắp thế giới đã tổ chức hơn 5.000 hội thảo nghiên cứu Cửu Bình, thúc đẩy toàn thế giới vứt bỏ cộng sản, gây tiếng vang cực lớn.
Giáo sư Trọng Duy Quang đã phân tích về sự hình thành của ĐCSTQ: “Trước hết ĐCSTQ tuyệt đối không phải là sản vật của lịch sử và văn hóa Trung Quốc; thứ hai, đảng cầm quyền này chắc chắn sẽ hình thành nên một tập đoàn ‘xã hội đen'; thứ ba, đảng độc tài này từ bên trong nó nhất định sẽ tạo ra một loại cơ chế, loại cơ chế đó, từ văn hóa, tư tưởng, cho đến kết cấu tổ chức đều mang tính xã hội đen. Và hết thảy nòng cốt cấu thành nên nên một đảng chuyên chính này đều là phản nhân loại”.
Đây cũng chính là nguyên nhân sau khi Cửu Bình xuất hiện, Trung Quốc đã xuất hiện tiếng nói công khai và vạch trần tội ác phản nhân loại của Đảng Cộng sản và phe cánh Giang Trạch Dân.
“Vậy nên toàn bộ loạt bài viết này đã đi sâu phân tích, làm rõ và tẩy sạch một cách triệt để đối với tập đoàn phản nhân loại này. Tôi cảm thấy ý nghĩa lịch sử của Cửu Bình vô cùng sâu xa, thậm chí còn vượt cả biên giới quốc gia”.
“Mấy trăm năm trở lại đây, trên thế giới luôn tồn tại loại phản kháng trước sự chuyên chế cực quyền, phản kháng đảng chuyên chế, phản kháng lại các loại kiếp nạn to lớn nhất của nhân loại, như Thế chiến II, cuộc diệt chủng người Do Thái, lấy danh nghĩa đấu tranh giai cấp để giết hại người dân,…nhân loại đứng lên phản đối trước những loại kiếp nạn này…, từ đó lên án và vạch trần tội ác, … có thể nói Cửu Bình đã dựng nên một sự kiện quan trọng”.
“Cửu Bình” quan tâm sâu sắc đối với vận mệnh tương lai của nhân loại
Ông Trọng Duy Quang cho biết, một kết luận rất quan trọng trong Cửu Bình chính là mọi người không nên có bất kỳ ảo mộng nào đối với đảng cầm quyền. Bất luận là giải quyết vấn đề của Trung Quốc hay giải quyết các vấn đề mà cả thế giới phải đối mặt, bởi cuốn sách này nói rõ đảng cầm quyền này chính là ngọn nguồn của mọi tội ác trên thế giới.
“Đảng cầm quyền này, nếu nói rộng hơn, dễ hiểu hơn, cụ thể hơn, chính là đặt lợi ích của 1 tập đoàn cao hơn lợi ích của bất cứ người nào khác, đặt lợi ích của một nhóm người cao hơn lợi ích của bất cứ 1 nhóm nào khác, xem bản thân là đại diện có vị trí tuyệt đối, loại đoàn thể bài xích người khác, quần thể khác, đoàn thể tín ngưỡng khác, các phương thức sinh hoạt khác, thật đúng là ngọn nguồn của hết thảy tội ác sản sinh trong xã hội hiện đại”.
“Cho đến ngày nay người ta mới nhìn ra được cội nguồn căn nguyên sâu xa của tội ác, nên dù cho sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, trên thế giới vẫn tiếp tục xảy ra nhiều kiếp nạn tương tự. Khi mọi người nhìn thấy ĐCSTQ sau khi đã giết hại người dân, học sinh sinh viên năm 1989, nó vẫn tiếp tục giết hại những đoàn thể tín ngưỡng khác, những nhân sĩ bất đồng ý kiến khác”.
Ông Trọng Duy Quang trước đó cũng bày tỏ: “Cuốn sách Cửu Bình này, nhìn từ tầng diện bề mặt, là tẩy sạch tư tưởng đối với phong trào chủ nghĩa cộng sản giết chóc bừa bãi hơn 1 thế kỷ trên khắp thế giới, nhưng nhìn từ tầng diện thâm sâu, nó ẩn chứa sự quan tâm sâu sắc đối với vận mệnh tương lai của nhân loại”.
“Cửu Bình” tăng tốc quá trình giải thể Đảng Cộng sản
Sau khi Cửu Bình công bố, cuốn sách đã dấy lên làn sóng thoái đảng rộng khắp, hiện nay đã có hơn 250 triệu người công khai thoái đảng trên trang web của Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Vài người cảm thấy nghi ngờ đối với con số này.
Ông Trọng Duy Quang cho biết: “Trên thực tế bạn không cần phải hoài nghi, bởi vì mọi người đều biết hiện nay rất nhiều người chán ghét Đảng Cộng sản, rất nhiều người trong nội bộ Đảng Cộng sản đều như vậy, chẳng qua chỉ là tập đoàn xã hội đen này lợi dụng thủ đoạn và quyền lực mà nó nắm giữ trong tay, cùng với kết cấu tổ chức của nó, còn đang kiểm soát những điều này”.
Trong Cửu Bình có đoạn nói: “Thanh lý hết thảy tà thuyết mà ĐCSTQ nhồi sọ từ bên trong sinh mệnh, nhìn rõ bản chất thập ác của ĐCSTQ, khôi phục lại nhân tính và lương tri của chúng ta, là con đường cần phải đi qua để hướng đến một xã hội không có Đảng Cộng sản, cũng là bước tất yếu đầu tiên”.
Ông Trọng Duy Quang cho rằng, Cửu Bình đã tăng tốc quá trình quá trình giải thể Đảng Cộng sản, hơn nữa phạm vi ngày càng mở rộng hơn: “Trên thực tế mọi người đều đã nhìn thấy, Đảng Cộng sản không thể cách nào cứu vãn được nữa, hơn nữa ĐCSTQ tự thân nó không thể nào chuyển biến thành tốt được”.
Ông Trọng Duy Quang trích dẫn lại quá trình thay đổi tư tưởng của Heiko Bellmann, một ca sĩ nước Đông Đức để nói rõ điều này:
“Heiko Bellmann từng kiên định tin tưởng vào Đảng Cộng sản, vì vậy mới trở về Đông Đức. Trong quá trình sinh sống ở Đông Đức, bởi vì bản tính nói thẳng đã trở thành một nhân sĩ ý kiến bất đồng, năm 1976 ông bị lưu đày đến Tây Đức, bị thu hồi hộ chiếu không thể trở về được.
Trước đó Heiko Bellmann vẫn giống như rất nhiều người ở Trung Quốc, tin tưởng rằng ĐCSTQ có thể sẽ trở thành tập thể tốt, có thể sẽ chuyển biến thành dân chủ. Từ lúc đó, ông ấy đã hoàn toàn tuyệt vọng, cảm thấy Đảng Cộng sản không thể từ chuyển sang dân chủ được”.
Ông nhấn mạnh: “Cửu Bình đã vạch trần ĐCSTQ chính là một tập đoàn xã hội đen, nó là một bộ máy xã hội đen từ trong đến ngoài, từ khi vừa mới bắt đầu thành lập cho đến cuối cùng, đều là môt bộ máy xã hội đen. Bộ máy này bản thân nó không thể chuyển sang dân chủ được, bản thân nó không thể tự biến đổi thành tốt được. Bất cứ người nào bên trong bộ máy này cũng không thể tốt được, nếu như người đó muốn tốt, chỉ có thể ‘buông bỏ đồ đao, lập địa thành Phật'”.
Ông giải thích: “Cái gì gọi là ‘buông bỏ đồ đao’, chính là làn sóng thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội. Điểm này, Cửu Bình đã vạch rõ nguyên tắc căn bản nhất, nếu như bạn không ‘tam thoái’, còn đang ở đó để giữ lấy địa vị cao, lưu luyến ôm giữ các chức vị, đang hưởng thụ những thứ này, thế thì cuối cùng sẽ chính là trải nghiệm của Heiko Bellmann, bạn không thể trở thành tốt được. Và nếu muốn khiến xã hội này thay đổi chỉ có thể phản đối nó, điểm này cũng là nguyên nhân tôi đánh giá rất cao Cửu Bình”.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Bà Clinton vẫn còn cơ hội vì ông Donald Trump giận lận phiếu ở 3 bang?; Nếu Trump "đi quá xa" giá trị Mỹ, Obama sẽ trở lại

Nếu Trump "đi quá xa" giá trị Mỹ, Obama sẽ trở lại

09:37 23/11/2016
Ngày 22-11, trước báo giới truyền thông, Tổng thống Obama cho biết dù rời khỏi vị trí Tổng thống nhưng ông sẽ không rút lui hoàn toàn khỏi chính trị. 

Tổng thống Obama cho biết, ông rất tôn trọng chính quyền mới và cũng rất mong muốn những chính sách mới của tân Tổng thống Donald Trump có cơ hội được thể hiện.
Tổng thống Obama tại Hội nghị cấp cao lần thứ 24 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại  Peru
Nhưng với tư cách là một công dân Mỹ, ông khẳng định "nếu như có vấn đề liên quan trực tiếp đến giá trị và lý tưởng của nước Mỹ, và tôi nghĩ cần thiết nếu tôi đứng ra để bảo vệ những thứ đó, thì tôi sẽ xem xét quay lại”.
Tổng thống Obama cũng cho biết thêm, sau khi rời khỏi Nhà Trắng, ông sẽ đưa phu nhân Michelle đi nghỉ, thư giãn, dành thời gian bên con gái và viết lách.

Minh Ng (Theo RT)

Bà Clinton vẫn còn cơ hội vì ông Donald Trump giận lận phiếu ở 3 bang?

18:10 23/11/2016
Một nhóm các nhà khoa học vi tính và luật sư có uy tin đã thúc giục bà Hillary Clinton phản đối kết quả bầu ở 3 bang quan trọng, sau khi họ thu thập được bằng chứng cho thấy có dấu hiệu gian lận, Tạp chí New York đưa tin hôm 23-11.

Nhóm chuyên gia bao gồm các luật sư chuyên về quyền bầu cử John Bonifaz và J Alex Halderman, giám đốc trung tâm an ninh mạng và xã hội trực thuộc Đại học Michiga khẳng định có bằng chứng cho thấy kết quả 3 bang quan trong khiến bà Hillary Clinton thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 8-11 bị xâm nhập.

Theo Tạp chí New York, nhóm chưa nói về tư liệu bằng chứng mà đang thuyết phục ủy ban vận động tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ khiếu nại kết quả bầu cử.

Bà Hillary Clinton (Ảnh: Getty Images)
Ở bang Wisconsin, bà Hillary Clinton nhận được ít hơn 7% phiếu đại cử tri ủng hộ ở khu vực lắp đặt máy bỏ phiếu điện tử so với khu vực sử dụng máy quét quang học/hòm phiếu thông thường, và do đó, ứng viên Đảng Dân chủ bị đối thủ Đảng Cộng hòa chiếm mất 30.000 phiếu. Kết quả  cuối cùng , bà mất 27000 phiếu.

Nhóm chuyên gia đã gọi điện thoại cho chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton gồm:  John Podesta và cố vấn Marc Lias để thông báo họ phát hiện ra kết quả bầu cử có thể bị gian lận, sau kết quả điều tra độc lập của họ.

Hillary Clinton chưa cho thấy có dấu hiệu sẽ phản đối kết quả bầu cử và quá trình chuyển giao quyền lực trong Nhà Trắng có thể diễn ra êm xuôi.

Thời hạn cuối cùng để nộp đơn khiếu nại kết quả ở 3 bang là từ thứ Sáu tuần này đến thứ Tư tuần tới.

Phiếu ở Michigan cũng có dấu hiệu gian lận vào ngày 8-11, cụ thể: 16 phiếu đại cử tri đã không phân bổ đều hoặc cho ông Donald Trump hoặc cho bà Hillary Clinton.

Ông Donald Trump giành được 290 phiếu đại cử tri so với bà Clinton có thu về 232 phiếu. Michigan có thể đã trao ân huệ lớn cho Đảng Cộng hòa.

Bà Hillary Clinton cần phải chiến thắng ở Michigan và “lội ngược dòng” ở Wisconsin cũng như Pennsylvania để chiếm phiếu đại cử tri.

Một yếu tố khác được gọi là “đại cử tri bất mãn”, những người sẽ không bỏ phiếu cho ứng viên thắng phiếu bầu phổ thông ở bang của họ cũng có thể ảnh hưởng đến “cuộc đấu” cuối cùng giữa các ứng viên. Cho đến nay, có 6 đại cử tri khẳng định họ không bỏ phiếu cho ông Donald Trump.

Trong khi đó, có hơn 4,5 triệu người dân Mỹ đã ký vào một bản thỉnh nguyện thư yêu cầu Cử tri đoàn ủng hộ bà Hillary Clinton nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 19-12 thay cho ông Donald Trump với lý do: tỷ phú bất động sản có “tính khí bốc đồng, kiêu căng và ưa bắt nạt người khác” sẽ “làm hại” chính thể Cộng hòa.

Donald Trump cho biết hôm 23-11 trong một cuộc phỏng vấn với New York Times rằng ông chưa bao giờ được Cử tri đoàn yêu mến và ông từng mong thắng phiếu phổ thông nhiều hơn.

Heba Abedin, chị gái bà Huma Abedin-cố vấn cấp cao  của bà Hillary Clinton đã lên Facebook kêu gọi cử tri Mỹ gọi điện thoại đến Bộ Tư pháp yêu cầu thanh tra phiếu bầu.
Toại khanh

CAND:SCIC- "TỔ QUẠ" ĐANG TRÔNG GIỮ "Ổ TRỨNG"-VỐN CHO NHÀ NƯỚC ?

Phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý vốn nhà nước của SCIC

08:56 24/11/2016
Ngày 22-11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ đối với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

SCIC được giao thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đầu tư kinh doanh vốn; quản lý sử dụng Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp…
Theo TTCP, trong quá trình hoạt động, SCIC đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và tích cực góp phần có hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong việc quản lý, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra cho thấy, SCIC còn có nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Cụ thể, việc tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước của SCIC có nhiều tồn tại, thiếu chính xác và chậm trễ. Điển hình như, SCIC tiếp nhận Vietracimex không có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc đối tượng chuyển giao theo quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo việc đại diện vốn tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Việt Nam trên cơ sở nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu từ Vinashin là không đúng  quy định; theo dõi, tổng hợp báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền việc tiếp nhận Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư phát triển Việt Ninh từ Ninh Thuận, sau đó đã bàn giao trả lại địa phương từ năm 2009, trong khi thực tế SCIC chưa tiếp nhận doanh nghiệp này.
Từ năm 2008-2013, SCIC chuyển giao lại quyền đại diện vốn nhà nước về Bộ, địa phương quản lý tổng số 30 doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có Công ty CP Hàng không Jetstart Pacific Airline là có văn bản quyết định của Thủ tướng Chính phủ, còn lại 29 doanh nghiệp việc chuyển giao chưa rõ ràng.
Trong việc thực hiện các dự án đầu tư, một số người đại diện vốn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, để doanh nghiệp vi phạm các quy định về đấu thầu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư; thực hiện đầu tư dự án trước khi được đại hội cổ đông thông qua, không thẩm định hiệu quả của phương án đầu tư; thực hiện các dự án đầu tư không hiệu quả, quản lý dự án đầu tư không tốt dẫn đến khó thu hồi vốn đầu tư.
Theo TTCP, công tác quản lý tài chính tại một số công ty do người đại diện vốn SCIC tham gia quản lý điều hành còn để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm tại một số doanh nghiệp, như: tính trích lập dự phòng sai quy định; sử dụng hóa đơn không hợp pháp, không hợp lệ làm chứng từ thanh toán; chi phí quản lý doanh nghiệp không hợp lý, hợp lệ… với tổng số tiền 183,333 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa đối với doanh nghiệp (trước khi chuyển giao về SCIC) tại Vinaconex, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa còn chưa chính xác đối với khu đất và tài sản trên đất tại 47 Điện Biên Phủ, quận 1, TP Hồ Chí Minh…
Đối với việc bán phần vốn đầu tư của SCIC tại một số doanh nghiệp, SCIC lập kế hoạch bán vốn hằng năm chưa có kế hoạch kinh doanh dài hạn để làm căn cứ. Công tác quản lý tài chính, mua sắm đầu tư xây dựng cơ bản của SCIC có một số vi phạm như: lập hồ sơ hoàn công, quyết toán, hạng mục phát sinh thiếu thủ tục theo quy định, nghiệm thu thanh toán sai khối lượng là hơn 251 triệu đồng, sai phạm khác là hơn 129 triệu đồng…
Từ kết quả thanh tra, TTCP kiến nghị SCIC cần tăng cường công tác giám sát của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong việc quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện…
TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kinh tế số tiền hơn 600 tỷ đồng là các khoản tính trích lập dự phòng sai quy định, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, hợp lệ, chi phí không hợp lý, nợ thuế…
Đồng thời, kiến nghị Bộ Tài chính, SCIC kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân theo thẩm quyền quản lý; đề xuất hoặc áp dụng ngay biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý khuyết điểm, vi phạm.
Việt Hà

Đức mỏng mà làm vua thì nước mất, nhà tan

Vì sao nhiều người “có phúc” mà không được hưởng?

2468
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp những trường hợp, dù được thừa kế hay tặng cho rất nhiều tài sản, của cải, hay cuối đời trở nên giàu có nhưng cũng không giữ được, hưởng được, thậm chí còn bị gặp tai họa. Ấy là nguyên nhân do đâu?
“Chu dịch” viết rằng: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật.”  (Tạm dịch: Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật). Câu này muốn nói rằng, Thượng thiên ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu vinh hoa phú quý là căn cứ ở việc họ có bao nhiêu đức hạnh.
Nếu một người vốn có rất ít đức, lại không biết làm việc thiện tích đức thì người ấy không có phúc hưởng thụ. Bởi vì không có đức dày thì không thể nâng đỡ nổi khối tài phú ấy. Cho dù có được người khác ban tặng cho, cũng không hưởng nổi, thậm chí còn gây họa mà tạo thêm nghiệp. Hai câu chuyện dưới đây chính là minh chứng cho điểm này.

Sáng được ban tặng chức quan, tối về chết


Trong cuốn “Triêu dã thiêm tái” có ghi chép một chuyện lịch sử rằng: Từ nhỏ, Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân có một người bạn rất thân thiết tên là Vương Hiển. Hai người họ, ngày ngày chơi đùa cùng nhau rất hòa thuận. Sau khi Lý Thế Dân lên ngôi thống trị đất nước, Vương Hiển liền đến gặp và xin được làm một chức quan nhỏ.
Ngay từ đầu, Đường Thái Tông đã rất băn khoăn do dự, bởi ông không thể chắc chắn được rằng người bạn Vương Hiển của mình có phúc làm quan hay không.
Vương Hiển bấy giờ rất nóng lòng muốn được làm quan đến mức “buổi sáng có thể làm quan, buổi tối chết cũng cam tâm tình nguyện”. Một mặt cũng là ngại vì tình bạn thân thiết cũ, một mặt cũng bởi sự “khẩn thiết” này của Vương Hiển, Đường Thái Tông liền ban cho bạn mình một chức quan nhỏ.
Thật không ngờ, ngay đêm hôm Vương Hiển được ban tặng chức quan ấy liền chết bất đắc kỳ tử.

“Đức” ít mà làm vua khiến “nước mất nhà tan”


Tạo hình nhân vật Tùy Dạng Đế trong phim
Trong sử sách Trung Hoa còn ghi chép lại một câu chuyện khác. Tùy Văn Đế Dương Kiên vốn là một vị Hoàng đế cần kiệm sáng suốt. Ông đã kết thúc trạng thái cắt cứ phân tách của đất nước suốt 400 năm từ cuối những năm Đông Hán kéo dài đến nhà Tùy.  Vì vậy, ông được người đời sau ca tụng là một vị minh quân.
Nhưng Tùy Văn Đế cuối cùng bởi vì không thể phân rõ trung thành và gian trá, phế bỏ thái tử Dương Hùng – một người có tính cách thẳng thắn, thay vào đó mà lập Dương Quảng – một người xảo trá, khéo đối đáp làm thái tử.
Sau khi Dương Quảng lên ngôi, hoang dâm vô độ, háo sắc, hiếu chiến khiến cho gia nghiệp nhà Tùy không còn gì trong hơn 10 năm ngắn ngủi. Cuối cùng, thân bị chết và đất nước bị diệt vong. Cả triều đại nhà Tùy chỉ tồn tại vẻn vẹn trong 38 năm lịch sử.
13-cau-triet-ly-nhan-sinh-kinh-dien-giup-ban-thay-doi-cuoc-doi_121141646
Vương Hiển bởi vì đức ít, trong mệnh đã được định sẵn rằng không được làm quan. Nhưng “sống chết” cầu được chức quan ấy, cuối cùng không thể hưởng thụ nổi mà chết bất đắc kỳ tử.
Tùy Dạng Đế mặc dù thân là bậc vua chúa, nhưng không hiểu đạo lý “tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức”, không dùng “Đức” để trị quốc. Mặc dù được lưu lại cho cơ nghiệp giàu có nhưng ông cũng không thể kế thừa được bao lâu, cuối cùng dẫn đến tình cảnh bi thương “nước mất nhà tan”.
Người tu Đạo đều biết rõ, một người vĩnh viễn có hai chủng vật chất luôn mang theo bên mình là “Đức” và “Nghiệp”. Chủng vật chất “Đức” không chỉ là yếu tố về phương diện tinh thần mà nó còn là một loại vật chất có thực. Một người nếu muốn có được hạnh phúc và tài phú gì, đều phải dùng “Đức” mà trao đổi. Một người không có “Đức” thì cái gì cũng không có.
Người xưa giảng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Câu này muốn nói rằng, Thượng Thiên chính là căn cứ một người có “Đức” nhiều hay ít để quyết định sự thành hay bại. Trong vũ trụ còn có phép tắc “không mất thì không được“, bởi vậy, người tích đức làm việc thiện thì tất sẽ có dư phúc, ngược lại người làm việc ác thì tất sẽ có dư tai họa.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:

VIỆT NAM GIỮA GỌNG KÌM TRUMP-NGA-TÀU; Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc lợi thế nào?

23/11/2016

Phạm Trần
23-11-2016
Putin, Trump và Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Putin, Trump và Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Chiến thắng Tổng thống Mỹ của Donald Trump đã giúp cho Nga-Tầu xích lại gần nhau hơn, nhưng Việt Nam cũng khó mà được sống yên trong gọng kìm Trump-Nga-Tàu.
Lý do vì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP, là một trong những hành động của 100 ngày đầu tiên sau khi nhận chức ngày 20/01/2017. Quyết định này được chính ông Trump thu hình rồi phổ biến trên mạng báo cá nhân tối thứ Hai, 21/11/2016. Ông Trump có thể làm được việc này bằng một quyết định hành chính mà không phải qua Quốc hội.
Lời tuyên bố của Donald Trump, tất nhiên đã khiến cả Nga và Trung Quốc mở cờ trong bụng vì trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình đã thảo luận tại Peru ngày 19/11/2016, bên lề Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Ecenomic Conference), về việc hợp tác để thành lập “một khu vực mậu dịch tự do ở Á Châu và Thái Bình Dương” thay thế TPP.
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama, không nhắc đến ý định rút khỏi TPP của ông Trump, nhưng đã tuyên bố tại Peru rằng “nếu Mỹ ngừng thúc đẩy TPP, thì điều đó sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Hãng tin chuyên về tài chính và kinh tế Bloomberg viết từ Peru rằng: “Lãnh đạo một số quốc gia khác tham dự APEC cho biết họ có thể sẽ tìm cách điều chỉnh TPP để khiến thỏa thuận này trở nên hấp dẫn hơn đối với Tổng thống đắc cử của Mỹ, hoặc tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này mà không có Mỹ.” 
Ông Donald Trump khi tuyên bố sẽ bỏ TPP đã nói ông muốn thương thảo “song phương” với các nước để đạt được thỏa hiệp thương mại tốt hơn và công bằng cho nước Mỹ. Điều này cho thấy chính phủ Donald Trump đã nhất quyết từ giả TPP như để xóa đi dấu vết lịch sử sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama.
Nhưng Donald Trump không cho biết thương thuyết song phương cái gì, bao giờ và với nước nào?
Cả Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull lẫn Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều bầy tỏ quan ngại đối với quyết định của ông Trump. Ông Turnbull nói TPP “là một chiến lược quan trọng đối với Mỹ.” Còn Thủ tướng Nhật thì cũng chán nản không ít khi bảo rằng “TPP sẽ không có ý nghĩa gì nếu vắng mặt Mỹ”.
Tại cuộc họp báo ở Á Căn Đình (Argentina), sau hội nghị APEC, Thủ tướng Abe nói:”Hiệp định này (TPP) không thể đàm phán lại. Vì “việc này sẽ phá vỡ thế cân bằng nền tảng về lợi ích”.
Vậy quyết định bỏ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đưa đến hậu qủa chính trị và kinh tế ra sao?
HẬU QUẢ BỎ TPP
Trước hết, có nhiều người lầm tưởng TPP chỉ là một Hiệp định thuần túy kinh tế giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Gia Nã Đại (Canada), Chí Lợi (Chile), Nhật (Japan), Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Tân Gia Ba (Singapore), Tân Tây Lan (New Zealand), Peru, USA (Mỹ) và Việt Nam. Thật ra TPP là một Thỏa hiệp mang tầm vóc chiến lược an ninh và quốc phòng phản ảnh qua chính sách xoay trục quân sự từ Âu sang Á của Hoa Kỳ, sau ngày Tổng thống Dân chủ Barack Obama đắc cử năm 2008. Vì vậy nó mới có tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP).
Tuy không nói ra nhưng các chuyên gia quân sự, quốc phòng chiến lược và kinh tế toàn cầu đều đồng ý, nếu được thi hành, TPP sẽ giúp cho tuyến phòng vệ của Mỹ và các nước đồng minh bền vững hơn trước đe dọa bành trướng quân sự và kinh tế mỗi ngày một lan rộng trong khu vực của Trung Quốc.
TPP VÀ BIỂN ĐÔNG
Bằng chứng là Mỹ luôn luôn cảnh giác Trung Hoa về các hoạt động gây bất ổn định của họ trên Biển Đông từ mấy năm qua. Nghiêm trọng nhất là việc Bắc Kinh đã biến dạng để xây dựng các bãi đá thành đảo mà họ chiếm của Việt Nam ở Trường Sa để cho quân đồn trú và tầu Hải quân qua lại.
Trung Quốc nói họ có quyền tự do hành động trên các bãi đá và vùng nước chung quanh ở Biển Đông vì đó là chủ quyền lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên, sự tiếm nhận của Bắc Kinh đã bị Tòa án trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc “Permanent Court of Arbitration, PCA)” phủ nhận. Tòa này phán ngày 12/07/2016 rằng Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.”
Tòa quyết định như vậy trong vụ án Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế để yêu cầu phủ nhận quyền chủ quyền của Bắc Kinh tự vẽ trong hình lưỡi bò (hay còn gọi là Đường 9 Đọan) đối với các vùng đảo và bãi đá ở Biển Đông mà Phi, Việt Nam, Trung Hoa, Mã Lai Á, Đài Loan, Brunei cùng tranh chấp trong vùng Trường Sa.
Trong thông cáo phổ biến, Tòa cũng nói: “Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc, cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.”
Dù thất bại nhưng Trung Quốc tiếp tục bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo để làm bàn đạp quân sự khi cần. Đó đó, nếu còn TPP thì đối trọng kinh tế có trị gía 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới, TPP sẽ là một khối kinh tế hùng mạnh và có khả năng ngăn chặn các hành động qúa khích của Bắc Kinh ở Biển Đông.
NGUY CHO VIỆT NAM
Rất tiếc TPP sẽ không có cơ may sống lại dưới chính quyền Trump như một khối Kinh tế thống nhất có lợi cho cả Mỹ lẫn 11 nước thành viên. Nếu một Hiệp ước kinh tế mới do Nga và Trung Quốc sáng lập và được các nước Châu Á và Thái Bình Dương tham gia như họ đã làm, sau 7 năm thượng thuyết vất vả của TPP, thì chính nước Mỹ sẽ bị khối kinh tế này bao vây chứ không phải Nga hay Tầu.
Chính sách “xoay trục quân sự thời Tổng thống Obama”, tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là lâm nguy ở Á Châu và Thái Bình Dương khi 2 nước Nga-Hoa liên kết với nhau ở khu vực.
Đối với Việt Nam thì mất TPP là mất cả thế đứng kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới. Về kinh tế, Việt Nam không còn cơ may thoát khỏi kìm kẹp của Trung Quốc. Nếu bị thêm nước Nga đè đầu nữa thì hòn đá tảng ngàn cân Nga-Trung sẽ nặng thêm hàng triệu cân nữa, vì ngay bây giờ, Việt Nam đã nằm gọn trong đống vũ khí, tầu ngầm và máy bay chiến đấu của thỏa hiệp quốc phòng Việt-Nga.
Riêng về áp lực Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông thì một tài liệu xuất hiện trên báo VNEXPRESS (trong nước) ngày 10/6/2015 đã liệt kê 7 Bãi đá mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam ở Trường Sa đã được biến thành đảo cho nhu cầu Quân sự như sau:
1) Bãi đá Châu Viên nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền với bãi đá này.
Châu Viên bị Trung Quốc cải tạo chủ yếu trong hè năm 2014. Quá trình xây dựng các cơ sở, tòa nhà hiện vẫn tiếp tục.
2) Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cũng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Hoạt động cải tạo đất tại đây bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng được hoàn thành vào tháng 1/2015 và Trung Quốc đang xây một đường băng ước tính dài 3.110 m và một cơ sở cảng biển.
(chú thích của Phạm Trần: Chữ Thập chỉ cách Đà Nẵng 400 cây số)
3) Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003.
4) Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988, sau đó Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú tại đây. Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng quy mô lớn từ hè 2014.
5) Đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích khoảng 7,2 km2, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Đến đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú.
(chú thích của Phạm Trần : Đá Gạc Ma, đang tiếp tục được mở mang, nằm trên đường tiếp tế cho quân Việt Nam, tính từ Khánh Hòa. Nếu bị chặn, liệu lương thực có đến được lực lượng đồn trú ở Trường Sa?)
6) Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995. Bãi đá bị cải tạo quy mô lớn dọc theo rìa phía tây kể từ đầu năm 2015.
7) Đá Subi là một rạn san hô vòng phía tây nam quần đảo Trường Sa, dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km. Trung Quốc chiếm đóng Subi từ năm 1988
Như vậy thì Việt Nam đã bị mất biển đảo chưa hay khi nào quân Tầu vào đến tận Hà Nội thì mới chịu thua?
Vì những hoạt động trái phép của Trung Quốc đe dọa an ninh lưu thông ở Biển Đông mà Tổng thống Obama, từ năm 2008, đã chuyển phần lớn lực lượng Quân sự và Hải quân của Mỹ sang Châu Á và Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh lưu thông cho tầu bè đi lại trên vùng biển quan trọng này.
Lý do ông Obama quyết định ưu tiên bảo vệ vùng biển này vì nó chiếm tới 70% bề mặt của địa cầu, và 50% mặt đại dương. Mỗi năm có gần 42,000 chiếc tầu hàng hoá lưu thông qua Biển Nam Hải (Biển Đông).
Đường biển chiến lược quan trọng này nối liền 3 khu vực từ Đông bắc Châu Á với Đông Nam Á và Trung Đông. Hàng hoá trao đổi giữa các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương được ước tính lên tới 1.5 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng toàn cầu. (Tài liệu của Asia Pacific Center for Security Studies, Honolulu, Hawaii)

Như vậy, liệu chính quyền Donald Trump có thấy được lợi hại khi giết TPP đối với Việt Nam, hay cứ để cho nước này tự do nhào lộn trong cơn lốc Trump-Nga-Trung?


Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc lợi thế nào?

An Huy | 
Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc lợi thế nào?
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi TPP được xem là có lợi cho Trung Quốc - Ảnh: EPA/BBC.

Việc Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng chắc hẳn là một tin tốt đối với Trung Quốc - hãng tin BBC nhận định.

Theo BBC, trong mấy năm trở lại đây, Bắc Kinh đã nghe chính quyền của Tổng thống Barack Obama nói nhiều về việc TPP, thỏa thuận thương mại gồm 12 quốc gia thành viên, là một cách để tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á.
Tầm quan trọng của TPP
Trung Quốc không phải là một thành viên của thỏa thuận và ông Obama đã bằng những cách riêng nhắc nhở khu vực rằng đây hoàn toàn không phải chuyện ngẫu nhiên.
TPP cho phép Mỹ - và không phải những quốc gia như Trung Quốc - viết nên các quy tắc của thế kỷ 21, một vấn đề đặc biệt quan trọng tại một khu vực năng động như châu Á - Thái Bình Dương.
Và ý nghĩa của TPP không chỉ nằm ở lĩnh vực thương mại. TPP còn là phần cốt lõi trong chiến lược xoay trục về phía châu Á của chính quyền Obama.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng nói rằng ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, TPP sẽ củng cố các mối quan hệ chủ chốt của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực, và thúc đẩy các giá trị Mỹ.
Đối với tôi, việc thông qua TPP cũng quan trọng như việc có thêm một hàng không mẫu hạm nữa”, ông Carter nói.
Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi Bắc Kinh xem chiến lược xoay trục của Mỹ, trong đó có TPP, là một kế hoạch nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.
Mới chỉ cuối tuần này, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc miêu tả TPP như “cánh tay kinh tế trong chiến lược địa chính trị của chính quyền Obama nhằm đảm bảo sự thống trị của Mỹ trong khu vực”.
Tuy nhiên, ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đã đắc cử Tổng thống Mỹ một phần nhờ một làn sóng tâm lý chán ghét và nghi kỵ các thỏa thuận thương mại và toàn cầu hóa của cử tri Mỹ.
Không ít người bỏ phiếu cho Trump vì lời hứa mà ông đưa ra về rút khỏi TPP. Và ông Trump đã thể hiện sự tôn trọng lời hứa này khi tuyên bố vào ngày 21/11 rằng ông sẽ đưa Mỹ ra khỏi TPP ngay trong ngày đầu tiên làm Tổng thống.
Uy tín của Mỹ
Thỏa thuận mà Trump hứa rút khỏi cũng chính là thỏa thuận mà người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Obama, đã ký kết và dành nhiều năm trời để hối thúc các nước đồng minh làm điều tương tự.
Giờ đây, Bắc Kinh có thể “khuyến khích” các quốc gia trong khu vực so sánh mức độ đáng tin cậy giữa những lời hứa của Trung Quốc với những lời hứa mà Mỹ đưa ra.
Bắc Kinh có thể thuyết phục các nước khác rằng Mỹ chỉ là cường quốc tại châu Á khi nào Mỹ muốn, còn Trung Quốc là cường quốc không bao giờ rời bỏ khu vực.
Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thẳng thừng cảnh báo rằng đối với các đối tác của Washington trong khu vực, TPP đặt “uy tín của nước Mỹ trên đường ranh giới”.
Mỗi nước đều đã vượt qua sự phản đối chính trị trong nước, tính chất nhạy cảm, một phí tổn chính trị để đạt thỏa thuận này”, ông Lý Hiển Long nói. “Và cuối cùng, nếu chú rể đợi ở nhà thờ mà cô dâu không tới, thì tôi cho rằng đó sẽ là một sự tổn thương rất lớn”.
Việc ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi TPP rõ ràng đặt các nhà ngoại giao của nước này vào thế khó tại châu Á.
Trước đây, họ nói với các đối tác trong khu vực rằng việc thúc đẩy TPP sẽ củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Bởi vậy, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này đương nhiên đồng nghĩa với việc làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Khoảng trống quyền lực
Trung Quốc có vẻ đã sẵn sàng nhảy vào lấp chỗ trống quyền lực mà Mỹ để lại.
Tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru vào cuối tuần vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các nhà lãnh đạo trong khu vực rằng giờ là thời điểm cho các mối quan hệ thắt chặt, các giải pháp các bên cùng có lợi, và các sáng kiến chiến lược.
Ông Tập khẳng định, Trung Quốc sẽ không đóng cửa mà sẽ mở rộng hơn nữa cánh cửa đối với thế giới bên ngoài.
Các quan chức Trung Quốc tháp tùng ông Tập trong chuyến đi này không bỏ phí thời gian mà thay vào đó tích cực chuẩn bị cho việc tái khởi động đàm phán các thỏa thuận thương mại mà Bắc Kinh khởi xướng, bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khu vực Mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).
Những động thái này diễn ra trong khuôn khổ sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc nhằm mở rộng hoạt động đầu tư, thương mại, và ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc trên toàn châu Á.
Song song với đó, Trung Quốc cũng rót vốn cho những định chế cho vay phát triển mới như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) nhằm tạo đối trọng với những định chế phương Tây như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Châu Á bất an?
Từ góc nhìn trò chơi quyền lực có tổng bằng 0 (zero-sum game) ở khu vực châu Á, việc Mỹ rút khỏi TPP đem lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc, không chỉ bởi sự mất đi một thỏa thuận thương mại do Mỹ hậu thuẫn hay một trụ cột trong chiến lược xoay trục của Mỹ.
Tuyên bố của ông Trump sẽ rút Mỹ khỏi TPP có thể được coi như “điềm báo” về sự bất ổn lớn xung quanh những dự định của Washington thời chính quyền Trump.
Liệu nước Mỹ thời Trump có tiếp tục theo đuổi một hệ thống dựa trên những nguyên tắc bình đẳng và cởi mở? Hay chủ trương “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đồng nghĩa thay thế cam kết đối với chủ nghĩa quốc tế hợp tác bằng một sự diễn giải hẹp hòi hơn về các lợi ích quốc gia của Mỹ dựa trên cạnh tranh?
Nếu quyết định của Trump đối với TPP là một sự dịch chuyển theo hướng thứ hai, thì các đồng minh của Mỹ ở châu Á có lẽ đang chờ đợi những tuyên bố của ông trong vấn đề an ninh với tâm trạng bất an hơn nhiều.
Liệu các nước đồng minh của Mỹ còn có thể tin cậy Mỹ sẽ ra tay giúp đỡ trong trường hợp họ bị một Trung Quốc đang nổi lên đe dọa? Dù câu trả lời là gì, thì chỉ riêng việc các đồng minh của Mỹ đặt ra câu hỏi này cũng đã là một tin tốt đối với Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, kế hoạch 100 ngày đầu tiên ở Nhà Trắng của Trump còn không đề cập gì đến lời hứa mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử về “dán nhãn” Trung Quốc là quốc gia thao túng tỷ giá và đánh thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc.
Sự im lặng, ít nhất đến lúc này, của Trump về những vấn đề trên, và việc ông rút khỏi TPP thực sự là một loạt thông tin tốt mà Bắc Kinh nhận được.
theo VnEconomy