Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Về phát súng chỉ thiên của báo “Quân đội nhân dân” trước thềm Đại hội XI: TS LÊ VĂN BẢO- PHÒNG, CHỐNG ” TỰ DIỄN BIẾN ” TỪ BÊN TRONG VÀ TỪ BÊN TRÊN ?

Đăng bởi: phamvietdaonv | 09.05.2010...

MẤY LÂU NAY NHIỀU CÂY VIẾT TRONG ĐÓ CÓ CẢ TT NGUYỄN XUÂN PHÚC DÙNG THUẬT NGỮ "BẮN CHỈ THIÊN"...
ĐƯA LẠI MỘT BÀI VIẾT CỦA P.V.Đ ĐƯA LÊN BLOG NĂM 2010 TRƯỚC THÊM ĐẠI HỘI XI

Phạm Viết Đào

Báo Quân đội nhân dân ra ngày Chủ nhật 4/4/2010 vừa cho đăng bài chính luận “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình: Phòng chống “tự diễn biến” từ bên trong và bên trên” của Tiến sĩ Lê Văn Bảo; bài báo có nhiều quan điểm, lập luận khá chi là đanh, mặc dù viết chung chung. Liệu đây có là một phát súng chỉ thiên nhằm cảnh báo của báo Quân đội với các thế lực thù địch và cả đối với những ai thuộc thành phần “bên trong” và “bên trên” đang chơi canh bạc tự diễn biến hòa bình không?
Để rộng đường dư luận, Blog Phamvietdaonv xin có đôi lời tham góp nhằm: diễn nghĩa nôm na, làm sáng tỏ thêm những quan điểm đánh giá, cùng với những giải pháp của Lê Tiến sĩ và với báo Quân đội nhân dân, nơi đã đăng bài chính luận quan trọng kể trên…

Đọc bài của Tiến sĩ Lê Văn Bảo điều làm cho người đọc băn khoăn: Hình như tác giả đặt thù trong đáng lo hơn giặc ngoài; do đó, bài chính luận này đăng ở báo công an thì có vẻ hợp hơn bởi: công an mới là lực lượng chịu một phần trách nhiệm về trật tự an ninh nội địa.
Báo Quân đội nhân dân là báo giành cho lực lượng vũ trang, mà lực lượng vũ trang thì nhiệm vụ chủ yếu là phải đối phó với giặc ngoại xâm. Chính quyền nào, lực lượng nào khi buộc lòng dùng đến lực lượng quân đội để dẹp loạn, đối phó với các xung đột nội bộ thì có nghĩa súng đã bị chính trị hóa, đã được phục vụ cho các lợi ích phe cánh…
Thôi, chuyện lệch, lộn sân là chuyện phụ, chuyện quan trọng là ở vấn đề: Ông Tiến sĩ họ Lê này cảnh báo với đất nước, dân tộc về các nguy cơ đe dọa sự an ninh quốc gia, sự toàn vẹn của lành thổ hay những vấn đề thuộc về các xung đột về các quan hệ chính trị nội bộ ở những điểm nào…
Thử nhận diện các thế lực gây nên “tự diễn biến” tự bên trong và từ bên trên theo Lê Tiến sĩ
Nhận diện 1:
Chúng tôi nhất trí với Tiến sĩ Lê Văn Bảo (TSLVB) có 2 loại thế lực đang chống phá cách mạng nước ta: “Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã đang đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây chia rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta…” (TSLVB).
Chúng tôi xin cụ thể, làm rõ và bổ sung thêm ý kiến này của TSLVB. Chủ nghĩa đế quốc là thế lực chống phá cách mạng nước ta thì rõ rồi, ai cũng đều nhận ra cả; còn những thế lực thù địch tuy không phải là đế quốc, thế nhưng đôi khi lại còn nguy hiểm không kém hơn cả bọn đế quốc nhưng không phải ai cũng nhận ra. Đáng tiếc trong bài Lê Tiến sĩ lại không chỉ ra. Bởi vì hiện tại một số cán bộ nằm trong bộ máy Đảng và Nhà nước như trong bài của Lê Tiến sĩ đã chỉ ra: vẫn còn mập mờ về lập trường địch-ta trong quan hệ với một số nước, xin lấy quan hệ với Trung Quốc làm ví dụ.
Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có nhiều điểm tương đồng [với chúng ta] về thể chế kinh tế – chính trị – văn hóa mà như ông Hồ Cẩm Đào đã có lần nhắn nhủ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có: “Lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan… nên cần hợp tác toàn diện”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng là người đúc kết và luôn giương biểu ngữ 16 chữ vàng trong quan hệ với Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, Trung Quốc lại đang tiến hành hàng loạt các hành vi có hệ thống và có tính toán nhằm mục đích đe dọa tới an ninh lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh việc dùng quân đội, dùng vũ lực, Trung Quốc còn có nhiều hành động đơn phương nhằm tác động gây chuyển hóa, thậm chí còn tìm cách phá hoại môi trường sống của Việt Nam và các nước láng giếng khác. Chẳng hạn như xây nhiều đâp thủy điện chặn nguồn sông Mêkông đã làm cho 60 triệu dân của 4 quốc gia hạ nguồn bị điêu đứng trong đó có Việt Nam…
2/ Nhận diện 2:
Chúng tôi nhất trí với nhận định của TSLQB: “ Chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp cả vũ trang và phi vũ trang; kết hợp “nội công, ngoại kích”, trong đánh ra, ngoài đánh vào, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản…” (TSLVB).
Chúng tôi bổ sung thêm: bên cạnh thế lực đế quốc không chỉ có âm mưu tìm cách xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta như tác giả nêu còn có thế lực khác như Trung Quốc. Trung Quốc đang âm mưu tác động và gây chuyển hóa, biến Đảng Cộng sản Việt Nam thành một phiên bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc; tìm cách đưa nhiều người thân Trung Quốc, chịu sự chi phối của Trung Quốc vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước [Việt Nam] nhằm thực hiện âm mưu: đồng hóa về chính trị, kinh tế, tổ chức, thể chế để trước hết biến Việt Nam trước tiên thành một nước chư hầu, tiến tới bị lệ thuộc hẳn về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Có nhận định như thế thì mới khách quan và công tâm.
Đây là một nguy cơ tự diễn biến có thật mà TSLVB đã chỉ ra là có cơ sở thực tiễn và biện chứng nhưng chưa dẫn chứng một cách toàn diện. Không biết ý kiến bổ sung này có trúng ý của TSLVB không ?
3/ Nhận diện 3:
“Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang tiến hành các bước chuẩn bị cho Đại hội XI thì các thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” càng được chúng thực hiện ráo riết hơn…” (TSLVB).
Việc thực hiện ráo riết của các thế lực đế quốc và thù địch với Việt Nam khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị đại hội thì quá rõ và thường theo các hình thức: Mua chuộc, gây sức ép về kinh tế, chính trị, vũ trang; cài, cắm những người mà chúng có thể xỏ mũi được để phục vụ cho các lợi ích của chúng.
Điều này, chúng ta dễ dàng nhận biết: mỗi lần Đảng Cộng sản Việt Nam có các hội nghị, các đại hội bàn về nhân sự, quyết các vấn đề nhân sự thì thường thấy một số nước đã cử một số yếu nhân của họ kiếm cớ sang thăm thậm chí còn ăn dầm nằm dề. Vậy đây [chẳng phải] là hành động để thực hiện âm mưu tác động gây tự diễn biến là gì? Do đó các đại biểu dự các hội nghị, những đồng chí nắm trọng trách của Đảng cần cảnh giác không bị các nhân tố này làm phân tâm, gây nên nạn dịch “tự diễn biến”…
Nhận diện 4:
“Thực tế đã cho thấy “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực; nếu lĩnh vực tư tưởng chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng – an ninh khó có khả năng và điều kiện phát triển lành mạnh. Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi…” (TSLVB).
Riêng nhận định này của TSLVB thì chúng tôi không nhất trí vì nó trái với quy luật của phép duy vật biện chứng. Công lao to lớn của Các Mác và Ăngghen là phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, vì đã giải quyết một cách khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội và xây dựng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong đầu óc của con người, mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v. đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”…
Do đó, những ý kiến mà TSLVB nêu lên phải đặt ngược lại mới không phạm húy, mới không trái với phép duy vật biện chứng. Phép duy vật biện chứng cho rằng: “Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội; tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy”. Sự chệch hướng về văn hóa, kinh tế, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng (không nhận ra ai là thù, ai là bạn dẫn tới mất cảnh giác?) sẽ dẫn tới sự chệch hướng về tư tưởng-chính trị; khi chính trị-tư tưởng mà bị chệch hướng nữa thì thể chế sụp đổ, an ninh bị phá vỡ dẫn tới nguy cơ không chỉ mất thể chế chính trị mà còn mất nước…
Theo người viết bài này: mất chủ quyền lãnh thổ mới là nguy cơ số 1 hiện nay cần phải lo trước tiên vì phải lo cái tồn tại trước. Còn thể chế chính trị, ý thức hệ này nếu không đứng vững mà bị thể chế chính trị khác đào thải thì hoàn toàn phù hợp với phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử mà Marx, Ănghen và Lênin đã đề ra. Lênin đã từng phát biểu một câu đại ý: Nếu một thể chính trị nào đó cho dù là tốt đi nữa nhưng cứ tồn tại quá mức cần thiết thì thậm chí gieo đại họa cho cả dân tộc…
Khi giai cấp tư sản đã lên vũ đài chính trị rồi thì một quốc gia nào đó tuyên bố rằng: Dân nước tôi thích thể chế vua quan hơn, phù hợp hơn thì sớm muộn cũng bị phá vỡ nếu không tìm cách cải cách dưới hình thức cải lương hay bạo lực theo hình thức khởi nghĩa, tạo phản…
Nhận diện 5:
“Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau, nhưng chúng luôn đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương, chính sách của đất nước. Khi đường hướng không chuẩn thì sự chệch hướng của đất nước là khó tránh khỏi. Khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ sẽ bị xói mòn…” (TSLVB).
Lập luận này là dựa trên cơ sở sau đây: nếu để mất nước, mất chủ quyền lãnh thổ, để chế độ bị sụp đổ thì thuộc trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ vì đó mới là nơi đang nắm quyền sinh quyến sát, nằm tiến, nắm quân đội, cảnh sát, nhà tù, vũ khí…
Các thế lực đế quốc và thù địch có tấn công, tác động là tác động vào các yếu nhân nằm ở “bên trong” và bộ máy “bên trên” thì mới có hiệu quả, mới có hiệu lực chứ tác động vào dân đen thì được tích sự gì ? Như vậy vấn đề cần phải lo, “con đê” cần phải gia cố, phòng vệ để không bị âm mưu làm cho tự diễn biến của kẻ thù làm cho suy sụp đó chính là “ cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ…”. Cần làm rõ luận điểm này để tránh cái tình cảnh “Quýt làm cam chịu…”.
Lực lượng vũ trang nếu cần để ý, cảnh giác thì phải để ý các cơ quan này; nếu thấy có vị nào đang có dấu hiệu bị tự diễn biến không? Nếu có nhất quyết phải đòm.
Nhận diện 6:
“Trên thực tế, trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây; cổ xúy cho những mô hình xa rời thực tiễn Việt Nam v.v.” (TSLVB).
Nhận ra trong bộ máy Đảng và Nhà nước có cán bộ đương chức, đương quyền, tức là bên trong và bên trên mà suy thoái về tư tưởng, chính trị thì mới đáng lo. Điều đáng tiếc ở đây là: Lê Tiến sĩ lại đánh đồng với các cán bộ đảng viên một thời giữ trọng trách nay đã nghỉ hưu có ý kiến lệch lạc là chưa chuẩn xác. Nếu các đồng chí này có ý kiến nào đó lệch lạc thì tác động của nó chẳng qua là những lời nói, trong tay họ có cái gì đâu mà có thể gây nên cái sự tự diễn biến cho xã hội. Cái đáng lo đó là chính là các đồng chí đương quyền to chức trọng; bởi họ mới có khả năng làm chệch đường hướng phát triển của đất nước, họ mới có khả năng vay tiền đầu tư xây dựng những công trình không có hiệu quả, chính họ mới có khả năng ký quyết định cho thuê rừng, thuê đất, chính họ mới có khả năng vơ vét công quỹ…
Điều đáng lo ngại hiện nay đó là các đảng viên nắm trọng trách cao, miệng họ hô hào thật to: chống diễn biến hòa bình nhưng lại móc ngoặc , ký tá những dự án gây thất thoát, thiệt hại, ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng. Điều này đáng lẽ báo Quân đội nhân dân phải xoáy vào, Lưu Tiến sĩ khi cho in bài trên báo này cần phải tô đậm thực tiễn này.
Cần phải kiên quyết chống thói xấu: chửi ý thức hệ, lên án tư bản đế quốc hết lời nhưng của cải vốn liếng của người ta thì lại thương, lại vồ vập, lại tít mắt lại theo kiểu: người ghét của thương. Khả năng tự diễn biến này chỉ có thể xảy ra ở các đồng chí đảng viên có chức, có quyền, còn dân đen, đảng viên thường, những đồng chí đã nghỉ hưu thì muốn ghét chẳng ai sợ, muốn thương cũng chẳng ai cho.
Trong lúc chúng ta kêu gọi cảnh giác với âm mưu tự diễn biến thì lại đi vay, đi mượn, kéo những dự án đầu tư gây hậu họa cho nhân dân cả về môi trường và an ninh quốc gia. Tại sao Lê Tiến sĩ không đề cập đến khía cạnh này; tại sao báo Quân đội nhân dân không đăng những bài phóng sự điều tra về sự xâm lăng về văn hóa, kinh tế của các thế lực thù địch dưới các hình thức đầu tư cho vay để xây dựng những công trình không có hiệu quả mà chỉ nói chung chung…
Nhận diện 7:
“Mảnh đất màu mỡ nhất để chúng thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tình trạng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước chưa được đẩy lùi, ngăn chặn; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội còn nhiều mặt bị buông lỏng; công tác nghiên cứu lý luận chưa giải đáp có căn cứ khoa học, thuyết phục những vấn đề mà thực tiễn đặt ra; một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ trì… thiếu kiên định, vững vàng, phẩm chất và năng lực hạn chế, thiếu tu dưỡng rèn luyện, chạy theo lợi ích cá nhân…” (TSLVB).
Ý kiến này của TSLVB là chính xác, và nếu ý kiến này là chính xác thì tác giả nhận định về những đồng chí đã nghỉ hưu, các quần chúng ngoài đảng, cán cán bộ đảng viên thường, các nhà văn nhà báo nếu có ý kiến nào đấy nếu TSLVB cho là lệch lạc thì không đáng sợ. Điều làm cho người đọc cảm thấy ngán khi đọc bài của TSLVB, sở dĩ nếu người viết không dẫn giải nôm na như trên thì khó lòng lĩnh hội được hết chính xác các ý tưởng sâu xa, lòng vòng của Lê Tiến sĩ.
Người đọc cần Lê Tiến sĩ và cả báo Quân đội nhân dân chỉ ra được kẻ nào đang ngồi ở cơ quan nào của Đảng, Chính phủ, Quốc hội có dấu hiệu quay quắt, đang bị tự diễn biến biến “người thành ma” thì tốt biết bao. Còn viết cho kêu, nhồi nhét đầy chữ nghĩa, quan điểm, lập trường nhưng lại không dẫn chứng cụ thể ra được thì khác gì một phát súng chỉ thiên; khi đã bắn chỉ thiên thì một phát đối thủ còn sợ, phát thứ 2 sẽ nhờn…
Hiện nay rất nhiều tờ báo, phóng viên ít khi người ta viết và đăng những bài chính luận rông dài mà viết cụ thể: ông Chủ tịch này đang bán rừng cho Trung Quốc đây, ông Chủ tịch kia đang mua dâm con trẻ đây, ông quan chức nọ đang lấy tiền công quỹ mua nhà cho bồ, ông quan chức kia đang cướp đất của dân… Có viết như thế thì người đọc hiểu được: thằng cha này đang tự diễn biến đây, đang đào mồ chôn chế độ, phá Đảng và dân tộc đây…
Do đó khi nghe Lê Tiến sĩ nêu giải pháp: “Yêu cầu cơ bản khi thực hiện phương châm này là, cùng với tích cực, chủ động giữ vững ổn định bên trong, phòng ngừa, ngăn chặn các tác động tiêu cực từ phía các thế lực thù địch, cần phải tích cực, chủ động tổ chức các cuộc phản công, tiến công bằng nhiều hình thức, qui mô, lực lượng, trên nhiều lĩnh vực nhằm làm giảm sức chống phá, tiến tới đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ được mình…”
Bắn chỉ thiên như thế này thì hơi phí đạn; Lê Tiến sĩ nên tham gia với đội quân báo chí viết bài chống bọn tự diễn biến, thông qua các việc làm cụ thể có hại cho đất nước; báo Quân đội nhân dân sau khi cho đăng ý kiến trên cứ hàng tuần nên cho vài thằng “tự diễn biến” bên trong và bên trên lên mặt báo để bà con cùng chứng kiến tẩy chay và từ mặt chúng ra, không bầu cho chúng nữa. Còn hô và xui người khác chủ động phản công, tiến công chung chung thì có ích gì và ai mà chẳng làm được.
P.V.Đ.


LÀM THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC ” DIỄN BIẾN HÒA BÌNH “:


TS LÊ VĂN BẢO: PHÒNG, CHỐNG ” TỰ DIỄN BIẾN ” TỪ BÊN TRONG VÀ TỪ BÊN TRÊN ?
Gay rồi, nếu cứ như lập luận của tác giả bài báo này thì: đã có dấu hiện về cái sự ” tự diễn biến hòa bình ” từ bên trong ” (  chắc là trong nội bộ Đảng ) và “từ bên trên” tức là ở các cơ quan đầu não…Thượng mà đã có dấu hiệu bất chính, thì hạ chắc sắp…
Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây chia rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta; khi thời cơ đến chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp cả vũ trang và phi vũ trang; kết hợp “nội công, ngoại kích”, trong đánh ra, ngoài đánh vào, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang tiến hành các bước chuẩn bị cho Đại hội XI thì các thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” càng được chúng thực hiện ráo riết hơn.

“Tự diễn biến” là một trong những mục tiêu cơ bản và hết sức nguy hiểm, đã được chủ nghĩa đế quốc sử dụng từ nhiều thập kỷ trước để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Bằng thủ đoạn chống phá tạo sự chuyển hóa từ bên trong và bên trên, chủ nghĩa đế quốc đã thành công trong việc xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và một số nước Đông Âu.
Thực tế đã cho thấy “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực; nếu lĩnh vực tư tưởng chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng – an ninh khó có khả năng và điều kiện phát triển lành mạnh. Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.
Bài học từ sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu cho thấy, nếu không chủ động phòng ngừa từ trước, ngăn chặn từ xa thì cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ bị tác động, bị phân hóa, tạo ra những hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý và hệ quả của việc chủ quan, mất cảnh giác với những thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” là không lường hết được. Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau, nhưng chúng luôn đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương, chính sách của đất nước. Khi đường hướng không chuẩn thì sự chệch hướng của đất nước là khó tránh khỏi. Khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ sẽ bị xói mòn.
Trên thực tế, trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây; cổ súy cho những mô hình xa rời thực tiễn Việt Nam v.v… Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị nêu trên, cùng với những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý xã hội và phát triển kinh tế chậm được khắc phục dẫn tới tình trạng trong nội bộ Đảng xuất hiện những ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, ảnh hưởng tới sự đồng thuận trong xã hội. Tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời, triệt để sẽ tạo nên quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng và hành động, tạo ra những nguy cơ rất khó lường.
Hiện nay, với kinh nghiệm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” làm sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, các thế lực thù địch ráo riết thúc đẩy “tự diễn biến” đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch coi việc Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị Đại hội XI là thời cơ để thực hiện nhiều thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt và quyết liệt hơn về cường độ, nội dung, đối tượng, hình thức cũng như phương pháp. Mảnh đất màu mỡ nhất để chúng thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tình trạng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước chưa được đẩy lùi, ngăn chặn; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội còn nhiều mặt bị buông lỏng; công tác nghiên cứu lý luận chưa giải đáp có căn cứ khoa học, thuyết phục những vấn đề mà thực tiễn đặt ra; một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ trì… thiếu kiên định, vững vàng, phẩm chất và năng lực hạn chế, thiếu tu dưỡng rèn luyện, chạy theo lợi ích cá nhân…
Để chống lại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cần giữ vững và tăng cường khả năng đề kháng trong nội bộ. Xây dựng các tổ chức vững mạnh, mọi thành viên trong tổ chức có khả năng đề kháng tốt chính  là cơ sở để ngăn ngừa tác động từ bên ngoài. Mọi âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” của các thế lực thù địch sẽ bị vô hiệu hóa, nếu nội bộ đất nước, nội bộ Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh. Theo đó, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Hệ thống chính trị, nhất là Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ phải được thường xuyên chăm lo xây dựng thực sự vững mạnh. Cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phải được tăng cường, kiên quyết loại bỏ những con “sâu mọt” ra khỏi bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, làm trong sạch các tổ chức đảng, bộ máy chính quyền; đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tuy nhiên, việc tăng sức đề kháng, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa nếu không kết hợp chặt chẽ với chủ động tiến công làm thất bại những mưu đồ đen tối, những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch thì hiệu quả đấu tranh sẽ không cao, kẻ thù sẽ có thời cơ và điều kiện để tổ chức chống phá quyết liệt hơn. Khi ấy, việc phòng ngừa, ngăn chặn có tích cực, chủ động đến đâu vẫn khó đánh bại. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa từ xa với chủ động tiến công làm thất bại âm mưu và ý đồ chống phá của các thế lực thù địch từ trong “trứng nước”, từ nơi sinh phát là phương châm đúng đắn, thể hiện rõ tư tưởng cách mạng tiến công trong chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” của Đảng ta. Yêu cầu cơ bản khi thực hiện phương châm này là, cùng với tích cực, chủ động giữ vững ổn định bên trong, phòng ngừa, ngăn chặn các tác động tiêu cực từ phía các thế lực thù địch, cần phải tích cực, chủ động tổ chức các cuộc phản công, tiến công bằng nhiều hình thức, qui mô, lực lượng, trên nhiều lĩnh vực nhằm làm giảm sức chống phá, tiến tới đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ được mình.
Tiến sĩ Lê Văn Bảo
https://phamvietdaonv.wordpress.com/2010/05/09/v%E1%BB%81-phat-sung-ch%E1%BB%89-thien-c%E1%BB%A7a-bao-quan-d%E1%BB%99i-nhan-dan-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BB%81m-d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-xi/

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?


Print Friendly
1404162737975.cached
Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.
Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang?
Thomas Berger đã viết một cuốn sách phân tích kỹ lưỡng và mang tính khiêu khích về việc cách Đức, Áo và Nhật đã phải vật lộn như thế nào để đối diện với những góc tối trong lịch sử của họ, và quan điểm về tội ác chiến tranh và hành động chuộc lỗi đã thay đổi ra sao trong thời kỳ hậu 1945. Ở cả ba nước, quan điểm cho rằng mình là nạn nhân tỏ ra hấp dẫn hơn nhiều so với quan điểm thừa nhận gánh nặng vai trò kẻ gây ra tội ác cho những nạn nhân khác. Tất cả đều “trong một thời gian dài không hề có chút ăn năn về những tội ác khủng khiếp mà họ đã gây ra.”
WAR, GUILT, AND WORLD POLITICS AFTER WORLD WAR II, by Thomas U. Berger. Cambridge University Press, 2012, 259 pp., $29.99 (paperback).
Về khả năng tái tạo lịch sử, Berger viết một cách kín đáo, “thành tựu vĩ đại nhất của Áo trong thế kỷ XX là thuyết phục thế giới rằng Beethoven là người Áo và Hitler là người Đức.” Mãi cho đến những năm 1990, Áo mới xóa bỏ “thần thoại” vốn phổ biến rằng họ là nạn nhân, và thừa nhận trách nhiệm về những tội ác tồi tệ nhất của Đệ tam Đế chế (The Third Reich). Dòng quan điểm quốc tế ngày càng tăng về nhân quyền và mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu đã tạo ra một áp lực lớn buộc họ phải có một lập trường hối lỗi hơn về lịch sử thời chiến, nhưng đó là một trận chiến lâu dài chống lại “cảm giác thoải mái từ chứng mất trí nhớ tập thể” (the comforts of collective amnesia.)
Dù Đức được xem như là “mô hình ăn năn” (the model penitent,) Berger vẫn xem xét những khó khăn mà các chính trị gia nước này đã vượt qua, các diễn biến quốc tế đã thúc đẩy chương trình nghị sự này và sự hòa giải tốt đẹp mà nó mang lại.
Giống như ở Nhật Bản, hầu hết các thành phố của Đức nằm trong đống đổ nát. Việc hơn 6,5 triệu người Đức đã thiệt mạng trong chiến tranh và con số này ở Nhật là 3 triệu người, đã giải thích tại sao thảm họa mà họ chịu đựng đã làm lu mờ những tội ác họ gây ra. Ở cả hai nước, mức độ kinh hoàng của tội ác mà quân đội của họ gây ra chỉ trở nên rõ ràng sau khi họ thua trận, và người dân cũng không cảm thấy họ phải chịu trách nhiệm hay phải kiểm soát các hành động của chính phủ. Thiếu thốn sau chiến tranh ở cả hai nước có nghĩa rằng có những vấn đề còn cấp bách hơn tội ác chiến tranh, và thậm chí nếu có giận dữ chống lại các chính phủ đã khiến họ rơi vào thảm họa, thì cũng có cả bất bình về những hành động tàn bạo của phe Đồng Minh vốn còn chưa được giải quyết bởi các tòa án về tội ác chiến tranh. Những thủ tục tố tụng này nhằm thuyết phục người dân về tội lỗi của quốc gia họ bằng cách truy tố các tội phạm chiến tranh, nhưng chúng đã thất bại vì được xem là một việc làm nhằm áp đặt công lý từ kẻ chiến thắng. Chúng được xem là chỉ nhằm hợp pháp hóa các bản án đã được định trước, đưa ra các bản án dựa trên những luật lệ vốn chưa tồn tại khi các tội ác diễn ra. Những cuộc thanh trừng tiếp theo gặp phải nhiều mâu thuẫn, tăng cường sự hoài nghi của Đức và Nhật về việc thừa nhận trách nhiệm.
Trong quá trình cố gắng xây dựng lại các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, quân Đồng minh cũng phải khai thác năng lực của “giới tinh hoa bị nhúng chàm” (tainted elites), tiếp tục thúc đẩy sự hoài nghi của công chúng. Berger chỉ ra rằng trong trường hợp của Nhật Bản, quyết định không truy tố Nhật Hoàng Hirohito để đổi lấy sự ủng hộ của ông với các cải cách của Đồng Minh và Hiến pháp mới, gây ra nhiều nghi vấn, vì lẽ cuộc chiến này được tiến hành nhân danh ông và đã được ông cho phép.
Berger xem Nhật như là “mô hình không ăn năn” (the model impenitent.) Dù Nhật Bản đã xin lỗi hoặc đưa ra tuyên bố chính thức cho thấy sự thống hối, nhưng những hối hận như thế “thường bị phá hoại bởi những ‘tiếng trống của chủ nghĩa xét lại’ đều đặn phát ra từ cánh hữu.” Hòa giải vẫn còn bị lảng tránh vì “lời xin lỗi của Nhật đã bị giới hạn về phạm vi, gặp phải sự phản đối ở trong nước, và hoàn toàn không thành công trong việc cải thiện quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng châu Á của mình.”
Vậy tại sao Nhật Bản lại không hối lỗi? Berger giải thích rằng cánh hữu cũng có lý, vì quân Đức đã giết chóc nhiều hơn, họ tiêu diệt toàn bộ nhiều nhóm người để diệt chủng, trong khi bằng chứng về những tội ác của Nhật thì ít hơn nhiều. Thêm nữa, Nhật phần nào có thể tranh luận rằng họ đã cố gắng để giải phóng châu Á khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, trong khi Đức thì không có lý do cao quý nào như vậy. Việc quy trách nhiệm cũng còn chưa rõ ràng, điều mà Masao Maruyama gọi là “cấu trúc của sự vô trách nhiệm” (the structure of irresponsibility,) vì ở Nhật không có Hitler hay Đảng Quốc xã. Kết quả là, Nhật đã thể hiện “một cảm giác hối lỗi yếu hơn nhiều.” Và những trò hề công lý của Tòa án Tokyo đã không thể khuyến khích cảm giác tội lỗi về mặt đạo đức.
Hơn nữa, nhiều người trong số những người đã đẩy Nhật vào cuộc chiến đã “xâm nhập vào cơ cấu quyền lực” sau chiến tranh; họ có lợi ích trong việc dập tắt một sự thừa nhận thẳng thắn. Sẽ thuận tiện hơn nếu đổ lỗi cho một phe nhóm quân phiệt vì đã gây nên một cuộc chiến sai lầm, và từ năm 1951, Bộ Giáo dục Nhật đã nhiều lần can thiệp để xóa sạch quá khứ được mô tả trong sách giáo khoa.
Vì Chiến tranh Lạnh, Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản và do đó đã hạ thấp những vấn đề lịch sử. Sự hiện diện an ninh của Mỹ và việc tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn cũng có nghĩa rằng Nhật không có các động lực và các mối đe dọa giống như những gì khiến Đức phải ăn năn. Năm 1965, Nhật đã ký một thỏa thuận với Hàn Quốc, trả những khoản tiền lớn để chôn vùi vấn đề lịch sử và cho đến năm 1980, Trung Quốc đã có “lập trường khoan dung rõ rệt về vấn đề tội lỗi của Nhật Bản.”
Nhưng sự đa dạng hóa công luận ở cả hai nước kể từ những năm 1980, sức mạnh kinh tế đang lớn mạnh của họ, và những xu hướng quốc tế về quy chuẩn nhân quyền đã làm thay đổi các điều khoản của thỏa thuận trong quá khứ; sự ăn năn tối thiểu của Nhật Bản đã không còn đứng vững được nữa. Đối với cánh hữu, tình thế khó khăn là làm thế nào để theo đuổi lợi ích quốc gia trong khu vực bằng cách bày tỏ sự hối lỗi chân thành và thực hiện những cử chỉ chuộc tội mà không đánh mất niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước.
Vì thế, chính trị bản sắc đã phá hoại lịch sử và sự hòa giải. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu được những chất vấn có mục đích nhắm vào việc xin lỗi về sự xâm lược và vấn đề phụ nữ giải khuây, và lý do tại sao những người bảo thủ vẫn cứ cố gắng tìm kiếm một phẩm giá không rõ ràng bằng cách phủ nhận hoặc gây nên tình trạng mù mờ, dù những nỗ lực như vậy có thể không thuyết phục và tự chuốc lấy thất bại.
Jeff Kingston là giám đốc Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, cơ sở Nhật Bản. Đây là bài điểm cuốn sách War, Guilt, and World Politics after World War II, tác giả Thomas U. Berger, Cambridge University Press, 2012, 259 pp.
 9 
  0  1  70
This entry was posted in Bình luậnChính trị quốc tếLịch sử
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/05/21/tai-sao-nhat-it-hoi-loi-ve-toi-ac-chien-tranh-hon-duc/#sthash.VKU34l6c.dpuf - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/05/21/tai-sao-nhat-it-hoi-loi-ve-toi-ac-chien-tranh-hon-duc/#sthash.VKU34l6c.dpuf

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an điều tra 4 dự án nghìn tỷ

(Thời sự) - Thanh tra cho rằng có dấu hiệu cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại dự án xơ sợi Đình Vũ và 3 dự án nhiên liệu sinh học, với tổng vốn đầu tư 12.400 tỷ đồng.

Ông Vũ Đình Duy , nguyên Tổn giám đốc PVTEX
Ông Vũ Đình Duy , nguyên Tổn giám đốc PVTEX
Chiều 24/11, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng) có vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng và ba dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dung Quất và Bình Phước với hơn 5.400 tỷ đồng vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên.
Kết luận thanh tra nêu, từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2009, PVN đã quyết định chủ trương đầu tư, chỉ đạo các đơn vị thành viên góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần và một công ty liên danh để thực hiện 3 dự án sản xuất ethanol nhiên liệu tại 3 miền Bắc, Trung, Nam gồm nhà máy tại Phú Thọ, tại Quảng Ngãi và tại Bình Phước. Công suất mỗi nhà máy 100 triệu lít/năm, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp 30%, vay tín dụng thương mại 70%.
Thanh tra xác định, với 3 dự án này, tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt là hơn 4.300 tỷ đồng, sau đội vốn lên gần hơn 5.400 tỷ đồng.
Dự án tại Phú Thọ do Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) làm chủ đầu tư với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, sau tăng lên 2.500 tỷ đồng. Dự án đã dừng thi công từ tháng 11/2011 do nhà thầu PVC không đủ năng lực. Nay hạ tầng nhà máy xuống cấp nghiêm trọng. Tổng số tiền đã thanh toán cho dự án là hơn 1.500 tỷ đồng.
Dự án tại Dung Quất do Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung (PCB) làm chủ với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, sau tăng lên gần 1.900 tỷ. Chủ đầu tư huy động thêm hơn 200 tỷ, nâng tổng vốn dự án lên 2.100 tỷ. Dự án đã đầu tư xong, đã thanh toán nhưng chưa quyết toán và hầu như không vận hành thương mại. Năm 2014, nhà máy này lỗ 164 tỷ đồng.
4-sieu-du-an-nghin-ty-cua-pvn-bi-dap-chieu-chuyen-ho-so-sang-bo-cong-an
Dự án Xơ sợi Đình Vũ thua lỗ trên 1.400 tỷ đồng.
Dự án Bình Phước do Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, sau tăng lên 1.700 tỷ đồng. Dự án đã đầu tư xong nhưng hầu như không vận hành thương mại.
Tính đến tháng 3/2013, nhà máy chỉ hoạt động 5 đợt, sản xuất được 16 triệu lít ethanol với giá thành 21.500 đồng/lít, tăng 95% so với giá thành khi lập dự án đầu tư. Giá quá cao khiến nhà máy hầu như đắp chiếu, nhưng vẫn lỗ mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng khấu hao tài sản cố định, lãi vay và chi phí quản lý, bảo dưỡng máy móc, bảo hiểm, bảo vệ…
Về dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN và Tập đoàn Dệt may – Vinatex thỏa thuận hợp tác với nguồn vốn khoảng 7.000 tỷ đồng. Dự án này sau khi hoàn thành và đi vào sản xuất đã thua lỗ hơn 1.400 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân dự án không hiệu quả là do các công ty nêu trên đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình đầu tư, xây dựng dự án như không khảo sát dẫn đến không giải phóng được mặt bằng khi thực hiện đầu tư; chọn nhà thầu hạn chế năng lực, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu và chỉ đạo của Thủ tướng, dẫn đến thi công dự án chậm tiến độ.
Đặc biệt, nhà thầu PVC đã dừng thi công dự án Phú Thọ gần 5 năm, vi phạm hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng: toàn bộ máy móc, thiết bị lắp đặt đã han gỉ, vốn đã đầu tư 1.500 tỷ đồng chưa được phát huy, tăng chi phí vốn vay và các chi phí khác… đến nay chưa có giải pháp khắc phục.
Từ những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Thanh tra đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra dấu hiệu cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm trong lựa chọn địa diểm xây dựng, chỉ định thầu, ký kết các hợp đồng EPC dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tại dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất.
Bá Đô

Quảng Bình xác minh học sinh lớp 3,4,5 mà không biết đọc, viết vẫn được lên lớp; Từ chối làm tiến sỹ, làm nông dân thu 30 triệu/ngày


THỦY PHAN

(GDVN) - Nhiều học sinh lớp 3,4,5 ở một trường Tiểu học tại Quảng Bình không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp. Sở GD&ĐT tỉnh này đang tiến hành xác minh sự việc.

Chiều 24/11, ông Đinh Qúy Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình xác nhận có thông tin trên, xảy ra tại trường Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn).
Trường Tiểu học Cồn Sẻ - nơi xảy ra sự việc. Ảnh: T.T
Theo ông Nhân, trong chiều 24/11, đoàn kiểm tra của Sở do đồng chí Phó Giám đốc dẫn đoàn đã trực tiếp đến Phòng GD&ĐT thị xã Ba Đồn và trường Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc) để xác minh sự việc.
“Nếu những thông tin trên là có thật, Sở GD&ĐT Quảng Bình sẽ có hình thức xử lý nghiêm đối với lãnh đạo nhà trường và những thầy cô giáo có liên quan.
Thời gian tới, Sở cũng sẽ lập đoàn kiểm tra rà soát lại tất cả các trường tiểu học và THCS trên địa bàn, để kiểm tra về kiến thức học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên”, ông Nhân nói.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con em học lớp 3,4,5 tại Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn) bức xúc phản ánh, hiện con họ vẫn chưa biết đọc, biết viết, thậm chí không giải được bài toán lớp 1 nhưng vẫn được nhà trường cho lên lớp. Điều này đã khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng.

Từ chối làm tiến sỹ, làm nông dân thu 30 triệu/ngày

Trong vườn, các loại hồng môn đỏ, hồng, xanh, trắng đẹp lung linh, ông chủ trẻ chuyên kinh doanh, sản xuất hoa hồng môn ngoại có thể thu về hơn 30 triệu đồng mỗi ngày nhờ vườn hồng này.
Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song với hoài bão và quyết tâm làm giàu từ mảnh đất quê hương, chàng thanh niên Ðoàn Ngọc Hiếu (SN 1988) bằng sự kiên trì và vốn kiến thức nông nghiệp sâu rộng đã giúp anh trở thành ông chủ trẻ chuyên kinh doanh, sản xuất hoa hồng môn ngoại.
Chúng tôi có dịp ghé thăm vườn hồng môn của anh Hiếu, ở thôn 4, xã Phi Tô (Lâm Hà). Anh đang tất bật cắt hoa, đóng gói, chuyển lên xe. Trong vườn, các loại hồng môn đỏ, hồng, xanh, trắng đẹp lung linh.
Giấc mơ làm chủ
Anh Hiếu nhớ lại niềm đam mê nông nghiệp đã “ngấm vào máu” mình từ thuở ấu thơ bởi gia đình anh xuất phát từ nghề nông. Chính vì vậy, anh quyết định theo học ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Khi tốt nghiệp đại học anh được học bổng ở lại trường học cao học. Sau đó, được giữ lại trường để giảng dạy và có nhiều cơ hội để học tiến sĩ. Thế nhưng, ra trường Hiếu đã xác định ngay cho mình con đường khởi nghiệp: Trồng hoa.
Từ chối làm tiến sỹ, làm nông dân thu 30 triệu/ngày
Niềm đam mê nông nghiệp đã “ngấm vào máu” của Đoàn Ngọc Hiếu.
Chia tay những ngày tháng mộng mơ trên giảng đường và cả những thú vui của tuổi trẻ, Hiếu bắt đầu những chuỗi ngày vắt kiệt sức cho khu vườn của mình. Hiếu kể, tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng ưu, anh quyết định về nhà làm nông dân trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân. Nhiều người bảo, đam mê là một lẽ nhưng biến đam mê thành hiện thực không phải là điều dễ dàng. Chính vì lẽ đó, gia đình Hiếu cấm cản vì đường học của anh rộng mở, anh có thể dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương cao. Tuy nhiên, với niềm yêu thích và muốn áp dụng việc học vào thực tế, mà quan trọng hơn là muốn tự do khởi nghiệp... Anh đã từng học lớp khởi nghiệp do tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức, tại đây, giấc mơ có một nông trang hoa càng làm anh quyết tâm gắn bó với nghề nông và giấc mơ làm chủ.
Khi ra trường, may mắn hơn nhiều bạn trẻ khác, Hiếu sử dụng nguồn đất gia đình để thực hiện giấc mơ của mình. Từ một chàng kỹ sư nông nghiệp, Hiếu đã không ngần ngại vác cuốc, rựa đi chặt phá cây dại, san lấp mặt bằng. Vậy là, một trang trại hoa rộng lớn mọc lên cùng hình ảnh người thanh niên với dáng vẻ chẳng khác nào “công tử bột” không ngại gian khổ dầm mưa dãi nắng, xắn tay áo cùng nhân công vận chuyển vật liệu làm nhà kính, nhà lưới để trồng hoa.
“Nếu bạn đã quyết tâm gắn bó với nghề nông thì phải đeo đuổi cho đến cùng. Mặc dù làm nghề nông mức độ rủi ro cao nhưng nếu mình chịu tìm tòi ứng dụng kỹ thuật thì sẽ sống được với nghề” - anh Hiếu chia sẻ.
Vận may mỉm cười
Con đường tìm đến thành công bằng hướng đi mà ban đầu người thân và bạn bè của anh ra sức can ngăn không hề bằng phẳng, khi anh bắt tay vào làm nông nghiệp. Chính những người làm thành công ngành nông nghiệp phản đối anh, bởi làm nông nghiệp giống đầu tư một đống tiền và đi lượm lại từng đồng. Nhưng với lối suy nghĩ nông nghiệp là một ngành kinh tế, nó cũng mạnh mẽ, sang trọng, hấp dẫn và dễ kiếm tiền, anh từng bước thuyết phục được gia đình mình vay vốn để mở rộng sản xuất.
Ngay những ngày đầu mới chập chững, Hiếu đã nếm một vố đau khi anh trồng giống hoa hồng nhưng không lường trước được thất bại... 6.000 cây giống hoa hồng bị sâu bệnh hoa rũ héo và chết, thế chấp sổ đỏ mới đủ trang trải chi phí thua lỗ.
Trong quá trình học, Hiếu được tiếp xúc với nhóm chuyên gia Hà Lan mang hoa hồng môn sang Việt Nam trồng thử nghiệm. Vì hồng môn ở Việt Nam chủ yếu người dân trồng và tự cấy mô ra nên chất lượng giống không đảm bảo. Với khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt anh đã không ngần ngại giao tiếp đặt vấn đề với công ty chuyên cung cấp giống ở Hà Lan. Bình thường các công ty giống Hà Lan thường làm việc với các công ty, tổ chức, tuy nhiên khi cá nhân anh Hiếu đặt vấn đề họ đã đồng ý nhưng cũng yêu cầu gắt gao về kỹ thuật, kiểm tra bản quyền hạt giống... Hằng năm, họ sẽ có một đội ngũ cán bộ qua Việt Nam để kiểm tra quá trình canh tác của đối tác.
Với 3 sào nhà kính và 3 sào nhà lưới khá hiện đại, hệ thống tưới nhỏ giọt từng gốc, hệ thống tưới phun sương làm mát được đầu tư với con số xấp xỉ 1 tỷ đồng. Anh Hiếu đầu tư trồng 23.000 gốc hồng môn, cộng giá thể và các loại chi phí khác, vốn đầu tư có giá gần 30.000 đồng/gốc. Đặc biệt, do giống hồng môn rất nhạy cảm với ánh sáng, thiếu sáng cây quang hợp yếu, hoa sẽ không đẹp.
Vì vậy, anh Hiếu phải thường xuyên ở vườn, tính toán mật độ trồng phù hợp, phương pháp tỉa lá... để có được những bông hoa đạt chuẩn, được thị trường chấp nhận. Không phụ công chăm bón khó nhọc của anh, những cây hồng môn thi nhau đâm chồi nảy lộc.
Anh Hiếu cho biết: “Có sản phẩm rồi, việc tìm đầu ra cũng rất khó khăn vì hồng môn đỏ thì thịnh hành nhưng các loại màu còn lại lại quá mới mẻ trên thị trường. Tôi đã mang hồng môn đi khắp nơi, dựa vào màu sắc bắt mắt, ưu điểm lâu tàn để thuyết phục khách hàng. Dần dần, sản phẩm được thị trường tiếp nhận và ưa chuộng. Trung bình mỗi tuần tôi cắt được 3.500 bông, giá 9.000 đồng cao hơn so với hồng môn Đà Lạt vì chất lượng giống, mẫu mã hoa đẹp hơn. Hiện, sản phẩm của tôi đã có mặt ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, TP.HCM”.
Anh Hiếu quyết chí cho đất phải nở hoa dù cũng nhiều phen “lên bờ xuống ruộng”. Và, những gì anh có được ngày hôm nay đã minh chứng cho những nỗ lực làm giàu từ tri thức của một thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết. Hiện tại, số lượng chưa đủ nên hoa của anh chỉ cung cấp thị trường trong nước. Dự định trong tương lai, Hiếu sẽ mở rộng liên kết trồng hoa để xuất khẩu sang thị trường Nhật và một số nước châu Âu.
(Theo báo Lâm Đồng)
Thủy Phan