Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Fidel Castro đã góp phần thay đổi cả thế giới như thế nào?..( trừ Cu Ba ); Donald Trump nói gì về cái chết của ông Fidel Castro?; Ngỡ ngàng cuộc sống như thời bao cấp tại thủ đô Havana của Cuba

104

Mỗi người dân có thể được nhận phần lương thực, thực phẩm thiết yếu hỗ trợ hàng tháng với số lượng ít gồm đường, hạt, dầu ăn, trứng và đôi khi cả bánh mỳ. Những thứ còn lại mọi người phải mua.

Ngỡ ngàng cuộc sống như thời bao cấp tại thủ đô Havana của Cuba
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Havana được coi là "sân chơi của những người đàn ông giàu có", là nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới và không phải chịu lệnh cấm vận. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1959, nền kinh tế của nước này đã bị suy yếu.
Habana Vieja là khu vực lâu đời nhất trong thành phố. Những toà nhà ở đây được cải tạo trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Trong khi đó, rất nhiều toà nhà cũ nát khác tại nhiều ngõ ngách của thành phố chưa được cải tạo do chính quyền không có đủ nguồn lực tài chính.
The Catedral de la Habana cũng là một địa điểm thăm quan thú vị trong thành phố được xây dựng trong những năm từ 1748 - 1777.
Havana là điểm đến của nhiều tác giả nổi tiếng phương Tây như Ernest Hemingway và Graham Greene. Đây là hình bên ngoài khách sạn Sevilla, nơi tiểu thuyết gia người Anh Greene từng viết nên nhiều tác phẩm.
Hầu hết người dân Cuba sống với số tiền tương đương khoảng 20 USD/tháng. Tuy nhiên, nhiều người khác có thể kiếm được thêm nhờ số tiền tip của các khách du lịch. Trong ảnh là một người đàn ông tại Havana mở cửa hiệu sửa kính mắt.
Mỗi người dân có thể được nhận phần lương thực, thực phẩm thiết yếu hỗ trợ hàng tháng với số lượng ít gồm đường, hạt, dầu ăn, trứng và đôi khi cả bánh mỳ. Những thứ còn lại mọi người phải mua.
Nông sản và thịt được bán tại các xí nghiệp theo mức giá quy định của nhà nước. Chủ yếu chỉ có thịt lợn và đều có giá rất đắt đối với hầu hết người dân Cuba (13 peso, tương đương 0,49 USD/pound).
Các mặt hàng tươi sống rất khó mua và thường có giá đắt. Ví dụ một quả cà tím có giá tới 0,4 USD. Chính vì vậy, rất nhiều người dân Cuba phải dành một khoản tiền lớn trong thu nhập hàng tháng của họ để mua rau củ quả và thịt.
Các món ăn đường phố tại Havana rất sẵn có và thường có giá dưới 1,5 USD. Tuy nhiên, đây là mức giá quá cao với rất nhiều người dân bản địa.
El Malecón là nơi chia tách thành phố với biển. Tại đây tập hợp rất nhiều nghệ sỹ đường phố, người đi dạo và du khách.
Các xe taxi màu vàng xếp hàng dài trước cửa toà nhà Capitolio trên quảng trường Parque.
Đối diện với quảng trường Parque là một quang cảnh hoàn toàn khác với những toà nhà cũ nát.
Trẻ em thích thú chơi trên đường phố.
Trong khi đó người lớn thì nhìn theo và tụ tập tán gẫu.
Thanh niên chơi bài.
Rất nhiều mẫu xe ô tô của Mỹ từ những năm 1950 và 1960 xuất hiện trên đường phố Havana.
Cả những mẫu xe máy cũng rất cổ, từ những năm 1950.
Những mẫu xe cổ như chiếc Chevrolet Convertible từ năm 1951 này được các du khách cực kỳ ưa chuộng.
Chiếc xe Coco này có thể thay thế taxi với giá rẻ hơn và thân thiện với môi trường.
Tại Havana, nếu có một con thú cưng như chó hay mèo đều được xem là người giàu có. Tuy nhiên, người dân Cuba nhìn chung rất yêu động vật. Trong ảnh là hình ảnh một người phụ nữ đang trò chuyện cùng một chú gà.
Thú cưng như một thành viên trong gia đình.
Cuộc sống tại Havana rất bình lặng.
Theo Trí Thức Trẻ

Fidel Castro đã góp phần thay đổi cả thế giới như thế nào?


Sự ra đi của ông Fidel Castro vẫn khiến người dân trên đảo quốc nhỏ này ở vịnh Caribe bàng hoàng và thế giới bên ngoài tiếc thương. Lý do ở chỗ Fidel Castro là người đã làm nên lịch sử ở Cuba và thuộc về những con người đã góp phần làm thay đổi cả thế giới.
Fidel Castro da gop phan thay doi ca the gioi nhu the nao? - Anh 1
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
Thông tin về việc nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro Ruz từ trần ở tuổi 90 gây xúc động lớn trên thế giới. Từ hơn 10 năm nay, ông Fidel không còn đảm trách cương vị lãnh đạo nào nữa trong đảng cầm quyền cũng như nhà nước ở Cuba, sức khỏe giảm sút bởi tuổi cao và bệnh tật.
Dù vậy, sự ra đi của ông Fidel Castro vẫn khiến người dân trên đảo quốc nhỏ này ở vịnh Caribe bàng hoàng và thế giới bên ngoài tiếc thương. Lý do ở chỗ Fidel Castro là người đã làm nên lịch sử ở Cuba và thuộc về những con người đã góp phần làm thay đổi cả thế giới.
Fidel Castro là một trong những biểu tượng điển hình nhất của thế kỷ 20. Ông hiện thân cho một thời đại trong lịch sử phát triển của nhân loại. Đó là thời đại đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì tự do, độc lập và chống áp bức, bóc lột, vì hòa bình hữu nghị và chống chiến tranh xâm lược. Fidel Castro đã dẫn dắt Cuba đến thành công trong cuộc đấu tranh giải phóng đó và Cuba trở thành ngọn hải đăng cho cuộc đấu tranh giải phóng ấy ở nửa phía tây bán cầu, trở thành niềm hy vọng, nguồn động lực và sự khích lệ cho các dân tộc ở các nơi khác trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng của nhân loại.
Fidel Castro là linh hồn và sự đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cuba. Sau khi tiến hành cách mạng thành công, Fidel Castro đã dẫn dắt Cuba đi qua những thời kỳ đầy khó khăn và hiểm nguy, nhiều gian khổ và thách thức bởi sự thù địch của Mỹ và Phương Tây, bởi những biện pháp và chính sách của họ chống phá Cuba, bởi chiến tranh xâm lược nhằm mưu đồ lật đổ nhà nước mới ở Cuba, bằng những mưu tính ám sát Fidel Castro và bằng bao vây và trừng phạt hòng cô lập và làm suy yếu Cuba.
Với lý tưởng và nhân cách, bản lĩnh và trí tuệ của mình cũng như với những cống hiến cho nhân dân Cuba và nhân loại, Fidel Castro được thế giới ngưỡng mộ và biết ơn. Ngay đến những kẻ coi Fidel Castro là kẻ thù và đối thủ cũng phải khâm phục và nể trọng.
Fidel Castro là con người rất đặc biệt. Khả năng thuyết phục và chinh phục con người của ông thật độc nhất vô nhị. Tất cả những ai đã từng có lần trực tiếp gặp ông hoặc nghe ông diễn thuyết, nói chuyện hay trao đổi đều có được những cảm nhận và ấn tượng rất khó quên.
Ông không dùng bài viết được chuẩn bị trước mà nói trực tiếp, nhưng luôn rành mạch và rõ ràng, có hệ thống và không hề lặp lại, với dữ liệu cụ thể chứ không chung chung, thể hiện trí tuệ tư duy và trí nhớ siêu phàm. Nghe Fidel Castro nói có thể thấy ngay lòng tin sắt đá của ông vào những gì muốn truyền tải, chân thực chứ không dân túy, lô gics chứ không khiên cưỡng, cuốn hút chứ không áp đặt.
Fidel Castro là người bạn lớn của Việt Nam. Lần nào trong cả thảy 3 lần đến thăm Việt Nam, Fidel Castro cũng đều được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho sự đón tiếp với tình cảm chân thành nhất. Sâu đậm hơn cả là chuyến thăm Việt Nam của Fidel Castro năm 1973, là những phát biểu của Fidel Castro làm nên biểu tượng và bản chất mối quan hệ giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước, là những trợ giúp vô giá của Cuba dành cho Việt Nam trong những tháng năm khó khăn gian khổ nhất của Việt Nam. Việt Nam khắc sâu ân tình của Fidel Castro dành cho Việt Nam và cũng dành cho Fidel Castro cũng như nhân dân và đất nước Cuba tình cảm và ân nghĩa chân thành và sâu đậm nhất. Thủa trước đã như thế và hiện tại vẫn như thế.
Lịch sử vốn tạo cơ hội cho con người để lại dấu ấn riêng trong lịch sử. Nhưng lịch sử không tự làm nên lịch sử mà con người mới làm nên lịch sử. Fidel Castro là người đã làm nên lịch sử. Con người Fidel Castro đã ra đi, nhưng sự nghiệp và nhân cách của Fidel Castro mãi mãi bất tử trong trái tim và nhận thức của nhân loại.


Tân TT Donald Trump là người nói rất thẳng cảm nghĩ của mình trước tin này như sau: “Ông Fidel Castro đứng đầu một nhà nước độc tài hung bạo, đã mang nhiều bất hạnh đau thương và đói nghèo cho nhiều gia đình ở Cuba”

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/113C4/production/_92669507_1fa9bcbc-4c51-4052-be1a-1ac2a639cb23.jpg

Fidel Castro là người đã mang Chiến Tranh Lạnh vào Tây Bán Cầu vào năm 1959 và sau đó là thách thức Hoa Kỳ triền miên trong gần nửa thế kỷ, đối đầu với 11 đời tổng thống Mỹ, đã qua đời hôm cuối tuần, thọ 90 tuổi.

Đài truyền hình nhà nước Cuba đã loan báo cái chết của ông và cho hay cả nước Cuba sẽ để tang cựu lãnh tụ của họ trong vòng 9 ngày. Fidel Castro đã suy giảm sức khỏe từ nhiều năm qua và từ bỏ quyền lực vào năm 2006 cho em của mình là ông Raul Castro.
Dù năm nay đã 85 tuổi, ông Raul Castro cũng đã chính thức chỉ huy Cuba thay thế anh mình từ năm đó. Các quan sát viên cho là ông Fidel là gương mặt lãnh tụ “thọ” nhất thế giới, có lẽ chỉ sau Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị mà thôi.

Người ta cũng cho là Fidel là một trong vài gương mặt chính trị nổi bật của nhân loại trong thế kỷ 20 và tầm vóc của ông ta vượt qua ngưỡng cửa của một quốc gia khá bé nhỏ ở vùng biển Careabea chỉ với 11 triệu dân khi ông lên cầm quyền vào ngày 8 tháng 1 năm 1959, sau khi lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista.

Tập trung quyền hành như một huyền thoại và một chủ nhân tuyệt đối, Fidel Castro cai trị Cuba với bàn tay sắt và không bao gìờ dung thứ cho đối lập, ngay cả khi về hưu vào năm 2006, Castro vẫn chỉ huy em mình cai trị đất nước, dù Hoa Kỳ lên án hành động “trao quyền” kiểu độc tài này.

Vào tháng 12 năm 2014, TT Obama dùng quyền hành pháp thương lượng với nhà độc tài. Sau 18 tháng nói chuyện bí mật giữa đại diện hai bên, hai cựu thù quyết định thiếp lập lại bang giao hoàn toàn, cùng với sự giúp sức của Đức Giáo Hoàng Francis.

Tân TT Donald Trump là người nói rất thẳng cảm nghĩ của mình trước tin này như sau: “Ông Fidel Castro đứng đầu một nhà nước độc tài hung bạo, đã mang nhiều bất hạnh đau thương và đói nghèo cho nhiều gia đình ở Cuba”

Trần Vũ (tổng hợp)

(Cali Today News)

Thợ cả tài ba nhất đất Việt đã ‘xây nhà’ cho 24 đời hoàng đế Trung Quốc như thế nào?

Untitled-1 An (1381-1453) là người vùng Hà Đông, ngoại thành Hà Nội. Khi mới 16 tuổi, với tài năng tính toán và biệt tài kiến trúc, Nguyễn An đã bắt đầu tham gia vào các hiệp thợ xây dựng cung điện nhà Trần tại kinh thành Thăng Long. Khi ấy, Nguyễn An hẳn không thể nào ngờ rằng chính vì tài nghệ của mình mà sau này ông lại trở thành một hoạn quan nổi tiếng trong cung nhà Minh.
Nguyễn An là ai?
Năm 1407, nhà Minh dưới danh nghĩa “Phù Trần, diệt Hồ” tiến vào xâm lược Đại Việt. Không chỉ cướp phá các văn vật văn hóa của Đại Việt, quân Minh còn bắt đi rất nhiều nhân tài ưu tú và các thợ khéo đem về phục vụ triều đình.
Vua triều Minh bấy giờ là Minh Thành Tổ (tên thật Chu Đệ, hiệu Vĩnh Lạc), hoàng đế thứ ba của nhà Minh. Minh Thành Tổ lên ngôi sau khi lật đổ cháu trai là Huệ Đế trong một cuộc nội chiến. Việc lên ngôi không danh chính ngôn thuận này đã khiến ông không nhận được sự ủng hộ của nhiều văn võ bá quan trong triều.
Trong bối cảnh đó, Minh Thành Tổ cho dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), vùng đất phong trước đây của ông. Minh Thành Tổ ấp ủ nguyện ước xây dựng tại đây một cung điện sẽ được ví như tiên cảnh nơi trần thế. Ông khao khát lấy sự đồ sộ và tráng lệ của cung điện này khẳng định Thiên mệnh của mình.

Nguyễn An đã bị bắt làm tù binh trong cuộc cướp phá tàn bạo của quân Minh. Ảnh dẫn qua: vothuat.vn
Trái với hiệu Vĩnh Lạc – sự an vui muôn đời, Minh Thành Tổ luôn sống trong sự nghi kị với các học sĩ quan lại. Ông chỉ tin dùng, trọng dụng các thái giám. Nguyễn An lúc bấy giờ đã là một hoạn quan trong cung nhà Minh. Biết đến tài nghệ kiến trúc cùng sự liêm khiết và chính trực hiếm có của Nguyễn An, Minh Thành Tổ đã giao cho ông trọng trách làm “Tổng đốc công” (“Tổng công trình sư”) cùng với các kiến trúc sư khác xây dựng cung điện mới tại Bắc Kinh – Tử Cấm Thành.
Theo sử sách ghi chép lại, Nguyễn An đã tham gia vào việc xây dựng Tử Cấm Thành ngay từ những ngày đầu và theo sát công trình suốt quá trình 14 năm xây dựng  (1406-1420. Ông đã tự mình sắp đặt rất nhiều công việc từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, đào tạo nhân công cho đến thiết kế và giám sát việc xây dựng công trình.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng Tử Cấm Thành, Nguyễn An tiếp tục phục vụ cho bốn đời vua tiếp theo. Trong suốt quá trình này, Nguyễn An luôn được các vua Minh trọng dụng trong các công tác xây dựng quan trọng, tiêu tốn nhiều nhân lực và vật lực. Vua Minh Anh Tông tin tưởng giao phó cho Nguyễn An công việc trùng tu lại Thành Bắc Kinh, trong đó có việc trùng tu ba cung bị cháy trong Tử Cấm Thành (năm 1421) và xây dựng thêm các cung, điện, phủ, dinh thự, công sở các ty ở Hoàng Thành (Tử Cấm thành được bao quanh bởi Hoàng Thành và vòng ngoài cùng là thành phố Bắc Kinh).
Tử Cấm Thành – Cung điện đồ sộ nhất dưới thời các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ảnh dẫn qua: tourbkk.com
Bên cạnh việc xây dựng Tử Cấm Thành, Nguyễn An còn có công lao rất lớn trong việc trị thủy trên sông Hoàng Hà vào mùa lụt năm 1444 – 1445. Việc hàn khẩu đê điều, xây dựng lại các công trình thủy lợi lớn tại các nơi xung yếu trong những năm này đều được vua Minh tin tưởng giao phó cho Nguyễn An. Sự nghiệp của Thái giám Nguyễn An được các vua triều Minh ghi nhận, ông được phong đại thần dưới triều vua Minh Thành Tổ.
Điều gì khiến lịch sử phải lưu danh của một vị thái giám?
Minh Thành Tổ luôn giữ khát vọng to lớn, Tử Cấm Thành phải là cung điện huy hoàng nhất trong các triều đại từ trước đến nay về cả quy mô và tầm vóc. Ước vọng ấy của vị đế vương thực sự sẽ là gánh nặng vô cùng lớn cho bất kể kiến trúc sư nào.
Nguyễn An đã làm việc không mệt mỏi dưới áp lực ấy để kiến tạo nên một quần thể các công trình với cung điện, dinh thự, lầu thành phân bổ hết sức hợp lý theo cấu trúc Tiền Triều, Hậu Cung, trải rộng trên diện tích 720.000 m2. Nhìn vào sự đồ sộ của diện tích, và số lượng các công trình cần thiết kế, người đời sau có lẽ đã phần nào thấy được óc quan sát, tài tính toán, sắp xếp, quy hoạch của ông.
Nhưng cái làm nên phần hồn thật sự của Tử Cấm Thành chính là những ý nghĩa biểu trưng mà Công trình này chứa đựng. Nói một cách khác thiết kế của Nguyễn An đã mang tất cả những tinh hoa văn hóa Trung Hoa gửi vào từng chi tiết của Tử Cấm Thành. Qua cách cấu trúc và sắp đặt các cung điện, cách sử dụng màu sắc chủ đạo đỏ – vàng, cách sử dụng các con số biểu tượng và những hình ảnh biểu trưng của sức mạnh Rồng, Nguyễn An đã khéo léo thể hiện rất nhiều những giá trị truyền thống cốt lõi của phương Đông: quan niệm Trời tròn – Đất vuông, các đạo lý kính Trời, trọng Đạo, Thiên nhân hợp nhất, Âm dương giao hòa.
Tử Cấm Thành với sự đồ sộ về quy mô và cảnh tượng như chốn tiên cảnh, chứa đựng đầy đủ những tinh hoa văn hóa của dân tộc Trung Hoa ấy đã được tất cả những hoàng đế tiếp sau Minh Thành Tổ chọn lựa chọn làm cung điện chính của triều đình. Công trình do vị Kiến trúc sư nhỏ bé Nguyễn An thực hiện ấy đã chứng kiến sự thịnh suy của hai triều đại Minh – Thanh, trải qua 24 đời vua trong suốt hơn 500 năm lịch sử. Đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng thiết kế của Nguyễn An.
Tử Cấm Thành – Công trình thể hiện rõ nét đạo lý Thiên nhân hợp nhất. Ảnh: lotuspro.net
Bên cạnh tài năng thiết kế, sử sách còn ghi lại rằng Nguyễn An có  tài năng tính toán và tổ chức công việc ít người sánh được. Một công trình đồ sộ như Tử Cấm Thành không thể chỉ mất 3 năm lắp ráp và xây dựng nếu thiếu đi sự tổ chức tài tình của ông. Nguyễn An đã cho tập hợp toàn bộ nguyên vật liệu trên cả công trường lớn trong suốt 13 năm ròng. Mọi chi tiết đều được chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng sau đó công việc lắp ráp, xây dựng mới được bắt đầu.
Thời gian sau đó, khi chỉ huy các công trình trùng tu kinh thành Bắc Kinh và xây dựng Hoàng Thành, tài năng tổ chức của Nguyễn An càng được bộc lộ rõ. Khi vua Minh Anh Tông ngỏ ý muốn tu sửa lại kinh thành Bắc Kinh, Bộ Công đã xin huy động đến 18 vạn người và 5 năm để hoàn thiện khối lượng công việc đồ sộ này. Song, khi được giao nhiệm vụ, Nguyễn An đã tính toán để chỉ sử dụng 1 vạn binh lính đang luyện tập tại kinh sư cho công việc xây dựng và trùng tu. Dưới sự chỉ đạo của ông, mọi công việc được hoàn tất chỉ trong vòng 3 năm.
Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành. Ảnh: Wikipedia. 
Đoạn ghi chép trong sách “Kinh Thành Ký Thắng” của Dương Sĩ Kì đã ca ngợi ông: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng“.
Trong lịch sử Trung Hoa, số lượng thái giám được sử sách lưu danh với những công trạng và đóng góp cho sự phát triển của đất nước không nhiều. Nhưng Nguyễn An chinh là một trong số đó. Sự tủi nhục của thân phận không nhấn chìm tài năng của ông. Trái lại, nó trở thành động lực mạnh mẽ để ông cống hiến tài năng ấy trong suốt cuộc đời.
Bông sen Việt trong “đầm bùn” quan hoạn Cố Cung
Thế giới của các hoạn quan trong Cung đình Trung Hoa không bao giờ mang màu sắc tươi sáng. Các hoạn quan luôn bị khinh thường vì giới tính của mình. Hi vọng duy nhất của họ chính là sự thành bại của cuộc sống nơi Cố Cung. Với vai trò đảm nhận các công việc hầu hạ trong cung và trông coi các cung tần mỹ, đa số các hoạn quan chọn cách sống luồn cúi, tham gia vào các phe phái chính trị nơi triều đình và hậu cung nhằm xây dựng quyền lực và sự giàu có của riêng bản thân mình.
Cũng là một hoạn quan nhưng Nguyễn An đã không chọn con đường của đa số. Ông đã chọn vượt qua sự mất mát về thể xác và danh dự, giữ vững sự liêm khiết và chính trực của mình. Chính điều đó cùng với tài năng hiếm có đã giúp ông có được cơ hội ngàn vàng để khôi phục danh dự, trở thành Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành. Nếu thiếu đi phần đức độ ấy, có lẽ Nguyễn An đã không chiếm được sự tin tưởng của vị vua đầy nghi kị Vĩnh Lạc.
Sơ đồ Tử Cấm Thành. Ảnh: bachkhoatrithucvn
Vẻ đẹp của nhân cách Nguyễn An còn được thể hiện rất rõ trong tinh thần trách nhiệm với công việc. Trong bất kì công trình nào được tin tưởng giao phó, Nguyễn An đều hết lòng suy tính để tiết kiệm tối đa tài lực cho quốc gia. Không chỉ có vậy, lòng tận tụy với công việc của Nguyễn An cũng khiến người đời sau phải khâm phục. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho các công trình của Tử Cấm Thành và công việc trị thủy. Nguyễn An đã mất trên đường đi cứu một con đê bị vỡ ở Sơn Đông, vào năm 1453.
Tấm lòng liêm khiết và nhân hậu như tô điểm thêm nhân cách cao đẹp của người kiến trúc sư tài hoa. Trước khi mất, Nguyễn An đã trăng trối rằng ông không muốn được xây lăng mộ, mà mong muốn số tiền ấy sẽ được sung công quỹ để cứu trợ cho những người dân vùng lũ nơi ông đang đi mà chưa kịp tới. Cận kề sinh tử, ông vẫn nghĩ tới công việc và những người dân vô tội.
Tuy ông có công trạng rất lớn trong việc tạo dựng nên niềm tự hào Trung Hoa – Tử Cấm Thành, tên tuổi tuổi của ông lại rất lu mờ tại đất nước này. Rất ít người biết tới Nguyễn An, thậm chí cả các nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, đến khi bộ phim “Tử Cấm Thành – Bản di chúc của một bạo chúa” của đài truyền hình ZDK – CHLB Đức được công chiếu, công lao của ông mới được thế giới biết đến.
Tử Cấm Thành nguy nga là vậy lại do bàn tay của một người Việt nhỏ bé tạo nên. Và cũng chính nhờ bộ phim này, người Việt Nam đã có thêm hiểu biết về một người con đất Việt vô cùng ưu tú. Hình ảnh của Nguyễn An trong lòng của mỗi người Việt từ nay về sau chắc hẳn giống như một đóa sen trắng, vượt lên mọi bùn lầy tanh hôi, giữ trọn vẹn vẻ thanh cao của mình để lặng lẽ tỏa hương.
Hoa Quỳnh
Xem thêm:

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tức giận tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho người di cư tràn vào châu Âu

pjimage (10)
“Tôi sẽ để tất cả người di cư tràn vào châu Âu”, tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố như vậy sau khi Nghị viện châu Âu không muốn nước này gia nhập EU.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tức giận tuyên bố rằng sẽ mở cửa biên giới của nước này để tất cả người di cư đi vào châu Âu. Đây là động thái trả đũa sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu dừng đàm phán gia nhập thành viên châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực để gia nhập Liên minh châu Âu. Nhưng triển vọng này trở lên khó khăn sau khi Nghị viện châu Âu yêu cầu đóng băng tất cả các cuộc đàm phán thành viên mới.
Yêu cầu của châu Âu diễn ra trong bối cảnh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng ‘chuyên quyền’ và có nhiều biện pháp mạnh tay trấn áp trong nước.
Nhưng giờ đây ông Erdogan tuyên bố rằng nếu đàm phán bị đóng băng thì ông sẽ mở cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cho người di cư đổ vào châu Âu, theo Daily Mail.
Phát biểu tại quốc hội ở thủ đô Istanbul, ông nói: “Nếu châu Âu tiếp tục hành động như vậy, các cánh cửa biên giới sẽ được mở”.
“Tôi và đất nước tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi những mối đe dọa này. Sẽ không có vấn đề gì nếu tất cả phê duyệt cho Nghị viện châu Âu bỏ phiếu”.
“Chúng ta đang cùng chu cấp cho 3.5 triệu người di cư ở đất nước này. Nhưng châu Âu đã phản bội lời hứa”.
Năm ngoái, sau khi hơn một triệu người di cư bất hợp pháp vào châu Âu và phần lớn đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, thì nước này đã đồng ý ngăn dòng người nhập cư đi qua đường biển vào Hy Lạp.
Đổi lại, châu Âu phải thúc đẩy đàm phán cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và chu cấp hàng tỷ Euro viện trợ cho người tỵ nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, và miễn thị thực du lịch cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu.
Nhưng sau vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, các nước châu Âu đã lưỡng lự trong đàm phán.
Phát biểu hôm thứ 6 vừa qua, ông Erdogan còn nói rằng khoản tiền mà châu Âu hứa vẫn chưa được chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Daily Mail dẫn lời ông nói: “Liên Hợp Quốc đã trao cho chúng tôi 550 triệu USD. Liên minh châu Âu hứa hẹn, nhưng chỉ chuyển được 700 triệu USD từ trước đến nay. Nhưng chúng tôi đang chi bao nhiêu tiền? Cho đến nay chúng tôi đã chi 15 tỷ USD”.
Tuyên bố của ông Erdogan đưa ra sau khi Liên minh châu Âu bỏ phiếu vào hôm qua để dừng đám phán cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và các biện pháp không phù hợp trong nước.
Sau cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, có hàng chục ngàn người, bao gồm giáo viên, nhà báo, luật sư đối lập đã bị bắt giữ hoặc giết hại ở nước này.
Châu Âu hiện nay đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: thỏa hiệp cùng Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn dòng người tị nạn hay để nước này cùng người lãnh đạo chuyên quyền gia nhập Liên minh?
Xem: Người tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đi thuyền qua biển vào Hy Lạp

(Nguồn: Reuters/Youtube)
Dương Minh
Xem thêm:

8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại

Home / CAFE KU BÚA / 
social

8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại

8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại

Giới thiệu

Bài viết này giải thích ngắn gọn và dễ hiểu vì sao Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) lại thất bại trong việc đạt tới mục đích tối cao của nó. Không phải vì CNXH xấu, hoặc những con người tin vào nó thiếu tâm trí hoặc tinh thần. Cũng không phải vì điều kiện tài nguyên hay vì chất xám con người. CNXH thất bại, hoặc có thể nói là CNXH không thể nào hoạt động được và bất khả thi, đơn giản vì nó thiếu vắng và kìm nén những động cơ kinh tế và động lực để con người phát triển.
Bài viết được dựa theo cuốn sách tên ‘Socialism’ (Chủ Nghĩa Xã Hội) của Ludwig von Mises, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Đối với riêng tôi, đây là tác phẩm phân tích về nền kinh tế CNXH hay nhất cho đến nay.
Lưu ý: Nếu các đọc giả muốn đọc thêm thì xin vào đây, Mises Institute.

Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được:
  1. Không cho phép quyền sở hữu cá nhân.
  2. Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc.
  3. Sự công bằng và bất công bằng.
  4. Thiếu vắng giá cả.
  5. Không có động lực cá nhân, lòng tham.
  6. Thiếu vắng Lời và Lỗ.
  7. Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt.
  8. Dùng tiền của người khác cho người khác

Lý do số 1: Không cho phép quyền sở hữu cá nhân

Trong nền kinh tế CNXH, hoàn toàn không có quyền và sự tư hữu. Tất cả các tài sản đều được đồng sở hữu, nghĩa là tất cả mọi thứ đều sở hữu bởi chính phủ thay cho mọi người. Đây là một lý tưởng không có gì sai trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng thì nó đi ngược lại tâm lý và lịch sử con người. Nếu một cá nhân không có quyền sở hữu thì cá nhân đó có động lực để quan tâm và duy trì những tài sản tạm thời của cá nhân đó không?
Hãy tự hỏi bản thân bạn. Bạn là một nông dân, bạn làm việc nhưng bạn lại không có quyền sở hữu những thành quả của bạn làm ra, cũng như trang trại của bạn. Bạn có chịu thức khuya dậy sớm để làm việc không? Dĩ nhiên là không. Vì tại sao bạn phải làm việc khi những thành quả của bạn sẽ không bao giờ thuộc về bạn? Vậy còn gì là động lực để con người phấn đấu và phát triển?

Lý do số 2: Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc

Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?

Lý do số 3: Sự công bằng và bất công bằng

CNXH dựa trên nền tảng là mọi người đều công bằng, mọi người đều như nhau. Theo CNXH, ai cũng phải làm việc như nhau, không hơn và không kém.
Nhưng thực tế là gì? Hãy quan sát, mọi người quanh bạn có như nhau không? Hoàn toàn không. Mỗi cá nhân trong xã hội đều khác nhau. Tôi thích làm việc 12 tiếng 1 ngày, người kia thích làm việc 8 tiếng. Người kia thích mạo hiểm kinh doanh, người kia thì thích ăn lương tháng. Người kia muốn làm trong ngành dầu khí, trong khi người nọ thích làm nhạc sĩ. Mỗi người đều khác nhau hoàn toàn và không thể gom chung lại với nhau.
Vì mỗi người khác nhau nên giá trị lao động cũng khác nhau, đồng nghĩa với việc lương mỗi người cũng khác nhau. Thị trường quyết định giá trị của từng người chứ không phải là chính phủ.
Mượn câu nói của Milton Friedman: “Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.”

Lý do số 4: Thiếu vắng giá cả

Một trong những thứ căn bản của nền kinh tế là giá cả. Giá cả là gì? Nó không đơn thuần chỉ là một con số. Nó là một sự phản ảnh của sự cung cầu của một và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ. Nó cho con người biết món hàng đó phải tốn bao nhiêu công sức để sản xuất ra, tiền lời là bao nhiêu, và sự khang hiếm của vật liệu cần thiết để làm ra nó.
Các doanh nhân dựa vào giá cả để đánh giá mức độ cần thiết của nó và dựa theo nó để phân phối và sử dụng tài nguyên. Giá tăng có nghĩa là người mua sẵn lòng trả thêm để có nó, cũng đồng nghĩa với việc là doanh nhân sẽ có thêm lời và động lực, cũng đồng nghĩa với việc để làm ra 1 món hàng thì phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Giá cả là sự phản ảnh cuối cùng của thị trường về nhu cầu và sự khang hiếm của một món hàng.
CNXH thì không cho phép giả cả linh hoạt và phản ảnh thực trạng. Trong thị trường, giá cả được quyết định bởi tất cả thành viên tham gia. Nhưng trong nền kinh tế CNXH thì nó được quyết định bởi một nhóm quan chức làm việc trong một tòa nhà đâu đó xa xôi. Vấn đề là gì? Vấn đề là một nhóm người đó thì làm sao thấy và phản ứng linh hoạt bằng tất cả mọi người?
CNXH dựa trên nền tảng một nhóm người có sự hiểu biết nhiều hơn cả trăm triệu người đang hoạt động linh hoạt với nhau. Một nền tảng phi lý. Chính phủ không thể nào định giá linh hoạt và chính xác bằng thị trường được.
Để ví dụ. 1 kg cà phê được thị trường định giá là 100 VND. Không ai có thể giải thích được vì sao lại là 100 VND nhưng mọi người đều chấp nhận giao dịch với giá đó vì mọi người cảm thấy hài lòng. Mọi người đều tìm được giá trị riêng từ 1 kg cà phê với giá 100 VND đó. Còn chính phủ sẽ định giá bao nhiêu? 90 VND? 150 VND? Sẽ mất bao lâu để các quan chức đưa ra quyết định đó, và khi họ đưa ra quyết định rồi giá đó còn phản ứng thực trạng của thị trường không? Rất khó, gần như bất khả thi. Sự thất bại của ‘Kinh tế mới’ năm 1976-1986 ở Việt Nam là ví dụ điển hình.

Lý do số 5: Không có động lực cá nhân, lòng tham

Trong nền kinh tế CNXH, mọi thứ đều được đồng sở hữu, ai cũng nhu ai. Không ai được giàu hơn và không ai được nghèo hơn, mọi người đều như nhau. Nếu bạn không được quyền sở hữu những thành quả của bạn thì bạn có chịu làm việc không?
Ở trong cái làng kia có 10 người, mỗi người 1 xào ruộng. Quy luật là không cần biết và không phân biệt ai làm bao nhiêu giờ, ai làm nhiều hay ít. Cứ cuối mùa thu hoạch là mọi người gom chung lại và chia đều nhau. Khi áp dụng ngoài đời thì nếu 1 người siêng năng chịu làm hơn nhưng vẫn phải chia đều cho những người còn lại mặc dù họ không chịu làm, thì tại sao người siêng năng đó phải làm và phải siêng năng hơn?
Ai cũng có tâm lý thụ động, ai cũng muốn hưởng chứ không muốn làm. 1 người làm còn 9 người kia không muốn làm thì chẳng có lý do gì để phát triển. Làm việc và phát triển làm gì khi mình không được sở hữu thành quả của mình và phải chia đều cho những người không siêng năng như mình? Đó là tại sao mô hình Hợp Tác Xã lại thất bại, vì nó tiêu diệt động lực và lòng tham trong từng cá nhân. Làm cho họ lười biếng và thụ động. Chỉ khi nào những cá nhân đó được sở hữu thành quả của mình, hưởng lợi theo sức lao động của mình thì họ mới có động lực để cạnh tranh và phát triển.
Mô hình làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là một triết lý rất lý tưởng và khả thi nếu mọi người đều siêng năng như nhau. Nhưng thực tế thì không. Xã hội có người lười người siêng. Tại sao người siêng phải chia đều công lao của mình cho người làm biếng? Bạn làm bài được 10 điểm, bạn có chịu và chấp nhận chia điểm cho người được 5 điểm không? Thật bất công phải không? Nhưng đó chính là nền tảng của CNXH.

Lý do số 6: Thiếu vắng Lời và Lỗ

Trong nền kinh tế thị trường, Lời & Lỗ là tín hiệu, như đèn giao thông. Lời là đèn xanh, hãy đi tiếp. Lỗ là đèn đỏ, hãy ngưng lại. Khi một doanh nhân làm việc có lời, điều đó nghĩa là lĩnh vực đó có tiềm năng, khách hàng có nhu cầu sử dụng món hàng đó. Doanh nhân đó sẽ dựa theo mức lời để tái đầu tư và báo hiệu cho các doanh nhân khác cùng tham gia. Nhưng nếu là lỗ thì có nghĩa là lĩnh vực đó hay anh ta đã làm gì đó sai, hoặc khách hàng không có nhu cầu, lỗ ra tín hiệu cho các doanh nhân đầu tư vào chỗ khác, tránh việc tiếp tục đầu tư vào 1 việc không tạo ra giá trị.
Nền kinh tế XHCN thì không có chuyện lời lỗ. Phải nói chính xác hơn là không có chuyện lỗ, vì doanh nghiệp nhà nước thì không lỗ được. Bởi vì không có Lời & Lỗ nên các quan chức không biết phải phân phối tài nguyên như thế nào, Không biết nên đầu tư vào lĩnh vực gì, với kinh phí bao nhiêu và quan trọng hơn là nên ngừng lại ở điểm nào. Nếu không có Lời & Lỗ thì làm sao một nền kinh tế và các thành viên trong nền kinh tế đó có thể đưa ra quyết định được?

Lý do số 7: Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sẽ có một quyết định riêng và khác nhau. Sự quyết định này linh hoạt và thay đổi theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Vì sao? Vì khi một ai đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn nhỏ đến sự quyết định của người khác. Hôm nay người ta thích dùng Blackberry, ngày mai lại thích iPhone. Nền kinh tế phát triển dựa trên sự linh hoạt này.
Nhưng trong nền kinh tế CNXH, mọi quyết định đều do một nhóm người ban hành. Vì sao đây lại là vấn đề? Vì tại sao một nhóm người này lại có sự hiểu biết để đưa ra quyết định thay cho những người còn lại trong xã hội? Ai là người đã bầu họ để họ ra quyết định? Nếu họ quyết định đúng thì không sao, nhưng rất hiếm và rất khó. Nếu họ quyết định sai thì mọi người đều bị ảnh hưởng. Tư duy này được FA Hayek gọi là sự ‘lừa dối hoặc ngạo mạn của trí thức’. Làm sao một nhóm người nào đó ở một nơi xa xôi nào đó có thể có đủ kiến thức và sự linh động để đưa ra quyết định thay cho hàng trăm triệu người được? Nếu họ nghĩ họ có đủ khả năng đó thì sao không cho người khác suy nghĩ và đưa ra quyết định thay cho họ? Đây là tư duy ngạo mạn, phi lý.
Nền kinh tế và xã hội chỉ phát triển được khi mỗi con người có tự do tự quyết.

Lý do số 8: Dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)

Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân.
Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm.
Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.
Tác giả: Ku Búa @ cafekubua.com

https://www.facebook.com/cafekubua/posts/679090588891125