Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Năm 1992, Phạm Viết Đào được Trung Quốc tặng Cup Giai Lê tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh do lật lại các sai lầm của Gia Cát Lượng; 10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại

10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại
02/12/2016 00:32

10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại

“Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng.


10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại - Ảnh 1.
Chân dung Khổng Minh Gia Cát Lượng.
Tờ tin tức Sina đã cho đăng tải bài viết “Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” khiến nhà Thục Hán đại bại mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng ngoài đời thực, chứ không phải là hình tượng hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
1. Khống chế Lưu Thiện
Khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện còn nhỏ dại, Gia Cát Lượng thay quyền chấp chính. 
Khi Lưu Thiện trưởng thành, Gia Cát Lượng không giao lại đại quyền cho Lưu Thiện, từng bước khống chế đại quyền cả về chính trị lẫn quân sự trong tay mình, còn sai người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện.
Lưu Thiện giận mà không dám ho he, muốn cướp lại quyền lực nhưng cả triều đều là thân tín của Gia Cát Lượng, nên Lưu Thiện chỉ còn biết trông cậy vào hoạn quan Hoàng Hạo, để rồi gây ra mối di hận thiên cổ.
10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại - Ảnh 2.
Gia Cát Lượng khống chế Lưu Thiện (con Lưu Bị).

2. Dốc hết binh lực đi gây chiến, hại nước hại dân
Trong thời gian chấp chính, Gia Cát Lượng chỉ lo hoàn thành “tâm nguyện của tiên đế Lưu Bị” và triển khai “Long trung đối” (một sách lược quân sự chiếm đất tạo thế chân vạc với Tôn Quyền và Tào Tháo, mục tiêu tối thượng là thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Lưu) 
mà không màng đến sức mạnh của nhà nước, của dân, sáu lần đưa quân Bắc phạt (tức 6 trận đánh với quân Ngụy trong Chiến tranh Thục-Ngụy (228-234)).
Nhưng do sức mạnh quá yếu kém, không thể thu phục Trung Nguyên, ngược lại còn khiến đất nước phải vác gánh nặng trên lưng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người kế nhiệm mình là Khương Duy, khiến bách tính sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
3. Không tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài mới
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài. Khiến nước Thục về sau rơi vào tình cảnh “nhân tài như lá mùa thu”. Cục diện đáng buồn này đã bẻ bánh lái con thuyền lịch sử đưa nước Thục đến chỗ diệt vong.
10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại - Ảnh 3.
Tạo hình Gia Cát Lượng trên phim ảnh.
4. Kiềm chế, đả kích nhân tài ưu tú vốn có
Sau khi Lưu Bị chết, rất nhiều nhân tài ưu tú (như Triệu Vân) không được trọng dụng, mà những kẻ không ra gì lại được đăng đàn.
5. Xử lý mâu thuẫn nội bộ không thỏa đáng
Gia Cát Lượng dùng cách vỗ về những tướng sĩ có mâu thuẫn với nhau trong nội bộ. Khi Lưu Bị còn sống, ông phong Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung là ngũ hổ đại tướng, nhưng Quan Vũ không vừa lòng.
Gia Cát Lượng sai người nịnh nọt Quan Vũ, khiến Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo ngang ngược, để mất Kinh Châu.
Ông cũng dùng cách làm tương tự nên không thể giải quyết mẫu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi một cách triệt để, để lại mầm họa Ngụy Diên tạo phản.

10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại - Ảnh 4.
Mặc dù là nhà quân sư kiệt xuất của Trung Quốc nhưng Gia Cát Lượng cũng có những lúc mắc sai lầm.

6. Lưu Bị sai không dám nói, Lưu Bị lầm không dám ngăn
Lưu Bị mớm lời để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ không thể đảm đương nhưng vẫn không sai Triệu Vân thay Quan Vũ giữ thành, vì thế ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm để mất Kinh Châu.
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị nhà quân sư kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia Cát Lượng không dám nói thẳng lợi hại của việc đó, cũng không yêu cầu được đi cùng, chỉ phụ trách xây dựng hậu phương, khiến Lưu Bị bại trận, chết ở thành Bạch Đế.
7. Chọn sai người kế thừa mình
Gia Cát lượng chọn Khương Duy là người chỉ biết đánh trận làm người kế thừa mình. Để sau khi Khương Duy lên, bất chấp đất nước mạnh yếu, dân chúng sướng khổ thế nào, 9 lần đem quân đòi đánh lấy Trung Nguyên, đẩy nhanh tiến độ mất nước của nhà Thục.

10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại - Ảnh 5.
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao cả binh quyền cho Dương Nghi.

8. Không biết xử lý hậu sự
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao cả binh quyền cho Dương Nghi, sau khi có đại quyền trong tay, Dương Nghi tước binh quyền của Ngụy Diên, dồn ép Ngụy Diên làm phản.
9. Luôn nhượng bộ Giang Đông
Điều này khiến Giang Đông được đằng chân lân đằng đầu, khiến nội bộ bất hòa.
10. Dùng người không đúng
Gia Cát Lượng từng dùng người không cân nhắc tài đức của người ta, chọn dùng kẻ có mối quan hệ thân thiết với mình trước. Không dùng lại hai nhân tài là con của lão tướng Triệu Vân: Triệu Thống, Triệu Quảng.
theo Ngaynay.vn


21

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Lưu Đức Hữu bắt tay ( 2 tay) tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh; chúc mừng Phạm Viết Đào được trao Cup Giai Lệ trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa Trung Quốc năm 1992...

Người đứng sau Thứ trưởng Lưu Đức Hữu là Hứa Hạo Đình-Giám đốc Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( CRI ) năm 1992...


Nhân Trung Quốc bàn lại về Gia Cát Lượng, nhớ một kỷ niệm cũ

14:45 ngày 13 tháng 06 năm 2008
TP - Giới học giả Trung Quốc đang thảo luận về một số vấn đề về tài trí, nhân cách, công trạng của Gia Cát Lượng đối với nhà Thục Hán.

Ông Phạm Viết Đào (trái) tại lễ nhận giải đặc biệt cuộc thi năm 1992 và Bằng chứng nhận giải thưởng; Người trao là Thứ trưởng Bộ Điện ảnh-Phát thanh truyền hình Lưu Tập Lương

Liệu ông có phải là một quân sư trác việt, một Thừa tướng anh minh cúc cung tận tuỵ với nhà Thục Hán đến hơi thở cuối cùng. Các ý kiến tựu trung có thể tóm lược vào mấy nhận định đánh giá lớn sau đây về ông:
1. Lưu Bị tìm, cầu Gia Cát Lượng hay Gia Cát Lượng tìm, tuyển Lưu Bị làm chủ tướng cho mình?
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, qua ngòi bút của La Quán Trung, độc giả thấy do được Từ Thứ và Tư Mã Đức Tháo tiến cử rằng: Gia Cát Lượng là hiền tài kiệt xuất, do vậy Lưu Bị đã 3 lần đích thân đi mời về và từ khi có ông, Lưu Bị nhờ tài trí của ông mà dần gây dựng nên được sự nghiệp.
Theo tác giả Chu Tử Ngạn phát biểu trên Quang Minh nhật báo thì thực chất Gia Cát Lượng chọn Lưu Bị không phải Lưu Bị là dòng dõi nhà Hán mà Gia Cát Lượng không thể theo Tôn Quyền, Tào Tháo vì các tập đoàn quân phiệt này đã có quá nhiều nhân tài đầu quân, ông có đầu quân vào tập đoàn này thì còn lâu ông mới ngoi lên được.
Trong 3 tập đoàn (Nguỵ, Thục, Ngô), Gia Cát Lượng nhận thấy, nếu đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị, ông có khả năng vươn lên để đứng dưới một người và đứng trên vạn người. Như vậy ông theo Lưu Bị là do tính toán chính trị chứ không do tâm đức muốn phò nhà Hán?!
2. Khi đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị, cho tới khi Lưu Bị chinh phục được Tây Thục, Hán Trung, vị trí của Gia Cát Lượng vẫn chưa cao hơn Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, bổng lộc của ông cũng chỉ ngang hàng với 3 viên tướng này.
3. Việc phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, là nước cờ dồn Quan Vũ vào chỗ chết; kết cục là Quan Vũ bị Đông Ngô bắt và giết; nước cờ này nằm trong sự tính toán của Gia Cát Lượng, mượn đao Đông Ngô tiêu diệt đối thủ của mình để Gia Cát Lượng có thể leo lên vị trí thứ 2 trong tập đoàn Lưu Bị.
Chiến dịch của Thục đánh Uyển Thành diễn ra rầm rộ trong nửa năm, Tào Tháo phái 5 cánh quân do 5 đại tướng đi cứu, Đông Ngô thì luôn rình rập Kinh Châu. Là một quân sư Gia Cát Lượng thừa biết nước cờ quân sự nguy hiểm này nhưng lại không cho đại binh đi tiếp ứng. Điều này chứng tỏ Gia Cát Lượng có dã tâm (Theo Chu Tử Ngạn- Quang Minh nhật báo)
4. Khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng đã trở thành thừa tướng, chuyên quyền độc đoán: Gạt Lý Nghiêm là một trong hai cố mệnh đại thần được Lưu Bị phó thác con côi; Thay Triệu Vân là người trung thành của Lưu Bị bằng Hướng Sủng là người của mình nắm cấm vệ quân.
“Xuất sư biểu” là tấu trình chứng tỏ Gia Cát Lượng đang “cầm tay chỉ việc” cho hậu chủ Lưu Thiện, là một giáo huấn của thượng cấp dành cho thuộc hạ chứ không phải lời của quần thần tâu lên hoàng đế.
Do sự chuyên quyền độc đoán nên triều đình Thục Hán có nhiều rối rắm bên trong khiến cho một người cẩn thận như Gia Cát Lượng không dám đặt sử quan để ghi chép lại những chuyện triều chính...

Tôi từng lật lại vấn đề tài trí và nhân cách Gia Cát Lượng

Vào năm 1992, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc tổ chức cuộc thi: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Trung Quốc Cup Giai Lệ. Cuộc thi kéo dài suốt từ năm 1991 sang năm 1992.
Cuộc thi tổ chức cho tất cả thính giả nghe đài của tất cả các thứ tiếng. Có 10 câu hỏi, thính giả nào trả lời được coi như đã nắm được những gì là cơ bản nhất của văn hóa Trung Hoa.
Các câu hỏi hỏi về các nội dung: Người vượn Chu Khẩu Điếm Bắc Kinh, về Khổng Tử, về Tôn Tử, về Tần Thuỷ Hoàng, về 4 phát minh thời cổ đại của Trung Quốc, về con đường tơ lụa, về cuốn du ký đầu tiên của nhà thám hiểm người Pháp Macô Polô viết về đất nước Trung Hoa thế kỷ XIII, về Kinh kịch, về 3 nhà văn tiêu biểu cận đại của Trung Quốc...
Cuộc thi đã thu hút trên 100.000 thính giả của hơn 100 nước dự thi, Việt Nam có hơn 1.000 người dự thi. Cuộc thi bao gồm 1 hệ thống giải từ giải nhất đến giải tư được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc gửi tặng thưởng tới tận tay.
Ngoài hệ thống giải chính thức này, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã trao 6 giải đặc biệt cho 6 thính giả có bài dự thi xuất sắc nhất, 6 thính giả này được Đài mời thăm Bắc Kinh 1 tuần vào cuối tháng 11/1992; đi về bằng vé máy bay do Đài này đài thọ.
6 nước có thính giả được nhận giải đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Xri Lanca, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Tôi là thính giả Việt Nam được trao giải này. Trong số 20 thính giả Việt Nam được trao giải, tôi còn nhớ dịch giả Ông Văn Tùng đã được trao giải 3...
Tôi cho rằng, sở dĩ được trao giải đặc biệt ngoài việc trả lời đúng các nội dung mà Đài yêu cầu, tôi còn viết thêm vài vấn đề về nhận thức cũng như quá trình ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với bản thân.
Một trong những nội dung tôi viết ngoài câu hỏi, tôi còn viết về quá trình chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thông qua các tác phẩm văn học Trung Quốc, đáng chú ý nhất là bộ Tam Quốc diễn nghĩa.
Đối với thời thanh thiếu niên của tôi, hình tượng Gia Cát Lượng đã làm cho tôi khâm phục và mê say. Nhưng cho đến thời điểm đó, khi đã có độ chín về tuổi tác, suy ngẫm lại tôi thấy, qua những gì La Quán Trung mô tả về nhân vật này, tôi cảm nhận được còn nhiều vấn đề thuộc về tài trí, nhân cách của Gia Cát Lượng phải được bàn và đánh giá lại.
Qua ngòi bút tinh diệu của La Quán Trung và nhuận sắc của anh em nhà Mao Tôn Cương, bản thân tôi thấy hình như còn có nhiều chỗ uẩn khúc do bởi sự thiên vị của các tác giả.
Cần phải đánh giá lại Gia Cát Lượng, theo tôi nhân vật lịch sử này đã bị bộ tiểu thuyết Tam Quốc làm cho hậu thể hiểu sai lạc về tài trí và nhân cách của ông. Tôi phát biểu điều này chủ yếu bằng cảm nhận chứ tôi không có tài liệu lịch sử nào của Trung Quốc và tôi cũng không biết tiếng Trung Quốc.
Sau khi đi Bắc Kinh nhận giải, về nước, tôi đã viết và đăng những ý kiến của mình về Gia Cát Lượng mà tôi tin rằng nhờ cách đặt vấn đề mang tính phản biện này mà tôi được đánh giá cao.
Bài viết có tựa đề: “Những sai lầm chiến lược của “vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng” đã được 2 tờ báo Truyền hình và Lao động Xã hội đăng vào năm 1993; bài viết này đã được đưa vào tập “Mặt trái của cơ chế thị trường”, Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1996...Bài viết có các nội dung sau:
1. Chúng tôi muốn bàn về quyết định của Lưu Bị bỏ chạy khỏi Tân Dã nhất quyết không cướp lấy Kinh Châu của Lưu Biểu (lúc này đã chết) như lời khuyên của các tướng lĩnh, trong đó có Gia Cát Lượng, mà lại bỏ chạy về Giang Lăng.
Qua quyết định này, theo chúng tôi Lưu Bị sáng suốt và có tầm nhìn chiến lược, hiểu sâu được cục diện chính trị - quân sự hơn hẳn Gia Cát Lượng. Nếu cướp lấy Kinh Châu, vừa mang tiếng bội nghĩa với người đã cưu mang mình đồng thời cũng chả lấy gì bảo đảm là sẽ giữ vững được thành trì khi trăm vạn quân Tào đang như thế chẻ tre.
Làm sao giữ được thành khi mà lòng người trong thành còn chưa chịu, chưa phục. Chắc chắn Lưu Bị thấy rõ có chiếm được thành trì Kinh Tương thì sớm muộn cũng không giữ được.
Lưu Bị thành công nhờ vào đấu pháp dựa vào lòng người, nếu làm ngược lại tức là sở đoản. Việc bỏ chạy về Giang Lăng giúp cho Lưu Bị bảo tồn được lực lượng, làm kiêu hùng thêm binh mã Tào Tháo mà chủ yếu đẩy mối xung đột Ngô - Nguỵ chóng lên tới đỉnh điểm.
Như vậy, việc bỏ chạy của Lưu Bị vừa là thủ đoạn tránh đòn vừa tạo cho mình ở vào cái thế “tọa sơn quan hổ đấu”.
Trong truyện, tác giả mô tả khá thi vị chuyến thuyết khách Giang Đông của Gia Cát Lượng và nếu không tỉnh táo thì không ít người cho là miệng lưỡi Gia Cát Lượng đã làm bùng nổ đại chiến Xích Bích.
Theo chúng tôi, việc chinh phục Giang Nam để làm bá chủ thiên hạ là chủ kiến của Tào Tháo và người Giang Đông cũng biết rõ điều đó. Do đó, họ chẳng dại gì mà không liên minh với Lưu Bị để cùng chống lại một thế lực đang hãnh tiến như Tào Tháo.
Nhìn vào cục diện lịch sử - chính trị- quân sự của giai đoạn đó, sự xô xát Ngô - Ngụy là điều tất yếu đương nhiên. Lưu Bị là người hiểu rõ được tình thế lịch sử nên mới dám đưa ra những quyết sách tuy làm đau lòng bất mãn những hổ tướng như Quan, Trương, Triệu và cả Gia Cát Lượng, nhưng Lưu Bị vẫn kiên quyết.
Điều này chứng tỏ Lưu Bị không phải là một tay vừa, trí tuệ không thể thấp hơn Gia Cát Lượng được. Việc bỏ chạy không chiếm lấy Kinh Tương làm đất căn bản chứng tỏ Lưu Bị là người dám bước qua cái lợi nhỏ trước mắt để mưu cầu cho đại cục.

2. Việc Gia Cát Lượng ra lệnh cho Quan Vũ tiến đánh Uyển Thành của Nguỵ làm cho Tào Tháo hoảng hốt tính chuyện dời đô. Theo chúng tôi đây là một sai lầm của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ là người chủ quan, kiêu ngạo, ông cũng thừa biết mối hận của Đông Ngô sau trận đại thắng Xích Bích mà không thu thêm được tấc đất nào, luôn tìm cách nhòm ngó Kinh Tương.
Đây là một ván cờ mà Gia Cát Lượng tính không hết nước, để hở sườn. Làm sao một mình Quan Vũ có thể làm náo động được đất Trung Nguyên dày đặc nhân tài. Trong truyện, La Quán Trung thiên lệch mô tả là chỉ cần vài đường đại đao nữa là có thể kéo quân về tận Hứa Đô ca khúc khải hoàn.
Sự dũng mãnh của Quan Vũ chỉ có thể tạo nên những chiến thắng cục bộ không thể xoay chuyển toàn cục được. Việc cử Quan Vũ xâm phạm đất Ngụy là một cách điều binh khiển tướng nhằm vào những món lợi trước mắt mà không biết cách bảo vệ những gì là lợi ích lâu dài, chiến lược.
Tại sao cử Vân Trường ra trận lại không sai tướng khác đến Kinh Tương để bảo vệ hậu cứ khi mà trong tay Khổng Minh còn có hàng chục hổ tướng sau khi bình xong Tây Thục.
Sự sơ hở không phòng bị đã tạo cho sự bùng nổ mối hận Ngô - Thục, vốn âm ỉ từ sau trận đại chiến Xích Bích. Mất Kinh Tương dẫn tới cuộc giao tranh đẫm máu Ngô - Thục, tiêu tan mối giao hảo của họ hàng chục năm trời, sự giao hảo này nếu được duy trì chắc chắn cục diện lịch sử sẽ đổi khác. Một quyết sách sai đã làm đảo lộn tình thế lịch sử, sai lầm này trước hết thuộc về Gia Cát Lượng...

3. Chiến dịch Bình Man bảy lần bắt, bảy lần tha Mạnh Hoạch, trong tiểu thuyết, chúng ta thấy La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng đã thu được những chiến thắng ngoạn mục.
Sự mô tả này theo chúng tôi xuất phát từ tình cảm sùng kính Gia Cát Lượng, còn trong thực tế đây là một cuộc chinh phạt đầy khó nhọc, hao binh tổn tướng, là một sai lầm của Gia Cát Lượng dốc binh mã vào những quyền lợi trước mắt mà làm suy giảm những quyền lợi chiến lược. Dùng quân đội đánh phương nam, người phương bắc chỉ hao binh tổn tướng không bao giờ có thể bình ổn được.
Cuộc chinh phạt này cộng với thất bại đẫm máu sau trận Hào Đình đã đẩy nhà Thục Hán đứng bên bờ vực của sự suy sụp, lòng dân bắt đầu chán nản. Do đó mà việc Bắc phạt sau đó 7 lần ra Kỳ Sơn của Gia Cát Lượng không tạo nên công cán gì chẳng qua Gia Cát Lượng dùng sách lược phòng ngự bằng phương pháp tấn công.
Chắc chắn Gia Cát Lượng thấy trước nhà Thục Hán sẽ suy sụp ngay lập tức nếu bị nước Nguỵ tấn công, ông phải gượng cầm quân đi, mỗi lần ra trận không quá nửa năm đánh như đánh cầu may, không đủ lực áp đảo. Gia Cát Lượng sửa chữa sai lầm bằng chính những hành vi sai lầm, điều này ông kém hơn Lưu Bị.
Như chúng ta biết, trong suốt thời gian trước đó, tuy long đong lật đật nhưng Lưu Bị luôn kiềm chế, nhịn nhục đợi thời cơ, bảo trọng lực lượng để tính kế lâu dài mưu cầu nghiệp lớn. Sự nóng vội của Gia Cát Lượng trong mưu sự đã dẫn tới kết cục bi thảm, ông mất ở tuổi 54 trên gò Ngũ Trượng.
Về chiến thuật không phải ông không có những sai sót, tỷ như ông dùng Mã Tốc là người Lưu Bị từng khuyên là không nên dùng, để cuối cùng chuốc lấy hậu quả mất Nhai Đình và Khổng Minh liều mạng dùng không thành kế để thoát chết.
Chúng ta còn nhớ, lần ra quân cuối cùng việc Tư Mã Ý vỗ tay cười lớn khi nghe tin ông cho đóng quân trên gò Ngũ Trượng, chứng tỏ ông cũng không hoàn toàn sáng suốt trong hầu hết các trận đánh.
Trong tiểu thuyết, La Quán Trung gây cho người đọc cảm tưởng là do tại lòng trời không còn đứng về phía nhà Thục Hán, nên Gia Cát Lượng không làm nên nghiệp lớn mặc dù tài trí ông không thiếu.
Theo chúng tôi, Gia Cát Lượng vẫn chỉ dừng lại là một quân sư có tài, có công với nhà Thục Hán, nhưng ông không đủ sức xoay chuyển được lịch sử bởi những sai lầm có tính chiến lược trong việc điều binh khiển tướng của ông. Ông không thể không chịu trách nhiệm về các bê bối dẫn Thục Hán đến chỗ suy vong và bị tiêu diệt trước cả Ngô lẫn Ngụy...

(http://m.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/nhan-trung-quoc-ban-lai-ve-gia-cat-luong-nho-mot-ky-niem-cu-126248.tpo)



Công an giăng bẫy 'nam nhân kế' với bà trùm khát tình

01/12/2016 23:40

Công an giăng bẫy 'nam nhân kế' với bà trùm khát tình
ảnh minh họa

Để phá được những đường dây ma túy lớn, đại tá Nguyễn Đức Thính (trưởng phòng 3, C47, Bộ Công an) không ít lần dùng "nam nhân kế".

Năm 2001, các trinh sát C47 phát hiện một đường dây buôn bán ma túy từ Điện Biên về đồng bằng Bắc Bộ, sau đó đi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Nguyễn Thị Hà (lúc này 32 tuổi), người nổi tiếng xinh đẹp và giảo hoạt, là mắt xích quan trọng với nhiệm vụ chuyên môi giới bán ma túy tại tỉnh Hưng Yên.
Đại tá Nguyễn Đức Thính (hiện là Trưởng phòng 3, C47, Bộ Công an) khi ấy mới ngoài 30 tuổi, nổi danh với biệt danh "hùm xám Tây Bắc" được Ban chuyên án giao thâm nhập đường dây.
Trong vai một dân chơi quê gốc Hải Phòng, ông Thính được giới thiệu đến gặp kiều nữ. Buổi đầu gặp mặt, kiều nữ rất cảnh giác và ra điều “đi guốc trong bụng” đối phương.
Trò chuyện một thời gian, Hà tỏ ra khá vui vẻ, tuy nhiên mỗi lần đề cập đến “hàng” là cô ta dè chừng, không bắt lời.
Sau nhiều lần tiếp xúc, thậm chí cả tham gia chơi bài tá lả, tam cúc…, ông Thính phát hiện người đàn bà này đang cô đơn và rất muốn "chăn" một gã trai để đỡ đần công việc môi giới, buôn bán ma túy.
Lập tức, ông nảy ra phương án dùng "nam nhân kế".
Lãnh đạo C47 cân nhắc và cử thêm một nữ trinh sát đóng vai “vợ hờ” để dễ bề hành động và ứng phó trước tình huống xấu bất ngờ.
Quanh Hà cũng có mấy tay nghiện ngập tán tỉnh, nhưng chỉ được vài ba bữa Hà chán lại "đá bay". Khi thấy đại tá Thính to cao, nam tính lại nói được làm được nên Hà ít nhiều có cảm tình.
Mỗi khi vợ chồng “anh Thính” đến gặp đặt vấn đề buôn ma túy về Hải Phòng, cô ta đều tỏ ra nhấm nhẳng, không muốn tiếp đón. Nhưng cứ hễ một mình ông Thính đến thì vui vẻ, hào hứng.
Thậm chí nhiều lần Hà còn tự nấu cơm ở nhà, mời đến ăn uống, giao lưu cùng với vài người bạn. Thi thoảng bà trùm cũng rủ riêng “anh Thính” đi chùa, đi lễ…
Khi đã chiếm được sự tin tưởng của Hà, đại tá biết được thông tin chuẩn bị diễn ra vụ buôn bán ma túy lớn và khéo léo khai thác được địa điểm giao hàng, những kẻ tham gia.
Một buổi tối giáp tết nguyên đán năm Tân Tỵ (2001), với sự môi giới của Hà, một nhóm người đi xe máy vận chuyển hai bánh heroin có mặt tại Hưng Yên để bán cho đại gia người Hải Phòng.
Ban chuyên án đã tổ chức bắt gọn, đồng thời mở rộng điều tra và khui ra được cả một đường dây ma túy “khủng” từ Điện Biên về Hưng Yên rồi đi Hà Nội, các tỉnh duyên hải.
Kiều nữ Hà lọt lưới. Tuy nhiên, ít năm sau Hà lập một đường dây lớn khác và đã phải nhận án tử hình.
Cuối năm 2005, ông Thính tiếp tục được nhận nhiệm vụ làm trinh sát, xâm nhập đường dây ma túy “khủng” từ Lào, qua Mộc Châu (Sơn La) về các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Các trinh sát biết được để “vào” được đường dây này phải qua cửa kiểm tra là “bà trùm” chuyên môi giới tên Lê Thị Miên (lúc này 28 tuổi, dân tộc Thái, trú huyện Yên Châu, Sơn La).
Cũng như Hà, Miên cũng có nhan sắc mặn mà, chồng bị bắt vì buôn ma túy, đã có hai con. Miên giàu có, sở hữu hai nhà nghỉ ở thị trấn Yên Châu, có vẻ quý phái, đài các như "quý bà" ở thủ đô.
Sau khi ông chồng bị bắt, Miên “chăn” được nhiều gã giang hồ để sai bảo trong việc điều hành nhà nghỉ cũng như việc buôn bán ma túy.
Đại tá Thính thời gian đầu tiếp cận với Miên từng bị một người đàn ông chặn đường “đánh ghen” vì quá si mê cô ta.
Để tạo được mối quan hệ thân thiết với Miên, ông Thính phải đi học tiếng Thái và một số tập tục… Việc gây dựng lòng tin với Miên mất nhiều thời gian hơn so với Hà. Miên không ít lần đã tổ chức cho đàn em “thử” trinh sát Thính.
Một tối, Miên bảo có mối hàng lớn và rủ đi gặp gỡ, tiếp xúc. Để lấy lòng tin của bà trùm, đúng ngày đúng giờ ông Thính đến điểm hẹn nhưng Miên không có mặt, nhắn tin cứ làm việc trước.
Uống xong chén trà, ông Thính bị một tên xăm trổ vằn vện đưa cho gói giấy bạc, bảo hít thử. Khi ông lắc đầu nói: “Tao chỉ buôn bán thôi, chứ tao không chơi”, gã lập tức chĩa súng K54, gào lên, văng tục: “Thằng này là công an”.
Đại tá Thính cũng trả lời với giọng giang hồ không kém rằng không thích bị nghiện... Thấy sự việc có vẻ căng, bà trùm xuất hiện gạt phăng cánh tay cầm súng của gã xăm trổ.
Mấy hôm sau, ông Thính rủ một mình Miên đi ăn uống, đi hát karaoke để “giải nghi”. Sau một năm trổ tài “chăn dắt”, bà trùm Miên dần tin tưởng hơn.
Biết bà trùm môi giới khoái ăn ô mai, lần nào gặp, ông Thính cũng mua tặng Miên ô mai khế, mận, gừng…
Từ mối quan hệ này, đại tá Thính có được nhiều thông tin và không dưới 3 lần đồng đội của anh “điều” được những kẻ trong đường dây buôn ma túy từ Lào, qua Mộc Châu rồi lọt vào bẫy đã giăng sẵn ở Hòa Bình.
Nhờ đó hàng loạt chuyên án lớn được C47 cùng công an tỉnh Sơn La triệt phá thành công.
theo An ninh Thế giới

« Tinh thần yêu nước », học thuyết kinh tế Mỹ thời Donald Trump; Donald Trump phá hỏng « trục châu Á » của Obama


Minh Anh


mediaTổng thống tân cử Donald Trump và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại tương lai của chính quyền Trump, ngày 20/11/2016 tại Trump National Golf Clud, Bedminster, New Jersey.REUTERS/Mike Segar
Hào phóng giảm thuế, điều chỉnh lại các quy định ngân hàng và hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng: Ban cố vấn về kinh tế cho Donald Trump với sự góp mặt của Steven Mnuchin trong bộ Tài Chính và Wilbur Ross ở bộ Thương Mại đang đưa ra một học thuyết mới dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước trong lĩnh vực kinh tế. AFP ngày 01/12/2016 phân tích về đường hướng kinh tế của chính quyền Mỹ sắp tới.
 « 








Hoa Kỳ là quốc gia tốt nhất cho đầu tư »« Tập trung ưu tiên cho tăng trưởng và tạo công ăn việc làm », còn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP là một « thương vụ giao dịch khủng khiếp, cần phải được thực hiện thông qua các đàm phán song phương »… Trên đây là những lời tuyên bố của hai vị tân bộ trưởng vừa được ông Trump bổ nhiệm : Ông Steven Mnuchin, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chính Goldman Sachs vừa được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng Tài Chính và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại khi trả lời phỏng vấn trên đài CNBC.
Phải chăng với những tuyên bố trên, tân chính quyền Hoa Kỳ muốn xem xét lại mọi thỏa thuận thương mại đa phương và thật sự muốn thực hiện một chính sách bảo hộ như cam kết của ông Donald Trump trong quá trình vận động tranh cử ? Đương nhiên, ông Wilbur Ross, doanh nhân 79 tuổi, phải phủ nhận đó là « chủ nghĩa bảo hộ ». Với ông, đó là một «thuật ngữ mang nghĩa xấu » và cần phải phân biệt rõ giữa « nền thương mại hợp tình và kiểu kinh doanh xuẩn ngốc ». Và theo doanh nhân này, nước Mỹ trong thời gian qua đã tiến hành một chính sách « thương mại ngu xuẩn », giờ cần phải được « sửa chữa ».
Hồi hương vốn
Theo đó, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng, và làm cho «dòng vốn » trở lại Mỹ, ông Steven Mnuchin có ý định giữ nguyên các lời hứa hẹn của ông Trump là giảm thuế lợi tức doanh nghiệp xuống còn 15% so với mức 35% hiện nay. Giảm thuế thu nhập, nguồn thu chính của chính quyền liên bang. Tầng lớp trung lưu cũng sẽ được giảm thuế. Chính sách này cũng được áp dụng tương tự cho tầng lớp giầu có hơn, nhưng đổi lại, họ phải chấp nhận từ bỏ một số khoản khấu trừ.
Theo bộ trưởng Tài Chính tương lai, để cho phương pháp này có thể vận hành tốt không làm tăng nợ và thâm hụt ngân sách thì cần phải có « xung động mới », đó là giảm thuế để kích thích tiêu dùng. Trong chiều hướng đó, ông Steven Mnuchin tiên đoán kinh tế « có thể đạt mức tăng trưởng từ 3% đến 4% ».
Trong lĩnh vực tài chính, cựu lãnh đạo ngân hàng có ý định « vứt bỏ » chính sách cải cách Wall Street có tên gọi là Dodd-Frank, quy định các cơ sở ngân hàng phải có nguồn vốn dự trữ nhiều hơn. Tương tự cho quy định Volcker, cấm hiện tượng thao túng của các ngân hàng. Theo ông, những quy định này « quá phức tạp và cản trở các hoạt động cho vay ».
AFP trích dẫn phân tích của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho rằng « trong ngắn hạn, chính sách giảm thuế này sẽ tạo ra một cú hích cho tăng trưởng », nhưng không kìm hãm được « mức tăng nợ trong tương lai » của Hoa Kỳ. Do đó, « điều này có thể tạo ra áp lực lên khả năng thanh khoản » nhưng trong trước mắt « chưa có rủi ro nào tác động đến điểm AAA », hiện đang là điểm tốt nhất của Hoa Kỳ.

Donald Trump phá hỏng « trục châu Á » của Obama

mediaDonald Trump vận động tranh cử tại Manchester, New Hampshire, ngày 28/10/2016.EUTERS/Carlo Allegri/File Photo
Các báo Pháp tiếp tục có nhiều bài đàm luận xung quanh những tuyên bố của Donald Trump về chính sách đối ngoại vẫn thực hư chưa rõ ràng của nước Mỹ tới đây. Nhật báo Le Monde đề cập đến mối quan hệ của nước Mỹ với châu Á qua bài xã luận mang tiêu đề : Trump hãm « trục châu Á ».
Le Monde trở lại sự việc hôm 21/ 11 vừa rồi, tổng thống tân cử D. trump đã khẳng định sẽ từ bỏ hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ký xong giữa Hoa Kỳ và 11 nước khu vực Thái Bình Dương, trong đó không có Trung Quốc.
Xã luận tờ báo khẳng định, với tuyên bố đó, ông Donald Trump vừa chặn đứng tham vọng về một « trục châu Á », chính sách tâm đắc nhất chính quyền Obama. Theo Le Monde, « đây là một thất bại kép cho tổng thống mãn nhiệm. Nhưng đó cũng là thắng lợi cho những người vẫn cho rằng tự do mậu dịch là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất ổn kinh tế xã hội ở nhiều nước trong thời gian qua."
Chính quyền Obama coi TPP là một trong những trụ cột, thâm chí là trụ cột chính, trong chính sách hướng về vùng Thái Bình Dương đầy tiềm năng kinh tế. Sự lựa chọn này cũng mang tính chiến lược, bởi nó giúp cho Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ với các nước ký hiệp định, chứng tỏ Mỹ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương có thể ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc trong vùng. Nay TPP thất bại, tất nhiên Trung Quốc sẽ hân hoan. Theo Le Monde, « Trung Quốc với sức mạnh thương mại của mình như hiện nay, sẽ áp đặt các chuẩn mực trao đổi thế giới. Đó là những chuẩn mực thấp hơn nhiều so với mong muốn của châu Âu hay Hoa Kỳ ».
Le Monde phân tích, để mất TPP tức là lòng tin của Washington trong vùng Thái Bình Dương bị giảm đi. Rất nhiều chính phủ trước khi đặt bút ký vào hiệp định đã phải vượt qua những thách thức không nhỏ của sự chống đối ở trong nước. Bản thân chính quyền Obama cũng phải hứng chịu tấn công dữ dội của những người có tư tưởng bảo hộ. Bản thân Ông Trump thì không ngớt lời chỉ trích TPP như là một guồng máy chống lại nước Mỹ.
Xã luận Le Monde khẳng định : « Bỏ rơi TPP và TTIP ( Hiệp định đối tác thương mại đầu tư xuyên Đại Tây Dương, ký với các nước châu Âu), là dấu hiệu báo trước chắc chắn thương mại thế giới, vốn dĩ từ 2 năm qua đang đi xuống, sẽ còn sụt giảm. Cuộc tranh luận về những mặt lợi và bất lợi của tự do thương mại mới chỉ bắt đầu.
Châu Âu có bị Mỹ bỏ rơi về quân sự ?
Không chỉ Le Monde, nhật báo kinh tế Les Echos cũng rất qua tâm đến chính sánh đối ngoại của chính quyền Trump liên quan đến các tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của nhà tỷ phú Mỹ. Tờ báo có bài phân tích : « Châu Âu và chiếc ô quân sự không thể thiếu của Mỹ »
Donald Trump đã tuyên bố sẽ xem xét lại các cam kết quân sự với các nước thành viên NATO với lý do Hoa Kỳ không muốn tiếp tục gánh vác tài chính cho các nước đồng minh. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu tổng thống sắp tới của nước Mỹ có thực hiện lời hứa đó không ? Nếu có thì nền quốc phòng của châu Âu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, theo Les Echos.
Les Echos cho rằng, « quả là rất khó lường trước được chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump tới đây, nhưng chắc chắn sẽ có những thay đổi trong khái niệm về tình đoàn kết của Mỹ với các đồng minh châu Âu », đã gắn bó với nhau từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay.
Chuyên gia Corentin Heisbourg, phụ trách trung tâm an ninh thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, nhận định : « Mục tiêu của nhà tỷ phú Mỹ là đạt được thỏa thuận có lợi nhất với các đồng minh châu Âu ». Les Echos nhấn mạnh, thực tế, rất ít dân biểu hay thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ làm lại cam kết quân sự. Bởi việc rút lui ra khỏi mặt trận châu Âu sẽ là một đòn đánh mạnh vào vai trò thủ lĩnh thế giới của Mỹ.
Tờ báo liệt kê các chi phí của Mỹ hiện tại vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) : Riêng Mỹ đóng góp 70% chi tiêu quân sự của khối. Chỉ có 5 thành viên trên 28 nước liên minh gồm Mỹ, Hy Lạp, Ba Lan, Estonia, Anh là có mức chi tiêu quốc phòng từ 2% GDP trở lên ( ngưỡng do NATO ấn định). Các nước lớn như Pháp, Đức đều đang có xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng. Đặc biệt là Đức, con số này chỉ còn chưa đầy 1,2%.
Les Echos nhận định : Đúng là bức tường ngăn cách hai khối đối địch ở châu Âu đã bị phá vỡ, Liên Xô cũng không còn nữa. NATO không chỉ vẫn tồn tại mà còn mở rộng ra nhiều nước trong khu vực đông Âu thuộc không gian Xô Viết cũ. Gần đây, trước những động thái hung hăng của nước Nga, NATO cũng không chịu kém cạnh, đã liên tiếp có các hành động mạnh mẽ, như triển khai quân tại các nước vùng Baltic, xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa ở Ba Lan, ở Rumani…
Cuộc chạy đua vũ trang nhỏ này đòi hỏi các thành viên NATO phải đầu tư nhiều hơn nữa và đến giờ đa số chi phí của khối liên mình này do Mỹ đảm nhiệm. Bởi thế mà một châu Âu hùng mạnh về quân sự có khả năng tự lo cho mình chính là điều Trump muốn.

Về 10 đặc tính người Việt do Viện Xã hội học Mỹ nêu ra

Trần Đình Sử

1.10 đặc điểm ấy đều chính xác, tuy nhiên chưa phải là đầy đủ.
2. Cách nêu trong thế so sánh ngầm với tư duy phương Tây. Chỉ người phương Tây mới nhìn ra 10 đặc điểm này.
3. Các đặc điểm đều có hai mặt. Ta thường tự khẳng định chỉ có một mặt, thiếu biện chứng VÀ THIẾU KHOA HỌC.
4. Nó không ngợi ca theo kiểu đề cao “bản sắc Việt Nam”, “tính dân tộc”, cũng không theo kiểu “người Việt xấu xí” học mót của Bá Dương, cho nên có vẻ khách quan.
5. Xét Các đặc điểm đó với thực tế nghèo khổ, lạc hậu, tụt hậu của VN thì thấy rất đúng. Nước nông nghiệp lạc hậu, tư duy theo mùa vụ, lấy đâu ra tầm nhìn dài lâu? Lại theo chế độ trách nhiệm nhiệm kì lấy đâu ra nhìn xa. Nói tầm nhìn cho có vẻ oai thế thôi, chứ ai thực hiện? Ai cũng mong hạ cánh nhẹ nhàng thôi. Tầm nhìn người Việt không xa hơn cái ghế. Câu chuyện tầm nhìn là xa xỉ đối với người Việt hiện đại. Cứ nhìn thực tế vá víu ở VN thì thấy rõ chẳng có ai có tầm nhìn. Tầm nhìn XHCN là giả tạo. Tầm nhìn TBCN không có. Chỉ mỗi việc công nghiệp hoá mà ì ạch mãi, công nghiệp hoá theo kiểu Vũ Huy Hoàng thì chỉ đớp cho ngập miệng mà thôi.
6. Tôi thấy người Việt có tính a dua, hay học đòi. Thấy thế giới có gì hay thì học đòi, tham gia ngay, nhưng do thiếu hiểu biết, nên làm không đúng nghĩa. Ví dụ thấy di sản văn hoá thế giới là đăng kí tới tấp, cái gì cũng muốn cho thỏa cơn khát sĩ diện, nhưng có suy nghĩ để bảo tồn đâu?
7. Người Việt hiện nay thiếu một trung tâm đoàn kết lớn cho cả dân tộc. Hạt nhân đoàn kết trong thực tế không lôi kéo được người dân. Cho nên làm gì cũng nửa vời. Cái gì cũng làm theo lối diễn, không làm thật bao giờ, cho nên mọi mặt không phát triển. Cả xã hội là một show diễn vĩ đại, hoành tráng từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp (ngoại trừ một số hoat động chuyên môn). Rất ít ai làm thật một điều gì. Chỉ một vụ Vũ Huy Hoàng là thấy người ta đang nghĩ cách để diễn cho đẹp mặt, chứ không muốn qua đó mà chấn chỉnh lại xã hội. Thằng Vũ Huy Hoàng đã phá hoại sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước mà không xử tội, lại còn huân chương độc lập, đồng chí đồng rận… Họ không muốn từ bỏ loại CÁN BỘ KIỂU VŨ HUY HOÀNG. Do không mấy ai làm thật các sự nghiệp xã hội, cho nên xã hội không chiu phát triển. Lấy vị dụ về giáo dục. Biết bao khẩu hiệu, biết bao quốc sách, biết bao dự án tiêu bạc tỉ đô, mà mấy ai làm thật?
8. Cho nên chỉ khi nào có người muốn làm thật, không biểu diễn thì đất nước mới có cơ hội phát triển. Người Mỹ không phát hiện ra khả năng biểu diễn của người Việt chúng ta. Nếu họ hiểu có thể họ sẽ không viện trợ nữa. Cho nên cần giấu kĩ đặc tính này và phải biểu diễn cho i hệt như thật.
9. Người Việt có lối tự tôn ngầm mù quáng rất tai hại. Nước Nhật chẳng hạn, thấy mình thua nước nào thì học ngay nước đó để bằng họ. Người Việt thấy mình thua người ta thì tìm một cái khác của mình để đối trọng ra điều ta chẳng thua, vì thế mà cứ thua mãi. Ví dụ tự hào về chế độ của mình.
10. Muốn tiến bộ cần học tập tư duy phương Tây. Chớ nên dựa vào bản sắc dân tộc mà ảo tưởng và tụt hậu, Thời đại đã khác xưa rồi.
T.Đ.S.

Nước Mỹ hoang mang,Việt Nam bối rối

Nếu nước Mỹ hoang mang thì cả thế giới cũng hồi hộp chờ xem chuyện gì sẽ xẩy đến cho Tổng thống đắc cử Cộng hòa Donald Trump vào ngày 19/12/2016.

Riêng Việt Nam, kết qủa trong ngày này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và quan hệ với Hoa Kỳ trước rắp tâm muốn chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc.


Tại sao? Vì như đã quy định, sau 41 ngày có kết qủa bầu phiếu ngày 8/11/2016, Cử Tri Đòan gồm 538 người của 50 Tiểu bang và Quân hạt Columbia (District of Columbia, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) phải họp tại Thủ đô của mỗi nơi để chính thức bỏ phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Do đó cuộc bỏ phiếu năm 2016 của “cử tri đòan” rơi vào ngày Thứ Hai 19/12/2016.

Cuộc bỏ phiếu bầu 2 chức danh Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ riêng biệt. Ứng cử viên Tổng thống phải được đa số, tức 270 phiếu, trong tổng số 538 “cử tri đòan” mới được coi là đắc cử.

Vậy “Cử tri đòan” là ai, ở đâu ra?

Họ là số người được đảng của họ, hiện nay là Dân chủ và Cộng hòa, chọn tại mỗi Tiểu bang, tương đương với tổng số Dân biểu và Nghị sỹ của Tiểu bang ấy. Như vậy, tổng số 538 “cử tri đòan” cũng bằng với 3 số cộng lại gồm 100 Nghị sỹ, 435 Dân biểu và 3 “Cử tri đòan” đặc biệt dành cho Thủ đô Hoa Thịnh Đốn được một tu chính Hiến pháp cho phép.

Nhưng tại sao phải bầu lại khi ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đã thắng 306 phiếu, hơn số phiếu 270 cần thiết, trong cuộc bầu cử của cử tri Mỹ ngày 8/11/2016 ?

LÝ DO

Bởi vì thủ tục bầu chọn Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ đã liên tục dành quyết định sau cùng cho “Cử tri đòan” từ ngày lập quốc năm 1776 nên trong suốt chiều dài lịch sử 44 đời Tổng thống của nước này (Geroge Washington-Barack Obama), cơ chế “cử tri đòan bầu Tổng thống và Phó Tổng thống” vẫn tồn tại.

Việc làm này của “cử tri đòan” được các Chuyên gia Bầu cử và Học gỉa Hiến pháp Mỹ coi như “một lớp vỏ bọc thứ hai” (extra layer) để bảo đảm sự trung thực,trong sáng và công bằng của lá phiếu cử tri đã quyết định trong ngày bầu cử Tổng thống.

Mặt khác, lối dùng “cử tri đòan” còn được coi như để ngăn chặn phe “đa số” cử tri do toa rập, kết cánh dồn phiếu cho một người phe mình trong cuộc bầu cử để nhân danh dân chủ mà thao túng, chèn ép các nhóm dân khác trong xã hội.

Do đó, khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu ngày 8/11/2016 thật ra là họ không bầu trực tiếp Tổng thống và Phó Tổng thống như ở các nước khác mà đã bầu cho những “cử tri đòan tại Tiểu bang mình” để những người này sau đó “chính thức” bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, thay cho mình.

Vì vậy, khi tranh cử, hai ứng cử viên Donald Trump của Cộng hòa và bà Hillary Clinton của Dân chủ đã tập trung vận động tại các Tiểu bang có nhiều “cử tri đòan” và cạnh tranh bất phân thắng bại giữa 2 đảng. Báo chí Mỹ gọi những nơi này là “Battle ground”, tạm gọi là “vùng chiến địa”. Ai thắng ở đó coi như dắc cử Tổng thống.

Việc này giải thích tại sao các ứng cử viên Tổng thống đã không vận động tranh cử tại tất cả 50 Tiểu bang.

Trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016, các Tiểu bang quan trọng như Florida, Pensylvania, Ohio, North Carolina và Michigan đã giúp ông Trump thắng cử.

TRÁI NGANG

Tuy nhiên, sau khi kiểm phiếu thì thấy Bà Clinton đã được hơn ông Trump trên 2 triệu phiếu của cử tri, hay “phiếu của đại chúng” mà người Mỹ gọi là Popular vote.

Cho đến cuối tháng 11/2016, thống kê bầu cử cho thấy số phiếu bà Clinton đạt được là 64,223,986 (48.1%), ông Trump được 62,206,395 phiếu (46.6%). Khỏang cách biệt là 2,017,591 phiếu (1.5%).

Nhưng bà Clinton không phải là người đầu tiên dù có số phiếu cử tri hơn đối thủ mà vẫn không đắc cử Tổng thống. Trong lịch sử Mỹ đã có 4 trường hợp như thế.

Trường hợp gần nhất là năm 2000, khi Phó Tổng thống Al Gore, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, tuy hơn ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush khỏang 540,000 phiếu mà vẫn thua ông Bush, người được 271 phiếu Cử tri đòan. Ông Gore chỉ thu được 266 phiếu “cử tri đòan” nên thất cử.

Lịch sử Mỹ cũng chứng minh ông Anrew Jackson, thắng phiếu đại chúng năm 1824 mà thua cho John Quincy Adams. Năm 1876, ông Sanuel Tilden hơn phiếu Rutherford B.Hayes nhưng thua phiêu “cử tri đòan”. Sau cùng là Grover Cleveland thua Benjamin Harrison năm 1888, dù có nhiều phiếu đại chúng nhiều hơn.

BẤT TÌN NHIỆM TRUMP

Vì có những trường hợp trái khoáy như thế nên cử tri bất bình. Nhiều đề nghị tu chính Hiến pháp để thay thế “cử tri đòan” bằng số phiếu của đại chúng (popular vote) nhưng không thành công vì thủ tục tu chính Hiến pháp rất rườm rà và lâu dài.

Từ năm 1948, viện trưng cầu ý kiến Gallup cho biết có tới 53 % người Mỹ muốn hủy bỏ “electoral college” (cử tri đòan). Đến năm 2013, số người muốn hủy bỏ tăng lên 63%. Và mặc dù đã có ít nhất 17 cuộc điều trần và 700 lần vận động thảo luận tại Quốc hội về đề nghị bỏ “cử tri đòan” mà vẫn chưa có lần nào được đem ra thảo luận trước các phiên khoáng đại.

Nhưng dù có được Quốc hội đồng ý chăng nữa thì quyết định bỏ “cử tri đòan” còn phải được ¾ tổng số 50 Tiểu bang đồng ý là điếu rất khó đạt được.

Vì vậy, cuộc bỏ phiếu ngày 19/12 năm 2016 được đặc biệt quan tâm của nhiều người Mỹ và nhiều nước khác vì người được chọn làm Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới (2016-2020) sẽ là ông Donald Trump, nếu ông ta bảo vệ được được ít nhất 270 trên tổng số 538 phiếu “cử tri đòan”. Kết qủa bầu cử ngày 8/11/2016 đã dành cho ông Trump tới 306 phiếu “cử tri đòan”, nhưng kết qủa bỏ phiếu sau cùng ngày 19/12/2016 mới thật sự có gía trị đối với Hiến pháp và lịch sử Mỹ.

Hơn nữa riêng với năm nay (2016), nhân vật Donald Trump đã bị nhiều giới chống đối vì tư cách, lời ăn tiếng nói làm phật lòng nhiều giới, nhất là phụ nữ, người thiểu số, người Hồi giáo và người di dân, đặc biệt người gốc Nam Mỹ. Vì vậy, mặc dù thắng cử nhưng ông ta vẫn bị nhiều người Mỹ coi là “unfit to be president”, hay “không đủ tư cách làm Tổng thống”.

Do đó hiện nay ở Mỹ đã có 2 cuộc vận động “cử tri đòan” không bỏ phiếu cho Donald Trump vào ngày 19/12/2016.

Cuộc vận động thứ nhất, tuy âm thầm nhưng tích cực trong hàng ngũ “cử tri đòan” do ít nhất 8 “cử tri đòan Dân chủ”, đứng đầu bởi P. Bret Chiafalo, Tiểu bang Washington và Michasel Baca tuộc bang Colorado.

Ông Chiafalo nói với hãng thông tấn AP (Associated Press) sẽ không bỏ phiếu cho Bà Clinton, nhưng đã cùng với ông Baca tung ra chiến dịch “Moral Electors” (tạm gọi là “Những cử tri đòan có lương tâm”) để vận động 37 Cử tri đòan Cộng hòa không bỏ phiếu cho Donald Trump, trong tổng số 306 phiếu ông Trump thu được trong ngày bầu cử 8/11/2016. Nếu họ thành công thì số phiếu còn lại của ông Trump là 169 “cử tri đòan”, tức ít hơn 1 phiếu để thành Tổng thống.

Mục đích của hai “cử tri đòan” này là tìm đủ phiếu để phủ nhận Trump rồi trao cho Hạ viện Mỹ quyết định tìm người khác của Cộng hòa làm Tổng thống. Cả hai cho biết họ đang vận động “cử tri đòan” Cộng hòa để cử cựu ứng viên Tổng thống năm 2012 Mit Romney hay đương kim Thống đốc Cộng hòa John Ksich của Tiểu bang Ohio, thay cho Donald Trump.

Theo AP ông Chiafalo nói:”This is a longshot. Its a Hail Mary,” Chiafalo said in a phone interview. “However, I do see situations where — when weve already had two or three [Republican] electors state publicly they didnt want to vote for Trump. How many of them have real issues with Donald Trump in private?” (Tạm dịch: “Đây là một chặng đường dài, ngoài tầm tay với. Nhưng tình thế của chúng tôi hiện nay là chúng tôi đã có hai hay ba “cử tri đòan” Cộng hòa cho biết là họ không muốn bỏ phiếu cho Trump. Vậy còn bao nhiêu người khác đã có vấn đề với Donald Trump mà không nói ra ?”)

Hai vận động viên này nhìn nhận họ khó thành công vì qua kinh nghiệm của lịch sử, rất ít khi xẩy ra chuyện các “cử tri đòan” bỏ hàng ngũ chống lại ứng cử viên của đảng mình.

Cho đến nay có 24 Tiểu bang ràng buộc các “cử tri đòan” phải giữ lời hứa trung thành với đảng mình, nhưng không có quyền cấm họ bỏ hàng ngũ để bỏ phiếu cho người khác. Cử tri đòan nào làm như thế thì chỉ bị phạt từ 500 đến 1,000.00 Dollars.

Những người ủng hộ bà Hillary Clinton nói họ rất vui mừng và sẵn sàng đóng tiền phạt cho “cử tri đòan Cộng hòa” quay đầu lại với Donald Trump.

Cuộc vận động chống Trump thứ hai do nhóm Change.org petition phát động kêu gọi “cử tri đòan” bỏ phiếu cho bà Clinton vì bà thu được nhiều phiếu hơn Donald Trump.

Tin của nhóm này cho hay họ đã thu được trên 4 triệu chữ ký ủng hộ cuộc vận động, bao gồm nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới nghệ sỹ, tài tử. Một trong số ca sỹ nổi tiếng ủng hộ phong trào là Lady Gaga, nhưng không thấy có lãnh tụ nổi tiếng nào của đảng Dân chủ công khai tham gia.

Tuy viễn ảnh “hạ bệ Donald Trump” bình thường đã khó, nhưng dù có thành công ở ngày bỏ phiếu 19/12 thì chức Tổng thống, cuối cùng, vẫn thuộc về đảng Cộng hòa vì Hạ nghị viện do đảng Cộng hoà chiếm đa số có quyền quyết định tối hậu. Họ sẽ bầu cho một người của Cộng Hòa chứ chẳng bao giờ lại bỏ phiếu cho bà Hillatry Clinton của đảng Dân chủ.

Nhưng nếu trong số những “cử tri đòan” bỏ phiếu phủ nhận Donald Trump có một ít người của đảng Cộng hòa thì sự kiện lịch sử này sẽ deo đuổi ông ta suốt đời, chứ không phải là chuyện bình thường trong nền chính trị Hoa Kỳ.

VIỆT NAM VÀ 19/12/2016

Vậy kết qủa bỏ phiếu của “cử tri đòan” ngày 19/12/2016 có ảnh hương đến Việt Nam ra sao ?

Tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến TPP và quan hệ “đối tác tòan diện” giữa Mỹ và Việt Nam. Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dứt khóat “từ gĩa” TPP ngay sau ngày nhận chức 20/1/2017. Như vậy, nếu ông thắng ngày 19/12/2016 thì con đường mậu dịch của Việt Nam trong tương lai sẽ chông gai.

Điều này đã được nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Hà Nội, ông Vũ Khoan nói với báo Công an Nhân dân (đăng ngày 27/11/2016) như thế này:” Trước hết, phải nói TPP là một mắt xích quan trọng của quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu. Với việc ông Trump đã chính thức tuyên bố sẽ rút khỏi TPP, quá trình tự do hóa toàn cầu ấy chịu một sức ép không nhỏ.

Tình hình sẽ diễn biến ra sao thì chúng ta phải chờ đợi. Mỹ sẽ rút khỏi TPP theo tuyên bố của ông Trump, nhưng quy trình diễn ra như thế nào vẫn còn rất nhiều dấu hỏi, như những quy định của nội luật Mỹ, hay những phản ứng của các thế lực khác nhau trong lòng nước Mỹ cũng chưa thể nói trước.”

Tuy nhiên, ông Vũ Khoan lưu ý:”Bất luận thế nào, chắc chắn 2017 sẽ chưa có TPP, và nếu giả dụ có trong tương lai, nó cũng sẽ khác TPP đã ký. Việt Nam, trước tình hình bất định như vậy, cần theo dõi rất kỹ lưỡng chiều hướng và chủ động có những bước đi để đối mặt.

Một số người nói có hay không có TPP cũng không vấn đề gì. Nếu nói như vậy, ta sẽ đặt câu hỏi: Vậy thì anh vào TPP làm gì, cố công đàm phán bao nhiêu năm trời, thậm chí có rất nhiều kỳ vọng, nhiều dự đoán lạc quan. Có người còn nói không có thì càng tốt, là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế. Cách nói như thế không chuẩn xác.”

Ông Vũ Khoan là một chuyên gia kinh tế, từng tham gia nhiều cuộc đàm phán với Mỹ và các nước khác để đạt được các thỏa hiệp giúp Việt Nam phát triển và cải cách nền kinh tế lạc hậu, sau 1975.

Ông cũng là người không ngại phê bình, đôi khi chỉ trích những lời nói và hành động “phi kinh tế” và “bốc đồng”của một số viên chức lãnh đạo nhà nước.

Do đó, ông mới nhìn TPP bằng con mắt thận trọng, và nói:”Theo tôi, nên đặt vấn đề thế này: TPP là một mắt xích quan trọng trong quá trình nước ta hội nhập với thế giới. Bây giờ nó không có nữa, hay nó thay đổi đi, thì ta phải tính toán, thích nghi với tình hình đó.”

Ông cũng đã có vai trò không nhỏ trong qúa trình đàm phán để đạt được thỏa hiệp thương mại Mỹ - Việt có tên là “US-Vietnam Bilateral Trade Agreement (BTA)” và Free Trade Agreement (FTA) với các nước khác trên thế giới.

Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn của báo Công an Nhân dân, ông Vũ Khoan đã cảnh giác:”Nếu không đổi mới các DNNN (Doanh nghiệp Nhà nước), không xóa bỏ những rắc rối trong thủ tục, nếu còn có cơ chế xin – cho, thì chẳng có FTA nào cứu được đâu.”

Tại sao phải đổi mới DNNN ? Bởi vì các Doanh nghiệp này làm ăn lời ít, lỗ nhiều và lỗ liên liên mà vẫn được nhà nước gánh nợ thay từ năm này qua năm khác. Bởi vì tham nhũng, lợi ích nhóm, ăn chia và nợ nước ngòai, nợ công, tiêu hao tài sản của nhân dân cũng từ những ổ này mà ra cả.

Đảng và nhà nước thì cứ nói “đổi mới” và “tái cơ cấu” mãi, nhưng càng đổi, càng tái lại càng cũ đi và xám xịt tương lai.

BÀ PHẠM CHI LAN-LÊ DÕAN HỢP

Một cuyên gia kinh tế khác, Bà Phạm Chi Lan còn cảnh báo về chuyện TPP không còn đối với Việt Nam. Bà viết trên Vietnam Forbes, số ra tháng 12-2016: “Trước tình hình mới này, Việt Nam cần suy nghĩ nghiêm túc về các khả năng trong tương lai, và đặc biệt là về việc mình phải làm gì để thích ứng với bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới chắc chắn sẽ khác trước.

Thứ nhất, về cải cách kinh tế. TPP với những chuẩn mực cao được kỳ vọng sẽ tạo động lực và áp lực cho VN trong việc cải cách mạnh thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách thể chế trước hết là yêu cầu tự thân của nền kinh tế Việt Nam. Các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, Chiến lược phát triển của VN cho thời kỳ 2011-2020 đều coi cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược. Do vậy, có hay không có TPP thì người VN vẫn phải tự mình chủ động tiến hành công cuộc cải cách này.”

Nhưng “cải cách thể chế” là gì ? Cơ bản là phải cải thiện, tổ chức lại của guồng máy nhà nước sao cho tinh gọn, nhẹ nhàng, bén nhạy, tổ chức nhân sự phải lấy đức và tài là chính thay vì chỉ biết lấy con ông cháu cha, bạn bè, đồng chí dù tốt ít xấu nhiều làm gốc như đang diễn ra.

Đảng và nhà nước đã nói rất nhiều về cải cách hành chính và gỉảm biên chế, nhưng càng nói cải thì lại hành dân là chính. Thủ tục, giấy tờ bảo giảm nhiều hay chỉ một cửa thì càng rườm rà rắc rối. Ra nghị quyết bớt số nhân viên, cán bộ và công chức thì khối nhân sự ăn lương của các cơ quan lại càng phình to ra.

Hãy nghe nguyên Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Lê Dõan Hợp, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nói với báo VietTimes (Dân Trí đăng lại 16/6/2016).

Nhà báo (Hỏi):”Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (1/1994), đã đưa ra 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của dân tộc: tụt hâu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hòa bình. Hơn 22 năm qua, vấn đề này vẫn còn nguyên tính thời sự, nó không còn là nguy cơ nữa mà đã trở thành những thách thức hiển hiện trong thực tế và càng ngày càng trở nên bức thiết đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nhưng theo ông, đâu là nguy cơ nguy hại nhất?

LDH:” Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra thì nguy cơ nào cũng nguy hại. Tuy nhiên, tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn, thực sự đang đe dọa đất nước và tác động đến 3 nguy cơ còn lại theo chiều hướng xấu nhanh hơn.

Mặc dù có những thành tựu đáng tự hào trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn đang bị các nước phát triển hơn bỏ lại phía sau và ngày càng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển. Năm 1990, khoảng cách Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000USD, thì sau hơn 20 năm, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 USD thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 USD, khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần. Về giáo dục: theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Về y tế: theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia. Trong khi đó, theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc nhóm 1/4 quốc gia cuối bảng.”

Bà Phạm Chi Lan cũng bổ túc trong bài viết:”Tình trạng sụt giảm tốc độ tăng năng suất lao động, sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và những vấn đề nổi cộm trong mấy năm gần đây đều có nguồn gốc từ thể chế. Để gỡ những nút thắt tăng trưởng và tránh bị tụt hậu xa hơn, người VN biết rõ cần cải cách càng sớm, càng triệt để càng tốt. Động lực, áp lực từ bên trong đối với cải cách đang tăng cao hơn bao giờ hết. VN thấy rõ, qua những cam kết trong TPP, cần cải cách như thế nào để xây dựng một hệ thống thể chế hiện đại, nhằm khắc phục những vấn đề hiện tại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai.”

Nhưng nay thì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP. Và khi ông tồn tại sau cuộc bỏ phiếu ngày 19/12/2016 thì nền kinh tế của VN sẽ phải chịu thêm nhiều nút thắt từ nền Kinh tế của Trung Quốc.

Việt Nam từng hy vọng TPP sẽ giúp thoát dần lệ thuộc kinh tế đơn độc vào Trung Hoa, vì theo bà Phạm Chi Lan:”TPP được kỳ vọng sẽ bổ sung cho nền kinh tế còn tương đối nhỏ và thiếu thốn nhiều bề của VN những nguồn lực cần thiết để có thể phát triển mạnh hơn, bền vững hơn. Đó là thị trường hàng hóa và dịch vụ, là dòng vốn đầu tư, là công nghệ, kỹ năng và tri thức, là sự kết nối trong các chuỗi giá trị toàn cầu… TPP tạo nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn lực đó, nên không có TPP, khả năng tiếp cận các nguồn lực này, đặc biệt từ Mỹ, sẽ khó khăn hơn. VN sẽ phải điều chỉnh những dự định, chiến lược phát triển các sản phẩm của mình cho phù hợp với bối cảnh thay đổi cả về cấu trúc thị trường và điều kiện, phương thức tiếp cận các nguồn lực.”

Như vậy, cho dù Donald Trump có ở lại hay ra đi sau ngày bỏ phiếu của 538 “cử tri đòan” ngày 19/12/2016 thì Việt Nam cũng sẽ phải đối phó với một chính sách “kinh tế bảo thủ” mới của nước Mỹ. Khẩu hiệu “America first” của ông Trump không phải là viên kẹo ngọt mà là viên kẹo rất đắng cho các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. -/-

Phạm Trần