Minh Anh
Tổng thống tân cử Donald Trump và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại tương lai của chính quyền Trump, ngày 20/11/2016 tại Trump National Golf Clud, Bedminster, New Jersey.REUTERS/Mike Segar
Hào phóng giảm thuế, điều chỉnh lại các quy định ngân hàng và hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng: Ban cố vấn về kinh tế cho Donald Trump với sự góp mặt của Steven Mnuchin trong bộ Tài Chính và Wilbur Ross ở bộ Thương Mại đang đưa ra một học thuyết mới dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước trong lĩnh vực kinh tế. AFP ngày 01/12/2016 phân tích về đường hướng kinh tế của chính quyền Mỹ sắp tới.
«
Hoa Kỳ là quốc gia tốt nhất cho đầu tư », « Tập trung ưu tiên cho tăng trưởng và tạo công ăn việc làm », còn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP là một « thương vụ giao dịch khủng khiếp, cần phải được thực hiện thông qua các đàm phán song phương »… Trên đây là những lời tuyên bố của hai vị tân bộ trưởng vừa được ông Trump bổ nhiệm : Ông Steven Mnuchin, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chính Goldman Sachs vừa được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng Tài Chính và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại khi trả lời phỏng vấn trên đài CNBC.
Hoa Kỳ là quốc gia tốt nhất cho đầu tư », « Tập trung ưu tiên cho tăng trưởng và tạo công ăn việc làm », còn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP là một « thương vụ giao dịch khủng khiếp, cần phải được thực hiện thông qua các đàm phán song phương »… Trên đây là những lời tuyên bố của hai vị tân bộ trưởng vừa được ông Trump bổ nhiệm : Ông Steven Mnuchin, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chính Goldman Sachs vừa được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng Tài Chính và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại khi trả lời phỏng vấn trên đài CNBC.
Phải chăng với những tuyên bố trên, tân chính quyền Hoa Kỳ muốn xem xét lại mọi thỏa thuận thương mại đa phương và thật sự muốn thực hiện một chính sách bảo hộ như cam kết của ông Donald Trump trong quá trình vận động tranh cử ? Đương nhiên, ông Wilbur Ross, doanh nhân 79 tuổi, phải phủ nhận đó là « chủ nghĩa bảo hộ ». Với ông, đó là một «thuật ngữ mang nghĩa xấu » và cần phải phân biệt rõ giữa « nền thương mại hợp tình và kiểu kinh doanh xuẩn ngốc ». Và theo doanh nhân này, nước Mỹ trong thời gian qua đã tiến hành một chính sách « thương mại ngu xuẩn », giờ cần phải được « sửa chữa ».
Hồi hương vốn
Theo đó, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng, và làm cho «dòng vốn » trở lại Mỹ, ông Steven Mnuchin có ý định giữ nguyên các lời hứa hẹn của ông Trump là giảm thuế lợi tức doanh nghiệp xuống còn 15% so với mức 35% hiện nay. Giảm thuế thu nhập, nguồn thu chính của chính quyền liên bang. Tầng lớp trung lưu cũng sẽ được giảm thuế. Chính sách này cũng được áp dụng tương tự cho tầng lớp giầu có hơn, nhưng đổi lại, họ phải chấp nhận từ bỏ một số khoản khấu trừ.
Theo bộ trưởng Tài Chính tương lai, để cho phương pháp này có thể vận hành tốt không làm tăng nợ và thâm hụt ngân sách thì cần phải có « xung động mới », đó là giảm thuế để kích thích tiêu dùng. Trong chiều hướng đó, ông Steven Mnuchin tiên đoán kinh tế « có thể đạt mức tăng trưởng từ 3% đến 4% ».
Trong lĩnh vực tài chính, cựu lãnh đạo ngân hàng có ý định « vứt bỏ » chính sách cải cách Wall Street có tên gọi là Dodd-Frank, quy định các cơ sở ngân hàng phải có nguồn vốn dự trữ nhiều hơn. Tương tự cho quy định Volcker, cấm hiện tượng thao túng của các ngân hàng. Theo ông, những quy định này « quá phức tạp và cản trở các hoạt động cho vay ».
AFP trích dẫn phân tích của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho rằng « trong ngắn hạn, chính sách giảm thuế này sẽ tạo ra một cú hích cho tăng trưởng », nhưng không kìm hãm được « mức tăng nợ trong tương lai » của Hoa Kỳ. Do đó, « điều này có thể tạo ra áp lực lên khả năng thanh khoản » nhưng trong trước mắt « chưa có rủi ro nào tác động đến điểm AAA », hiện đang là điểm tốt nhất của Hoa Kỳ.
Donald Trump phá hỏng « trục châu Á » của Obama
Donald Trump vận động tranh cử tại Manchester, New Hampshire, ngày 28/10/2016.EUTERS/Carlo Allegri/File Photo
Các báo Pháp tiếp tục có nhiều bài đàm luận xung quanh những tuyên bố của Donald Trump về chính sách đối ngoại vẫn thực hư chưa rõ ràng của nước Mỹ tới đây. Nhật báo Le Monde đề cập đến mối quan hệ của nước Mỹ với châu Á qua bài xã luận mang tiêu đề : Trump hãm « trục châu Á ».
Le Monde trở lại sự việc hôm 21/ 11 vừa rồi, tổng thống tân cử D. trump đã khẳng định sẽ từ bỏ hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ký xong giữa Hoa Kỳ và 11 nước khu vực Thái Bình Dương, trong đó không có Trung Quốc.
Xã luận tờ báo khẳng định, với tuyên bố đó, ông Donald Trump vừa chặn đứng tham vọng về một « trục châu Á », chính sách tâm đắc nhất chính quyền Obama. Theo Le Monde, « đây là một thất bại kép cho tổng thống mãn nhiệm. Nhưng đó cũng là thắng lợi cho những người vẫn cho rằng tự do mậu dịch là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất ổn kinh tế xã hội ở nhiều nước trong thời gian qua."
Chính quyền Obama coi TPP là một trong những trụ cột, thâm chí là trụ cột chính, trong chính sách hướng về vùng Thái Bình Dương đầy tiềm năng kinh tế. Sự lựa chọn này cũng mang tính chiến lược, bởi nó giúp cho Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ với các nước ký hiệp định, chứng tỏ Mỹ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương có thể ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc trong vùng. Nay TPP thất bại, tất nhiên Trung Quốc sẽ hân hoan. Theo Le Monde, « Trung Quốc với sức mạnh thương mại của mình như hiện nay, sẽ áp đặt các chuẩn mực trao đổi thế giới. Đó là những chuẩn mực thấp hơn nhiều so với mong muốn của châu Âu hay Hoa Kỳ ».
Le Monde phân tích, để mất TPP tức là lòng tin của Washington trong vùng Thái Bình Dương bị giảm đi. Rất nhiều chính phủ trước khi đặt bút ký vào hiệp định đã phải vượt qua những thách thức không nhỏ của sự chống đối ở trong nước. Bản thân chính quyền Obama cũng phải hứng chịu tấn công dữ dội của những người có tư tưởng bảo hộ. Bản thân Ông Trump thì không ngớt lời chỉ trích TPP như là một guồng máy chống lại nước Mỹ.
Xã luận Le Monde khẳng định : « Bỏ rơi TPP và TTIP ( Hiệp định đối tác thương mại đầu tư xuyên Đại Tây Dương, ký với các nước châu Âu), là dấu hiệu báo trước chắc chắn thương mại thế giới, vốn dĩ từ 2 năm qua đang đi xuống, sẽ còn sụt giảm. Cuộc tranh luận về những mặt lợi và bất lợi của tự do thương mại mới chỉ bắt đầu.
Châu Âu có bị Mỹ bỏ rơi về quân sự ?
Không chỉ Le Monde, nhật báo kinh tế Les Echos cũng rất qua tâm đến chính sánh đối ngoại của chính quyền Trump liên quan đến các tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của nhà tỷ phú Mỹ. Tờ báo có bài phân tích : « Châu Âu và chiếc ô quân sự không thể thiếu của Mỹ »
Donald Trump đã tuyên bố sẽ xem xét lại các cam kết quân sự với các nước thành viên NATO với lý do Hoa Kỳ không muốn tiếp tục gánh vác tài chính cho các nước đồng minh. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu tổng thống sắp tới của nước Mỹ có thực hiện lời hứa đó không ? Nếu có thì nền quốc phòng của châu Âu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, theo Les Echos.
Les Echos cho rằng, « quả là rất khó lường trước được chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump tới đây, nhưng chắc chắn sẽ có những thay đổi trong khái niệm về tình đoàn kết của Mỹ với các đồng minh châu Âu », đã gắn bó với nhau từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay.
Chuyên gia Corentin Heisbourg, phụ trách trung tâm an ninh thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, nhận định : « Mục tiêu của nhà tỷ phú Mỹ là đạt được thỏa thuận có lợi nhất với các đồng minh châu Âu ». Les Echos nhấn mạnh, thực tế, rất ít dân biểu hay thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ làm lại cam kết quân sự. Bởi việc rút lui ra khỏi mặt trận châu Âu sẽ là một đòn đánh mạnh vào vai trò thủ lĩnh thế giới của Mỹ.
Tờ báo liệt kê các chi phí của Mỹ hiện tại vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) : Riêng Mỹ đóng góp 70% chi tiêu quân sự của khối. Chỉ có 5 thành viên trên 28 nước liên minh gồm Mỹ, Hy Lạp, Ba Lan, Estonia, Anh là có mức chi tiêu quốc phòng từ 2% GDP trở lên ( ngưỡng do NATO ấn định). Các nước lớn như Pháp, Đức đều đang có xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng. Đặc biệt là Đức, con số này chỉ còn chưa đầy 1,2%.
Les Echos nhận định : Đúng là bức tường ngăn cách hai khối đối địch ở châu Âu đã bị phá vỡ, Liên Xô cũng không còn nữa. NATO không chỉ vẫn tồn tại mà còn mở rộng ra nhiều nước trong khu vực đông Âu thuộc không gian Xô Viết cũ. Gần đây, trước những động thái hung hăng của nước Nga, NATO cũng không chịu kém cạnh, đã liên tiếp có các hành động mạnh mẽ, như triển khai quân tại các nước vùng Baltic, xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa ở Ba Lan, ở Rumani…
Cuộc chạy đua vũ trang nhỏ này đòi hỏi các thành viên NATO phải đầu tư nhiều hơn nữa và đến giờ đa số chi phí của khối liên mình này do Mỹ đảm nhiệm. Bởi thế mà một châu Âu hùng mạnh về quân sự có khả năng tự lo cho mình chính là điều Trump muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét