02/12/2016 00:32
“Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng.
Tờ tin tức Sina đã cho đăng tải bài viết “Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” khiến nhà Thục Hán đại bại mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng ngoài đời thực, chứ không phải là hình tượng hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
1. Khống chế Lưu Thiện
Khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện còn nhỏ dại, Gia Cát Lượng thay quyền chấp chính.
Khi Lưu Thiện trưởng thành, Gia Cát Lượng không giao lại đại quyền cho Lưu Thiện, từng bước khống chế đại quyền cả về chính trị lẫn quân sự trong tay mình, còn sai người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện.
Lưu Thiện giận mà không dám ho he, muốn cướp lại quyền lực nhưng cả triều đều là thân tín của Gia Cát Lượng, nên Lưu Thiện chỉ còn biết trông cậy vào hoạn quan Hoàng Hạo, để rồi gây ra mối di hận thiên cổ.
2. Dốc hết binh lực đi gây chiến, hại nước hại dân
Trong thời gian chấp chính, Gia Cát Lượng chỉ lo hoàn thành “tâm nguyện của tiên đế Lưu Bị” và triển khai “Long trung đối” (một sách lược quân sự chiếm đất tạo thế chân vạc với Tôn Quyền và Tào Tháo, mục tiêu tối thượng là thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Lưu)
mà không màng đến sức mạnh của nhà nước, của dân, sáu lần đưa quân Bắc phạt (tức 6 trận đánh với quân Ngụy trong Chiến tranh Thục-Ngụy (228-234)).
Nhưng do sức mạnh quá yếu kém, không thể thu phục Trung Nguyên, ngược lại còn khiến đất nước phải vác gánh nặng trên lưng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người kế nhiệm mình là Khương Duy, khiến bách tính sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
3. Không tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài mới
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài. Khiến nước Thục về sau rơi vào tình cảnh “nhân tài như lá mùa thu”. Cục diện đáng buồn này đã bẻ bánh lái con thuyền lịch sử đưa nước Thục đến chỗ diệt vong.
4. Kiềm chế, đả kích nhân tài ưu tú vốn có
Sau khi Lưu Bị chết, rất nhiều nhân tài ưu tú (như Triệu Vân) không được trọng dụng, mà những kẻ không ra gì lại được đăng đàn.
5. Xử lý mâu thuẫn nội bộ không thỏa đáng
Gia Cát Lượng dùng cách vỗ về những tướng sĩ có mâu thuẫn với nhau trong nội bộ. Khi Lưu Bị còn sống, ông phong Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung là ngũ hổ đại tướng, nhưng Quan Vũ không vừa lòng.
Gia Cát Lượng sai người nịnh nọt Quan Vũ, khiến Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo ngang ngược, để mất Kinh Châu.
Ông cũng dùng cách làm tương tự nên không thể giải quyết mẫu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi một cách triệt để, để lại mầm họa Ngụy Diên tạo phản.
6. Lưu Bị sai không dám nói, Lưu Bị lầm không dám ngăn
Lưu Bị mớm lời để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ không thể đảm đương nhưng vẫn không sai Triệu Vân thay Quan Vũ giữ thành, vì thế ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm để mất Kinh Châu.
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị nhà quân sư kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia Cát Lượng không dám nói thẳng lợi hại của việc đó, cũng không yêu cầu được đi cùng, chỉ phụ trách xây dựng hậu phương, khiến Lưu Bị bại trận, chết ở thành Bạch Đế.
7. Chọn sai người kế thừa mình
Gia Cát lượng chọn Khương Duy là người chỉ biết đánh trận làm người kế thừa mình. Để sau khi Khương Duy lên, bất chấp đất nước mạnh yếu, dân chúng sướng khổ thế nào, 9 lần đem quân đòi đánh lấy Trung Nguyên, đẩy nhanh tiến độ mất nước của nhà Thục.
8. Không biết xử lý hậu sự
Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao cả binh quyền cho Dương Nghi, sau khi có đại quyền trong tay, Dương Nghi tước binh quyền của Ngụy Diên, dồn ép Ngụy Diên làm phản.
9. Luôn nhượng bộ Giang Đông
Điều này khiến Giang Đông được đằng chân lân đằng đầu, khiến nội bộ bất hòa.
10. Dùng người không đúng
Gia Cát Lượng từng dùng người không cân nhắc tài đức của người ta, chọn dùng kẻ có mối quan hệ thân thiết với mình trước. Không dùng lại hai nhân tài là con của lão tướng Triệu Vân: Triệu Thống, Triệu Quảng.
theo Ngaynay.vn
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Lưu Đức Hữu bắt tay ( 2 tay) tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh; chúc mừng Phạm Viết Đào được trao Cup Giai Lệ trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa Trung Quốc năm 1992...
Người đứng sau Thứ trưởng Lưu Đức Hữu là Hứa Hạo Đình-Giám đốc Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( CRI ) năm 1992...
Nhân Trung Quốc bàn lại về Gia
Cát Lượng, nhớ một kỷ niệm cũ
14:45 ngày 13 tháng 06
năm 2008
TP - Giới
học giả Trung Quốc đang thảo luận về một số vấn đề về tài trí, nhân cách, công
trạng của Gia Cát Lượng đối với nhà Thục Hán.
Liệu ông có phải là một quân sư trác
việt, một Thừa tướng anh minh cúc cung tận tuỵ với nhà Thục Hán đến hơi thở
cuối cùng. Các ý kiến tựu trung có thể tóm lược vào mấy nhận định đánh giá lớn
sau đây về ông:
1. Lưu Bị tìm, cầu Gia Cát Lượng hay Gia
Cát Lượng tìm, tuyển Lưu Bị làm chủ tướng cho mình?
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, qua ngòi bút
của La Quán Trung, độc giả thấy do được Từ Thứ và Tư Mã Đức Tháo tiến cử rằng:
Gia Cát Lượng là hiền tài kiệt xuất, do vậy Lưu Bị đã 3 lần đích thân đi mời về
và từ khi có ông, Lưu Bị nhờ tài trí của ông mà dần gây dựng nên được sự
nghiệp.
Theo tác giả Chu Tử Ngạn phát biểu trên
Quang Minh nhật báo thì thực chất Gia Cát Lượng chọn Lưu Bị không phải Lưu Bị
là dòng dõi nhà Hán mà Gia Cát Lượng không thể theo Tôn Quyền, Tào Tháo vì các
tập đoàn quân phiệt này đã có quá nhiều nhân tài đầu quân, ông có đầu quân vào
tập đoàn này thì còn lâu ông mới ngoi lên được.
Trong 3 tập đoàn (Nguỵ, Thục, Ngô), Gia
Cát Lượng nhận thấy, nếu đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị, ông có khả năng vươn lên
để đứng dưới một người và đứng trên vạn người. Như vậy ông theo Lưu Bị là do
tính toán chính trị chứ không do tâm đức muốn phò nhà Hán?!
2. Khi đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị, cho
tới khi Lưu Bị chinh phục được Tây Thục, Hán Trung, vị trí của Gia Cát Lượng
vẫn chưa cao hơn Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, bổng lộc của ông cũng chỉ
ngang hàng với 3 viên tướng này.
3. Việc phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, là
nước cờ dồn Quan Vũ vào chỗ chết; kết cục là Quan Vũ bị Đông Ngô bắt và giết;
nước cờ này nằm trong sự tính toán của Gia Cát Lượng, mượn đao Đông Ngô tiêu
diệt đối thủ của mình để Gia Cát Lượng có thể leo lên vị trí thứ 2 trong tập
đoàn Lưu Bị.
Chiến dịch của Thục đánh Uyển Thành diễn
ra rầm rộ trong nửa năm, Tào Tháo phái 5 cánh quân do 5 đại tướng đi cứu, Đông
Ngô thì luôn rình rập Kinh Châu. Là một quân sư Gia Cát Lượng thừa biết nước cờ
quân sự nguy hiểm này nhưng lại không cho đại binh đi tiếp ứng. Điều này chứng
tỏ Gia Cát Lượng có dã tâm (Theo Chu Tử Ngạn- Quang Minh nhật báo)
4. Khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng đã trở
thành thừa tướng, chuyên quyền độc đoán: Gạt Lý Nghiêm là một trong hai cố mệnh
đại thần được Lưu Bị phó thác con côi; Thay Triệu Vân là người trung thành của
Lưu Bị bằng Hướng Sủng là người của mình nắm cấm vệ quân.
“Xuất sư biểu” là tấu trình chứng tỏ Gia
Cát Lượng đang “cầm tay chỉ việc” cho hậu chủ Lưu Thiện, là một giáo huấn của
thượng cấp dành cho thuộc hạ chứ không phải lời của quần thần tâu lên hoàng đế.
Do sự chuyên quyền độc đoán nên triều
đình Thục Hán có nhiều rối rắm bên trong khiến cho một người cẩn thận như Gia
Cát Lượng không dám đặt sử quan để ghi chép lại những chuyện triều chính...
Tôi từng lật lại vấn đề tài trí và nhân
cách Gia Cát Lượng
Vào năm 1992, Đài phát thanh quốc tế
Trung Quốc tổ chức cuộc thi: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Trung Quốc Cup Giai Lệ.
Cuộc thi kéo dài suốt từ năm 1991 sang năm 1992.
Cuộc thi tổ chức cho tất cả thính giả
nghe đài của tất cả các thứ tiếng. Có 10 câu hỏi, thính giả nào trả lời được
coi như đã nắm được những gì là cơ bản nhất của văn hóa Trung Hoa.
Các câu hỏi hỏi về các nội dung: Người
vượn Chu Khẩu Điếm Bắc Kinh, về Khổng Tử, về Tôn Tử, về Tần Thuỷ Hoàng, về 4
phát minh thời cổ đại của Trung Quốc, về con đường tơ lụa, về cuốn du ký đầu
tiên của nhà thám hiểm người Pháp Macô Polô viết về đất nước Trung Hoa thế kỷ
XIII, về Kinh kịch, về 3 nhà văn tiêu biểu cận đại của Trung Quốc...
Cuộc thi đã thu hút trên 100.000 thính
giả của hơn 100 nước dự thi, Việt Nam có hơn 1.000 người dự thi. Cuộc thi bao
gồm 1 hệ thống giải từ giải nhất đến giải tư được Đài phát thanh quốc tế Trung
Quốc gửi tặng thưởng tới tận tay.
Ngoài hệ thống giải chính thức này, Đài
Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã trao 6 giải đặc biệt cho 6 thính giả có bài dự
thi xuất sắc nhất, 6 thính giả này được Đài mời thăm Bắc Kinh 1 tuần vào cuối
tháng 11/1992; đi về bằng vé máy bay do Đài này đài thọ.
6 nước có thính giả được nhận giải đặc
biệt là Ấn Độ, Pakistan, Xri Lanca, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Tôi là thính
giả Việt Nam được trao giải này. Trong số 20 thính giả Việt Nam được trao giải,
tôi còn nhớ dịch giả Ông Văn Tùng đã được trao giải 3...
Tôi cho rằng, sở dĩ được trao giải đặc
biệt ngoài việc trả lời đúng các nội dung mà Đài yêu cầu, tôi còn viết thêm vài
vấn đề về nhận thức cũng như quá trình ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với
bản thân.
Một trong những nội dung tôi viết ngoài
câu hỏi, tôi còn viết về quá trình chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thông
qua các tác phẩm văn học Trung Quốc, đáng chú ý nhất là bộ Tam Quốc diễn nghĩa.
Đối với thời thanh thiếu niên của tôi,
hình tượng Gia Cát Lượng đã làm cho tôi khâm phục và mê say. Nhưng cho đến thời
điểm đó, khi đã có độ chín về tuổi tác, suy ngẫm lại tôi thấy, qua những gì La
Quán Trung mô tả về nhân vật này, tôi cảm nhận được còn nhiều vấn đề thuộc về
tài trí, nhân cách của Gia Cát Lượng phải được bàn và đánh giá lại.
Qua ngòi bút tinh diệu của La Quán Trung
và nhuận sắc của anh em nhà Mao Tôn Cương, bản thân tôi thấy hình như còn có
nhiều chỗ uẩn khúc do bởi sự thiên vị của các tác giả.
Cần phải đánh giá lại Gia Cát Lượng,
theo tôi nhân vật lịch sử này đã bị bộ tiểu thuyết Tam Quốc làm cho hậu thể
hiểu sai lạc về tài trí và nhân cách của ông. Tôi phát biểu điều này chủ yếu
bằng cảm nhận chứ tôi không có tài liệu lịch sử nào của Trung Quốc và tôi cũng
không biết tiếng Trung Quốc.
Sau khi đi Bắc Kinh nhận giải, về nước,
tôi đã viết và đăng những ý kiến của mình về Gia Cát Lượng mà tôi tin rằng nhờ
cách đặt vấn đề mang tính phản biện này mà tôi được đánh giá cao.
Bài viết có tựa đề: “Những sai lầm chiến
lược của “vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng” đã được 2 tờ báo Truyền hình và Lao
động Xã hội đăng vào năm 1993; bài viết này đã được đưa vào tập “Mặt trái của
cơ chế thị trường”, Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1996...Bài viết có các nội
dung sau:
1. Chúng tôi muốn bàn về quyết định của
Lưu Bị bỏ chạy khỏi Tân Dã nhất quyết không cướp lấy Kinh Châu của Lưu Biểu
(lúc này đã chết) như lời khuyên của các tướng lĩnh, trong đó có Gia Cát Lượng,
mà lại bỏ chạy về Giang Lăng.
Qua quyết định này, theo chúng tôi Lưu
Bị sáng suốt và có tầm nhìn chiến lược, hiểu sâu được cục diện chính trị - quân
sự hơn hẳn Gia Cát Lượng. Nếu cướp lấy Kinh Châu, vừa mang tiếng bội nghĩa với
người đã cưu mang mình đồng thời cũng chả lấy gì bảo đảm là sẽ giữ vững được
thành trì khi trăm vạn quân Tào đang như thế chẻ tre.
Làm sao giữ được thành khi mà lòng người
trong thành còn chưa chịu, chưa phục. Chắc chắn Lưu Bị thấy rõ có chiếm được
thành trì Kinh Tương thì sớm muộn cũng không giữ được.
Lưu Bị thành công nhờ vào đấu pháp dựa
vào lòng người, nếu làm ngược lại tức là sở đoản. Việc bỏ chạy về Giang Lăng
giúp cho Lưu Bị bảo tồn được lực lượng, làm kiêu hùng thêm binh mã Tào Tháo mà
chủ yếu đẩy mối xung đột Ngô - Nguỵ chóng lên tới đỉnh điểm.
Như vậy, việc bỏ chạy của Lưu Bị vừa là
thủ đoạn tránh đòn vừa tạo cho mình ở vào cái thế “tọa sơn quan hổ đấu”.
Trong truyện, tác giả mô tả khá thi vị
chuyến thuyết khách Giang Đông của Gia Cát Lượng và nếu không tỉnh táo thì
không ít người cho là miệng lưỡi Gia Cát Lượng đã làm bùng nổ đại chiến Xích
Bích.
Theo chúng tôi, việc chinh phục Giang
Nam để làm bá chủ thiên hạ là chủ kiến của Tào Tháo và người Giang Đông cũng
biết rõ điều đó. Do đó, họ chẳng dại gì mà không liên minh với Lưu Bị để cùng
chống lại một thế lực đang hãnh tiến như Tào Tháo.
Nhìn vào cục diện lịch sử - chính trị-
quân sự của giai đoạn đó, sự xô xát Ngô - Ngụy là điều tất yếu đương nhiên. Lưu
Bị là người hiểu rõ được tình thế lịch sử nên mới dám đưa ra những quyết sách
tuy làm đau lòng bất mãn những hổ tướng như Quan, Trương, Triệu và cả Gia Cát
Lượng, nhưng Lưu Bị vẫn kiên quyết.
Điều này chứng tỏ Lưu Bị không phải là
một tay vừa, trí tuệ không thể thấp hơn Gia Cát Lượng được. Việc bỏ chạy không
chiếm lấy Kinh Tương làm đất căn bản chứng tỏ Lưu Bị là người dám bước qua cái
lợi nhỏ trước mắt để mưu cầu cho đại cục.
2. Việc Gia Cát Lượng ra lệnh cho Quan
Vũ tiến đánh Uyển Thành của Nguỵ làm cho Tào Tháo hoảng hốt tính chuyện dời đô.
Theo chúng tôi đây là một sai lầm của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ là người
chủ quan, kiêu ngạo, ông cũng thừa biết mối hận của Đông Ngô sau trận đại thắng
Xích Bích mà không thu thêm được tấc đất nào, luôn tìm cách nhòm ngó Kinh
Tương.
Đây là một ván cờ mà Gia Cát Lượng tính
không hết nước, để hở sườn. Làm sao một mình Quan Vũ có thể làm náo động được
đất Trung Nguyên dày đặc nhân tài. Trong truyện, La Quán Trung thiên lệch mô tả
là chỉ cần vài đường đại đao nữa là có thể kéo quân về tận Hứa Đô ca khúc khải
hoàn.
Sự dũng mãnh của Quan Vũ chỉ có thể tạo
nên những chiến thắng cục bộ không thể xoay chuyển toàn cục được. Việc cử Quan
Vũ xâm phạm đất Ngụy là một cách điều binh khiển tướng nhằm vào những món lợi
trước mắt mà không biết cách bảo vệ những gì là lợi ích lâu dài, chiến lược.
Tại sao cử Vân Trường ra trận lại không
sai tướng khác đến Kinh Tương để bảo vệ hậu cứ khi mà trong tay Khổng Minh còn
có hàng chục hổ tướng sau khi bình xong Tây Thục.
Sự sơ hở không phòng bị đã tạo cho sự
bùng nổ mối hận Ngô - Thục, vốn âm ỉ từ sau trận đại chiến Xích Bích. Mất Kinh
Tương dẫn tới cuộc giao tranh đẫm máu Ngô - Thục, tiêu tan mối giao hảo của họ
hàng chục năm trời, sự giao hảo này nếu được duy trì chắc chắn cục diện lịch sử
sẽ đổi khác. Một quyết sách sai đã làm đảo lộn tình thế lịch sử, sai lầm này
trước hết thuộc về Gia Cát Lượng...
3. Chiến dịch Bình Man bảy lần bắt, bảy
lần tha Mạnh Hoạch, trong tiểu thuyết, chúng ta thấy La Quán Trung mô tả Gia
Cát Lượng đã thu được những chiến thắng ngoạn mục.
Sự mô tả này theo chúng tôi xuất phát từ
tình cảm sùng kính Gia Cát Lượng, còn trong thực tế đây là một cuộc chinh phạt
đầy khó nhọc, hao binh tổn tướng, là một sai lầm của Gia Cát Lượng dốc binh mã
vào những quyền lợi trước mắt mà làm suy giảm những quyền lợi chiến lược. Dùng
quân đội đánh phương nam, người phương bắc chỉ hao binh tổn tướng không bao giờ
có thể bình ổn được.
Cuộc chinh phạt này cộng với thất bại
đẫm máu sau trận Hào Đình đã đẩy nhà Thục Hán đứng bên bờ vực của sự suy sụp,
lòng dân bắt đầu chán nản. Do đó mà việc Bắc phạt sau đó 7 lần ra Kỳ Sơn của
Gia Cát Lượng không tạo nên công cán gì chẳng qua Gia Cát Lượng dùng sách lược
phòng ngự bằng phương pháp tấn công.
Chắc chắn Gia Cát Lượng thấy trước nhà
Thục Hán sẽ suy sụp ngay lập tức nếu bị nước Nguỵ tấn công, ông phải gượng cầm
quân đi, mỗi lần ra trận không quá nửa năm đánh như đánh cầu may, không đủ lực
áp đảo. Gia Cát Lượng sửa chữa sai lầm bằng chính những hành vi sai lầm, điều
này ông kém hơn Lưu Bị.
Như chúng ta biết, trong suốt thời gian
trước đó, tuy long đong lật đật nhưng Lưu Bị luôn kiềm chế, nhịn nhục đợi thời
cơ, bảo trọng lực lượng để tính kế lâu dài mưu cầu nghiệp lớn. Sự nóng vội của
Gia Cát Lượng trong mưu sự đã dẫn tới kết cục bi thảm, ông mất ở tuổi 54 trên
gò Ngũ Trượng.
Về chiến thuật không phải ông không có
những sai sót, tỷ như ông dùng Mã Tốc là người Lưu Bị từng khuyên là không nên
dùng, để cuối cùng chuốc lấy hậu quả mất Nhai Đình và Khổng Minh liều mạng dùng
không thành kế để thoát chết.
Chúng ta còn nhớ, lần ra quân cuối cùng
việc Tư Mã Ý vỗ tay cười lớn khi nghe tin ông cho đóng quân trên gò Ngũ Trượng,
chứng tỏ ông cũng không hoàn toàn sáng suốt trong hầu hết các trận đánh.
Trong tiểu thuyết, La Quán Trung gây cho
người đọc cảm tưởng là do tại lòng trời không còn đứng về phía nhà Thục Hán,
nên Gia Cát Lượng không làm nên nghiệp lớn mặc dù tài trí ông không thiếu.
Theo chúng tôi, Gia Cát Lượng vẫn chỉ dừng
lại là một quân sư có tài, có công với nhà Thục Hán, nhưng ông không đủ sức
xoay chuyển được lịch sử bởi những sai lầm có tính chiến lược trong việc điều
binh khiển tướng của ông. Ông không thể không chịu trách nhiệm về các bê bối
dẫn Thục Hán đến chỗ suy vong và bị tiêu diệt trước cả Ngô lẫn Ngụy...
(http://m.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/nhan-trung-quoc-ban-lai-ve-gia-cat-luong-nho-mot-ky-niem-cu-126248.tpo)