Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Thủ tướng Phúc hàm ý gì với ‘nợ công đã vượt trần’?

Thủ tướng: "Tết này, các đồng chí không phải đi thăm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng nữa"
Thủ tướng Phúc không muốn trở thành “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”? Ảnh: Một thế giới
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương vào những ngày cuối năm 2016, Thủ tướng Phúc đã có một phát biểu đáng chú ý: “nợ công sát trần cho phép, và nếu tính đủ thì có thể đã vượt trần”.

Đây là lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm mấp mé đề cập về thực tế nợ công đã vượt trần, tức vượt ngưỡng nguy hiểm 65% GDP. Còn trước đó, tất cả các quan chức chính phủ, từ thủ tướng đời trước là Nguyễn Tấn Dũng đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đều khăng khăng rằng nợ công vẫn dưới ngưỡng nguy hiểm.

Vào thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nợ công mà Chính phủ nêu ra chỉ dưới 60% GDP – như một thành tích để “tiến tới đại hội 12”. Cũng vào thời gian đó, một đánh giá đáng chú ý (nhưng không được công nhận) từ một viện nghiên cứu của chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết nợ công Việt Nam “nếu tính đủ” thì đã vượt trần cho phép.

Sau đại hội 12 khi ông Nguyễn Tấn Dũng “rớt đài”, những kỳ họp quốc hội đã cho thấy giới quan chức Bộ Tài chính bắt đầu dao động. Tỷ lệ nợ công dần được nâng lên đến 60% GDP và gần đây là 62% GDP.

Tuy nhiên, những tỷ lệ báo cáo trên vẫn còn quá thấp so với thực tế.

Vào tháng 5/2016, một chuyên gia kinh tế là Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4.5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD.

Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam bị phá sản trong ít năm tới – không khác mấy trường hợp Argentina bị vỡ nợ đến hai lần vào năm 2001 và năm 2014.

Vậy “nếu tính đủ” về nợ công có nghĩa là thế nào?

Trong thực tế, Luật Nợ công của Việt Nam đã cố tình bỏ qua một tiêu chí tính nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, trong khi tiêu chí này nằm trong số 5 tiêu chí bắt buộc của cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc. Theo con số nợ tương đối của các doanh nghiệp nhà nước được công bố từ tận… năm 2011, loại nợ này đã đạt đến khoảng 25-30 tỷ USD, chiếm khoảng 25-30% GDP. Cho tới nay, không ai biết số nợ này sẽ được trả bằng cách nào.

Nhưng tại sao đến giờ Thủ tướng Phúc mới “nói thật” về nợ công?

Nhiều khả năng ông Phúc không muốn bị biến thành nhân vật trong tục ngữ dân gian “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Lịch sử cầm quyền của đảng CSVN chưa bao giờ chứng kiến một đời thủ tướng như Nguyễn Xuân Phúc, lại phải lãnh nhận quá nhiều hậu quả và di họa đến thế từ 9 năm đời thủ tướng trước. Không chỉ nợ công, mà còn là đủ thứ di họa khác về nợ xấu, ngân sách, môi trường, tham nhũng…

Đơn giản là nếu không tìm cách nói thật, ông Phúc sẽ phải gánh trách nhiệm của một quan chức cố tình che giấu những điều dối trá đã được tuyên truyền suốt bao năm qua.

Những quan chức khác cũng bởi thế sẽ dần theo gương Thủ tướng Phúc. Chẳng có gì phải che chắn cho những hậu quả gây ra bởi “”triều đại Nguyễn Tấn Dũng”.

Lê Dung

 (SBTN

Đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon

Posted on  by The Observer

Print Friendly
Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành
Khi mới lên cầm quyền, nhằm mục đích để Stalin có thể yên tâm giúp Mao xây dựng một cường quốc quân sự, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn làm việc đó, nhưng vì đang có Chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung-Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.
Năm 1969, nhằm để đối kháng Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ.
Tháng 11/1970, Chu Ân Lai tung tin qua Rumania, một nước có quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, nói rằng Trung Quốc hoan nghênh Nixon đến thăm Bắc Kinh. Ngày 11/1/1971, giấy mời đến Nhà Trắng. Nixon bút phê: “Chúng ta không thể tỏ ra quá vồ vập”. Về sau Kissinger kể: Trong thư trả lời Bắc Kinh hôm 29/1, phía Mỹ “không nói tới chuyện Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc”, “hiện nay còn chưa nói tới bước ấy, nói ra có thể gây rắc rối”.
Mao tiếp tục chờ dịp may.
Ngày 21/3/1971, đội bóng bàn Trung Quốc đến Nhật dự thi đấu Cúp Bóng bàn thế giới. Đây là một trong số các đoàn thể thao đầu tiên của Trung Quốc ra nước ngoài kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa, do đích thân Mao phê chuẩn. Để tránh mang tiếng ly kỳ, các cầu thủ được đặc biệt cho phép không mang theo Sách Đỏ [sách Trích lời Mao]. Nhưng họ nhận được quy định nghiêm khắc: không được bắt tay cầu thủ Mỹ, không được chủ động bắt chuyện với người Mỹ.
Ngày 4/4 cầu thủ Mỹ Glenn Cowan tình cờ lên chiếc xe ca của đội tuyển bóng bàn Trung Quốc. Nhà vô địch bóng bàn thế giới Trang Tác Đông thấy các cầu thủ đội nhà ai nấy đều nhìn người Mỹ kia bằng ánh mắt lo lắng, nghi ngờ, lạnh nhạt. Không một người Trung Quốc nào trên xe bắt chuyện với anh ta. Thấy thế Trang Tác Đông bèn bước tới nói chuyện vài câu với Cowan. Bức ảnh hai cầu thủ Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau sau khi được đăng báo đã trở thành tin tức trang nhất của các báo Nhật.
Khi cô hộ lý kiêm giúp việc của Mao Trạch Đông là Ngô Húc Quân đọc cho ông nghe mẩu tin ấy đăng trên tờ “Tin tham khảo”, Mao sáng mắt lên, mỉm cười khen: “Cái cậu Trang Tác Đông này chẳng những đánh bóng bàn giỏi mà lại còn biết làm ngoại giao nữa.”
Đội bóng bàn Mỹ tỏ ý muốn đến thăm Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc căn cứ theo chính sách, quyết định không gửi lời mời. Mao duyệt bản báo cáo ấy của Bộ Ngoại giao.
Nhưng sau đó ông không bằng lòng với quyết định của mình, suốt ngày băn khoăn suy nghĩ. Hơn 11 giờ đêm hôm ấy Mao uống thuốc ngủ xong ngồi ăn cơm với Ngô Húc Quân. Ông có thói quen ăn cùng một hoặc hai nhân viên hầu cận. Uống thuốc rồi mới ăn, ăn xong đi nằm. Loại thuốc ngủ của Mao rất nặng, có hôm đang ăn cơm thì thuốc đã tác dụng, khiến ông gục đầu xuống bàn. Mấy người phục vụ phải móc hết cơm và thức ăn chưa nuốt trong miệng ông ra. Vì thế các bữa tối của Mao đều không có món cá, sợ xương cá gây hóc.
Ngô Húc Quân nhớ lại: Bữa tối hôm ấy do tác dụng của thuốc an thần, Chủ tịch đã buồn ngủ lắm, tay cứ bíu lấy bàn muốn ngủ. Nhưng bỗng nhiên Chủ tịch nói lắp bắp, tôi nghe mãi mới nghe rõ ông bảo tôi gọi điện cho Vương Hải Dung[1] ở Bộ Ngoại giao. Giọng Chủ tịch trầm trầm mà lời lẽ không rõ ràng: “Mời đội Mỹ đến thăm Trung Quốc.”….
Tôi sững sờ và nghĩ: Làm như thế chẳng phải là ngược với bút phê mà Chủ tịch vừa viết sáng nay đấy sao!….. Bình thường Chủ tịch đã dặn là “Những lời Chủ tịch nói sau khi uống thuốc an thần thì không coi là thật” Bây giờ lời Chủ tịch nói có coi là thật hay không đây? Lúc ấy tôi rất khó xử…….
Lát sau Chủ tịch ngẩng đầu lên, cố gắng mở mắt và bảo tôi: “Tiểu Ngô, cháu còn ngồi đấy ăn cơm à, việc bác bảo cháu làm sao cháu không đi làm hả?”.
Bình thường Chủ tịch đều gọi tôi là “Hộ lý trưởng”, chỉ khi nói chuyện công tác hoặc khi rất nghiêm túc mới gọi là “Tiểu Ngô”.
Thế rồi Chủ tịch cứ câu được câu chăng, ngắt quãng, dề dà ấp úng nhắc lại một lượt câu nói lúc nãy….
“Bác đã uống thuốc an thần rồi mà. Lời bác nói bây giờ có coi là thật hay không đấy ạ?” Tôi vội hỏi.
Chủ tịch phẩy tay về phía tôi: “Là thật đấy! Mau đi làm đi, kẻo không kịp đâu.”
Mao cố gượng thức chờ Ngô Húc Quân làm xong việc ấy rồi mới yên tâm đi ngủ.
Quyết sách này của Mao đã gây ra tác động bùng nổ ở phương Tây. Bao năm qua Trung Quốc và Mỹ đối địch với nhau, nay bỗng dưng Trung Quốc mời một đoàn thể của Mỹ sang thăm, hơn nữa đây lại là một đoàn thể thể thao, mọi người đều quan tâm.
Sau khi người Mỹ đến Trung Quốc, Chu Ân Lai, con người đầy sức quyến rũ ấy trổ hết tài năng tổ chức nghênh tiếp, làm cho người Mỹ cảm thấy “sự đón tiếp lóa mắt” (lời Kissinger). Báo Mỹ hàng ngày tràn đầy những tin tức phấn khởi kích động. Một nhà bình luận viết: “Nixon ngẩn người nhìn những tin tức ấy nhảy từ trang thể thao lên trang nhất các báo”. Mao đã tạo ra một môi trường mê li quyến rũ Nixon thăm Trung Quốc. Đối với Nixon, đến Trung Quốc trong bầu không khí ấy về chính trị chỉ có trăm điều lợi mà không một điều bất lợi, nhất là năm sau có bầu cử Tổng thống.
Không bỏ lỡ thời cơ, ngày 21/4/1971 Chu Ân Lai lại một lần nữa mời Nixon thăm Trung Quốc. Ngày 29, Nixon lập tức nhận lời. Kissinger nói: “Nixon quả thực phấn khởi tới mức không thể kiềm chế, thậm chí còn định không cử đoàn tiền trạm đi Bắc Kinh trước, e rằng như thế sẽ làm cho chuyến thăm của mình bớt mất ánh hào quang.”
Mao không những câu được Nixon đến Trung Quốc mà còn câu được một món quà gặp mặt vượt quá sức mong đợi. Tháng 7, khi đi tiền trạm đến Trung Quốc, Kissinger có chủ động đề xuất: Nếu năm 1972 Nixon tái đắc cử Tổng thống thì trước tháng 1/1975 Mỹ sẽ thừa nhận Trung Quốc, tiếp thu toàn diện các yêu cầu của Bắc Kinh, hất cẳng Đài Loan. Cho dù Mỹ và Đài Loan có hiệp định phòng thủ chung, Chu Ân Lai khi nói với Kissinger về vấn đề Đài Loan dường như đã coi hòn đảo này đang nằm trong túi Bắc Kinh. Kissinger đành làm một cử chỉ yếu ớt: “Chúng tôi mong vấn đề Đài Loan sẽ được giải quyết một cách hòa bình.” Ông không yêu cầu Chu bảo đảm không sử dụng vũ lực.
Hồ sơ mật về chuyến đi tiền trạm của Kissinger mãi đến năm 2002 mới giải mật. Trước đó trong hồi ký Kissinger viết về vấn đề này có một dòng “Chỉ sơ sơ nói tới vấn đề Đài Loan”. Sau khi hồ sơ được giải mật, khi được hỏi về vấn đề này, ông thừa nhận “Tôi nói như thế là rất không hay, tôi rất ân hận.”
Nixon còn nhắc tới vấn đề giúp Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc ngay. Kissinger nói: “Bây giờ các ngài đã có thể chiếm chiếc ghế Trung Quốc. Tổng thống yêu cầu tôi trước tiên bàn với các ngài vấn đề này, sau đó chúng tôi sẽ quyết định chính sách công khai.”
Chiếc hộp đựng quà gặp mặt của Kissinger không chỉ có những món ấy. Ông nêu lên vấn đề sẽ báo cho Trung Quốc biết những nội dung Mỹ đã bàn với Liên Xô. Kissinger nói: “Các ngài muốn biết chúng tôi đã bàn vấn đề nào với Liên Xô thì chúng tôi sẽ cho các ngài biết, đặc biệt là đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.” Mấy tháng sau, Kissinger nói với các sứ giả Trung Quốc: “Chúng tôi cho các ngài biết chúng tôi đã bàn những vấn đề gì với Liên Xô nhưng chúng tôi không cho Liên Xô biết chúng tôi đã bàn với các ngài những vấn đề gì.” Khi nghe nói Mỹ đã cho Trung Quốc biết những tình báo nào, Phó Tổng thống Nelson Rockefeller thực sự “ngạc nhiên đớ người ra”. Một trong những tình báo đó là tình hình quân đội Liên Xô tập kết ở biên giới Trung Quốc.
Về vấn đề Đông Dương, Kissinger có cam kết hai vấn đề lớn. Thứ nhất là trong vòng 12 tháng rút hết quân đội Mỹ. Thứ hai là từ bỏ chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói: “Khi hòa bình lập lại, chúng tôi sẽ ở cách Đông Dương ngoài 10 nghìn dặm. Hà Nội vẫn ở Việt Nam.” Ý nói Việt Nam sẽ là của Việt Cộng.
Thậm chí Kissinger còn chủ động cam kết trong nhiệm kỳ tới của Nixon sẽ “rút phần lớn cho tới toàn bộ quân đội Mỹ” ra khỏi Nam Triều Tiên. Nhưng ông không nói một chữ nào về vấn đề quân đội các nước cộng sản sẽ tái xâm lược Nam Triều Tiên hay không.
Những món quà gặp mặt ấy không đòi hỏi lại quả. Kissinger nhấn mạnh ông không yêu cầu Trung Quốc ngừng viện trợ Việt Nam, thậm chí chẳng nói gì tới việc mong muốn chính quyền Mao bớt chửi Mỹ một chút. Từ biên bản hội đàm có thể thấy, Chu Ân Lai luôn dùng khẩu khí đối địch như “Ngài phải trả lời vấn đề này”, “Ngài phải giải đáp vấn đề kia”, “Sự áp bức của các ngài, sự lật đổ của các ngài, sự can thiệp của các ngài”. Kissinger chẳng những không bào chữa cho Mỹ mà còn tiếp thu cái logic nực cười của Chu Ân Lai khi ông này nói vì Trung Quốc là nước cộng sản nên sẽ không xâm lược nước khác.
Trong đàm phán với cộng sản Việt Nam, mỗi khi đối phương nói chút gì động đến sự sai trái của chính phủ Mỹ thì Kissinger đốp lại ngay: “Ngài có tư cách gì nói tôi. Chính quyền mà ngài đại diện là một trong những chính quyền hung hãn nhất trên hành tinh này.”
Thế nhưng khi Chu Ân Lai nói Mỹ “tàn bạo” ở Việt Nam thì Kissinger chẳng hỏi lại: “Thế các ngài đối xử với nhân dân mình ra sao?”. Trước lời lẽ lên án của Chu Ân Lai, sau đấy Kissinger lại nói những lời ấy “vô cùng xúc động lòng người”.
Ngày đàm phán đầu tiên kết thúc, Mao nghe báo cáo, tâm lý tự đại của ông ta lập tức căng phồng lên. Mao huyên thuyên nói với các cán bộ ngoại giao rằng Mỹ là “Đồ khỉ biến thành người mà chưa biến được, lại còn giữ cái đuôi của mình”, “Nó không còn là khỉ nữa, mà là vượn, đuôi không dài”, “Đó là tiến hóa mà!” Còn Chu Ân Lai thì diễn tả Nixon “trang điểm phấn son đến nhà người ta”. Mao thấy mình có thể giành được từ Nixon những thứ mình muốn mà không cần trả giá, vừa chẳng phải giảm mức độ chuyên chế bạo tàn mà cũng không phải hạ thấp giọng điệu chống Mỹ.
Sau chuyến Kissinger bí mật đi Bắc Kinh, tin Nixon sẽ thăm Trung Quốc được công khai trước toàn thế giới. Tháng 10/1971, Kissinger đến Bắc Kinh lần nữa để thu xếp cho chuyến đi của Tổng thống. Đó chính là lúc Liên Hợp Quốc mỗi năm một lần thảo luận vấn đề chiếc ghế ở Liên Hợp Quốc của Trung Quốc. Mỹ là nước chính bảo vệ Đài Loan; bây giờ Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Kissinger đang ở Bắc Kinh, điều đó chẳng khác gì bật đèn xanh cho Trung Quốc. Ngày 25/10, Trung Quốc gia nhập Liên Hợp Quốc, thay Đài Loan tiếp quản quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Lúc đó vụ Lâm Bưu đào thoát vừa xảy ra được một tháng,[2] Mao Trạch Đông còn đang chìm ngập trong nỗi chán nản thất vọng. Hai sự việc lớn – Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc và Nixon đến Bắc kinh đã xua tan đám mây mù, làm cho tâm trạng của Mao phấn khởi hẳn. Ông cười cười nói nói với các cán bộ ngoại giao xúm xít xung quanh mình, hứng chí nói liền một mạch gần ba tiếng đồng hồ. Ông cầm lấy bảng kết quả biểu quyết đề án của Liên Hợp Quốc, vừa chỉ tay vào bảng vừa nói: “Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Canada, Ý, tất cả đều làm Hồng vệ binh….”
Mao lập tức chỉ thị cho phái đoàn đi Liên Hợp Quốc phải tiếp tục lên án Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù số một: “Phải thể hiện quan điểm lập trường rõ ràng”, “Phải chỉ tên vạch mặt chúng, không làm thế không được”. Đã đến ngày [Mao] bước lên diễn đàn thế giới với tư thế lãnh tụ chống Mỹ rồi đây.
Chín ngày trước hôm Nixon đến, Mao bỗng nhiên bị đột quỵ, suýt nữa thì chết. Nixon sắp tới rồi, tin này đem lại sự kích động tinh thần giúp Mao phục hồi nhanh chóng. Hồi ấy ông đang bị phù nề, phải may quần áo mới và sắm giày mới. Chỗ ngủ của ông có rất nhiều thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chữa bệnh. Mao nằm trong phòng khách lớn của hội trường ở phía trên bể bơi. Phải tiếp Nixon ở chỗ này. Các thiết bị y tế được dọn vào một góc đại sảnh, dùng bình phong che khuất cả thiết bị lẫn giường nằm. Bốn phía đại sảnh được vây bởi các giá sách, trên xếp đầy sách cổ, khiến người Mỹ không ngớt trầm trồ về học thức của Mao.
Buổi sáng hôm Nixon đến đây, Mao rất sốt ruột luôn hỏi xem bây giờ Tổng thống Mỹ đã đi tới chỗ nào rồi. Nghe nói Nixon trọ ở nhà khách Điếu Ngư Đài, Mao lập tức đòi gặp khách, không muốn chờ đợi. Lúc ấy Nixon đang chuẩn bị đi tắm. Kissinger kể là Chu Ân Lai “có chút nóng ruột” dục ông ta đi ngay.
Trong buổi hội kiến kéo dài 65 phút ấy, Nixon cố bàn bạc với Mao các chuyện thế giới đại sự nhưng Mao lại lái đề tài nói sang chuyện khác. Ông không muốn để người Mỹ nắm dao đằng chuôi.
Vì để kiểm soát chặt chẽ biên bản ghi chép cuộc hội đàm này, phía Trung Quốc từ chối sự có mặt của phiên dịch viên phía Mỹ. Trước yêu cầu trái với thông lệ ngoại giao ấy, Nixon đã chấp nhận mà không có ý kiến gì. Khi Tổng thống Mỹ đề nghị bàn về những chuyện lớn hiện nay như “Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên”, Mao chẳng thèm quan tâm nói: “Các vấn đề ấy không phải là vấn đề bàn ở chỗ tôi, mà nên bàn với Thủ tướng Chu Ân Lai. Tôi không muốn quản những chuyện rắc rối ấy.”
Khi Nixon tiếp tục bàn bạc theo mạch suy nghĩ của mình “Phải chăng tôi có thể kiến nghị ngài bớt nghe báo cáo?”, “(Chúng ta) hãy tìm lấy một điểm chung để xây dựng một cơ cấu thế giới”… Mao chẳng trả lời mà ngoái đầu hỏi Chu Ân Lai: “Mấy giờ rồi?”, tiếp đó nói: “(Chúng ta) phét lác đến đây có lẽ cũng tàm tạm đủ rồi đấy nhỉ?”
Mao đặc biệt chú ý không nói những lời khen ngợi Nixon. Hai vị khách Mỹ thì hăng hái phỉnh nịnh ông ta, chẳng hạn Nixon nói: “Các trước tác của Chủ tịch đã thúc đẩy cả một dân tộc, đã làm thay đổi thế giới.” Chỉ có một lần Mao lấy tư thế kẻ cả nói một câu tốt về Nixon: “Cuốn Sáu cuộc khủng hoảng (Six Crises) của ngài viết khá đấy.”
Nixon lại nói: “Tôi có đọc thi từ và các bài viết của Chủ tịch, tôi biết Chủ tịch là một nhà triết học.” Mao phớt lờ, chuyển đề tài sang Kissinger.
Mao: Ông ấy [ý nói Kissinger] chẳng phải là tiến sĩ triết học đấy ư?
Nixon: Ông ấy là tiến sĩ đại não.
Mao: Thế nào? Hôm nay bảo ông ấy làm diễn giả chính có được không?
Khi Nixon nói, Mao ngắt lời: “Hai chúng ta chẳng thể độc diễn toàn bộ vở kịch này được đâu, không cho tiến sĩ Kissinger phát biểu thì không ổn.”
Đến khi Kissinger tham gia bàn bạc thì Mao lại tỏ ra không thực sự muốn nghe ý kiến của ông ta, mà nói những câu vớ vẩn với Kissinger, đại để như bảo “dùng các cô gái xinh đẹp để bao che mình”.
Nguyễn Hải Hoành lược dịch và ghi chú
Nguồn:  Chuyện chưa biết về Mao毛澤東:鮮為人知的故事.
—————–
[1] Vương Hải Dung (Wang Hai-rong), nữ, s. 1938, có họ xa với Mao Trạch Đông. Học tiếng Nga và Anh. Làm việc ở Bộ Ngoại giao TQ. Vụ phó Lễ tân (1971-72), Trợ lý Bộ trưởng (1972-74), Thứ trưởng (1974-79). Sau mất chức vì nghi có liên quan Bè lũ 4 Tên. Từ 1984 là Phó Chủ nhiệm Phòng Tham sự Quốc vụ viện (một cơ quan tư vấn).
[2] Phó CT Đảng CSTQ Nguyên soái Lâm Bưu định đảo chính lật Mao nhưng bất thành, ngày 13/9/1971 cùng vợ con lên máy bay trốn ra nước ngoài, chết vì máy bay rơi trên đất Mông Cổ.
Xem thêm:
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/03/dang-sau-chuyen-tham-trung-quoc-cua-nixon/#sthash.1T3vGJIc.dpuf

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

TỪ VỤ BÁO ĐIỆN TỬ ĐCSVN BỊ XỬ PHẠT DO LỖI "CẬU ĐÁNH MÁY" ĐẾN VỤ BỔ NHIỆM VŨ MINH HOÀNG DO LỖI "SỬ DỤNG CON DẤU" ?

Bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi: Có dấu hiệu sử dụng con dấu sai

Ngọc Huyền | 
Bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi: Có dấu hiệu sử dụng con dấu sai

LAI CẢO:
15 h ngày 4/9/2009, blog Phạm Viết Đào là blog đầu tiên phát hiện và đã đưa lên mạng vụ Báo điện tử Đảng CSVN dịch, đăng một tin của báo điện tử Hoàn Cầu Trung Quốc; Bản tin này đã vi phạm an ninh quốc gia vì đăng tin hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam…
Sau khi Phạm Viết Đào đưa lên blog, 5 phút sau, khoảng 15 h 05 phút, báo điện tử ĐCSVN đã tức tốc hạ bản tin này nhưng các trang khác đã lưu lại được…
 
Về vụ này trang mạng sau đây đã tường toàn bộ chi tiết diễn biến:
“Như chúng ta đã biết, bài báo đăng ngày 4/9 vừa qua trên Báo Điện tử Đảng CS Việt Nam đã gây nhiều phản ứng phẫn nộ, vì đây là bản dịch nguyên văn một bài báo trên tờ Hoàn Cầu, một tờ báo chính thức của Trung Quốc. Bài báo này nói về cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông, diễn ra ngày 16/8. Bài báo này có trích lời Phó tư lệnh hạm đội Nam Hải nói rằng:  ''Bất kể binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển phía Nam Tổ quốc''.
Báo Điện tử Đảng CS đã đăng bài báo này mà không hề có một lời bình luận nào kèm theo, tức là coi như mặc nhiên công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, Báo Điện tử Đảng CS đã lặng lẽ rút bài báo đi và mãi đến ngày 19/9, ban biên tập tờ báo này mới đăng lời xin lỗi độc giả.
Trước đó vài ngày, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với tổng biên tập Đào Duy Quát. Quyết định xử phạt này ngay lập tức đã gây nên những phản ứng khác, vì nhiều người cho rằng với một sai phạm đã được đánh giá là ''nghiêm trọng'' như vậy, phạt 30 triệu đồng là quá nhẹ.
Nhưng sự việc không dừng ở đó, bởi vì dư luận lại càng thêm bất mãn sau những lời thanh minh của tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản. Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 29/9, ông Đào Duy Quát cho rằng việc đăng bản tin về cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở biển Đông là một '' tai nạn nghề nghiệp '' và ông đã đổ lỗi cho người đánh máy là ''đánh thiếu chữ''. Theo lời ông Đào Duy Quát, khi trích dẫn lời của phó tư lệnh hạm đội Nam Hải, biên tập viên có thêm chữ '' ngang ngược'' vào chữ ''tuyên bố'', nhưng người đánh máy lại bỏ sót chữ này…”
(http://www1.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5150.asp)

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi Vũ Minh Hoàng ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ còn có dấu hiệu vi phạm trong quản lý sử dụng con dấu.





Ông Vũ Minh Hoàng được tuyển dụng vào Phòng Nghiên cứu –Tổng hợp thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ từ ngày 1/8/2014, theo quyết định ký ngày 4/6/2014. Thời gian tập sự 12 tháng.
Đến 24/7/2015, ông Hoàng có quyết định “về việc công nhận hết thời gian tập sự công chức”, để từ 1/8/2015 trở thành “chuyên viên Phòng Nghiên cứu- Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ”.
Hai quyết định này do Chánh văn phòng lúc đó là ông Nguyễn Thanh Hải ký. Sau khi trở thành chuyên viên, ông Hoàng được bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và chuyển công tác sang thành phố Cần Thơ.
Trong thời gian trên, ngày 21/8/2015, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã đăng ký con dấu mới, con dấu cũ được công an thu hồi. Thế nhưng, quyết định công nhận ông Hoàng hết thời gian tập sự, ký ngày 24/7/2015, lại đóng con dấu mới, chỉ được sử dụng từ ngày 21/8/2015 về sau.
Phóng viên hỏi ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, về sự mâu thuẫn trong ngày ký quyết định và việc sử dụng con dấu như trên, ông trả lời có thể sai sót thế nào đó trong hành chính văn phòng.
Còn theo ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Chánh văn phòng, người ký quyết định thì trả lời, thời gian đã lâu nên không nhớ chi tiết.
Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng Luật sư Vạn Lý ở Cần Thơ nói: Nếu đúng như các văn bản, tài liệu thể hiện thì việc sử dụng con dấu ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đối với trường hợp của ông Vũ Minh Hoàng là sai quy định của pháp luật.
Cụ thể, thời điểm sử dụng con dấu ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ bắt buộc tuân thủ quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, ngày 24/8/2001 và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP, ngày 1/4/2009 sửa đổi bổ sung Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu trong các cơ quan, tổ chức.
Điều 6, khoản 2, Nghị định 58/2001/NĐ-CP quy định “Chỉ được sử dụng con dấu khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”.
Ngày 21/8/2015, Ban Chỉ đạo mới được Cục Cảnh sát Quản lý hành chính Bộ Công an cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu nhưng trước đó, Ban Chỉ đạo đã sử dụng con dấu này để ban hành quyết định chấm dứt thời hạn tập sự đối với ông Vũ Minh Hoàng là vi phạm quy định nêu trên.
Việc xử lý vi phạm trong việc quản lý sử dụng con dấu được quy định tại Điều 13, Nghị định 58/ 2001/NĐ-CP cụ thể như sau: “Người nào có hành vi vi phạm trong việc quản lý sử dụng con dấu tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
theo TienPhong

"BỎ MẸ"... TẬP CẬN BÌNH RỐI, SAU ĐÀI LOAN ĐẾN HỒNG KÔNG...SẮP TỚI CẢ THIÊN TÂN, TỨ XUYÊN, VÂN NAM, THƯƠNG HẢI, QUẢNG ĐÔNG "NGU GÌ" KHÔNG ĐÒI ĐỘC LẬP ???

Trung Quốc tuyên bố: Không để Hong Kong bị biến thành "căn cứ chống phá Đại lục"


Thi Anh | 
Trung Quốc tuyên bố: Không để Hong Kong bị biến thành "căn cứ chống phá Đại lục"

Xem thêm: 


Đó là tuyên bố của một quan chức cấp cao Trung Quốc tại Hong Kong.

Theo Reuters, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, ông Trương Hiểu Minh, Giám đốc Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Trung Quốc tại Đặc khu hành chínhHong Kong khẳng định:
"Theo những gì Hong Kong được biết, không ai được làm bất cứ điều gì, ở bất cứ dạng thức nào để hủy hoại chủ quyền và an ninh của đất nước".
"Họ không được phép thách thức quyền lực của chính phủ trung ương (Trung Quốc) cũng như Luật Cơ bản của Hong Kong. Họ không được phép sử dụng Hong Kong cho các hoạt động phá hoại, thâm nhập chống lại Đại lục nhằm làm tổn hại tới tình hình ổn định chính trị và xã hội của Đại lục".
Phát ngôn được đưa ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lo ngại về phong trào độc lập đang manh nha và các cuộc biểu tình bùng phát trong thời gian gần đây ở Hong Kong - đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc hiện đang được điều hành dưới hệ thống "Một quốc gia, Hai chế độ".
Tháng trước, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua diễn giải về Luật Cơ bản của Hong Kong để ngăn cản một số nhân vật ủng hộ độc lập trở thành nghị sĩ. Đây được xem là động thái can thiệp trực tiếp nhất của Bắc Kinh vào chính trị Hong Kong kể từ khi Hong Kong trở về với Trung Quốc vào năm 1997.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nói với Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh rằng, chính phủ Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực ngăn cản những động thái khuyến khích độc lập của chính quyền Hong Kong.
theo Trí Thức Trẻ

Cầm đầu "Lợi ích nhóm báo chí" chống đối Thủ tướng là TBT Vietnamnet Phạm Anh Tuấn ?

Xem thêm: 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rành mạch tại phiên họp trực tuyến cuối năm: “Nhân đây, tôi cũng nói vói các đồng chí, không một lý thuyết quy hoạch nào mà tại Trung tâm Giảng Võ lại xây dựng chung cư 50 tầng, với mấy nghìn căn hộ, làm sao chịu được”. Ngay sau đó rất nhiều tờ báo giật tít về dự án chung cư 50 tầng tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ ai cho phép? Nhưng cũng rất nhanh chóng sau đó đồng loạt các tờ báo hạ tít xuống, đục sửa con số 50 thành “cao tầng” và không nhắc đến từ Giảng Võ.

15747506_697494493745591_1763359429917857752_n-1
15726481_1930243177220492_4846643348095418344_n
Đứng đầu danh sách “bố láo” ngang nhiên bẻ cong sự thật, sửa đổi phát biểu của Thủ tướng Chính phủ lần này là báo điện tử Vietnamnet thuộc bộ 4T. Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn như chúng tôi đã nêu trong bài trước là người chuyên rình mò những sơ sẩy trong phát ngôn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để tìm cách lôi kéo dư luận hạ uy tín của Thủ tướng. Bây giờ Tuấn táo tợn hơn sau những đòn tấn công Thủ tướng nhưng vẫn an toàn.
Một cách ngang nhiên, nền báo chí thối nát đang đứng về phe lợi ích nhóm trơ tráo sửa lời của Thủ tướng. Nhà báo Nguyễn Quang Vinh là người đầu tiên phanh phui hành động tày trời của Vietnamnet, VTC, Zing, Vneconomy, Người Lao Động… Đích thân Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn bức xúc comment vào facebook Nguyễn Quang Vinh cho thấy báo chí hiện nay, kể cả những tờ báo của bộ này “nghe lời” nhóm lợi ích hơn cả “nghe lời” người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Thủ tướng và nhiều lãnh đạo khác từng nói không có vùng cấm báo chí. Báo chí luôn kêu ca sợ vùng cấm, ban ngày viết báo ban đêm lên facebook kêu thiếu tự do nhưng sau vụ này vùng cấm của báo chí lộ mặt ra là Masan, VinGroup, SunGroup và huý kỵ Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Phạm Nhật Vượng, Lê Viết Lam… hoặc những “ông lớn” khác. “Các anh” là người bất khả xâm phạm trong khi lãnh đạo thì không là đặc trưng của sự tha hoá báo chí bắt đầu từ sau Đại hội XII.
Thủ tướng không chịu được, dư luận nhân dân không chịu được nhưng báo chí chịu được vì sự điều khiển của người phụ trách truyền thông ngày nào cũng tỉ tê với các Tổng biên tập bằng những hợp đồng ngoại giao giảm 7% cho báo chí khi mua căn hộ tất cả các dự án của Vingroup và barem các dịp lễ lạc Tổng biên tập 15 triệu, Phó tổng biên tập 10 triệu, trưởng phó ban 5 triệu kèm rượu whisky nếu không dự tiệc thì quà được trao tận tay.
Hội nhà báo Việt Nam nhà to cửa lớn cho thuê mướn bất động sản khu vực trung tâm nhưng bộ quy tắc ứng xử đạo đức nghề báo mới ban hành không hề có những quy định cụ thể nhà báo được nhận quà ở mức nào và quan hệ với doanh nghiệp đến mức nào thì vi phạm vì xung đột lợi ích. Vì lợi ích cá nhân, báo chí đang chà đạp lợi ích cộng đồng, báo chí bất lương đẩy cả xã hội vào con đường tăm tối.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn! Đừng vì danh hiệu “sát thủ báo chí” của bọn bất lương dè bỉu mà e ngại không tiếp tục mạnh tay. Chừng nào còn sót những nhà báo bất lương như Phạm Anh Tuấn thì Bộ trưởng vẫn còn nhiệm vụ vì trách nhiệm của cộng đồng!
Theo facebook Nguyễn Trần Lan Anh