Ngọc Huyền |
LAI CẢO:
15 h ngày 4/9/2009, blog
Phạm Viết Đào là blog đầu tiên phát hiện và đã đưa lên mạng vụ Báo điện tử Đảng
CSVN dịch, đăng một tin của báo điện tử Hoàn Cầu Trung Quốc; Bản tin này đã vi phạm an ninh quốc gia vì đăng tin hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam…
Sau khi Phạm Viết Đào đưa
lên blog, 5 phút sau, khoảng 15 h 05 phút, báo điện tử ĐCSVN đã tức tốc hạ bản
tin này nhưng các trang khác đã lưu lại được…
Về vụ này trang mạng sau đây đã tường toàn bộ chi tiết diễn biến:
“Như chúng ta đã biết, bài
báo đăng ngày 4/9 vừa qua trên Báo Điện tử Đảng CS Việt Nam đã gây nhiều phản
ứng phẫn nộ, vì đây là bản dịch nguyên văn một bài báo trên tờ Hoàn Cầu, một tờ
báo chính thức của Trung Quốc. Bài báo này nói về cuộc tập trận của Hải quân
Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông, diễn ra ngày
16/8. Bài báo này có trích lời Phó tư lệnh hạm đội Nam Hải nói rằng:
''Bất kể binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo đều có chung một sứ mệnh
đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên
cương trên biển phía Nam Tổ quốc''.
Báo Điện tử Đảng CS đã đăng bài báo này mà
không hề có một lời bình luận nào kèm theo, tức là coi như mặc nhiên công nhận
chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước phản ứng mạnh mẽ
của dư luận, Báo Điện tử Đảng CS đã lặng lẽ rút bài báo đi và mãi đến ngày
19/9, ban biên tập tờ báo này mới đăng lời xin lỗi độc giả.
Trước đó vài ngày, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã ra quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với tổng biên tập
Đào Duy Quát. Quyết định xử phạt này ngay lập tức đã gây nên những phản ứng
khác, vì nhiều người cho rằng với một sai phạm đã được đánh giá là ''nghiêm
trọng'' như vậy, phạt 30 triệu đồng là quá nhẹ.
Nhưng sự việc không dừng ở đó, bởi vì dư luận
lại càng thêm bất mãn sau những lời thanh minh của tổng biên tập Báo Điện tử
Đảng Cộng sản. Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 29/9, ông Đào Duy Quát cho rằng việc
đăng bản tin về cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở biển Đông là một '' tai
nạn nghề nghiệp '' và ông đã đổ lỗi cho người đánh máy là ''đánh thiếu chữ''.
Theo lời ông Đào Duy Quát, khi trích dẫn lời của phó tư lệnh hạm đội Nam Hải,
biên tập viên có thêm chữ '' ngang ngược'' vào chữ ''tuyên bố'', nhưng người
đánh máy lại bỏ sót chữ này…”
(http://www1.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5150.asp)
Về vụ này trang mạng sau đây đã tường toàn bộ chi tiết diễn biến:
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi Vũ Minh Hoàng ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ còn có dấu hiệu vi phạm trong quản lý sử dụng con dấu.
Ông Vũ Minh Hoàng được tuyển dụng vào Phòng Nghiên cứu –Tổng hợp thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ từ ngày 1/8/2014, theo quyết định ký ngày 4/6/2014. Thời gian tập sự 12 tháng.
Đến 24/7/2015, ông Hoàng có quyết định “về việc công nhận hết thời gian tập sự công chức”, để từ 1/8/2015 trở thành “chuyên viên Phòng Nghiên cứu- Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ”.
Hai quyết định này do Chánh văn phòng lúc đó là ông Nguyễn Thanh Hải ký. Sau khi trở thành chuyên viên, ông Hoàng được bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và chuyển công tác sang thành phố Cần Thơ.
Trong thời gian trên, ngày 21/8/2015, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã đăng ký con dấu mới, con dấu cũ được công an thu hồi. Thế nhưng, quyết định công nhận ông Hoàng hết thời gian tập sự, ký ngày 24/7/2015, lại đóng con dấu mới, chỉ được sử dụng từ ngày 21/8/2015 về sau.
Phóng viên hỏi ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, về sự mâu thuẫn trong ngày ký quyết định và việc sử dụng con dấu như trên, ông trả lời có thể sai sót thế nào đó trong hành chính văn phòng.
Còn theo ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Chánh văn phòng, người ký quyết định thì trả lời, thời gian đã lâu nên không nhớ chi tiết.
Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng Luật sư Vạn Lý ở Cần Thơ nói: Nếu đúng như các văn bản, tài liệu thể hiện thì việc sử dụng con dấu ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đối với trường hợp của ông Vũ Minh Hoàng là sai quy định của pháp luật.
Cụ thể, thời điểm sử dụng con dấu ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ bắt buộc tuân thủ quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, ngày 24/8/2001 và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP, ngày 1/4/2009 sửa đổi bổ sung Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu trong các cơ quan, tổ chức.
Điều 6, khoản 2, Nghị định 58/2001/NĐ-CP quy định “Chỉ được sử dụng con dấu khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”.
Ngày 21/8/2015, Ban Chỉ đạo mới được Cục Cảnh sát Quản lý hành chính Bộ Công an cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu nhưng trước đó, Ban Chỉ đạo đã sử dụng con dấu này để ban hành quyết định chấm dứt thời hạn tập sự đối với ông Vũ Minh Hoàng là vi phạm quy định nêu trên.
Việc xử lý vi phạm trong việc quản lý sử dụng con dấu được quy định tại Điều 13, Nghị định 58/ 2001/NĐ-CP cụ thể như sau: “Người nào có hành vi vi phạm trong việc quản lý sử dụng con dấu tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
theo TienPhong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét