Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Thương bà cụ co ro ngồi bán bưởi giữa đêm Hà Nội lạnh lẽo: ‘Bưởi héo hết rồi cô ơi…’; Tất tả mưu sinh kiếm từng đồng bạc lẻ ngày cận Tết

daiba
“Cả ngày tôi mới bán được có mỗi quả bưởi thôi cô ơi. Lạnh quá, bưởi héo hết rồi nên người ta chẳng mua…”, cụ bà run run buồn rười rượi cất lời.

Những ngày cuối năm này, nếu vô tình đi ngang qua đoạn đường Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một bà cụ già khắc khổ ngồi co ro trong tấm áo mưa màu hồng. Những ngày mà nhiệt độ Hà Nội chỉ còn 12 – 13 độ như thế này, cái dáng người nho nhỏ của bà lão càng như chìm đi giữa dòng xe cộ tấp nập.
Theo lời bà cụ thì quê bà ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), lên đây bán hàng mưu sinh cũng cả năm nay rồi.
co copy
Cụ bà ngồi co ro bên góc đường Trung Kính.
Dưới quê, bà cụ cũng chỉ sống lủi thủi một mình, còn trên này có thêm đứa cháu đi làm thuê ở bên Nghĩa Tân, tối về ngủ với bà. Hỏi thêm về gia đình, con cái, bà cụ chỉ lắc đầu buồn bã, đưa tay mân mê quả bưởi mà không nói lời nào. Được một lúc, nghĩ sao lại quay sang thủ thỉ: “Tôi cũng có con cái đấy chứ, tuổi này rồi… Nhưng mà chẳng nhờ được gì chúng nó, nên thân mình nuôi mình thôi. Lên đây ít ra còn có đứa cháu…”
Mặc dù tuổi cao, nét khắc khổ in hằn trên gương mặt gầy gò nhưng cụ bà vẫn khá nhanh nhẹn và minh mẫn. Chỉ thấy chạnh lòng khi đôi lúc gió lạnh thổi tạt qua, cơ thể gầy gò lại bắt đầu run lẩy bẩy, nói năng cứ líu hết cả lại.
Mỗi ngày bà cụ đều dọn hàng từ sớm và ngồi đó bán đến chập tối mới thu dọn hàng về. Bà và đứa cháu thuê trọ ở dãy chợ phía trong, nơi con ngõ nhỏ ngay gần đấy đi sâu vào.
Những thứ hàng bà cụ bán chẳng nhiều nhặn gì nhưng khá bắt mắt và đa dạng: Rổ trứng gà chục quả, mấy trái bưởi vàng tươi sắp héo, vài cây bắp cải, su hào, rồi cả những trái gấc nằm lăn lóc một góc đường đông người qua lại.
co1 copy
“Shop hàng” của bà lão chỉ là lề phố với dăm ba quả bưởi, bí ngô và rau củ.
Thỉnh thoảng cũng có vài ba người khách dừng xe, ghé vào mua hàng cho cụ. Những lúc đấy, gương mặt ủ rũ vì lạnh lại sáng bừng và vui vẻ. Cụ bà thật thà chia sẻ: “Tôi ngồi đây buồn lắm, cứ có người đến hỏi chuyện là vui rồi. Nhưng mà người ta đi xe máy nhanh quá, cứ vù vù qua thôi…”
Hỏi thêm cụ về ngày Tết sắp đến, cụ trầm ngâm một lúc rồi cho hay, cụ vẫn bán hàng đến tận ngày cận Tết vì còn đợi đứa cháu đi làm thuê được chủ cho nghỉ, mới cùng nó về quê đón Tết, về lại căn nhà cụ ở một mình đó thôi. Dường như cứ nhắc đến con cái, và gia đình, cái sự trầm ngâm của cụ lại nhiều suy tư hơn một chút.
“Tết thì mình vẫn cứ thổi cơm và thắp hương các cụ thôi cô!” – Cụ bà trả lời khi được hỏi đã sắm sửa những gì cho ngày Tết: “Mơ ước à? Tôi chẳng có mơ ước gì hết. Tuổi này rồi còn mơ ước gì? Chỉ muốn bán hết Bưởi kẻo nó héo thôi!”
Đây không phải là trường hợp duy nhất khiến chúng ta phải cảm cảnh thương xót. Hình ảnh cụ bà 79 tuổi với thùng hàng lì xì trên phố Thái Thịnh hôm nào cũng khiến chúng ta nghẹn lòng
co2 copy
Cụ bà co tròn chiếc áo mưa mỏng manh trong cái lạnh của Hà Nội.
co3
Cụ đã ngồi đây từ sáng sớm cho đến tận khuya.
co4
Chẳng có ai ghé qua, thỉnh thoảng cụ lại ngủ gật đi vì lạnh.
co6
Chẳng có ai ghé qua, thỉnh thoảng cụ lại ngủ gật đi vì lạnh.
co9 copy
co6
Niềm mơ ước của cụ giờ đây chỉ là có thể bán hết hàng.
co9 copy
Tuy chẳng phải tình thân ruột thịt, nhưng hình ảnh về cụ già khắc khổ ấy cứ ám ảnh mãi trong suy nghĩ và trái tim của những người qua đường tình cờ nhìn thấy…

Tất tả mưu sinh kiếm từng đồng bạc lẻ ngày cận Tết

(Dân trí) - Trong khi mọi người nườm nượp xuống phố đi chợ xuân sắm Tết, thì những lao động nghèo như bác xích lô, chị ve chai… miệt mài chạy đua ngày cuối năm kiếm từng đồng bạc lẻ trước khi về nhà đón Tết.

Ghi nhận của PV Dân trí, những ngày cuối năm ở TP Quy Nhơn (Bình Định), những đợt mưa rả rích, dai dẳng không làm cho không khí chợ hoa Tết kém sôi động. Nhất là thời điểm cận Tết, chợ hoa thêm phần nhộn, người dân hối hả sắm Tết. Thế nhưng, ở đâu đó trên những con hẻm, góc chợ, nhiều người lao động nghèo vẫn miệt mài mưu sinh, kiếm từng đồng bạc lẻ với hy vọng kiếm thêm thu nhập khi cái Tết đang cận kề.
Giữa đêm giá rét những bác xe xích lô chở hàng hoa dịp Tết vật vờ ngủ ngay dưới dọc đường mưu sinh ngày Tết
Giữa đêm giá rét những bác xe xích lô chở hàng hoa dịp Tết vật vờ ngủ ngay dưới dọc đường mưu sinh ngày Tết
Tại chợ hoa Tết Quy Nhơn, những ngày cuối năm là dịp để xích lô, xe ba gác “hốt bạc” với dịch vụ chở hoa, cây cảnh thuê. Người gặp may, ngày kiếm 400-500 ngàn đồng là bình thường. Nhưng không phải ai cũng may mắn, có những người ngồi bạc mặt từ sáng tới chiều nhưng chỉ chạy được vài “cuốc”, kiếm đôi ba chục ngàn, đủ tiền xăng xe, ăn cơm bụi.
Thâm niên cả 20 năm chở thuê hoa, cây cảnh dịp Tết, ông Ngô Văn Cường (54 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn, Bình Định), cho biết: “Nghề này chỉ chạy dịp Tết nên hên xui thôi. Ở Quy Nhơn không như các thành phố lớn khác, đường phố gần nên thường mỗi chuyến chỉ 30.000 - 40.000 đồng. Từ sáng tới giờ tôi mới chạy được 3 chuyến, chưa kiếm nổi 100.000 đồng. Hy vọng, tối 29 và 30 Tết, người dân mua nhiều sẽ bù mấy ngày đói. Bình quân có năm, làm gần 10 ngày Tết tôi kiếm có khi được 2 triệu đồng, đủ sắm cái Tết bình dân. Nhưng xui nếu không may hoa, cây cảnh bị rơi hư hỏng thì đền cũng chết thân”.
Còn ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi, ngụ Khu vực 9, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn), hành nghề xích lô mấy chục năm nay. Hàng ngày, ông Hùng phải dậy từ rất sớm đi chở hàng của các tiểu thương ở chợ Lớn đến các mối nhận hàng. Công việc cực nhọc, nhưng thu nhập bấp bênh, thường chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày; ngày ế có khi chỉ kiếm đôi ba chục. “Mấy ngày cận Tết, nhu cầu bà con mua sắm nhiều. Tôi kiếm được mối chở hàng cho bà con ra cảng Quy Nhơn để đưa về đảo Nhơn Châu ăn Tết. Từ ngày 20 tháng Chạp, mỗi buổi trưa chỉ khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, tôi chở 3 chuyến, kiếm 150.000 đồng. Nghề xích lô như tụi tôi chỉ trông chờ mấy ngày Tết còn kiếm chút đỉnh giúp gia đình sắm Tết. Chứ ngày thường chỉ kiếm 60.000 - 70.000 đồng/ngày”- ông Hùng nói.
Những ngày cận Tết là thời điểm ông Hùng tranh thủ chạy xe tích góp từng đồng bạc lẻ giúp gia đình đón Tết
Những ngày cận Tết là thời điểm ông Hùng tranh thủ chạy xe tích góp từng đồng bạc lẻ giúp gia đình đón Tết
Hay đến nhưng người phụ nữ nghèo, đặc biệt những học sinh tranh thủ những ngày nghỉ Tết theo mẹ xuống phố bán bao lì xì, kiếm từng đồng bạc lẻ. Giữa dòng đường tấp nập người đi mua sắm Tết, em Huỳnh Quốc Huy (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản) mấy năm nay đều theo mẹ xuống phố bán bao lì xì. Huy hồn nhiên nói: “Nghỉ học ở nhà cũng không làm gì, cháu ra đây giúp mẹ bán bao lì xì. Thấy các bạn được cha mẹ dẫn đi chơi Tết cháu cũng rất muốn được vậy, nhưng nhà chú còn nghèo lắm”.
Tết đến là lúc các gia đình đoàn tụ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, sắm Tết. Thế nhưng, nhiều năm qua, ông Nguyễn Phú Yên (57 tuổi, người bán đào, cùng con rể Phạm Danh Tuấn, 27 tuổi quê Hà Nam vào tận phố biển Quy Nhơn bán đào Tết. Mỗi chuyến đi là trăm nỗi lo, lo đường xá xa xôi, lo đào ế bán không hết thì không tiền lo Tết cho gia đình. Nghề đi buôn đào ở xứ người nhiều cơ cực, thức đêm, thức hôm. Bất kể giờ giấc, mỗi khi có khách lại thức dậy tiếp thị nhưng khách không mua vẫn phải nở nụ cười. Đã 14 năm đem đào từ quê Hà Nam vào phố biển Quy Nhơn bán dịp Tết, nhưng ông Yên không nhớ hết bao nhiêu mùa xuân ông đón giao thừa trên tàu hỏa.
Những học sinh tranh thủ ngày nghỉ Tết phụ giúp cha mẹ bán bao lì xi, thiệp chúc mừng năm mới mưu sinh
Những học sinh tranh thủ ngày nghỉ Tết phụ giúp cha mẹ bán bao lì xi, thiệp chúc mừng năm mới mưu sinh
Ông Hùng (ngồi) cùng các xe thồ chở hoa cây cảnh thuê dịp Tết bạc mặt đứng ngồi đợi khách gọi chở hoa
Ông Hùng (ngồi) cùng các xe thồ chở hoa cây cảnh thuê dịp Tết bạc mặt đứng ngồi đợi khách gọi chở hoa
Nhiều bác xích lô mắc võng quấn mùng mềm qua đêm ngay bên góc vỉa hè
Nhiều bác xích lô mắc võng quấn mùng mềm qua đêm ngay bên góc vỉa hè
Dịp Tết lao động nghèo chạy xe ba gác đang chạy đua kiếm tiền lo sắm Tết
Dịp Tết lao động nghèo chạy xe ba gác đang "chạy đua" kiếm tiền lo sắm Tết
“Mấy năm trước, vợ chồng còn khỏe, con cái nhỏ nên cả hai vợ chồng cùng vào đem đào vào Quy Nhơn bán dịp Tết. Năm bán hết sớm thì kịp về quê đón Tết. Năm ế ẩm, đêm 30 Tết mới lên tàu. Đến nỗi ông bảo vệ ở ga Diêu Trì (Bình Định) quen cả mặt. Nhiều năm tôi đón Tết ở trên tàu hỏa. Tôi còn được nhà ga còn lì xì 20.000 đồng, chúc mừng năm mới”- ông Yên chia sẻ.
Doãn Công

Không có nhận xét nào: