Kết thúc bài phát biểu khai mạc cuộc họp Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017, ông Tập Cận Bình đã nói 9 chữ “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”. Điều khác thường ở đây chính là ý nghĩa của câu nói này hoàn toàn phủ nhận lịch sử quan của ĐCSTQ.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Ngày 19/1, Tân Hoa Xã đã đăng một bài viết với tiêu đề 9 chữ “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”, trích dẫn lời kết trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017 của ông Tập Cận Bình. Và điều khác thường ở đây chính là ý nghĩa của câu nói này hoàn toàn trái ngược với “lịch sử quan” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Người dũng cảm” ở đây cũng là một cách nói khác của “Anh hùng”, luôn là thiểu số trong quần chúng. “Anh hùng tạo nên lịch sử” hoặc “Người dũng cảm tạo nên lịch sử”. Mà ĐCSTQ liệt “anh hùng sử quan” vào chủ nghĩa duy tâm, và từ trước đến giờ vẫn bị phê phán. Trong bộ sách giáo khoa mà ĐCSTQ soạn ra thì luôn thổi phồng lên rằng quần chúng nhân dân là những người tạo nên lịch sử, và coi “quần chúng sử quan” là kinh điển.
Kỳ thực, trong lý luận về lịch sử xã hội trước khi chủ nghĩa Marx ra đời, “anh hùng sử quan” luôn chiếm giữ vị trí chủ đạo, và được phổ biến trên khắp thế giới.
Nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại – ông Lương Khải Siêu từng nói: “Lịch sử là vũ đài của những anh hùng, không có anh hùng thì không có lịch sử”.
Nhà bình luận Tào Trường Thanh (Cao Changqing) cũng có quan điểm tương tự: Lịch sử từ trước đến giờ không phải là do “đại đa số” nhân dân tạo nên, vì thế không thể trông cậy vào đại đa số, cũng không nên chỉ trông cậy vào đại đa số. Lịch sử là thiểu số cực ít những anh hùng tạo nên. Chỉ cần những anh hùng với số lượng ít này thức tỉnh, nỗ lực, dũng cảm đứng dậy phản kháng, chắc chắn sẽ tạo nên một sức mạnh vững chắc kiên cố. Và thành công nhất định sẽ đến.
Ông còn đặc biệt lấy ví dụ để chứng minh: Trên quảng trường Tahrir tại thủ đô Cairo của Ai Cập, lúc đầu chỉ có vài nghìn người kháng cự phản đối cựu tổng thống Hosni Mubarak. Chính là “số ít người” dũng cảm kiên định cuối cùng đã làm lay động toàn Ai Cập. Kết quả là lịch sử Ai Cập đã được viết lại.
Người viết cho rằng, ĐCSTQ trước khi xây dựng chính quyền, đã thổi sùng “quần chúng sử quan”, mục đích cũng là vì bản chất “lưu manh tạo phản” của mình, muốn tìm kiếm tính chấp chính hợp pháp; sau khi xây dựng chính quyền thì tùy ý phủ định anh hùng sáng tạo lịch sử, chính là lo lắng có người dũng cảm đứng ra phản đối chế độ chuyên chế độc tài khủng bố. Bọn họ cần phải dùng dao mổ và thiết lao khiến dân chúng run sợ mà thuận theo.
Nhà nghiên cứu pháp luật theo trường phái Trung Quốc tự do, tiến sĩ Viên Hồng Băng (Yuan Hong Bing), gần đây trong tác phẩm “Đối thoại với tâm hồn cao quý” của mình, đã miêu tả như sau:
“Lịch sử nhân văn là hiện thực ý chí, mà tâm hồn là nguồn gốc của ý chí; chỉ có ý chí xuất phát từ tâm hồn cao quý mới có thể tạo nên lịch sử cao quý. Luật sư Cao Trí Thịnh với tinh thần chống lại cường quyền đã một thân một mình đứng lên đòi hỏi sự công bằng cho những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại, đụng chạm đến vấn đề chính trị nhức nhối mẫn cảm nhất ở Trung Quốc hiện tại. Có thể nói ông Cao Trí Thịnh là con người sắt đá đầu tiên của Trung Quốc đương đại”.
Tác giả bài viết này cũng tin tưởng vững chắc rằng, nghị lực, sự dũng cảm kiên cường, sức chịu đựng và sự hy sinh to lớn của ông Cao Trí Thịnh sẽ làm cho nhiều người hơn nữa thức tỉnh, gia nhập vào hàng ngũ những người dũng cảm, và cuối cùng là thay đổi lịch sử Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình có can đảm tuyên bố với toàn thế giới rằng “Lịch sử được tạo nên bởi người dũng cảm”, đã triệt để phủ nhận lịch sử quan của ĐCSTQ. Và ở một phương diện nào đó, cũng là biểu hiện của người dũng cảm. Chúng ta kỳ vọng ông Tập sẽ sải một bước chân lớn hơn nữa, chủ động giải thể ĐCSTQ, và cùng với tất cả những người dũng cảm, khai mở một thời đại mới tự do bình đẳng bác ái cho đất nước Trung Quốc.
Tác giả: Jinzhen Tao; Biên tập: Mingxuan
Theo NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét