Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

TÍN HIỆU VỀ “CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO-NHÂN DÂN KHỞI NGHIỆP”-CHỜ KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ NĂM 2017 ?

Phạm Viết Đào ( Tổng hợp… )

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
Kết quả hình ảnh cho nguyễn xuân phúc
“Thể chế do chúng ta nghĩ ra nhưng mà chúng ta lại sợ nó. Thể chế ràng buộc sự phát triển thì phải bãi bỏ ngay, đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ nó một cách vô lý”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại hội nghị tổng kết 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 26/12.
(Thủ tướng: “Thể chế do chúng ta nghĩ ra mà lại sợ nó”- http://vneconomy.vn/thoi-su/thu-tuong-the-che-do-chung-ta-nghi-ra-ma-lai-so-no-2016122610271856.htm )

"...Ba bửu bối mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể kế thừa từ Chủ tịch Hồ Chí Minh 70 năm trước là: tôn trọng nguyện tắc dân chủ, Chính phủ là đầy tớ khi nắm quyền lực nhà nước; chân thành, cầu thị, chí công vô tư trong việc chiêu mộ và trọng dụng hiền tài; triệt để thượng tôn pháp luật."
(Sứ mệnh của Thủ tướng http://vov.vn/chinh-tri/su-menh-cua-thu-tuong-589039.vov )
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc:
 “Vừa rồi, tôi có lên thăm ông Trần Lệ, tiến sỹ ngành công nghệ sinh học, người đã làm được một điều mà người Nhật rất muốn làm nhưng thất bại, đó là để cây anh đào sinh trưởng, phát triển tốt và ra hoa tại Việt Nam, cụ thể là tại Điện Biên. Bởi ông tiến sĩ này hiểu rõ khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý… của đất nước mình, điều mà người Nhật không thể. Và nếu như ông ở cùng thời đại với Mai An Tiêm, thì ông sẽ thất bại, nhưng ngày nay, với internet, thì việc làm ăn của ông gần như không có rào cản. Ngay lập tức, người Nhật đã đặt hàng ông..”
Chúa đảo hoa Anh Đào ở Mường Phăng
Ông Trần Lệ (trái) và bạn trước cây anh đào Nhật Bản được trồng thanh công ở Đà Lạt, Lai Châu. Ảnh: minh sang

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
Ông nào cũng muốn giữ quyền của ngành mình. Tư duy như vậy làm sao được? Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng chưa thuyết phục tốt chứ 'nói phải củ cải cũng nghe'. Chính phủ sẽ kiểm điểm vấn đề này với các cơ quan liên quan”, người đứng đầu Chính phủ nói.
Thủ tướng chỉ đích danh các bộ, ngành giữ lợi ích cục bộ trong quy hoạch ngành là Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên Môi trường...
Ông cũng chỉ thêm một bất cập của ngành là công tác dự báo còn nhiều vấn đề. Tinh thần sát dân, sát cơ sở, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thẳng thắn còn ít. Một bộ phận của Bộ tư duy ít thay đổi, vẫn tư duy cũ.
“Đổi mới là khó nhưng không đổi mới cách làm, đổi mới tư duy, tiếp tục tinh thần bao cấp, quan liêu là chết”, Thủ tướng khẳng định.
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Không đổi mới là chết'

“– Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2016, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp FDI hãy đến với Việt Nam bằng khối óc, tức công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến và trái tim, tức đề cao chuẩn mực, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp…
Các bạn hãy đến với Việt Nam bằng khối óc, tức công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến và trái tim, tức đề cao chuẩn mực, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp”, Thủ tướng bày tỏ và khẳng định Việt Nam sẽ không đón chào những nhà đầu tư coi Việt Nam là nơi chuyển giá, là nơi để trốn trách nhiệm môi trường, đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản và giá trị cốt lõi mà nhà đầu tư đã cam kết…”
“Tôi có trao đổi với đồng chí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và một số đồng chí Thứ trưởng có mặt hôm nay rằng chúng ta nghe phản hồi nhưng phải có biện pháp xử lý, giải quyết đúng mức, kịp thời. Không phải nghe để biết, để đó. Cái chính là Nhà nước được gì, doanh nghiệp được gì, nhân dân và người lao động được gì. Ba câu hỏi này đang đặt ra để làm chính sách tốt hơn, mà trước hết là cải thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng nói.

(Thủ tướng kêu gọi DN FDI đến Việt Nam bằng cả khối óc và trái tim-(Chinhphu.vn)

http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Thu-tuong-keu-goi-DN-FDI-den-Viet-Nam-bang-ca-khoi-oc-va-trai-tim/293365.vgp )

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ:
 “Khi nỗ lực để xây dựng một Chính phủ liêm chính và tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp, Chính phủ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh liêm chính, đi bằng chính đôi chân của mình”...
Tôi cũng đã phải nghe rất nhiều ý kiến từ chính doanh nghiệp than phiền về tình trạng một bộ phận doanh nghiệp thay vì làm ăn chân chính lại chạy theo quan hệ thân hữu để mưu cầu lợi ích, không chỉ làm môi trường kinh doanh kém trong sạch mà còn làm nản lòng những doanh nghiệp làm ăn chân chính. 
Vì vậy, khi nỗ lực để xây dựng một Chính phủ liêm chính và tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp, Chính phủ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh liêm chính, đi bằng chính đôi chân của mình.
Chính phủ quyết tâm xử lý dứt điểm các tồn tại trong doanh nghiệp Nhà nước để việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 đạt được hiệu quả thực chất. Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước phải được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.

Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế ở 5 lĩnh vực trọng tâm (cơ cấu lại khối doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại, cơ cấu lại đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thu chi ngân sách gắn với đảm bảo bền vững nợ công và cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập - PV) là quá trình phức tạp, đầy khó khăn nhưng cấp bách và phải được triển khai quyết liệt.”

(“Chính phủ, doanh nghiệp cùng liêm chính”


Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc:
“Theo cá nhân tôi, khi tinh thần Chính phủ kiến tạo chưa trở thành nhận thức, chưa đi vào hành vi và trở thành văn hóa của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, khi quan hệ giữa các cán bộ chính quyền và doanh nghiệp, người dân chưa hoàn toàn là mối quan hệ phục vụ, thì việc truyền tải thông điệp, thúc đẩy thay đổi nhận thức, “truyền lửa” cải cách là vô cùng quan trọng. Niềm tin xã hội, niềm tin thị trường được củng cố, xác lập trước hết là do những việc làm của người đứng đầu Chính phủ.
…Trung tâm hành chính công là một mô hình tốt, nhưng không có nghĩa và cũng không nhất thiết là phải đưa tất cả các cơ quan hành chính tập trung lại một nơi với trụ sở hoành tráng. Người dân chỉ cần nơi tiếp dân, nơi tiếp nhận hồ sơ phải là một chỗ, các nhân viên công quyền từ các cơ quan khác nhau nhưng cùng làm thủ tục đó cùng ngồi một chỗ để giải quyết cho dân. Mô hình Chính phủ điện tử kết hợp với mô hình trung tâm hành chính công như vậy sẽ tạo thuận lợi lớn cho người dân và doanh nghiệp, giảm rất nhiều cơ hội nhũng nhiễu của công chức.
-Đặc biệt, rất cần nhân rộng những mô hình, những cơ chế tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp. 
Một quốc gia khởi nghiệp thì tinh thần khởi nghiệp phải đi vào cuộc họp của chính quyền các cấp, như các cuộc họp của Chính phủ, coi việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là nhiệm vụ trọng tâm.
Thủ tướng đã “truyền lửa” cải cách, những mô hình và công nghệ cải cách cũng đã xuất hiện không ít, cần được nhân rộng hơn nữa.
Về mặt cơ chế, tôi nghĩ Chính phủ rất sẵn sàng cho thí điểm những cách làm mới và thực tế, Thủ tướng đã cho phép phân cấp, ủy quyển rất mạnh, như với TPHCM. Thủ tướng cũng nói rằng “cơ chế là do chúng ta nghĩ ra mà lại sợ nó, đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ nó một cách vô lý”.
Còn về mặt ngân sách, việc thuê ứng dụng công nghệ thông tin là một mô hình mà Chính phủ đã cho phép. Tại Quảng Ninh, chính quyền đã bắt đầu thuê trụ sở. Các tập đoàn lớn trên thế giới cũng đi thuê nhà, vì như vậy có lợi hơn là tự xây dựng. Như vậy, không chỉ giảm được gánh nặng ngân sách, mà nhà nước còn “rảnh tay” để làm những việc khác, trong khi lại tạo được thị trường cho khu vực tư nhân phát triển.
Tuy nhiên, cũng theo khảo sát trên, điều đáng lo là năng lực kinh doanh của người Việt lại thấp hơn mức trung bình của 60 nước. Khả năng quản trị đang là vấn đề với những người kinh doanh tại Việt Nam. Trong báo cáo về doanh nghiệp Việt Nam năm nay, VCCI sẽ đặt ra vấn đề này
Tôi cho rằng bên cạnh vai trò xây dựng luật chơi, Nhà nước cần làm bệ đỡ cho các doanh nghiệp phát triển, phát hiện và  hỗ trợ những mô hình như vậy. Một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ sẽ tạo nền tảng vững chắc để người dân khởi nghiệp, tạo dựng một quốc gia khởi nghiệp. Tôi tin, tinh thần doanh nghiệp, tinh thần “Chính phủ kiến tạo, nhân dân khởi nghiệp” sẽ định hình tương lai đất nước này…”
(Chính phủ kiến tạo - nhân dân khởi nghiệp http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Chinh-phu-kien-tao-nhan-dan-khoi-nghiep/297618.vgp )
Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
“Từ đó đến nay, cơ chế “canh kho” này được áp dụng chặt chẽ, nhiều nhà băng có lãi những không được chia cổ tức, hoặc chỉ được chia với tỷ lệ rất thấp từ 3-4%...
Chặt hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng giám sát cả cơ chế tăng lương, thưởng cho lãnh đạo, cán bộ quản lý của các ngân hàng thương mại hàng năm.
Dù có những phản ánh và quan ngại về sự can thiệp quá sâu vào “tài chính nội bộ” của các thành viên, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán thực hiện cơ chế trên, thậm chí chặt chẽ hơn trong năm 2017, vì lý do cần cho an toàn hệ thống.
Trong chỉ thị cũng nêu một hướng mở, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ, và trong trường hợp cần thiết sẽ bắt buộc tăng vốn đề nâng cao năng lực tài chính và mức độ an toàn hoạt động. Yêu cầu tăng vốn này cũng được nêu rõ ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước năm nay.
“Tổ chức tín dụng không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, không có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc không thực hiện được phương án cơ cấu lại được phê duyệt sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp xử lý của Nhà nước thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại và bằng một số biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống”, Chỉ thị 02 nêu rõ…”

(Sẽ mở cơ chế rắn quản lý ngân hàng thương mại 2017


Không có nhận xét nào: