Phạm Viết Đào.
Quốc triều Hình luật thời Lê quy định hình phạt đối với quan chức nghỉ hưu bị phát lộ phạm tội:
Điều 14 quy định: "Các quan có trách nhiệm cai quản viên chức hay quân dân mà phạm tội do sơ suất, sai lầm, thì từ tội lưu ( thời Lê có ngũ hình: xuy, đồ, trượng, đồ, lưu, tử ) trở xuống cho chuộc tiền. Phạm tội trong khi chưa làm quan đến khi làm quan (nghĩa là có phẩm hàm từ lục phẩm trở lên) việc mới phát, phạm tội khi ở chức thấp, đến khi thăng chức việc mới phất" đều cho giảm tội một bậc…"
Điều 17 quy định: "Phàm lúc phạm tội chưa già, chưa có tật, mà khi việc phát lộ thì đến tuổi già hay có tật thì cũng xử như người già và người tàn tật. Những người trong khi đương chịu tội đồ mà đến tuổi già hoặc trở nên tàn tật thì cũng xử như thế. Phạm tội trong khi còn nhỏ, đến khi lớn việc mới phát lộ cũng được luận tội như trẻ nhỏ".
Theo thông tin báo chí, vào cuối phiên họp thứ 6 ( ngày 9-11/1/2017), Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ trình Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến: Dự thảo Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu…
Nếu NQ này được thông qua trong kỳ họp thứ 6 này thì UBTV Quốc hội đã tạo ra một “ ngoại lệ”, một “ biệt lệ ” không nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2013…
Nghị quyết này của Quốc hội sẽ là một NQ vi hiến và vi phạm pháp luật ?!
Nghị quyết này của Quốc hội sẽ là một NQ vi hiến và vi phạm pháp luật ?!
Điều 69 của Hiến pháp 2013 quy định:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”
Điều 70
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
Luật Tổ chức Quốc hội 57/2014/QH13 quy định chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn của QH:
Điều 8. Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
Điều 9. Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
Điều 10. Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Điều 11. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn…
Đọc kỹ những điều khoản quy định trên của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2013 không thấy có một điều khoản nào quy định việc UBTV Quốc hội có thẩm quyền thông qua một “Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu” ?
Theo Điều 69 và 70 của Hiến pháp 2013 và Điều 8-9-10-11 của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2013 đã quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp; Quốc hội chỉ có thẩm quyền “ bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn…”
Những cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, một thời từng công tác trong bộ máy nhà nước đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mọi chế độ chính sách liên quan tới quyền lợi của họ như: lương hưu, chế độ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, mai táng phí khi qua đời… được điều chỉnh bởi Luật Bảo hiểm Xã hội.
Những cán bộ, công chức đã nghỉ hưu họ không còn chịu bất kỳ sự quản lý của các cơ quan hành chính của Nhà nước, Chính phủ về phương diện công chức; Họ càng không liên quan, liên đới gì tới Quốc hội, cơ quan lập pháp…
Do đó, cán bộ, quan chức nghỉ hưu tất yếu sẽ bị điều chỉnh, chi phối như các công dân bình thường khác theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu họ chẳng may bị phát hiện vi phạm pháp luật thì họ sẽ bị xử lý theo các quy định của 2 bộ luật: Luật Tố tụng Hình sự và Luật Hình sự…
Vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn bạc để ra một Nghị quyết đối với những cán bộ, công chức đã vi phạm trong thời kỳ tại nhiệm, thực chất là để tiêu hóa cái món “ Gân gà-Vũ Huy Hoàng: Nuốt không trôi mà khạc nhổ ra cùng không được” ?!
Theo quy định của luật pháp hiện hành, đối với những cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, họ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối những hành vi trong khi tại nhiệm. Điều này đã được quy định bởi Bộ Luật Hình sự; Bộ luật này đã ban hành khái niệm “ Truy cứu trách nhiệm Hình sự” được thể chế bằng Điều 23:
“1. Tại điều 23 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định cụ thể như sau:
A) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
B) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
C) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
D) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.’’
Do vậy, nếu UBTVQH vẫn cứ ban hành bằng được một nghị quyết để xử lý những cán bộ, công chức đã nghỉ hưu như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng là cố tình tạo “ sân chơi”, mở "đường máu" cho những vị khác sẽ về hưu sau ông Vũ Huy Hoàng: “ ngu gì” mà không vi phạm pháp luật, không trộm cướp vì họ được đảm bảo bằng một sân chơi riêng, không phải ra tòa và không phải đi trại giam ?
Việc thông qua loại nghị quyết này đã tạo ra một “biệt lệ” như dân gian vẫn nói:” Dân xử theo luật còn quan xử theo lệ” ?
Một công dân bình thường khi bị một phiên tòa cấp quận huyện tuyên “ vi phạm nghiêm trọng pháp luật” là đã có thể phải đối mặt với mức án trên chục năm tù.
Trường hợp ông Vũ Huy Hoàng mặc dù đã được Quốc hội “ cha đẻ” của hệ thống công tố và quan tòa của nước CHXHCN Việt Nam trong thông báo chính thức đã tuyên: “có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn…”
Thế mà lại chỉ bị xử lý bằng một cái nghị quyết vô tiền khoáng hậu ?!
P.V.Đ.
Huy Đức - Chức tước ông Vũ Huy Hoàng
Ông Vũ Huy Hoàng trả lời báo chí khi còn là Bộ trưởng Bộ Công thương – Ảnh: Việt Dũng/ báo TT. |
Cho dù UBTV Quốc hội có xóa chữ “nguyên” thì ông Vũ Huy Hoàng vẫn đã là bộ trưởng hai nhiệm kỳ từ 2006-2017. Và, tiếng Việt vẫn không có từ nào thay thế để gọi ông ngoài hai từ “nguyên” hay “cựu” bộ trưởng.
Nói như vậy không có nghĩa là không có cách xử lý trường hợp Vũ Huy Hoàng.
Trong chính thể VN hiện thời, những người có “hàm bộ trưởng” khi về hưu muốn làm gì vẫn do Ban bí thư xem xét; các tiêu chuẩn lương, chăm sóc y tế… vẫn hơn hẳn các đảng viên cấp thấp. Những người đã từng có “hàm tứ trụ” (tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch QH) thì còn trọn đời có xe, bảo vệ, bác sỹ, thư ký riêng và bay với chế độ “chuyên cơ”.
Với những người này, nếu khi về hưu mới phát hiện ra các sai phạm mà họ mắc phải khi đương chức thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự (tôi không bàn đến các thứ kỷ luật trong nội bộ Đảng) hoặc tước các đặc lợi mà họ được hưởng do đã từng giữ những chức vụ trong hệ thống chính trị này.
Hình thức xử lý nên áp dụng với ông Vũ Huy Hoàng lẽ ra phải là khởi tố ông nếu có đủ căn cứ pháp lý và “tước hàm bộ trưởng” của ông theo nghĩa tước đi các đặc quyền đặc lợi mà cái “hàm” này mang lại [UBKT và cơ quan điều tra cũng nên tiếp tục làm rõ nguồn tiền mua các bất động sản và cổ phiếu Sabeco và những nơi khác của ông Vũ Huy Hoàng và các thành viên trong gia đình].
Tôi không nghĩ là UBTV Quốc hội hiện thời lại thiếu người có đủ kiến thức và sáng kiến chính trị đến mức biến một “lãnh đạo” không phải là không có cơ sở của Ban bí thư thành một chuyện Tết cho dân đàm tiếu.
Trương Huy San
(FB Trương Huy San)
Xóa tư cách nguyên bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng
TTO - Xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ bộ trưởng trong nhiệm kỳ này.
Đó là nội dung trong Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng, nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước.
Trước đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
K.HƯNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét