Phạm Viết Đào.
Theo thông tin báo chí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành 1 nghị
quyết “Xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa
tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy
Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ bộ trưởng trong
nhiệm kỳ này.
Đó là nội dung trong Nghị quyết về việc xử lý
kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng Chính
phủ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chính phủ
khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc ban hành mới
hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ
sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng, nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán
bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ
máy nhà nước…” ( Tuổi trẻ )
Để nghị quyết của Quốc
hội có cơ sở pháp lý và tạo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý, người viết bài này đề
nghị phải sửa đổi, bổ sung các bộ luật sau đây:
1/ Phải sửa Điều 70 của Hiến pháp 2013
Điều 70 có 15 điều quy
định nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội không có điều nào quy định việc Uy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành 1 nghị quyết xóa chức danh của một công chức, quan
chức do mình phê chuẩn trước đó hiện đã nghỉ hưu…
2/ Sửa đổi Luật
Tổ chức Quốc hội 57/2014/QH13 quy định chi tiết nhiệm vụ và
quyền hạn của QH
Hiện tại bộ luật này từ điều 8,9,10,11 không có điều nào quy định việc xử
lý kỷ luật, xứ lý xóa chức danh của quan chức do Quốc hội phê chuẩn, bộ nhiệm
nay đã nghỉ hưu...
Do vậy phải bổ sung, sửa đổi luật này...
Do vậy phải bổ sung, sửa đổi luật này...
3/ Sửa đổi Luật cán bộ
công chức số: 22/2008/QH12 cụ thể các Điều sau đây:
-“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cử,
tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa
vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ. “
Phải thêm: “Kể cả khi đã có quyết định nghỉ hưu” …
Phải điều chính bổ sung các điều sau đây của Luật cán bộ công chức:
-“Điều 31. Nghỉ hưu đối với cán bộ-“
Phải thêm: “Khi có quyết định nghỉ hưu vẫn phải bị
điều chỉnh bởi Luật Công chức…”
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật”
4. Sửa đổi bổ sung “Luật xử lý vi phạm hành
chính số
15/2012/QH13”
Để thống nhất với Luật
cán bộ, công chức cần phải sửa đổi các điều sau đây của Luật xử lý vi phạm hành
chính:
“-Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm
hành chính
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm
hành chính
Điều 8. Cách tính thời gian, thời
hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
Điều 16. Trách nhiệm của người có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Điều 17. Trách nhiệm quản lý công
tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
Sửa đổi bổ sung Chương II: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục
hậu quả…”
5. Sửa Luật Tổ chức Chính phủ số: 76/2015/QH13
Để hợp pháp hóa việc xóa chức danh BT của ông Vũ Huy Hoàng; Các điều luật sau đây phải chỉnh sửa:
5. Sửa Luật Tổ chức Chính phủ số: 76/2015/QH13
"Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của
Chính phủ
Bổ sung: Gồm các những thành viên đã nghỉ hưu nhưng phạm
khuyết điểm chưa bị lộ...
Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong
quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức,
viên chức và công tác thi đua, khen thưởng...
Bổ sung: xóa danh hiệu những thành viên Chính phủ đã nghỉ hưu mắc khuyết điểm trong khi tại nhiệm...
Bổ sung: Chịu trách nhiệm xóa chức danh các thành viên chính phủ đã nghỉ hưu phạm khuyết điểm nghiêm trọng...
6.
Sửa đổi điều chỉnh “Luật bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13”
Khi một cán bộ, công chức, quan chức bị xử lý hành chính, xử phạt xóa bỏ chức vụ như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng thì nghiễm nhiên các chế độ chính sách liên quan tới bảo hiểm lương hưu phải bị điều chỉnh theo.
Do vậy, những điều khoản lương hưu của người
đã nghỉ hưu bị tước bỏ chức danh đã được hưởng trước đó, trường hợp ông Vũ Huy
Hoàng chức danh Bộ trưởng được tính theo hệ số là 1,3; Hệ số này được nhân vào
hệ số lương hưu…
Như vậy, khi bị xóa chức danh này thì nghiễm
nhiên hệ số 1,3 này ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị cắt, xóa…
Do pháp luật Việt Nam không có chế độ hồi tố
nên hệ số này chỉ bị cắt từ khi có Nghị quyết của Quốc hội ban hành; Về phương
diện luật pháp:Từ tháng 1/2017, hệ số lương hưu của ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị cắt trừ
khoản trợ cấp cộng 1,3 cộng cho chức danh Bộ trưởng khi ông Hoàng nhận sổ hưu…
Để áp dụng điều này, Luật Bảo hiểm xã hội phải
điều chỉnh một loạt điều khoản liên quan kèm thông tư hướng dẫn để đảm bảo sự
thống nhất của hệ thống luật pháp áp dụng cho những cán bộ, quan chức, công chức
nghỉ hưu mà bị xử lý hành chính…
P.V.Đ.
Xóa "chức" nguyên Bộ trưởng với ông Vũ Huy Hoàng: Cắt giảm nhiều chế độ?
(Dân trí) - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, sau khi bị xoá chức danh nguyên Bộ trưởng, tiền lương hưu cũng như những chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội đã đóng suốt thời gian công tác trước đó của ông Vũ Huy Hoàng không có gì thay đổi; còn các chế độ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Sáng 24/1/2017, trao đổi với phóng viên Dân trí qua điện thoại, ông Lê Vĩnh Tân – Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phân tích một số vấn đề liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng, người vừa bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật tại Quyết định số 388-QĐNS/TW ngày 3/11/2016.
Ông Vũ Huy Hoàng vừa bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, với những chế độ liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ lương hưu của ông Vũ Huy Hoàng thì không có gì thay đổi. Những chế độ chính sách khác của ông Vũ Huy Hoàng (sau khi bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng) sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đánh giá quyết định đối với ông Vũ Huy Hoàng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, đó là bước thi hành nghị quyết của Đảng. “Với khuyết điểm của ông Vũ Huy Hoàng mà cảnh cáo thì nhẹ quá, không nghiêm. Tức là phải cách chức ông ấy, nhưng tiền lệ không có quy định này, vì ông Hoàng đã thôi chức rồi, còn đâu chức mà cách”, ông Hương nói.
Vì vậy, theo ông Nguyễn Đình Hương việc Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết xóa tư cách nguyên Bộ trưởng là theo hình thức hồi tố với ông Vũ Huy Hoàng. Tức là trong thời gian thực hiện nhiệm vụ với tư cách là Bộ trưởng, ông Vũ Huy Hoàng đã để xảy ra nhiều sai lầm nên bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương.
“Tôi cho những sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng là nặng lắm”, ông Nguyễn Đình Hương đánh giá.
Theo ông Nguyễn Đình Hương, sau khi bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng, không nên để ông Vũ Huy Hoàng được hưởng những chế độ, chính sách với tư cách là nguyên Bộ trưởng nữa. “Việc mời mọc ông Hoàng đi dự các hội nghị với tư cách nguyên Bộ trưởng như trước đây, sau này cũng nên thôi”, ông Nguyễn Đình Hương nói thêm.
Trước đó, đầu tháng 11/2016, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016 của ông Vũ Huy Hoàng.
Ban Bí thư đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng theo quy định.
Quang Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét