Ở Nhật, con cái không cần cha mẹ chuẩn bị nhà khi kết hôn. Hội đời sống sinh viên Tokyo đã làm một cuộc điều tra, tỉ lệ những thanh niên ở độ tuổi 20-30 kết hôn thuê nhà lên đến 85%, 10% ở ký túc xá của công ty hoặc ở nhà cha mẹ, chỉ có 5% là mua nhà khi kết hôn.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Từ số liệu của cuộc điều tra này có thể thấy, ở Nhật việc thuê nhà sau khi kết hôn là một việc hết sức bình thường, cũng có nghĩa là khi con cái kết hôn, nhà tân hôn không phải là vấn đề lớn bắt buộc phải xem xét của hai bên cha mẹ. Con cái có thu nhập bao nhiêu thì sẽ thuê nhà ở mức bấy nhiên, tùy khả năng mà làm.
Một là bởi vì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở Nhật theo kiểu “quan hệ sống dựa vào nhau”. Người Nhật sau khi sinh con thì đừng hy vọng ông bà nội ông bà ngọai sẽ nuôi con giúp bạn, bởi vì nuôi con là việc của chính cha mẹ, không phải việc của thế hệ trước. Vì thế rất nhiều công chức sau khi kết hôn hoặc phải hoãn sinh con hoặc sinh xong phải từ chức ngay. Chính vì điều này mà xã hội Nhật Bản có rất nhiều những người phụ nữ chuyên nội trợ.
Hai là bởi vì chế độ thuế ở Nhật Bản đã hạn chế việc cha mẹ mua nhà cho con. Bởi vì theo chế độ thuế ở đây, cha mẹ ruột mua một căn nhà tặng cho con là thuộc về khoản “cho tặng”, việc này giống như thừa kế tài sản, cần phải trả mức thuế rất cao gọi là “thuế cho tặng”. Ví dụ như thuế cho tặng của một căn nhà có giá hơn 10 triệu Yên (~ 2,1 tỷ đồng) là 50%.
Theo khái niệm này, bạn mua một căn nhà 4 tỷ đồng cho con thì bạn còn phải trả 2 tỷ đồng thuế “cho tặng” cho cục thuế, tổng giá trị một căn nhà lên đến 6 tỷ đồng.
Có người nói rằng có thể mua nhà trên danh nghĩa cha mẹ ruột, sau đó cho con cái ở thì chẳng phải là được rồi hay sao? Tuy nhiên, ở Nhật, trong trường hợp này, con cái phải trả tiền thuê nhà cho cha mẹ, nếu không thì cha mẹ ruột sẽ phạm tội “trốn thuế”. Nhân viên thuế ở Nhật còn nghiêm minh hơn cả cảnh sát, nếu mức trốn thuế của công ty và cá nhân lên đến 2 tỷ đồng trở nên thì sẽ bị bắt.
Vì vậy, quan hệ gia đình ở Nhật có hai điểm “rõ ràng”, một là rõ ràng về tiền bạc, hai là rõ ràng về thời gian. Tiền của cha mẹ ruột là tiền của cha mẹ ruột, tiền của con là tiền của con. Nếu như con cái muốn dùng tiền của cha mẹ thì phải viết đơn vay mượn.
Pháp luật Nhật Bản quy định, chỉ có tiền dùng cho việc học tập của con cái thì dùng bao nhiêu cũng không phải đóng thuế. Thế nhưng nếu con cái đã trưởng thành mà phát sinh quan hệ tiền bạc ở mức cao với cha mẹ thì phải giải thích rõ ràng với cục thuế, nếu không sẽ rất phiền phức.
Theo trithucvn.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét