Đăng lúc: 24.01.2017 21:34
Nhà Tống sợ Ung châu lại chịu binh lửa
Thấy quân Tống không dám ra đánh thì vua tôi nhà Lý biết người Tống đang sợ nên cử sứ giả sang bàn tiếp việc tranh chấp lãnh thổ. Vua Tống lại sợ nên phải đồng ý cho sứ tới Quế Châu rồi viết thư hỏi gấp Triệu Tiết đang trấn thủ Quế Châu.
Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc
Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta
Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt
Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê
Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc
Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc
Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm
Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống
Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh
Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống
Sau khi đánh bại đoàn quân xâm lược Tống và cho tàn binh Quách Quỳ về nước năm 1077, nhà Lý đã nhanh chóng lên kế hoạch thu hồi những vùng đất ở biên giới. Trong 5 châu bị nhà Tống chiếm đóng, Lý Thường Kiệt đã dùng binh lực để thu hồi các châu Quang Lang, Tô Mậu, Môn một cách dễ dàng. Chỉ có hai châu Quảng Nguyên và Tư Lang là chưa thể lấy được do nhà Tống đặt trọng binh ở đó và dồn nhiều quân về phòng ngự.
Sở dĩ châu Quảng Nguyên được nhà Tống chăm lo kỹ lưỡng hơn cả vì đây có mỏ vàng, mỏ bạc. Nếu Tống giữ được mỏ vàng thì rõ ràng không có lợi cho ta nên nhà Lý quyết tâm lấy lại bằng được. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng quân sự để đòi lấy thì e rằng xương máu tốn không phải là ít. Còn nếu chỉ đàm phán ngoại giao không thì cũng khó làm nhà Tống thôi dã tâm. Do vậy, phải kết hợp cả việc dùng quân sự khiến nhà Tống lo sợ rồi mới cử người đàm phán.
Sau khi chiếm xong Quang Lang, Tô Mậu và Môn thì Lý Thường Kiệt thường đe dọa, phao truyền tin sắp tới chiếm Quảng Nguyên, để thử xem quan Tống hành động thế nào. Quan trấn thủ Quảng Nguyên là Đào Bật sợ không quân uy nhà Lý trước đây nên Bật học theo "kế" của Tư Mã Ý đấu Khổng Minh trước kia là giữ chặt trại, không cho quân lính ra đánh. Tân Tư Trị thông giám chép: "Bật khuyên binh sĩ ở yên cố thủ, chớ khiêu khích quân Lý".
Thấy quân Tống không dám ra đánh thì vua tôi nhà Lý biết người Tống đang sợ nên cử sứ giả sang bàn việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Vua Tống lại sợ nên phải đồng ý cho sứ tới Quế Châu rồi viết thư hỏi gấp Triệu Tiết đang trấn thủ Quế Châu: "Giao Chỉ nghịch thuận thế nào? Chúng sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu dân miền đã nhượng cho ta. Ta nên trả lời chóng hay chầy, cho chúng nhiều hay ít?". Chỉ riêng đoạn chiếu mà vua Tống viết thư cho Triệu Tiết đã cho thấy vì sợ bị đánh Ung châu nên vua Tống sẵn sàng cắt đất trả lại.
Đáng ra đất Quảng Nguyên và Tư Lang vốn của Đại Việt bị nhà Tống trộm giữ thì phải nên giao trả ngay để tỏ tình thực bụng hòa hiếu. Nhưng Triệu Tiết, viên tướng vốn thua trận tại Như Nguyệt vẫn còn ôm hận bèn dâng biểu can ngăn nêu ra mấy điểm phải giữ lại Quảng Nguyên và Tư Lang. Vua Tống vì thấy có mỏ vàng nên nghe lời Tiết.
Chính vì thế, nhà Tống chơi trò câu giờ. Khi phái đoàn ta đến biên giới thì nhà Tống lấy cớ rằng biểu tấu của ta gửi sang phạm húy nên không chịu nhận, bảo sứ ta ra về. Theo lệ xưa thì phải dâng biểu cho vua Tống đọc xong thấy thuận thì mới đón sứ nhập quốc.
Đầu năm sau (1078), vua Lý sai Đào Tông Nguyên trở lại đi sứ. Tông Nguyên đem theo năm voi để cống, và tờ biểu của vua Lý xin lại các đất Quảng Nguyên và Quang Lang. Lời biểu nói rằng: "Tôi đã nhận được chiếu chỉ cho phép theo lệ tới cống, y như lời tôi thỉnh cầu. Chiếu lại đã sai quan thuộc ti an phủ định rõ cương giới và dặn tôi không được xâm phạm. Tôi đã vâng chỉ dụ. Nay sai người tới cống phương vật. Tôi xin triều đình trả lại các đất Quảng Nguyên và Quang Lang". Thực ra tặng 5 voi vừa là món vật quý của nhà Lý nhưng cũng là lời răn đe nếu vua Tống không thuận thì sẽ dùng tượng binh đến hỏi tội. Trong các cuộc chiến trước thì tượng binh Đại Việt quả thực đã khiến quan quân nhà Tống kinh hồn bạt vía.
Vua tôi nhà Tống lúc này cũng định câu giờ tiếp nhưng sau khi suy đi tính lại thì vẫn sợ nhà Lý tức giận dùng quân sự thì hỏng hết đại cục. Cần nhớ lúc này nhà Tống không chỉ sợ ta mà còn sợ bị Liêu, Hạ uy hiếp ở mạn Bắc.
Tục tư trị thông giám chép: Ti kinh lược Quảng Tây có kẻ không muốn để sứ tiến kinh. Ngày 22 tháng Giêng nhuận, ti chuyển vận tâu trằng: "Trước đây, sứ Giao chỉ đến, nhưng phải quay về, vì trong biểu có phạm húy. Nay sứ đã trở lại, và đã chữa biểu. Nhưng viên câu đương thuộc ti kinh lược, là Dương Nguyên Khanh, chưa chịu thu nhận. Sợ chúng ngờ vực là muốn ngăn chúng". Vua Tống liền bảo tụi Nguyên Khanh: "Phải nhận và gửi biểu về, sai người đưa sứ tới kinh. Còn như việc chúng đòi trả nhân khẩu và sự định biên giới, thì hãy đợi phân xử riêng".
Nhà Tống đón tiếp đoàn sứ của ta khá trọng thị và xen chút sợ hãi đề phòng. Sử nhà Tống chép khi sứ ta dẫn đàn voi đi Biện Kinh vua Tống phê rằng: "Sứ Giao tiến tới kinh. Vì chúng mới cướp ta, nên phải lo đề phòng. Khi còn ở dọc đường cũng như khi tới kinh, hễ chúng ra vào, phải cắt người giám thị. Vậy phải viết thư cho ti kinh lược Quảng Tây và cho các viên hộ tống phải mau mau báo cáo. Nếu dọc đường có xảy việc gì, ti kinh lược chưa kịp bẩm, thì cứ việc thi hành". Tháng 6, sứ bộ qua lộ kinh Hồ Bắc. Viên chuyển vận sứ ở đó không đủ phu hộ tống, xin phép bỏ tiền thuê phu cho dắt.
Một mặt đón sứ ta nhưng mặt khác vua tôi nhà Tống cũng khẩn trương chuẩn bị phòng thủ vì sợ đàm phán đổ bể thì ta lại xua quân Bắc tiến. Tục tư trị thông giám chép: "Triệu Tiết xin tăng quân đóng ở Quế châu cho được 5.000. Ti chuyển vận Quảng tây xin tăng lương thực và tiền bạc. Quế châu xin sai chúa trại Hoành sơn tới đạo Đặc ma mua ngựa, và tới châu Ung, Khâm kiểm điểm đân khê động và sai tập rèn vũ nghệ". Quả nhiên, việc đàm phán đòi đất không dễ dàng và triều đình nhà Lý phải dùng nhiều rất nhiều tâm sức, mưu kế để lấy lại từng thước đất gấm vóc.
Anh Tú
Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta
Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt
Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê
Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc
Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc
Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm
Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống
Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh
Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống
Sau khi đánh bại đoàn quân xâm lược Tống và cho tàn binh Quách Quỳ về nước năm 1077, nhà Lý đã nhanh chóng lên kế hoạch thu hồi những vùng đất ở biên giới. Trong 5 châu bị nhà Tống chiếm đóng, Lý Thường Kiệt đã dùng binh lực để thu hồi các châu Quang Lang, Tô Mậu, Môn một cách dễ dàng. Chỉ có hai châu Quảng Nguyên và Tư Lang là chưa thể lấy được do nhà Tống đặt trọng binh ở đó và dồn nhiều quân về phòng ngự.
Sở dĩ châu Quảng Nguyên được nhà Tống chăm lo kỹ lưỡng hơn cả vì đây có mỏ vàng, mỏ bạc. Nếu Tống giữ được mỏ vàng thì rõ ràng không có lợi cho ta nên nhà Lý quyết tâm lấy lại bằng được. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng quân sự để đòi lấy thì e rằng xương máu tốn không phải là ít. Còn nếu chỉ đàm phán ngoại giao không thì cũng khó làm nhà Tống thôi dã tâm. Do vậy, phải kết hợp cả việc dùng quân sự khiến nhà Tống lo sợ rồi mới cử người đàm phán.
Sau khi chiếm xong Quang Lang, Tô Mậu và Môn thì Lý Thường Kiệt thường đe dọa, phao truyền tin sắp tới chiếm Quảng Nguyên, để thử xem quan Tống hành động thế nào. Quan trấn thủ Quảng Nguyên là Đào Bật sợ không quân uy nhà Lý trước đây nên Bật học theo "kế" của Tư Mã Ý đấu Khổng Minh trước kia là giữ chặt trại, không cho quân lính ra đánh. Tân Tư Trị thông giám chép: "Bật khuyên binh sĩ ở yên cố thủ, chớ khiêu khích quân Lý".
Thấy quân Tống không dám ra đánh thì vua tôi nhà Lý biết người Tống đang sợ nên cử sứ giả sang bàn việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Vua Tống lại sợ nên phải đồng ý cho sứ tới Quế Châu rồi viết thư hỏi gấp Triệu Tiết đang trấn thủ Quế Châu: "Giao Chỉ nghịch thuận thế nào? Chúng sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu dân miền đã nhượng cho ta. Ta nên trả lời chóng hay chầy, cho chúng nhiều hay ít?". Chỉ riêng đoạn chiếu mà vua Tống viết thư cho Triệu Tiết đã cho thấy vì sợ bị đánh Ung châu nên vua Tống sẵn sàng cắt đất trả lại.
Đáng ra đất Quảng Nguyên và Tư Lang vốn của Đại Việt bị nhà Tống trộm giữ thì phải nên giao trả ngay để tỏ tình thực bụng hòa hiếu. Nhưng Triệu Tiết, viên tướng vốn thua trận tại Như Nguyệt vẫn còn ôm hận bèn dâng biểu can ngăn nêu ra mấy điểm phải giữ lại Quảng Nguyên và Tư Lang. Vua Tống vì thấy có mỏ vàng nên nghe lời Tiết.
Chính vì thế, nhà Tống chơi trò câu giờ. Khi phái đoàn ta đến biên giới thì nhà Tống lấy cớ rằng biểu tấu của ta gửi sang phạm húy nên không chịu nhận, bảo sứ ta ra về. Theo lệ xưa thì phải dâng biểu cho vua Tống đọc xong thấy thuận thì mới đón sứ nhập quốc.
Đầu năm sau (1078), vua Lý sai Đào Tông Nguyên trở lại đi sứ. Tông Nguyên đem theo năm voi để cống, và tờ biểu của vua Lý xin lại các đất Quảng Nguyên và Quang Lang. Lời biểu nói rằng: "Tôi đã nhận được chiếu chỉ cho phép theo lệ tới cống, y như lời tôi thỉnh cầu. Chiếu lại đã sai quan thuộc ti an phủ định rõ cương giới và dặn tôi không được xâm phạm. Tôi đã vâng chỉ dụ. Nay sai người tới cống phương vật. Tôi xin triều đình trả lại các đất Quảng Nguyên và Quang Lang". Thực ra tặng 5 voi vừa là món vật quý của nhà Lý nhưng cũng là lời răn đe nếu vua Tống không thuận thì sẽ dùng tượng binh đến hỏi tội. Trong các cuộc chiến trước thì tượng binh Đại Việt quả thực đã khiến quan quân nhà Tống kinh hồn bạt vía.
Vua tôi nhà Tống lúc này cũng định câu giờ tiếp nhưng sau khi suy đi tính lại thì vẫn sợ nhà Lý tức giận dùng quân sự thì hỏng hết đại cục. Cần nhớ lúc này nhà Tống không chỉ sợ ta mà còn sợ bị Liêu, Hạ uy hiếp ở mạn Bắc.
Tục tư trị thông giám chép: Ti kinh lược Quảng Tây có kẻ không muốn để sứ tiến kinh. Ngày 22 tháng Giêng nhuận, ti chuyển vận tâu trằng: "Trước đây, sứ Giao chỉ đến, nhưng phải quay về, vì trong biểu có phạm húy. Nay sứ đã trở lại, và đã chữa biểu. Nhưng viên câu đương thuộc ti kinh lược, là Dương Nguyên Khanh, chưa chịu thu nhận. Sợ chúng ngờ vực là muốn ngăn chúng". Vua Tống liền bảo tụi Nguyên Khanh: "Phải nhận và gửi biểu về, sai người đưa sứ tới kinh. Còn như việc chúng đòi trả nhân khẩu và sự định biên giới, thì hãy đợi phân xử riêng".
Nhà Tống đón tiếp đoàn sứ của ta khá trọng thị và xen chút sợ hãi đề phòng. Sử nhà Tống chép khi sứ ta dẫn đàn voi đi Biện Kinh vua Tống phê rằng: "Sứ Giao tiến tới kinh. Vì chúng mới cướp ta, nên phải lo đề phòng. Khi còn ở dọc đường cũng như khi tới kinh, hễ chúng ra vào, phải cắt người giám thị. Vậy phải viết thư cho ti kinh lược Quảng Tây và cho các viên hộ tống phải mau mau báo cáo. Nếu dọc đường có xảy việc gì, ti kinh lược chưa kịp bẩm, thì cứ việc thi hành". Tháng 6, sứ bộ qua lộ kinh Hồ Bắc. Viên chuyển vận sứ ở đó không đủ phu hộ tống, xin phép bỏ tiền thuê phu cho dắt.
Một mặt đón sứ ta nhưng mặt khác vua tôi nhà Tống cũng khẩn trương chuẩn bị phòng thủ vì sợ đàm phán đổ bể thì ta lại xua quân Bắc tiến. Tục tư trị thông giám chép: "Triệu Tiết xin tăng quân đóng ở Quế châu cho được 5.000. Ti chuyển vận Quảng tây xin tăng lương thực và tiền bạc. Quế châu xin sai chúa trại Hoành sơn tới đạo Đặc ma mua ngựa, và tới châu Ung, Khâm kiểm điểm đân khê động và sai tập rèn vũ nghệ". Quả nhiên, việc đàm phán đòi đất không dễ dàng và triều đình nhà Lý phải dùng nhiều rất nhiều tâm sức, mưu kế để lấy lại từng thước đất gấm vóc.
Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét